Bài soạn môn học lớp 5 - Năm 2011 - 2012 - Tuần 26

Bài soạn môn học lớp 5 - Năm 2011 - 2012 - Tuần 26

TẬP ĐỌC

NGHĨA THẦY TRÒ

I.MỤC TIÊU:

1.Biết đọc lưu loát toàn bài , giọng nhẹ nhàng, trang trọng

2.Hiểu các từ ngữ , câu , đoạn trong bài , diễn biến của câu chuyện

3.Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học lớp 5 - Năm 2011 - 2012 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012 
Tập đọc
Nghĩa thầy trò
I.Mục tiêu:
1.Biết đọc lưu loát toàn bài , giọng nhẹ nhàng, trang trọng 
2.Hiểu các từ ngữ , câu , đoạn trong bài , diễn biến của câu chuyện 
3.Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học.
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy - học.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
 ( 3’)
 Cửa sông
B. Dạy bài mới: (35’)
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.
Đoạn 2: Tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy 
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
+ Đọc đúng : tề tựu ,môn sinh , dạ an , sáng sủa sưởi nắng 
+ Giải nghĩa : môn sinh , sập tạ 
b) Tìm hiểu bài:
ý 1: Sự tôn kính thầy giáo Chu được học trò thể hiện trong lễ mừng thọ thầy.
ý 2:Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng. 
Nội dung : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
c) Đọc diễn cảm.
3. Củng cố - Dặn dò
( 2’)
Trong khổ thơ đầu , tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển .
Theo bài thơ cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào ?
+Gv nhận xét cho điểm 
+ GV giới thiệu: Chu Văn An một người thầy nổi tiếng thông minh lỗi lạc đời Trần ( khoảng thế kỉ 13-14 ) 
-Chia đoạn:
+ GV ghi lên bảng những từ ngữ khó đọc trong bài cho HS đọc.
+GV giúp HS giải nghĩa một số từ ngữ khác mà các em chưa hiểu
+ GV đọc mẫu 
*Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
( Các môn sinh đến nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quí, kính mến tôn trọng thầy- người đã dạy dỗ dìu dắt mình trưởng thành )
+Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.?
( Từ sáng sớm, ngày mừng thọ cụ giáo Chu, các môn sinh đã tề tựu đông đủ trước sân nhà thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý..)
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào?Tìm những chi tiết biểu hiện điều đó?
( - Mời học trò theo cụ “ tới thăm một người “ mà cụ “ mang ơn rất nặng ‘.
 -Chắp tay cung kính vái ông thầy .-Cung kính thưa với thầy giáo ..thầy”) 
 + Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?(Uống nước nhớ nguồn;Tôn sư trọng đạo;Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
+ Em hiểu tiên học lễ hậu học văn là gì ?( trước hết phải học lễphép ; sau mới học chữ , học văn hoá )
+ Thế nào là “Tôn sư trọng đạo ” ? ( tôn kính thầy giáo , trọng đạo học ) 
+ Em biết thêm những thành ngữ hoặc câu tục ngữ, câu ca dao hay câu khẩu hiệu nào có nội dung tương tự?
GV chốt: 
+ Đoạn 2 ý nói gì ?.
-> Nội dung bài là gì ?
c) Đọc diễn cảm.
- GV yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
- GV nhận xét, biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và chuẩn bị trước bài.Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
+ 2; 3 HS đọc thuộc lòng 2, 3 khổ thơ hoặc cả bài thơ Cửa sông và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Lắng nghe-Ghi vở
+ 1 HS đọc cả bài.
+ Từng tốp học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
( lần 1 )
+ Từng tốp học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài ( lần 2 )
+HS đọc chú giải. + Hs luyện đọc theo cặp 
* HS đọc đoạn 1 và trả lời câu 1.
-HS đặt câu hỏi phụ..
- HS nêu ý đoạn 1.
* HS đọc đoạn còn lại
- GV nêu câu hỏi –HS trả lời
- HS nêu 
- HSTL
-
HS nêu ý 2.
* 1 HS đọc lại cả bài.
-*HS nêu nội dung của bài.
- GV ghi nội dung lên bảng.
