Bài soạn môn Tập đọc lớp 4 – HK2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Bài soạn môn Tập đọc lớp 4 – HK2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Tuần 19 Tiết 37

BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Thán phục sức khỏe, tài năng của bốn anh em Cẩu Khây.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài đọc - bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 75 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1148Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Tập đọc lớp 4 – HK2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 37
BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Thán phục sức khỏe, tài năng của bốn anh em Cẩu Khây.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh minh họa bài đọc - bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp :
2. Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 GVgiới thiệu tên gọi 5 chủ điểm.
Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Người ta là hoa đất – giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài. 
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- Lắng nghe.
- Xem tranh.
HĐ2.Luyện đọc 
-1 HS đọc toàn bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét giọng đọc của bạn. 
-HS nhận xét.
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng kể khá nhanh, nhấn giọng từ ngữ ca ngợi, tài năng ,sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
-Hướng dẫn HS xem tranh minh họa.
- GV ghi bảng các tên riêng này.
-HS: nhận ra từng nhân vật trong truyện: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- GV lắng nghe , gợi ý sửa khi HS phát âm sai, cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc. Chú ý nghỉ hơi đúng trong câu:
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọ cđể đắp đập dẫn nước vào ruông.
Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
-5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài lần 1. 
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọ cđể đắp đập dẫn nước vào ruông.
Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé đang lấy 
vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
- GV kết hợp yêu cầu HS nêu nghĩa của từ trong SGK.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 2.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài lần 3. 
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài lần 3. 
-Yêu cầu HS đọc nhóm đôi.
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ3. Tìm hiểu bài 
*HS đọc thầm 6 dòng đầu truyện.
-Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào? 
-Về sức khỏe: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúchết chín chỏ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tin thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn- quyết trừ diệt cái ác.
-Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
-Yêu tinh xuất hiện, bắt người và xúc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống xót.
*HS đọc đoạn còn lại.
-Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh cùng những ai?
- Cùng ba người bạn:Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
- Truyện ca ngợi điều gì?
Truyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
HĐ4. Luyện đọc diễn cảm. 
- 5HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn văn.
- GV hướng dẫn: đoạn 2 cần đọc với giọng nhanh, căng thẳng hơn thể hiện sự căm giận của yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác của Cẩu Khây.
-GV hướng dẫn và đọc mẫu đoạn: “ Ngày xưa , ở bản kia.diệt trừ yêu tinh.”
- Nhận xét tuyên dương HS.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn GV vừa hướng dẫn.
- HS đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
3.Củng cố, dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
GV liên hệ giáo dục HS.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
=========ùù========
Tuần 19 Tiết 38
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
- Trân trọng những gì người lớn dành cho trẻ em.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1. Ổn định lớp : 
22. Kiểm tra bài cũ : 
 HS1: đọc đọan 1 trả lời câu 1 SGK.
 HS2: đọc đọan còn lại trả lời câu 3 SGK.
 HS3: đọc cả bài và nêu nội dung bài.
 3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu và biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ. Bài chuyện cổ tích về loài người 
HĐ2.Luyện đọc 
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
-1HS đọc toàn bài. 
-Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách đọc của bạn.
-Giọng kể chậm rãi, dịu dàng. Nhấn giọng từ: trước nhất, toàn là, sáng lắm, tình yêu, lời ru, biết ngoan, biết nghĩ, thật to.
- GV theo dõi sửa lỗi về phát âm, cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc, đồng thời giúp HS hiểu các từ chú thích ở SGK .
- Nhắc HS ngắt nhịp đúng:
 Nhưng còn cần cho trẻ
 Tình yêu và lời ru
 Cho nên mẹ sinh ra
 Để bế bồng chăm sóc
 Thầy viết chữ thật to
 “ Chuyện loài người”/ trước nhất.
-HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ ( 3 lượt). 
- Nhắc HS ngắt nhịp đúng:
 Nhưng còn cần cho trẻ
 Tình yêu và lời ru
 Cho nên mẹ sinh ra
 Để bế bồng chăm sóc
 Thầy viết chữ thật to
 “ Chuyện loài người”/ trước nhất.
- Tổ chức HS đọc nhóm đôi.
-HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-2 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ3. Tìm hiểu bài 
*HS đọc thầm khổ 1.
-trong “ Câu chuyện cổ tích” này ai là người được sinh ra đầu tiên?
-Trẻ em là người được sinh ra đầu tiên.
*HS đọc thầm các khổ còn lại.
-Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay mặt trời?
- để trẻ nhình cho rõ.
- Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay người mẹ?
-Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, cần bế bồng ,chăm sóc.
-Bố giúp trẻ những gì?
-Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
-Thầy giáo giúp trẻ những gì?
-Dạy trẻ học hành.
* HS đọc thầm cả bài.
-Ý nghĩa của bài thơ là gì?
-Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
HĐ4. Luyện đọc diễn cảm. 
-HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
-Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ.
-GV hướng dẫn và đọc mẫu khổ 4, 5.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn GV vừa hướng dẫn.
