Dạy chính tả cho học sinh Lớp 1 thay sách

Dạy chính tả cho học sinh Lớp 1 thay sách

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Dạy Tiếng việt cho học sinh lớp 1 là dạy cho các em nắm chắc được bản chất ngữ âm của tiếng. Từ đó các em biết ghi âm bằng ký hiệu. Tức là các em biết viết, biết kí mã và ngược lại các em biết giải mã. Dạy Tiếng việt 1 là dạy cho các em biết đọc, biết viết Tiếng việt một cách chắc chắn có ý thức, không cầu may. Trước hết các em phải nắm chắc chính tả. Ngay từ lớp một các em đã được học cách làm việc khoa học cần cho con người hiện đại. Như chúng ta đã biết viết đúng Chính tả là một vấn đề có tầm quan trọng trong vấn đề ngôn ngữ dân tộc. Trong một dân tộc đòi hỏi ngôn ngữ văn hoá phải có sự thống nhất về chính tả “Chính tả” thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thời đại, đời trước về đời sau”. Hiện nay mặc dù đã xuất bản cuốn “Từ điển Chính tả” của giáo sư Hoàng Phê, nhưng không vì vậy mà coi nhẹ việc dạy Chính tả cho học sinh lớp 1 thay sách. Học sinh có làm việc mới tự mình khắc sâu hơn về tri thức. Mặt khác nó còn ngấm dần và phát huy tác dụng về sau. Muốn thực hiện được trọng trách đó nhà trường là nơi thực hiện và rèn học sinh mộc cách có hiệu quả và thiết thực nhất. Chính tả muốn được thống nhất thì đòi hỏi phải biết chỉnh tả nghiêm ngặt được quy định rõ về mọi người tuân theo. Viết Chính tả được hình thành dần dần trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ viết, được phản ánh trên vở ghi của học sinh.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. Nội dung chương trình của Chính tả lớp 1:

- Dạy Chính tả ghi âm 1 tiếng.

- Cách viết e, ê, i, c, k, g.

- Cách ghi nguyên âm đôi iê, uô, ươ.

Ngoài ra dạy Chính tả lớp 1 còn đề cập đến cách ghi dấu thanh, dấu hỏi, dấu ngã, cách viết d, gi, i, y, cách viết hoa đầu câu, cách viết hoa tên riêng, viết tiếng nước ngoài.

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy chính tả cho học sinh Lớp 1 thay sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy chính tả cho học sinh lớp 1 thay sách
-----------------------------
A. Đặt vấn đề:
Dạy Tiếng việt cho học sinh lớp 1 là dạy cho các em nắm chắc được bản chất ngữ âm của tiếng. Từ đó các em biết ghi âm bằng ký hiệu. Tức là các em biết viết, biết kí mã và ngược lại các em biết giải mã. Dạy Tiếng việt 1 là dạy cho các em biết đọc, biết viết Tiếng việt một cách chắc chắn có ý thức, không cầu may. Trước hết các em phải nắm chắc chính tả. Ngay từ lớp một các em đã được học cách làm việc khoa học cần cho con người hiện đại. Như chúng ta đã biết viết đúng Chính tả là một vấn đề có tầm quan trọng trong vấn đề ngôn ngữ dân tộc. Trong một dân tộc đòi hỏi ngôn ngữ văn hoá phải có sự thống nhất về chính tả “Chính tả” thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thời đại, đời trước về đời sau”. Hiện nay mặc dù đã xuất bản cuốn “Từ điển Chính tả” của giáo sư Hoàng Phê, nhưng không vì vậy mà coi nhẹ việc dạy Chính tả cho học sinh lớp 1 thay sách. Học sinh có làm việc mới tự mình khắc sâu hơn về tri thức. Mặt khác nó còn ngấm dần và phát huy tác dụng về sau. Muốn thực hiện được trọng trách đó nhà trường là nơi thực hiện và rèn học sinh mộc cách có hiệu quả và thiết thực nhất. Chính tả muốn được thống nhất thì đòi hỏi phải biết chỉnh tả nghiêm ngặt được quy định rõ về mọi người tuân theo. Viết Chính tả được hình thành dần dần trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ viết, được phản ánh trên vở ghi của học sinh.