+2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài.
Lắng nghe
Chính tả(Nghe viết )
Lịch sử ngày quốc tế lao động
I .mục tiêu
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao động.
 2. Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các BT
II.Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Bút dạ và 2 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2
III.Hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
I.Kiểm tra bài cũ : ( 3’)
II.Bài mới:( 35’) 1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe -viết.
*Tìm hiểu nội dung
*Luyện viết từ khó viết:
Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Yóoc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ -sơ
Quy tắc: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài:viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cái tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
-Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài giống như tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được
phiên âm theo Hán Việt
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: Tìm các tên riêng trong bài sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
 Tác giả bài Quốc tế ca
III.Củng cố,dặn dò: ( 2’)
Viết những tên riêng sau: Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, ...
Giáo viên nhận xét-Ghi điểm .
* GV GT- ghi đầu bài
* GV đọc toàn bài một lựơt.
+ Đọc bài viết : Lịch sử ngày Quốc tế Lao động.
H: Bài chính tả nói điều gì ?(Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5)
+ Chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng viết hoa :, GV đọc những tên riêng cho HS viết
+ Nhắc lại quy tắc viết hoa tên riêng địa lí và tên người nước ngoài.
- GV treo bảng phụ
+ GV giải thích : Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ sự vật ( không thuộc nhóm tên riêng chỉ người hay địa lí ). Đối với loại tên riêng này , ta viết hoa chữ cái đầu tiên của từ ngữ biểu thị thuộc tính của sự vật đó.
+ Thực hành viết bài
GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li , chú ý ngồi viết đúng tư thế.
+ Đọc toàn bài chính tả.
* GV đọc toàn bài cho HS viết.
GV đọc cho hS soát bài
- GV chấm chữa 7 đến 10 bài.
+ Chấm chữa.
-NX bài viết của HS
*Gọi đọc-YC tự làm-YC đọc chữa-NX
Đáp án: 
Tên riêng
Quy tắc
Ơ-gienPô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi 
bộ phận của tên. Giữa các tiếng 
trong một bộ phận của tên được 
ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Pháp
- Viết hoa chữ cái đầu vì 
đây là tên riêng nước ngoài
 nhưng đọc theo âm Việt Nam
* GV mở rộng
Công xã Pa-ri
Tên một cuộc cách mạng. 
Viết hoa chữ cái đầu tạo 
thành tên riêng đó.
Quốc tế ca
- Tên một tác phẩm. Viết hoa
chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài; nhớ nội dung bài, về nhà kể lại cho người thân.
-1 HS viết trên bảng-Lớp viết nháp
-HS vừa nghe vừa đọc thầm bài theo SGK.
- HS đọc thầm lại bài , chú ý cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và những từ ngữ mình hay viết sai.
- HS gấp SGK viết-2HS viết lên bảng, cả lớp viết vào nháp.
* 2 HS nhắc lại quy tắc viết hoa 
.1 HS nhắc lại.
-HS viết
HS soát lại. bài
- Trong khi đó cho HS đổi chéo vở để tự kiểm tra cho bạn.
* 1HS đọc thành tiếng nội dung BT2
1HS đọc phần chú giải trong SGK.
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại ý kiến đúng
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ : Truyền thống
I.Mụctiêu.
-Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc..từ đó , biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu .
II.Đồ dùng dạy học.
-Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt , Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học,.
-Bảng phụ để HS làm bài tập 2,3.
III.Các hoạt động dạy – học.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
 ( 3’
B. Bài mới: ( 35’)
HĐ1-Giới thiệu bài:
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:( SGK)
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống 
Đáp án C: .Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác .
Bài 2 : ( Sgk)
 Dựa vào nghĩa của từ truyền , xếp các từ trong ngoặc thành ba nhóm :
Bài 3: ( Sgk) 
 Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc 
C. Củng cố, dặn dò
 ( 2’)
-Gọi HS lấy VD về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-NX-ghi điểm 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học: Tiếp tục mở rộng vốn từ về Truyền thống dân tộc. Biết đặt câu, viết đoạn nói về việc bảo vệ và phát huy bản sắc của truyền thống dân tộc.