- HS đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
*HS nhẩm HTL bài thơ.
-HS thi HTL từng khổ và cả bài.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học đánh giá những HS thực hiện tốt trong tiết học .
- Về nhà xem lại bài đã học .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Chuẩn bị:Bốn anh tài( tt)
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
=========ùù========
Tuần 20 Tiết 39
BỐN ANH TÀI (TT)
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
	- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- Cảm phục tài năng của bốn anh em Cẩu Khây, đoàn kết với bạn bè.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài đọc - Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 + 03HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Chuyện cổ tích về loài người” và trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK.
3. Bài mới:
 HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu và biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây qua bài : Bốn anh tài (TT) .
- Giới thiệu bằng tranh minh họa ở SGK.
 HĐ2.Luyện đọc 
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
-Quan sát tranh.
+ Gọi HS đọc toàn bài. 
-1 HS đọc toàn bài. 
-Yêu cầu HS nhận xét và tìm đúng giọng đọc bài văn.
*Phân đoạn:
1. Từ đầubắt yêu tinh đấy.
2. Còn lại.
-Đoạn đầu giọng thể hiện sự hồi hộp; gấp gáp dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu chống yêu tinh. Chậm rãi, khoan thai ở lời kết.
*Phân đoạn:
1. Từ đầubắt yêu tinh đấy.
2. Còn lại.
- GV theo dõi sửa lỗi về phát âm, cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc, đồng thời giúp HS hiểu các từ chú thích ở SGK .
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài( 3 lượt). 
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-GV kiểm tra 2 HS. 
-2HS đọc nối tiếp bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ3. Tìm hiểu bài 
*HS đọc đoạn 1.
-Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- Chỉ gặp một bà cụ còn sống sót, bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
*HS đọc thầm đoạn 2.
- Gv chia lớp thành 4nhóm, yêu cầu các
-Đại diện nhóm thuật lại cuộc chiến
nhóm trao đổi thuật lại cuộc chiến của bốn anh em chống yêu tinh và cho biết vì sao anh em Cẩu Khây chống được yêu tinh.
của bốn anh em chống yêu tinh.
- Vì sao anh em Cẩu Khây chống được yêu tinh?
-Vì có sức khỏe và tài năng phi thường.
-Ý nghĩa câu chuyện là gì?
-Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
HĐ4. Luyện đọc diễn cảm. 
-2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn.
-GV hướng dẫn HS tìn đúng giọng đọc bài văn.
-GV bổ sung.
-Nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, thè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên, nổi ầm ầm, tối sầm, như mưa, be bờ, tát nước ầm ầm, khoét máng, quy hàng
-GV hướng dẫn và đọc mẫuđoạn : “Cẩu Khây hé cửađất trời tối sầm lại.”
- Tổ chức HS thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương HS.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn GV vừa hướng dẫn.
- HS đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
4 .Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học đánh giá những HS thực hiện tốt trong tiết học .
- Về nhà xem lại bài đã học . 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Về nhà tập thuật lại câu chuyện.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài tiết sau 
=========ùù========
Tuần 20 Tiết 40
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC TIÊU:
 	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào , ca ngợi.
- Hiểu nội dung : Bộ suy tập trống đồng Đồng Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự h ... ười tăng lên đến 100 km một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người sảng khoái.
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?
- Để rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
- Em rút ra được điều gì cho bài này ?
-HS chọn ý đúng nhất.
- Qua bài báo muốn nói với em điều gì ?
- Tiếng cười làm cho con người khác với ĐV. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.
HĐ4.Luyện đọc diễn cảm.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài báo và thể hiện giọng biểu cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- GV đọc mẫu một đoạn 2.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn GV vừa hướng dẫn.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
C.Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Ăn “ mầm đá”
Tiết: 68
Aên “ mầm đá”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc	 diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh.Đọc phân biệt lời các nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Tranh minh họa bài đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 A.KTBC:
	2 HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
 B.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Luyện đọc 
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS nêu nhận xét chung về cách đọc bài văn.
- HS phân đoạn.
1. 3 dòng đầu.
2. Tiếp theo “ngoài đề hai chữ “ đại phong”
3. Tiếp theo . “ khó tiêu”
4. Còn lại.
- GV theo dõi sửa lỗi về phát âm, cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc , đồng thời giúp HS hiểu các từ chú thích ở SGK, kết hợp hướng dẫn HS xem tranh SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài ( 3 lượt ).
- GV kiểm tra 1 nhóm HS bất kì.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 1 nhóm HS đọc bài 
- 1 HS đọc cả bài. 
 HĐ3.Tìm hiểu bài
* Đọc thầm đoạn 2.
- Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “ mầm đá”?
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “ mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
* Đọc phần còn lại
- Trang Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào ?
- Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình chuẩn bị lọ tương để bên ngoài hai chữ “ đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.
- Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao ?
- Chúa không được ăn, vì thật ra không hề có món đó.
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thất ngon miệng ?
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
- Câu chuyện cho ta biết điều gì ?
- Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
- HS phát biểu.
- Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh.
