Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Liên Sơn

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Liên Sơn

Toán

KI LÔ MÉT VUÔNG

I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích .

- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo kilômét vuông;

- Biết 1km2 = 1000 000 m2 và ngược lại.

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích.

II.Đồ dùng dạy- học:

- GV: Bản đồ Việt Nam & thế giới.

-HS: Bảng con

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc 17 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
Toán
KI LÔ MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích .
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo kilômét vuông; 
- Biết 1km2 = 1000 000 m2 và ngược lại.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bản đồ Việt Nam & thế giới.
-HS: Bảng con
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: Hình thành biểu tượng về km2
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học & mối quan hệ giữa chúng.
- GV đưa ra các ví dụ về đo diện tích lớn để giới thiệu km2 , cách đọc & viết km2 
- GV giới thiệu mối quan hệ giữa km2 ; m2; dm2; cm2
*HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: GV treo bảng phụ 
- Gọi HS đọc, viết số
Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài. Sau đó yêu cầu 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ, từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn từ hai đơn vị thành một đơn vị.
Bài tập 4: GV yêu cầu HS lựa chọn khoanh vào kết quả đúng, nhằm có biểu tượng đúng về km2; m2
- Để đo diện tích phòng học người ta dùng đơn vị đo nào?
- Em hãy so sánh 81 dm2 với 1 m2 ?
- Hãy đổi 900 dm2 ra m2
Theo em một căn phòng có diện tích là 9 m2 có thể là phòng học được không ? Vì sao?
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Luyện tập
- HS nêu
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại : 
1km2 = 1 000 000 m2
 = 100 000 000 dm2
 = 10 000 000 000 cm2
- HS nêu yêu cầu của bài, làm bài
 Đọc viết số
- HS làm bài, đọc kết quả lựa chọn.
1km2 = 1 000 000 m2
1m2 = 100 d m2
32 m2 49d m2 = 3249 d m2
Nhận xét
- HS đọc, khoanh vào kết quả đúng:
a) Diện tích phòng học: 40 m2
b) Nước Việt Nam: 330991km2
- Dùng mét vuông
- 81 dm2 < 1 m2
- 900 dm2 = 9 m2
- Không được vì nhỏ
Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I.Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện; bước đầu nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của cậu bé.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt tình làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây (trả lời được CH SGK).
- Có ý thức giúp đỡ mọi người.
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép đoạn 1.
III.Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : HD đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài 
- Cho HS đọc nối tiếp 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho HS. HD cách đọc câu khó, từ khó 
- GV viết bảng các tên riêng cho HS đọc 
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
b.Tìm hiểu bài.
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
+ Cẩu Khây lên đường trừ diệt yêu tinh cùng những ai?
+ Mỗi bạn của Cẩu Khây có những tài năng gì ?
+ Chủ đề của truyện là gì?
c.HD đọc diễn cảm.
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc bài 
- Cho HS tìm giọng đọc cho từng đoạn 
- GV HD đọc đoạn 1. 
- GV nhận xét cho điểm.
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn về đọc bài, chuẩn bị bài Chuyện cổ tích về loài người.
-1 HS đọc bài 
- HS quan sát tranh minh hoạ 
- 5 HS đọc nối tiếp 3lần 
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, từ khó,câu khó và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1-2 HS đọc cả bài. 
-1 HS đọc, lớp đọc thầm và TLCH.
- Lớp nhận xét bổ sung 
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 bạn nhỏ.
-5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn 
- HS nêu cách đọc từng đoạn
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp nhận xét. 
_____________________________________
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: bảng phụ viết đoạn văn phần nhận xét, đoạn văn BT1phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy -học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1: Giới thiệu bài 
* HĐ2 : Bài mới
- Gọi HS đọc phần nhận xét trang 6- SGK
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV chốt lời giải đúng
+ Những CN trong các câu kể Ai làm gì ? vừa tìm được trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? 
+ CN trong các câu trên do loại từ nào tạo thành? Hãy cho VD về mỗi loại từ đó?
+ Trong câu kể Ai làm gì những sự vật nào có thể làm CN?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS đặt câu và phân tích câu vừa đặt 4. 
* HĐ3: Luyện tập
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng
- Gọi HS nối tiếp đọc câu văn đã đặt. 
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS quan sát bức tranh và nêu hoạt động của mỗi người, vật trong tranh
- GV phát bảng phụ cho 2 HS
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết đoạn văn hoàn chỉnh vào vở.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bằng chì vào SGK.
Chủ ngữ
ý nghĩa
Loại từ ngữ
Một đàn ngỗng
Chỉ con vật
Cụm danh từ
Hùng
Chỉ người
Danh từ
Thắng 
Chỉ người 
Danh từ
Em 
Chỉ người
Danh từ
Đàn ngỗng
Chỉ con vật
Cụm danh từ
- Nhận xét, chữa bài
- Nối tiếp nhau TLCH.
+ Chỉ người, vật....
+ Danh từ, cụm danh từ.
+ Người, vật,....
- 2 HS đọc ghi nhớ
- Nối nhau đặt câu
- 1 HS đọc: Tìm chủ ngữ trong từng câu.
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét, chữa bài
- 1 HS đọc: Đặt câu kể Ai làm gì? 
- 3 HS lên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
- Nối nhau đọc
- 1 HS đọc: Viết đoạn văn.
- Quan sát tranh, trao đổi và TLCH
- Làm bài vào vở
- Làm bài- treo bảng phụ và đọc lại đoạn văn của mình.
- Nhận xét, sửa lỗi.
_____________________________________
Kể chuyện
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GVnói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ( BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh minh hoạ Bác đánh cá và gã hung thần
III. Các hoạt động dạy- học.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1: Giới thiệu bài: 
* HĐ2 : HD kể chuyện 
a.GV kể chuyện
 - GV kể lần 1 giọng kể phù hợp, phân biệt lời các nhân vật.
 - Yêu cầu HS giải nghĩa: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn
 - GV kể lần 2 ( treo tranh minh hoạ) vừa kể vừa chỉ tranh
 - GV kể lần 3
b.HD tìm hiểu nội dung và kể chuyện.
+ Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình trong tâm trạng nào?
+ Cầm chiếc bình trong tay, bác đánh cá nghĩ gì?
+ Bác đánh cá đã làm gì với chiếc bình?
+ Chuyện kì lạ gì xảy ra khi bác cậy chiếc bình?
+ Con quỷ đã trả ơn bác đánh cá như thế nào? vì sao nó lại làm như vậy?
+ Bác đánh cá đã làm gì để thoát nạn?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện ? 
- Tổ chức cho HS thi kể theo đoạn và toàn bộ chuyện
- Yêu cầu HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất
c. HD xây dựng lời thuyết minh
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh
HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
- Dặn CB cho tiết sau.
- Theo dõi GV kể.
- HS giải nghĩa theo ý hiểu
- Theo dõi, quan sát tranh.
- Trao đổi theo bàn, nối tiếp nhau TL
- Bác đánh cá thông minh, bình tĩnh.
- Bác đánh cá thông minh, bình tinh, mưu trí, dũng cảm
- Hoạt động nhóm bàn
- Một số nhóm trình bày
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện
- Trao đổi theo cặp đôi
- Phát biểu, bổ sung.
- Nhận xét lời thuyết minh đúng
- HS liên hệ
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: 
-Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích .Đọc được thông tin trên biểu đồ cộ
-Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
-Giáo dục tính tự giác trong học tập
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV: Biểu đồ bài 5
- HS: Bảng con
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: HD làm bài tập.
Bài tập 1: - Cột thứ nhất rèn kĩ năng chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
- Cột thứ hai rèn kĩ năng chuyển đổi từ các đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn, kết hợp với việc biểu diễn số đo diện tích có sử dụng tới 2 đơn vị khác nhau.
Bài tập 2: HS đọc kĩ đề toán rồi tự giải, sau đó yêu cầu HS trình bày lời giải, HS khác nhận xét.
-Khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta phải chú ý điều gì?
Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố sau đó so sánh.
Bài tập 5: Treo biểu đồ: Mật độ dân số của 3 thành phố 
-Mật độ dân số là gì?( Mật độ dân số chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1 km2) .
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài: Hình bình hành.
- HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả. 1 HS nêu miệng cách đổi 
13 dm2 29 cm2 = ..cm2
- HS làm bài:
a) Diện tích khu đất là:
 5 x 4= 20( km2)
b) Đổi: 8000m= 8km
Diện tích khu đất là: 
8 x 2= 16( km2)
- Các số đo phải cùng đơn vị đo.
-HS đọc số đo diện tích của các thành phố sau đó so sánh:
+ Diện tích Hà Nội nhỏ hơn diện tích Đà Nẵng.
+ TP Hồ Chí Mính có diện tích lớn nhất, Hà Nội có diện tích bé nhất.
- HS nhìn biểu đồ, nêu mật độ dân số của 3 thành phố và trả lời các câu hỏi trong bài
 a.Thành phố Hà Nội.
 b.Gấp khoảng 2 lần
____________________________________
Tập đọc
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ.
các từ gợi cảm, gợi tả.
- Hiểu nội dung bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy giành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất
- Thuộc ít nhất 3 khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, bảng phụ chép khổ thơ 4,5.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài(trực quan)
* HĐ2 : HD đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- GV đọc  ... ________________________________________________________
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết cách tính diện tích của hình bình hành . 
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải bài toán có liên quan. Rèn óc tư duy
II.Đồ dùng dạy-học: 
- GV: bảng phụ & các mảnh bìa có dạng như hình trong SGK.
- HS: chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê ke & kéo cắt.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Tổ chức trò chơi cắt ghép hình:
Mỗi HS 1 hình bình hành tự cắt thành hai phần sao cho khi ghép lại được 1 hình chữ nhật.
- Nhận xét, tuyên dương. GV nêu một số cách cắt ghép
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật? 
- So sánh diện tích của hình bình hành với diện tích hình chữ nhật?
- So sánh đáy của hình bình hành với chiều dài hình chữ nhật, chiều cao hình bình hành với chiều rộng hình chữ nhật?
- Vậy hãy nêu cách tính diện tích của hình bình hành?
 S = a x h
Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (với cùng một đơn vị đo)
*HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: Tính diện tích hình bình hành.
- HS tự làm sau đó gọi HS đọc kết quả
- Củng cố cách tính diện tích hình bình hành.
Bài tập 3: GV vẽ hình ra bảng phụ
- HS nêu yêu cầu của đề sau đó tự làm và sửa bài.
- Chữa bài, cho điểm.
- Với bài này cần chú ý điều gì?
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- Nhận xét giờ học, dặn HS nhớ công thức tính.
- HS thực hành cắt ghép
HS quan sát
- HS nêu: S = số đo chiều dài x số đo chiều rộng (a x b)
- Diện tích của hình bình hành bằng diện tích của hình chữ nhật.
- Đáy của hình bình hành bằng chiều dài hình chữ nhật, chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng hình chữ nhật.
HS: Diện tích hình bình hành bằng đáy nhân với chiều cao.
HS nhắc lại
- HS làm bài
+ Diện tích hình bình hành là:
9 x5 = 45( cm2)
+ Diện tích hình bình hành là:
13 x 4 = 52( cm2)
+ Diện tích hình bình hành là:
7 x 9 = 63( cm2)
- HS làm bài. HS chữa bài.
Đổi: 4 dm= 40 cm
+ Diện tích hình bình hành là:
40 x 34 = 136( cm2)
b) Đổi: 4m= 40 dm
+ Diện tích hình bình hành là:
40 x 13 = 520( dm2)
- Độ dài đáy và chiều cao phải cùng đơn vị đo.
________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết đặc diểm của hình bình hành. Hình thành công thức tính chu vi HBH
- Sử dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài toán có liên quan. 
-Giáo dục tính tự giác trong học tập.
II.Đồ dùng dạy -học:
- GV:Bảng phụ kẻ khung bài tập số 2, vẽ hình bài 1
- HS: Sách vở, giấy nháp.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: HD làm bài tập.
Bài 1: Treo bảng phụ vẽ hình bài tập 1
-Yêu cầu HS nhận dạng các hình. 
Bài 2: Treo bảng phụ
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
Nhận xét, củng cố
Bài 3: 
- GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b, rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành. HS áp dụng để làm bài. 
- Cách tính chu vi hình bình hành giống cách tính chu vi hình nào?
Bài 4: Cho HS đọc đề bài, tóm tắt
- GV chấm một số bài, nhận xét.
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS nêu đầu bài
- HS làm bài theo nhóm đôi.
3-4 HS lên bảng chỉ và nêu tên các cặp cạnh đối diện trong hình.
- HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
- HS làm bài ra nháp, lên bảng chữa
HS làm bài vào vở
HS chữa bài:
Chu vi hình bình hành là:
( 8 + 3) x 2= 22( cm)
Chu vi hình bình hành là:
( 10 + 5) x 2= 30( dm)
- Cách tính chu vi hình bình hành giống cách tính chu vi hình chữ nhật.
- HS đọc đề bài, làm vào vở, chữa bài:
Diện tích mảnh đất là:
40 x 25= 1000 ( dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
______________________________________
Khoa học
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bản tin thời tiết
 + Cắt điện. Tàu, thuyền không được ra khơi.
 + Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- GV: Hình vẽ trang 76, 77 SGK về cấp độ gió
- HS: Sưu tầm một số thông tin về tác hại của bão
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Tìm hiểu về một số cấp gió 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ 
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, nội dung phiếu học tập như SGV trang 140.
- GV gọi một số nhóm trình bày.
- GV chữa bài.
*HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 77 SGK để trả lời các câu hỏi trong nhóm:
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão. Liên hệ thực tế ở địa phương.
- GV gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ3 : Trò chơi ghép chữ vào hình 
 - GV phô tô hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK và ghi chú vào các tấm phiếu rời. Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò.
- Yêu cầu HS mở SGK đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc
- Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 SGK làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình.
+ Cấp 5 : gió khá mạnh; Cấp 9 : Gió dữ ( bão to ); Cấp 0 : không có gió; Cấp 7: gió to ( bão ); Cấp 2 : gió nhẹ.
- HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 77 SGK để trả lời các câu hỏi trong nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình kèm theo những hình vẽ tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông bão gây ra.
- HS chơi theo hướng dẫn.
- 1-2 HS đọc to, lớp đọc nhẩm.
_______________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Nắm vững hai cách kết bài: mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật
(BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật(BT2).
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ viết hai cách kết bài , cái nón.
III. Các hoạt động dạy- học.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Giới thiệu bài.
* HĐ2 : Bài mới
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
+ Bài văn miêu tả đồ vật nào?
+Hãy tìm và đọc kết bài của bài văn miêu tả cái nón?
+ Theo em, đó là cách kết bài theo kiểu nào? Vì sao?
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV phát bảng phụ cho 3 HS.
- Gọi HS nhận xét, sửa lỗi.
- Gọi HS dưới lớp đọc kết bài của mình
- Nhận xét cho điểm
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- VN viết hoàn chỉnh và CB cho bài sau.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Trao đổi theo cặp và TL
+ Tả cái nón.
+ Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài:
Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì như thế nón dễ bị méo vành.
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng.
- 2 HS đọc to
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV
- 3 HS treo bảng phụ và đọc bài, lớp nhận xét sửa bài cho bạn.
- Nối nhau đọc
___________________________________
Sinh hoạt 
KIỂM ĐIỂM TUẦN 19
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
 a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ: Tổ 1: xếp thứ 3; Tổ 2: xếp thứ 2; Tổ 3: xếp thứ 1
b. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Về học tập: Đa số HS có ý thức học và làm bài ở nhà.Còn một số chưa chăm học: Dương, Oanh, Tài, Quyên, Vụ. Một số chưa đủ sách kì II: Thu, Tiến, Liêm, Oanh.
Về đạo đức: Ngoan, lễ phép, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Tập chưa đều.
Về các hoạt động khác: Chăm sóc cây thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ. Tuyên dương: em Bằng, Phương, Hiếu, Trường. Phê bình: em Dương, Oanh, Tài, chưa chăm học, chưa tự giác.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Đủ sách vở học kì II.
_________________________________________________________________________
TUẦN 20
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Toán
PHÂN SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu nhận biết về phân số , biết phân số có tử số và mẫu số .
- Biết đọc, viết phân số.
- HS có hứng thú khi học toán.
II.Đồ dùng dạy -học: 
- GV: Bộ đồ dùng học toán, bảng phụ chép bài 2
- HS: Bảng con, bút màu
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: Giới thiệu phân số 
- GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5/6 hình tròn
5/6 được viết thành 5/6 .
- Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu là 6. 
- Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0.Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên. 
- Làm tương tự với các phân số 1/2; 3/4; 4/7; rồi cho HS nhận xét 
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu từng phần a), b). 
Sau đó cho HS làm bài và chữa bài. 
- Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
- HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau
Học sinh đọc : Năm phần sáu
HS nhắc lại
- HS nhắc lại
- HS viết phân số, nêu tử số và mẫu số. Đọc phân số vừa viết
- HS làm bài. HS chữa bài. 
HS dựa vào bảng trong SGK để nêu hoặc viết trên bảng các phân số tương ứng: ; ; ; 
- Mẫu số chỉ số phần được chia bằng nhau, tử số chỉ số phần được 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4buoi 1tuan 19.doc