Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 20

Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 20

TẬP ĐỌC: BỐN ANH TÀI (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương: vắng to, thò đầu, lè lưỡi, tối sầm, be, bờ, khoét máng, quy hàng,

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

 2. Đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác, núng thế,

 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 KỸ NĂNG SỐNG:

 KN: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

 - Hợp tác - Đảm nhận trách nhiệm

 Kỹ thuật dạy học: - Trình bày ý kiến cá nhân

 - Trải nghiệm - Đóng vai

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 485Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ Hai, ngày 29 tháng 01 năm 2012
HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN	
TẬP ĐỌC: BỐN ANH TÀI (tt)
MỤC TIÊU: 
Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương: vắng to, thò đầu, lè lưỡi, tối sầm, be, bờ, khoét máng, quy hàng,
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
 2. Đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác, núng thế,
 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KỸ NĂNG SỐNG:
KN: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
 - Hợp tác - Đảm nhận trách nhiệm
Kỹ thuật dạy học: - Trình bày ý kiến cá nhân
 - Trải nghiệm - Đóng vai
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:	
b. H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài 
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh ?
- Gọi HS đọc phần chú giải.
 - Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: 
(Xem SGV)
 * Tìm hiểu bài:	
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời.
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai va được giúp đỡ như thế nào? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2 trao đổi TLCH:
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì?
- Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- 2 HS đọc từng đoạn của bài, cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Cẩu Khây mở ... đất trời tối sầm lại 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:
? Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát 
- Tranh vẽ miêu tả về cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- 2 HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Bốn anh em ... yêu tinh đấy.
+ Đoạn 2: Cẩu Khây ... lại đông vui.
- 1 HS đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm TLCH:
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp có một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
+ Có phép thuật phun nước làm nước ngập cả cánh đồng làng mạc.
+ Đoạn 1 nói về anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ và phép thuật của yêu tinh.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm. TLCH:
HS thuật lại: Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm. Bốn anh em đã chờ sẵn. ...... Yêu tinh núng thế phải quy hàng. 
+ Nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, sự hiệp sức chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu qui phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
- Một HS đọc, lớp đọc thầm 
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp thực hiện.
TOÁN : PHÂN SỐ 
MỤC TIÊU: 
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.
- GD HS tình cẩn thận trong học toán.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu phân số :
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật và chia ra các phần bằng nhau như hình vẽ trong SGK.
+ Nêu câu hỏi: 
+ Hình chữ nhật được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu?
+ GV nêu: Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần. Ta nói tô màu năm phần sáu hình chữ nhật 
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều này.
+ Năm phần sáu viết thành ( viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
+ GV chỉ vào yêu cầu HS đọc.
+ Ta gọi là phân số . 
+ Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
+ GV nêu : 
- Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0 (mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
+ Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.
+ HS vẽ các hình tương tự như SGK và nêu tên các phân số.
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số ở mỗi phân số trên?
b/ Thực hành : 
* Bài 1 
- HS nêu đề bài xác định nội dung 
- Lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
 * Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu đề bài, lớp làm vào vở. 
 - 1 HS lên bảng làm bài 
 - Gọi em khác nhận xét bài bạn
 * Bài 3 . (Dành cho HS giỏi)
 + Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- GV nêu yêu cầu viết các phân số như sách giáo khoa 
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS đọc tên các phân số vừa viết
Bài 4: (Dành cho HS giỏi)
 + Yeu cầu học sinh nêu đề bài.
+ Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi.
+ HS A đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì HS A chỉ định HS B đọc tiếp, cứ như thế đọc cho hết các phân số.
+ Nếu HS nào đọc sai thì GV sửa.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hãy nêu cách đọc và cách viết các phân số?
- Phân số có những phần nào? Cho ví dụ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học và làm bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
+ 2 HS nêu.
- Vẽ hình chữ nhật vào vở như gợi ý.
+ Thành 6 phần bằng nhau.
+ Có 5 phần được tô màu.
+ HS lắng nghe, quan sát.
+ Tiếp nối nhau đọc: Năm phần sáu .
+ 2 HS nhắc lại.
+ 2 HS nhắc lại.
- Viết các phân số tương ứng sau đó đọc phân số và nêu tử số và mẫu số.
 ; ; 
Cho HS nêu về tử số, mẫu số của các phân số.
+ Các tử số và mẫu số ở mỗi phân số đều là những số tự nhiên khác 0.
- HS đọc đề bai và xác định yêu cầu đề 
- 2 HS lên bảng sửa bài:
+ 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS thực hiện
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nối tiếp nhau đọc tên các phân số.
- HS nêu lại cách đọc phân so và nêu cấu tạo phân số.
- Học bài và làm bài tập còn lại và xem trước bài “ Phân số và phép chia số tự nhiên”