 Bài tập 1: 
GV nhắc HS đọc thật kĩ để tìm đúng nghĩa của từ truyền thống
GV cần giải thích : 
+ Phong tục và tập quán của tổ tiên chỉ mới nêu được nét nghĩa “ thói quen và tập tục của tổ tiên nói chung “ mà chưa nêu được tính bền vững, tính thừa kế của ” lối sống và nếp nghĩ “. Do đó chỉ có thể xem đấy là nghĩa của từ “ tục lệ “ chứ không phải nghĩa của từ truyền thống.
+ Cách sống và nếp nghĩ của nhiều ngừời cũng không phải là nghĩa của từ truyền thống vì nó không nêu lên được nét nghĩa” đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác “
 + truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa là “ trao lại, để lại cho người sau, đời sau “, VD : truyền thụ, truyền ngôi; tiếng thống có nghĩa “ nối tiếp nhau không dứt” , VD : hệ thống, huyết thống.
Bài 2: Gọi HS đọc YC BT
- GV phát bảng và bút dạ cho các nhóm làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh chốt lại lời giải đúng.
-Em hiểu nghĩa từng từ ở BT 2 ntn? 
YC HS đặt câu với 1 số từ
Truyền nghĩa là trao lại cho người khác
Truyền là lan rộng / làm lan rộng cho nhiều người biết
Truyền là nhập vào / đưa vào cơ thể
truyền nghề
truyền ngôi
truyền thống
truyền bá
truyền hình
truyền tin
truyền tụng
truyền máu
truyền nhiễm
Bài 3*Lời giải: VD
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản
+ Những từ ngữ chỉ vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: , nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản, di tích, di vật
Gv giải thích :
Vua Hùng : tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam 
Vườn cà bên sông Hồng : nơi sinh Thánh Gióng – người có công giúp vua Hùng đánh thắng giặc Ân 
-Nêu những TN thuộc chủ đề truyền thống dân tộc vừa học?
- GV nhận xét tiết học, ... ủa Ai Cập.
- 1,2 HS lên chỉ lại trên bản đồ .
- Dựa vào hình 5 và vốn hiểu biết ,thảo luận nhóm đôi , trả lời các câu hỏi.
Khoa học cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Chỉ ra được những bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.
II- Đồ dùng:
1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 104, 105.
2. Một số bông hoa thật tiêu biểu cho các loài hoa đơn tính và lưỡng tính; tranh ảnh về một số loài hoa khác.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
hoạt động dạy 
Hình thức tổ chức
A- Bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát
* Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
* Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính
C- Củng cố:
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Mỗi bông hoa thường có các bộ phận nào ngoài cánh hoa?
→ Nhị và nhụy là 2 bộ phận giúp chúng ta có thể phân biệt được hoa đực và hoa cái.
3. Trình bày:
- Yêu cầu các cặp lên bảng chỉ hình và nêu tên bộ phận đã xác định.
 + Hoa dâm bụt: phần hạt chồi lên đậm màu là nhụy; phần hạt phấn còn lại là nhị.
 + Hoa sen: phần chấm trên gương sen là nhụy; phần tua rua bên ngoài là nhị.
 Nhị còn gọi là nhị đực; nhụy còn gọi là nhị cái. Khi bông hoa chỉ có nhị hoặc nhụy thì người ta sẽ gọi tên tương ứng là hoa đực hay hoa cái.
- GV hỏi: Vậy, hai bông hoa mướp trong SGK đâu là hoa cái, đâu là hoa đực?
 + Đáp án: a – hoa đực; b – hoa cái.
4. Kết luận:
- Hoa có hoa đực, có hoa cái. Điều đó được phân biệt dựa vào nhị và nhụy.
* Chuyển ý: Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về điều này qua hoạt động tiếp theo: Thực hành với vật thật.
* Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
1. Nêu nhiệm vụ:
- GV phát phiếu và phát thêm hoa thật để HS làm việc.
- Trong khi HS thảo luận, GV quan sát và hỗ trợ nếu cần.
- Nếu không có vật thật thì GV yêu cầu HS nhớ lại những loài hoa đã biết để ghi tên vào bảng phân loại mình có.