HĐ4.Luyện đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc theo cách phân vai.
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc từng nhân vật và thể hiện giọng biểu cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- GV đọc mẫu một đoạn “ thấy chiếc lọ đề hai chữ “ đại phong..đâu ạ”
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn GV vừa hướng dẫn.
- HS đọc theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
C.Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập CHKII.
Tiết 69
ÔN TẬP cuối HỌC KÌ II
I MỤC TIÊU:
 	- Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ đầu HKII của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài TĐ thuộc chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 15 tuần đã học.
	1 số tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Kiểm tra TĐ và HTL 
 Kiểm tra 1/6 số HS trong lớp
- GV lần lượt gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Bốc thăm – Đọc bài theo chỉ định trong phiếu
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HĐ3.Bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV: chỉ ghi lại những điều cần ghi nhớcủa các bài TĐ thuộc 1 trong 2 chủ điểm trên.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu theo mẫu.
- Thảo luận hoàn thành BT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên phiếu khổ to.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
Tiết 
ÔN TẬP cuối HỌC KÌ II
( Tiết 2 )
I MỤC TIÊU:
 	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ đầu HKII của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	- Hệ thống hóa, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
	1 số tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Kiểm tra TĐ và HTL 
 Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp
- GV lần lượt gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Bốc thăm – Đọc bài theo chỉ định trong phiếu
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HĐ3.Bài tập
Bài 2
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV: ghi lại những từ đã học trong các tiết MRVT 1 trong 2 chủ điểm trên.
- GV chia lớp thành hai dãy: Dãy 1 thống kê từ ngữ đã học trong hai tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới( tuần 29, 30). Dãy 2 Thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống ( tuần 33, 34 ).
- Thảo luận làm bài trên phiếu khổ to.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
- HS làm mẫu.
- Cả lớp làm vào VBT.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
Tiết 
ÔN TẬP cuối HỌC KÌ II
( Tiết 3 )
I MỤC TIÊU:
 	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ đầu HKII của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	- Ôn luyện viết đoạn văn tả cây cối ( cây xương rồng)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
	Cây xương rồng.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Kiểm tra TĐ và HTL 
 Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp
- GV lần lượt gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Bốc thăm – Đọc bài theo chỉ định trong phiếu
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HĐ3.Viết đoạn văn tả cây xương rồng
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát cây xương rồng.
- GV: Dựa theo những chi tiết mẫu trong SGK, viết đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng. Chú ý tả những điểm nổi bật của cây, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- HS viết vào vở.
- Vài HS đọc đoạn văn.
- GV cùng lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
Tiết 
ÔN TẬP cuối HỌC KÌ II
( Tiết 4 )
I MỤC TIÊU:
 	- Ôn luyện về các kiểu câu( câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến)
	- Ôn luyện về trạng ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh minh họa bài đọc SGK.	
	Phiếu khổ to.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Bài tập 
Bài 1, 2
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1, 2
- Yêu cầu cả lớp đọc lướt, nêu nội dung truyện.
- ND: Sự hối hận của một học sinh vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành BT 2.
- Thảo luận làm bài vào phiếu khổ to.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài.
- yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- trao đổi cùng bạn kế bên.
- HS phát biểu.
- GV cùng lớp nhận xét.
Lời giải đúng: 
Trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.
Chuyện xảy ra đã lâu.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm vào trong mồm
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
Tiết 
ÔN TẬP cuối HỌC KÌ II
( Tiết 5 )
I MỤC TIÊU:
 	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ đầu HKII của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	- Nghe cô đọc viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
	Cây xương rồng.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Kiểm tra TĐ và HTL 
 Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp
- GV lần lượt gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Bốc thăm – Đọc bài theo chỉ định trong phiếu
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HĐ3.Nghe – viết bài Nói với em
- GV đọc bài thơ.
- Nêu nội dung bài thơ.
- Đọc thầm bài thơ.
- Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ.
- GV nhắc HS lưu ý từ dễ viết sai( lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya,)
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- Viết vào vở.
- GV đọc cả bài.
- GV chấm điểm vài HS.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Thống kê lỗi.
- HS soát lại.
- Nộp tập.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
Tiết 
ÔN TẬP cuối HỌC KÌ II
( Tiết 6 )
I MỤC TIÊU:
 	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ đầu HKII của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	- Ôn luyện viết đoạn văn tả hoạt động con vật ( chim bồ câu )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
	Tranh ảnh chim bồ câu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ2.Kiểm tra TĐ và HTL 
 Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp
- GV lần lượt gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Bốc thăm – Đọc bài theo chỉ định trong phiếu
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HĐ3.Viết đoạn văn tả hoạt động chim bồ câu
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát tranh ảnh chim bồ câu.
- GV: Dựa theo những chi tiết mẫu trong SGK, viết đoạn văn khác miêu tả hoạt động chim bồ câu . Chú ý tả những điểm nổi bật, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- HS viết vào vở.
- Vài HS đọc đoạn văn.
- GV cùng lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTapdoc CKTKN HKII sua den tuan 28.doc