CHÍNH TẢ: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP 
MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b.
- GD HS ngồi đúng tư thế khi viết.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2, BT 3.
- Tranh minh hoạ ở hai bài tập BT3 a hoặc 3 b 
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- HS đọc đoạn văn.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
+ GV đọc lại toàn bài và đọc cho học sinh viết vào vở.
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Đọc lại toàn bài một lượt để HS soát lỗi tự bắt lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
a/ HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm. HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
Bài 3:
a/ HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
b/. Tiến hành tương tự phần a/.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn 1 nói về nhà khoa học người Anh tên là Đân-lớp, từ một lần đi xe đạp bằng bánh gỗ vấp phải ống cao su làm ông suýt ngã đã giúp ông nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe và bơm hơi căng lên thay vì làm bằng gỗ và nẹp sắt.
- Các từ : Đân - lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm,...
+ Viết bài vào vở.
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập.
- 1 HS đọc.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
- Các nhóm bổ sung.
- 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
- 1 HS đọc.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- 3 HS lên bảng thi tìm từ.
- 1 HS đọc từ tìm được.
 a : đãng trí - chẳng thấy xuất trình .
 b : thuốc bổ - cuộc đi bộ - buộc ngài
- HS cả lớp thực hiện.
KHOA HỌC:
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Phiếu điều tra khổ to.
 - Hình minh hoạ trang 78, 79 SGK.
 - Sưu tầm tranh, ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định: 
 2. KTBC:
- Nói về tác động của gió ở cấp 2, cấp 5 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua.
 - Nói về tác động của gió ở cấp 7, cấp 9 lên các vật xung quanh khi gió thôi qua.
 - Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
- Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS.
 + Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em ?
+ Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hay bị ô nhiễm ?
- Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 78, 79 SGK trao đổi và TLCH sau:
 + Hình nào thể hiên bầu không khí sạch ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?
 + Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?
- GV gọi HS trình bày.
- Không khí có những tính chất gì ?
 + Thế nào là không khí sạch ?
 + Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
- Gọi HS nhắc lại.
- Nhận xét, khen HS hiểu bài tại lớp.
c) Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 : Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
- Gọi HS các nhóm phát biểu. GV ghi bảng.
- Kết luận : (Xem Sách thiết kế)
 d) Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật, thực vật ?
- GV gọi HS trình bày nối tiếp những ý kiến không trùng nhau.
- Nhậ ... Tính chất : Khi ta nhân (hoặc chia) cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
+ 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu đề bài xác định đề bài.
- Lớp làm vào vở.
+ 2 HS sửa bài trên bảng.
b/ HS viết các phân số và nêu cách tìm.
Các phân số khác làm tương tự.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc nội dung đề bài 
- 2 HS lên bảng sửa bài.
* Nếu ta nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.
+ Nhận xét bài bạn và chữa bài.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm, làm bài vào vở.
+ 1 HS làm bài trên bảng.
 - Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học 
- Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : SỨC KHOẺ 
MỤC TIÊU: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2) ; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe (BT3, BT4).
- GD HS biết quí trọng và giữ gìn sức khoẻ.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bút dạ , 4 - 5 tờ giấy phiếu khổ to viết nội dung ở BT1, 2, 3.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Chia nhóm 4 HS trao đổi thảo luận và tìm từ, Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
a/ Các từ chỉ các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
b/ Các từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thê khoẻ mạnh.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm tìm các từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
+ Mời 4 nhóm HS lên làm trên bảng.
- Gọi 1 HS trong nhóm đọc kết quả làm bài.
- HS cả lớp nhận xét các từ đúng với chủ điểm chưa. 
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Lớp trao đổi theo nhóm.
- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ sau khi đã hoàn thành .
- Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như nhóm a.
+ Nhận xét câu trả lời của HS. 
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu, tự làm bài.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các câu bắng cách gợi ý bằng các câu hỏi.
+ Người " không ăn không ngủ được" là người như thế nào ? 
+ " không ăn không ngủ được" khổ như thế nào ? 
+ Người " Ăn được ngủ được" là người như thế nào ? 
+ " Ăn được ngủ được là tiên " nghĩa là gì ?
- HS phát biểu GV chốt lại:
+ Tiên là những nhân vật trong truyện cổ tích thường rất tài giỏi, có đạo đức thương người sống trên trời.
+ Ăn ngủ được là người có sức khoẻ tốt 
+ Có sức khoẻ tốt sướng như tiên.
- Cho điểm những HS giải thích hay.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm tài năng và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đọc. Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
- Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được.
+ Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, bơi lộ, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí,
+ vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận trao đổi theo nhóm.
- 4 nhóm HS lên bảng tìm từ và viết vào phiếu 
- HS trả lời
- 1 HS đọc.
+ Thảo luận tìm các câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm sức khoẻ, cử đai diện trình bày trước lớp: 
a/ Khoẻ như : + voi; trâu ; hùm 
b/ Nhanh như : + cắt (con chim); sóc; gió; chớp; điện.
- 1 HS đọc. tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTT.
+ Tiếp nối phát biểu theo ý hiểu.
+ HS lắng nghe 
- HS cả lớp thực hiện.
ĐỊA LÍ: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
MỤC TIÊU: 
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ.
	+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng nai bồi đắp.
	+ Đồng bằng Nam Bộ cĩ hệ thống sơng ngịi, knh rạch chằng chịt. Ngồi đất phù sa màu mỡ, đồng bằng cịn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
	- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
	- Quan sát hình, tìm, chỉ v kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bản đồ : Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
	- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC : 
 - Thành phố hải Phòng.
 2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài : 
Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 + ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
 + ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
 + Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch.
 - GV nhận xét, kết luận.
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
 GV cho HS quan sát SGK TLCH:
 + Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
 + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?) 
 + Nêu đặc điểm sông Mê Công.
 + Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
 - GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ.
 - Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
 + Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
 + Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì?
 + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
 - GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậ , sông ngòi, đất đai .
 - Cho HS đọc phần bài học trong khung.
 - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
 + Nằm ở phía Nam. Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
 (Xem SGV)
 + HS lên chỉ BĐ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi.
 + HS tìm.
 (Hướng dẫn HS trả lời như SGV)
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS so sánh.
- 3 HS đọc.
- HS cả lớp.
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
MỤC TIÊU: 
- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT1).
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).
KỸ NĂNG SỐNG:
KN: - Thu lập, xử lí thông tin (về địa phương cần giới thiệu)
 - Thể hiện sự tự tin
- Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẽ, bình luận (về bài giới thiệu) 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ một số đổi mới ở địa phương em.
- Tranh ảnh vẽ một số cảnh vật ở địa phương mình ( nếu có ) 
- Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
- HS đọc bài “Nét mới ở Vĩnh Sơn” 
+ Bài này giới thiệu những nét đổi mới của địa phương nào?
+ Em hãy kể lại những nét đổi mới nói trên ?
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu, giới thiệu bằng lời để thể hiện những nét đổi mới, tươi vui, hấp dẫn ở Vĩnh Sơn. 
+ Treo bảng ghi tóm tắt dàn ý bài giới thiệu, gọi HS đọc lại.
- Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên, đặc điểm chung )
- Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
- Kết luận: nêu kết quả đổi mới ở địa phương cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Bài 2 : 
a/ Tìm hiểu đề bài : 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV treo tranh minh hoạ về các nét đổi mới của địa phương.
- GV gợi ý cho HS biết dàn ý chính: 
+ Mở đầu: Tên địa phương em tên những nét đổi mới về từng mặt.
+ Nội dung, hình thức đổi mới, thực tế ...
+ Kết thúc: Nêu kết quả và cảm nghĩ của em trước những cảnh đổi mới của đại phương, mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình 
b/ Giới thiệu trong nhóm :
- HS giới thiệu trong nhóm 2 HS. 
- Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có những nét đổi mới gì nổi bật? Những đổi mới đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?
c/ Giới thiệu trước lớp 
- Gọi HS trình bày, nhận xét sửa lỗi dùng từ , diễn đạt.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh Bình Định ...
+ 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa cho nhau 
- 3 - 5 HS trình bày 
- 1 HS đọc.
- HS quan sát:
- Phát biểu theo địa phương.
+ HS lắng nghe.
- Giới thiệu trong nhóm.
- 3 - 5 HS trình bày.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
HƯỚNG DẪN TƯ HỌC: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU: 
	- Củng cố cho HS về Động từ, quy tắc viết chính tả dấu ? & ~ .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Soạn đề bài. Bảng phụ ghi đề.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:	
b) Hướng dẫn ôn luyện:
 Bài 1 : Thế nào là động từ ? Gách dưới những động từ trong đoạn thơ sau : 
 a) Hoa nở rồi lại tàn 
 Trăng tròn rồi lại khuyết
 Mây hợp rồi lại tan
 Đông qua xuân lại tới
 b) Tháng mười khi lúa gặt xong
 Còn trơ thân rạ với đồng , đồng ơi
 Lúa đi để lại tháng mười
 Và cơn gió thổi sống ở trên
Bài 2 : Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ được gạch dưới ?
Tô Tịch là một vị trạng nguyên nôi tiếng cua nước ta. Khi ông đô trạng tiếng tăm lừng lây, nhà vua muốn ban thương , cho phép ông tự chọn quà tặng . Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy mang về tặng ông hàng xóm. Thươ hàn vi , vì phải ôn thi không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.
Bài 3 : Đặt ba câu có động từ, từ chỉ thời gian đi kèm ?
 3. Nhận xét, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung ôn luyện
- Nhận xét tiết học .
- 2-3 em trả lời, HS khác nhận xét.
- Làm vào BT trắng. HS lên bảng làm bảng phụ.
- Nhận xét.
- Thực hiện cá nhân vào vở 
- 2-3 em nêu miệng.
- Nhận xét, góp ý
- Thực hiện vào vở.
- 2-3 em nêu.
- Lắng nghe.
 HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI
 (Hoạt động ngoài trời)P

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 20 CA NGAY DA GIAM TAI.doc