- ở nhiệm vụ thứ nhất, yêu cầu HS chỉ ra các bộ phận: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa (tràng hoa), nhị, nhụy.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV giới thiệu:
 + Hoa chỉ có nhị được gọi là hoa đực.
 + Hoa chỉ có nhụy được gọi là hoa cái.
 + Trên cùng một bông hoa mà có cả nhị lẫn nhụy thì gọi là hoa lưỡng tính. (lưỡng là 2).
 + Căn cứ vào hoa người ta phân biệt thực vật có hoa thành 2 kiểu sinh sản. Theo em đó là kiểu gì?
 + Loài cây nào có hoa đực riêng, hoa cái riêng thì có kiểu sinh sản đơn tính. Loài cây nào lưỡng tính thì sinh sản lưỡng tính.
- GV nêu và ghi bài: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy.
 + Có 2 kiểu sinh sản tuỳ theo kiểu hoa của cây: sinh sản đơn tính (ở cây có hoa đơn tính); sinh sản lưỡng tính (ở câu có hoa lưỡng tính).
* Chuyển ý: 
*- GV vẽ nhanh sơ đồ lên bảng cùng với phần chú thích. 
- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần.
 + Nhị hoa gồm những bộ phận nào?
 + Cơ quan sinh dục cái của hoa gồm những bộ phận nào?
 *Nhận xét dặn dò .
GV giới thiệu, ghi tên bài.
Hs thảo luận nhóm 2 trong 1 phút, đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, gv kết luận.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét.
Gv kết luận , hs lắng nghe.
Gv chia lớp làm hai nhóm , hs thảo luận,ghi phiếu.
Môn : Khoa
Bài : sự sinh sản của thực vật có hoa
I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.
II- Đồ dùng:
1. Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 106, 107.
2. Một số bông hoa thật tiêu biểu cho các loài hoa thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ côn trùng.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin.
* Hoạt động 2: Trò chơi " Lắp ghép"
* Hoạt động 3:
C- Củng cố:
 + Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là gì?
 + Dựa vào cơ quan sinh sản của hoa người ta chia hoa thành mấy dạng? 
- Nêu yêu cầu giờ học
Câu 1: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
Câu 2: Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
Câu 3: Hợp tử phát triển thành gì?
Câu 4: Bầu nhụy phát triển thành gì?
3. Kết luận:
sự thụ phấn bắt đầu cho quá trình sinh sản của thực vật có hoa chính là quá trình đầu nhụy nhận được hạt phấn của nhị. Tiếp theo đó, tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn – sự thụ tinh diễn ra. Hợp tử được tạo ra ngay khi sự thụ tinh xuất hiện. Hoa tàn, bầu nhụy phát triển thành quả.
cho điều kì diệu ấy.
* Chuyển ý: Trước khi tìm hiểu về sự thụ phấn, chúng ta hãy cùng tham gia một trò chơi nhỏ mang tên "Lắp ghép".
- GV phát bảng nhóm, bộ thẻ gài và phát lệnh chơi.
Đáp án: (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới):
Đầu nhụy
Hạt phấn
Bao phấn
Vòi nhụy
ống phấn
Noãn
Bầu nhụy
- Sau thời gian quy định, GV mời HS lên bảng để tính điểm. Khen ngợi những nhóm có kết quả đúng và trao phần thưởng cho nhóm có số điểm cao thứ nhất và thứ hai.
- GV yêu cầu HS trình bày lại tên các bộ phận của hoa trên sơ đồ. Sau đó, căn cứ vào hình vẽ trình bày lại quá trình thụ phấn và thụ tinh.
. Chuyển ý:
- Làm thế nào để sự thụ phấn xảy ra được? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động thứ ba.
*-Cho Hs làm bài sau .
- GV đưa đáp án mẫu sau khi HS đã trình bày xong. Ví dụ:
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt,... hấp dẫn được côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc gần như là không có.
Tên cây
Dong riềng; hoa phượng; hoa cau; hoa hồng. Bầu, bí , mướp...
Các loài cây như lúa, ngô, cỏ...