B. Giải quyết vấn đề:
I. Nội dung chương trình của Chính tả lớp 1:
- Dạy Chính tả ghi âm 1 tiếng.
- Cách viết e, ê, i, c, k, g.
- Cách ghi nguyên âm đôi iê, uô, ươ.
Ngoài ra dạy Chính tả lớp 1 còn đề cập đến cách ghi dấu thanh, dấu hỏi, dấu ngã, cách viết d, gi, i, y, cách viết hoa đầu câu, cách viết hoa tên riêng, viết tiếng nước ngoài.
Nội dung đề tài:
1. Cách dạy Chính tả ghi âm 1 tiếng:
Quan trọng nhất là học sinh biết dùng ký hiệu để ghi được các âm vị. Bởi Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là nghe như thế nào thì ghi lại như thế ấy, nghe đúng thì ghi lại đúng. Do đó chữ viết xuất hiện một cách tự nhiên trong quá trình học của trẻ. Như Hồ Ngọc Đại nói “Trẻ em được học từ âm đến chữ và khi viết chữ thì nhu cầu viết đúng Chính tả xuất hiện”. Muốn viết đúng Chính tả, bắt buộc phải biết cách viết Chỉnh tả. Do đó các quy tắc Chính tả xuất hiện. “Chương trình thay sách giáo dục đưa dạy Chính tả vào lúc cần thiết, mà đã đưa là đưa “Nghiêm chỉnh”, “Chính cống”, “Dùng cả đời”. Muốn cho học sinh viết đúng thầy cần đọc đúng, đọc to, rõ ràng. Học sinh nhận nhiệm vụ chính xác, cụ thể và ghi đúng. ở đây cách ghi dấu thanh xuất hiện. Thầy dạy cho học sinh cách đánh dấu thanh vào vị trí ghi âm chính của vần. Dấu thanh lúc nào cũng nhỏ hơn chữ. Đến các tiếng có nguyên âm đôi cũng vậy thầy hướng dẫn cho học sinh ghi như thế nào cho đúng, nhìn vào cân đối và đẹp mắt. Thầy hướng dẫn cho học sinh cách nói chuẩn để hgi dấu ? (hỏi) và dấu ~ (ngã) đúng.
Ví dụ: Thầy đọc tiếng có dấu đọc giọng nhẹ.
Thầy: Tiếng có dấu ~ đọc nhấn giọng và hơi kéo dài.
Ví dụ: Nhà nghỉ, suy nghĩ. Sau khi dạy phần này tôi đã khảo sát lớp 1A thấy kết quả như sau:
Số em viết chuẩn 15 em	:	Chiếm 45%.
Số em viết chưa chuẩn 10 em 30%.
Số em ghi sai hoặc lẫn lộn 8 em 25%.
Với kết quả trên tôi quyết tìm ra phương pháp viết đúng Chính tả một cách tối ưu nhất. Tôi thường gọi 8 em hay viết sai lên bảng viết lại tiếng thầy vừa đọc. Sau đó cho học sinh chữa và đọc lại đúng. Tôi kiểm tra việc ghi dấu thanh bằng cách cho học sinh nhắc lại cách đánh dấu thanh như thế nào khi ghi âm 1 tiếng. Với cách làm trên tôi thấy chất lượng khá hơn.
Số em viết đúng 32 em chiếm 97%.
2. Dạy Chính tả e, ê, i, c, k, g:
Khi học âm e và sau đó là ê, i các em không thể viết là ce. Do đó âm cờ được viết bằng con chữ k (ca) xuất hiện như cách viết Chính tả để ghi âm cờ đứng trước e, ê, i. Khi dạy tôi đã cho học sinh phân giải ngữ âm trong các trường hợp sau:
ca	 phân giải	cờ - a	=	ca
ke	-	cờ - e	=	ke
kê	-	cờ - ê	= 	kê
ki	-	cờ - i	=	ki
Thầy cho học sinh nhắc nhiều lần, âm cờ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ k (ca). Sau đó để khắc sâu cách ghi Chính tả tôi cho học sinh viết bảng con để học sinh càng nắm chắc cách viết. Khi học sinh viết tôi theo dõi và cho học sinh tự chữa chỗ sai của mình. Học sinh nhìn vào bảng và đọc lại rõ ràng. Thầy hỏi vì sao âm cờ được viết bằng con chữ k (ca). Học sinh vì âm cờ đứng trước âm e, ê, i. Với c ách dạy trên đem lại kết quả sau:
Số em phân biệt và viết đúng luật 25 em - 75%.
Kết quả như vậy bản thân tôi hết sức lo lắng, làm thế nào để học sinh nắm chắc về viết đúng luật 100%. Vì vậy tôi đã dày công luyện cho học sinh một cách có ý thức.
Ví dụ: ở lớp có giờ luyện tập tôi gọi 8 em yếu này nhiều hơn. Tôi thường đọc cho học sinh viết ở bảng con. Sau đó cho học sinh chữa và đọc lại. Ngoài ra tôi còn kiểm tra bài học ở nhà của học sinh bằng cách kiểm tra đầu giờ học.
Thầy: Vì sao âm cờ viết bằng con chữ k (ca)
Chú ý: Tuy viết âm cờ bằng con chữ k (ca) song khi đọc phân tích vẫn gọi là cờ.
Ví dụ: 	cờ - e	=	ke
	cờ - ê	=	kê
	cờ - i	=	ki
Khi dạy đến âm gờ cách Chính tả lại xuất hiện.
Thầy vẫn thực hiện nguyên tắc đối lập khi cung cấp vật liệu.
Ví dụ: Ga, gô, ghe, ghê, ghi. Như vậy học sinh đã được khắc sâu thêm về cách viết Chính tả. Cũng như âm cờ được viết bằng con chữ k (ca) mặc dù viết gh nhưng khi đọc phân tích vẫn là gờ. VD: gờ - e = ghe. Khi H đã nắm chắc cách viết Chính tả tôi cho học sinh viết bảng con ghe, ghê, ghi. Sau mỗi lần viết tôi kiểm tra bảng và chỉ chỗ sai cho học sinh tự chữa lại bài của mình. Thầy quan sát hướng dẫn cho đến khi học sinh chữa đúng và đọc đúng. Thầy hỏi vì sao âm gh được viết gh (kép)?. Học sinh vì âm gh đứng trước e, ê, i.
Mục đích này nhằm khắc sâu trong trí nhớ của học sinh về cách viết Chính tả. Đến âm gh thầy cũng tiếp tục các bước nưh quy trình thực hiện với âm ngờ đứng trước e, ê, i.
- Thầy: Âm ngờ đứng trước âm e, ê, i viết bằng ngờ gì?
- Học sinh: Ngh (kép).
- Thầy: Như vậy âm ngờ có mấy cách viết.
- Học sinh: 2 cách: ng, gh (kép).
- Thầy: Bổ sung hoàn chỉnh.
âm cờ đứng trước e, ê, i viết bằng chữ k (ce).
Khi viết âm gờ đứng trước e, ê, i viết bằng chữ gh (kép), khi viết âm ngờ đứng trước e, ê, i viết bằng chữ gh (kép) xuyên suốt từ khi học âm e đến học âm ng thầy đã cung cấp cho học sinh viết đầy đủ về Chính tả e, ê, i thông qua việc làm của học sinh với những vật liệu mẫu. Đồng thời học sinh cũng nắm chắc thêm cách viết Chính tả nữa là cách viết d, gi. Để học sinh phân biệt được khi viết 2 phụ âm này thầy nên biết ở đây phải dựa vào nghĩa để làm căn cứ viết đúng chính tả.
VD:	gì (cái gì, chuyện gì)
	dì (em hay chị mẹ)
	da (da dẽ, túi da)
	gia (gia đình, quốc gia). Muốn học sinh viết đúng đòi hỏi ngữ điêu nói của thầy phải chuẩn mực.
VD: Khi đọc các tiếng có âm dờ viết bằng con chữ gi (di).
 Thầy đọc nghe rõ tiếng “gió” bên cạnh nghĩa thầy còn chú ý cả ngữ điệu.
VD: dì ạ! gì ạ?
 Với phương pháp dạy như vậy tôi thấy chất lượng có khá hơn. Số em nắm chắc luật 31 em - 93%.
 Khi dạy đến câu thì cách viết hoa đầu câu được xuất hiện.
 Thầy cho học sinh biết khi viết tên riêng cần viết hoa.
VD: Bố mẹ đã về, cô Nga, dì Na. Trong Tiếng Việt hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều từ nước ngoài. Khi viết các tiếng nước nogài giữa các chữ phải có gạch nối, khi viết tên riêng chỉ viết hoa chữ cái đầu.
VD: Mô-da; xô crat; Pi-a-nô; Pơ-Luya.
Dạy cách viết i (y). Khi dạy tôi cho học sinh nắm chắc tiếng chỉ có i âm i thì có khi viết là i, có tiếng viết là y (dài) học sinh nắm được viết y đó là từ gốc Hán, i đó là từ thuần việt.
VD: ý đức, chú ý, ì ra, chú ỉ. Ngoài ra tôi còn cho học sinh nắm chắc thêm khi có âm đậm đứng trước âm i phải viết y (dài). VD: quy, quý, quỹ.
Đối với âm cờ được viết bằng con chữ q (cu). Tôi cho học sinh nắm chắc âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ qu (cu) âm đệm 0 viết bằng âm đệm u.
Thầy: Vậy âm đệm 0 có mấy cách viết. Học sinh: 2 cách viết 0 hoặc u. Với cách dạy như vậy tôi thấy chất lượng như sau:
Số em nắm chắc luật 30 em - 90%. Để 100% học sinh viết đúng luật chính tả tôi lại tiếp tục kiểm tra với những tiếng, ba, ca, ke, ki, kỉ, qua, quả, quá. Thầy cho học sinh viết từng chữ vào bảng con thầy quan sát và chữa chỗ sai chung, học sinh chữa lại bảng của mình và đọc đúng. Đến đây học sinh hiểu được rằng âm cờ có 3 cách viết.
Âm cờ được viét bằn chữ cờ.
-	-	chữ k (ca).
-	-	chữ a (cu) và mặc dù viết bằng chữ nào khi phân tích vẫn là âm cờ. Với cách làm như vậy học sinh đã nắm đúng luật 32 em - 97%.
3. Chính tả cách ghi nguyên âm đôi:
Ngoài 11 nguyên âm đã học thầy cho học sinh nắm chắc 3 nguyên âm đôi iê, uô, ươ. Khi dạy tôi cho học sinh nắm chắc đây là một nguyên âm đôi mang tính chất của 2 âm.
Nguyên âm đôi iê mang tính chất của i và ê.
	-	 uô	-	 u và ô.
	-	 ươ	-	 ư và ơ.
Khi dạy nguyên âm đôi iê tôi cho học sinh phân tích tiếng lia và liên. Học sinh ghi 2 tiếng đó vào mô hình.
l ia
l iê n
Thầy nhận xét ở mô hình (1) các em phân tích và viết vậy chỉ đúng về âm, nhưng còn sai về chính tả.
Thầy bổ sung: Mỗi nguyên âm đôi có 2 cách viết:
- Khi vần không có âm cuối viết ia.
- Khi vần co âm cuối viết iê.
Thầy cho học sinh nhắc lại và thực hiện mô hình tiếng lia, liên vào bảng con.
l ia
l iê n
Học sang vần iên iết - Thầy bổ sung về luật chính tả. Nếu có âm đệm có âm cuối nhưng lại không có âm đầu thì nguyên âm iê phải viết yê. Thầy cho học sinh nhắc lại.
VD: yên, yết.
 Thầy: Cho học sinh thực hiện ở bảng con để kiểm tra cách viết của học sinh.
VD: Bia, liên, yên, yết khuyên - tuyết.
 Thầy: Nếu có âm đệm mà không có âm cuối thì iê viết ya.
VD: Khuya, luya, tuya.
 Thầy: Thống nhất lại nguyên âm đôi iê có 4 cách viết: ia, iê, ya, yê
Vậy nguyên âm đôi iê cũng tuân theo một nguyên tắc chính tả e, ê, i.
VD: Kìa, kiếm, quyễn, nghiêm, nghiệm, nghĩ.
Nguyên âm đôi uô, uờ mỗi nguyên âm có 2 cách viết: ua, uô, ưa, ươ. Qua khảo sát tôi thấy học sinh viết sai nguyên âm đôi nhiều nhất so với các luật chính tả khác. Số em viết đúng nguyên âm đôi 25 em - 75%. Số em viết còn lẫn lộn 8 em - 35%.
Để giúp học sinh nắm chắc cách viết 100%, tôi cho học sinh biết cách viết chính tả không chỉ đọc thuộc mà để viết đúng. Vì vậy tôi đã cho học sinh luyện tập nhiều ở trên lớp, luyện tập kiên trì và luyện tập một cách có ý thức. Ngoài giờ chính khoá tôi đã cho 8 em này (Long, Long, Ly, Thọ, Hiển, Dương, Tính, Hưng học thêm vào buổi học thứ 2 trong tuần). Khi dạy tôi cho học sinh viết vào bảng con, thầy chỉ chỗ sai chung, sau đó học sinh tự chữa lại bài của mình và đọc lại đúng. Mỗi lần học sinh đọc là một lần thầy hỏi vì sao viết iê, ya, yê, ua, uô, uơ, ươ. Ngoài ra 8 em yếu này có thêm mỗi em một quyển vở để học cách viết chính tả vào 2 buổi trong tuần.
Với cách làm trên đa số các em đã nắm chắc cách viết chính tả 32 em chiếm 97%.
Tóm lại: Phương pháp chủ yếu mà tôi thực hiện với đối tượng học sinh để học sinh nắm chắc cách viết chính tả là phương pháp đối lập. Với phương pháp này được coi như là một ưu thế để học sinh nắm chắc được cách viết chính tả. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: Kiểm tra cách viết chính tả trong các tiết học ở trên lớp. Thông qua phụ huynh để phụ huynh hướng dẫn học ở nhà của học sinh qua vở luyện tập.
Qua vấn đề này với các phương pháp trên, nếu được áp dụng một cách liên tục không ngừng, chúng tôi tin rằng nó sẽ có hiệu quả một cách khả quan đối với học sinh và sẽ góp phần vào việc “Viết đúng chính tả là một tiêu chí trực quan đối với người có văn hoá”. Đồng thời chúng ta phải chăm lo việc này ngay từ lần đầu tiên học sinh lớp 1 gặp luật chính tả và mãi sau này vẫn phải lưu ý đến chuyện đó. Mặt khác chúng ta thấy ứng dụng của quy tắc viết chính tả sẽ góp phần vào việc giữ gìn và thống nhất của Tiếng Việt. Cho phép tôi mượn lời của giáo sư Hoàng Phê đã kết thúc bài luận này:
“Trong một tương lai không xa ... chuẩn hoá chính tả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy tính điện tử”
Chúc các bạn vận dụng thành công!
Quảng Sơn, ngày 16 tháng 4 năm 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docday chinh ta cho hoc sinh lop 1.doc