 GV kết luận và ghi bảng: Hoa thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng bao giờ cũng đẹp, thơm, có mật ngọt hơn hoa thụ phấn nhờ gió.
*Tại sao có những loài hoa rất đẹp, rất thơm và có những loài hoa thì lại rất bình thường?
Gọi 2hs nêu,nhận xét, đánh giá.
Hs thảo luận nhóm 2 trong 1 phút, đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, gv kết luận.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét.
Gv kết luận , hs lắng nghe.
Gv nêu yêu cầu trò chơi.
Gv chia lớp thành các nhóm bốn, hs thảo luận và ghi vào phiếu.
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,bổ sung.
dò.
Lịch sử
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không ”
 I - Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết :
 - Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy baytối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
 - Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”
 II - Đồ dùng:
 - Bản đồ hành chính Hà Nội, tài liệu tham khảo và tranh ảnh tư liệu. 
III – Hoạt động dạy học chủ yếu :
Nôị dung
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A - Bài cũ:
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Tìm hiều bài: 
1- Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 bắn phá Hà Nội: 
2- Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến:
3- ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại:
C – Củng cố- Dặn dò
- Mùa xuân Mậu Thân năm 1968 diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào ?
-- Nêu kết quả của Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968?
- Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? ( Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ,ta tiếp tục giành được nhiều tắng lợi trên chiến trường miền Nam . Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa –ri vào tháng 10 -1972 để chấm dứt chiến tranh lập alị hoà bình ở Việt Nam ) 
- Nêu những điều em biết về máy bay B52? (máy bay ném bom hiện đại nhất bấy giờ, bay cao 16km pháo cao xạ không bắn được, nó mang được 100-200quả bom (gấp 40 lần các máy bay khác) nên gọi là pháo đài bay)
- Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52?
(đánh vào cơ quan đầu não của ta hòng buộc ta phải chấp nhận kí hiệt định Pa-ri có lợi cho chúng)
- Nêu thời gian và âm mưu của Mĩ dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội?
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc , âm mưu khuất phục nhân dân ta.
*Câu hỏi thảo luận nhóm:
Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?(khoảng 20giờ ngày 18/12/1972 -> 30/12/1972)
Nêu lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ? 
Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội ? (SGK trang 51)
Nêu kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân ta ? ( . Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không”)
Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”
*- Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của ND miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?
(Vì chiến thắng này đem lại kết quả to lớn cho ta, Mĩ thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 .Chiến thắng này buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại ở VN và kí hiệt định Pa-ri chấm dứt chiến tranh tại VN)
Qua bài này ta cần ghi nhớ điều gì ?. 
NX dặn dò 
* PP kiểm tra , đánh giá 
2 Hs trả lời. 
.
, hs trả lời, 
HS nêu nhận xét, 
HSTL
Học sinh quan sát tranh ảnh minh hoạ.
HS thảo luận nhóm và trả lời 
HS đọc SGK và nêu ý nghĩa 
HS nêu ghi nhớ 
Hoạt động tập thể
Tổng kết (tuần 26)
I Mục đích 
 HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần 26
 Từ đó HS biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm .
 Giáo dục ý thức sinh hoạt tốt
II Hoạt động dạy học 
1 ổn định nề nếp: Cho cả lớp hát 1 bài 
2 Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt 
 Từng tổ lên báo cáoc tổng kết tổ mình 
 Cá nhân phát biểu ý kiến
 Lớp trưởng tổng kết xếp loại thi đua giữa các tổ 
3 Giáo viên nhận xét chung , 
 Nhắc nhở HS còn mắc khuyết điểm
 Khen HS ngoan có ý thức tốt 
4 Phương hướng tuần sau
 -Duy trì nề nếp học tập 
 -Tham gia các hoạt động của trường lớp 
 -Chăm sóc công trình măng non của lớp 
 -Phấn đấu đạt nhiều điểm 9 ,10 ở các môn học 
5 Hoạt động văn nghệ
Hướng dẫn học
Hoàn thành bài buổi sáng
Cho HS làm các bài buổi sáng 
Làm toán phần còn lại 
Giúp đỡ HS yếu 
GV kiểm tra đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc