Đề cương ôn tập Khoa - Sử - Địa (học kì II)

Đề cương ôn tập Khoa - Sử - Địa (học kì II)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA -SỬ ĐỊA (HKII)

 I.KHOA HỌC:

1.Người ta đã chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp?(13 cấp. Từ cấp 0 đến cấp 12)

2.Cần tích cực phòng chống bão bằng cách nào?

(-Theo dõi bản tin thời tiết

 -Tìm cách bảo vệ nhà cửa,sản xuất.

 -Dự trữ sẵn thức ăn nước uống.

 -Đề phòng tai nạn do bão gây ra.)

3.Thế nào là không khí trong sạch?(Trong suốt, khong màu, không mùi, không vị.Chỉ chứa các khói, bụi, khí độc,vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người)

4.Không khí bị ônhiễm có chứa những thành phần nào?(Khói nhà máy và các phương tiện giao thông,khí độc ,bụi, vi khuẩn)

5.Vật phát ra âm thanh khi nào?(Khi làm vật rung động)

6.Vật nào tự phát sáng?(Mặt trời)

Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?(Khi có ánh sáng từ vật đó truyền thẳng vào mắt ta.)

7.Bóng tối được tạo thành như thế nào?(Phía sau vật cản sáng(khi được chiếu sáng) có bóng tối của vật đó)

8.Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?(300C)

9.Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?(Gió sẽ ngừng thổi,Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá, Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng,sé không có mưa, Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.)

 

doc 5 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 988Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Khoa - Sử - Địa (học kì II)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA -SỬ ĐỊA (HKII)
 I.KHOA HỌC:
1.Người ta đã chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp?(13 cấp. Từ cấp 0 đến cấp 12) 
2.Cần tích cực phòng chống bão bằng cách nào?
(-Theo dõi bản tin thời tiết
 -Tìm cách bảo vệ nhà cửa,sản xuất.
 -Dự trữ sẵn thức ăn nước uống.
 -Đề phòng tai nạn do bão gây ra.)
3.Thế nào là không khí trong sạch?(Trong suốt, khong màu, không mùi, không vị.Chỉ chứa các khói, bụi, khí độc,vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người)
4.Không khí bị ônhiễm có chứa những thành phần nào?(Khói nhà máy và các phương tiện giao thông,khí độc ,bụi, vi khuẩn)
5.Vật phát ra âm thanh khi nào?(Khi làm vật rung động)
6.Vật nào tự phát sáng?(Mặt trời)
Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?(Khi có ánh sáng từ vật đó truyền thẳng vào mắt ta.)
7.Bóng tối được tạo thành như thế nào?(Phía sau vật cản sáng(khi được chiếu sáng) có bóng tối của vật đó)
8.Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?(300C)
9.Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?(Gió sẽ ngừng thổi,Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá, Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng,sé không có mưa, Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.) 
10.Thực vật cần gì để sống?(Ánh sáng,không khí, nước, chất khoáng)
11.Trong quá trình quang hợp , thực vật hấp thụ khí nào và thải ra khí nào?(hấp thụ khícác-bô-níc và thải ra khí ô-xi)
12.Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí nào và thải ra khí nào?(hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc)
13.Động vật cần gì để sống?(ánh sáng,không khí, nước, thức ăn.)
14.Trong tự nhiên, các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ sinh vật nào?(Từ thực vật)
15.Chuỗi thức ăn là gì?(Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn)
	II.LỊCH SỬ
1.Thời Hậu Lê, văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu thế?(Chữ Hán)
2.Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI,nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?(Do các tập đoaaaaanf phong kiến xâu xé nhau tranh giành quền lợi)
3.Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?(Đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ,sản xuất không phát triển được)
 4.Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra:Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần tiến vào phía Nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng lập ấp mới đến đó. Công cuộc khẩn đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía Nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. 
 5.Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?(Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt )
6.Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến quân ra Thăng Long là gì?(Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn)
*Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?(Năm 1786,nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước)
7.Kể lại trận Ngọc Hồi, Đóng Đa?
(Mờ sáng mồng 5 Tết,quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn Đại bác dữ dội, khói lửa mù mịt. quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn , quân ta bỏ lá chắn xông vào như vũ bão. cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể . Đồn Ngọc Hồi bị mất , tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt.
Cũng vào mờ sáng mồng 5 Tết , quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa ( Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử .Xác giặt chất thành gò đống . Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo , hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc .)
8.Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì?(Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.)
9.Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm mục đích gì?(để bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc)
10.Nhà Nguyễn thành lập vào năm nào?(1802)
 Nhà Nguyễn chọn kinh đô ở đâu?(ở Huế)
11.Nêu những dẫn chứng cho thấy các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
( Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng,vua tự đặt ra luật pháp, vua tự điều hành các quan đứng đầu tỉnh).
12. Hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?(Thành có 10 của chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng . Cửa Nam toà thành có cột cờ cao 37m .Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An .
 Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành . Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn . Tiếp đến là hồ sen , ven hồ là hàng cây đại.Một chiếc cầu bắt qua hồ dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ . Điện Thái Hoà là nơi tổ chức các cuộc lễ hội ) 
13.Những chính sách về kinh tế và văn hoá , giáo dục của vua Quang Trung :
 -Quang Trung ban bố “Chiếu khuyến nông”, lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Với chính sách náy, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
 -Về văn hoá giáo dục: Vua Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.
 -Quang Trung còn ban bố “ Chiếu lập học”.
 *Em hiểu câu: “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”: 
 +Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc .
 +Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. 
14. Kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê:
 -Lê Thánh Tông , Nguyễn Trãi là những người có nhiều tác phẩm sáng tác bàng chữ Nôm. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông là hai trong những tập thơ Nôm xưa nhất và có giá trị còn lưu truyền đến ngày nay.
ĐỊA LÝ.
1.Nêu những điều kiện để Hải Phòng trở thành cảng biển lớn: Cảng Hải Phòng nằm bên bờ sông Cống , cách biển khoảng 20 km, thuận tiện cho việc ra vào và neo đậu của tàu biển . Nơi đây có những cầu tàu lớn để tàu cập bến, những bãi rộng và nhà kho để chứa hàng cùng nhiều phương tiện phục vụ cho việc bốc dở, chuyên chở hàng được dễ dàng , nhanh chóng .
2. Hải Phòng là trung tâm du lịch: Đó là bãi biển Đồ Sơn , đảo Cát Bà với nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú ; Các lễ hội như: Lễ hội Chọi trâu , hội đua thuyền truyền thống trên biển , những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng cùng hệ thống khách sạn nhà nghỉ đủ tiện nghi,có sức hấp dẫn đối với du khách .
3. Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng :Các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng , cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải Phòng, có khả năng đóng mới và sửa chữa các loại sà lan, ca-nô, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách trên sông và trên biển , tàu vận tải cỡ hàng vạn tấn .
4.Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ :Đồng Bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước , có diện tích lớn gấp hơn 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
5.Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nỗi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ:
-Chủ yếu là người Kinh , Khơ- me, Chăm, Hoa.
-Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng trăng,là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
6. Những ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây , thuỷ sản lớn nhất nước ta: 
 -Lúa gaọ trái cây của đồng bằng đã cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu . Phần lớn gạo xuất khẩu của nước ta là do đồng bằng Nam Bộ cung cấp .
 -Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
7.Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp như thế nào?(là thành phố công nghiệp lớn nhất nước ta.)
8.Thành phố Sài Gòn được mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào? (từ năm 1976)
9.Thành phố Cần Thơ có vị trí ở đâu?(bên sông Hậu, trung tâm đồng bằng sông Cửu Long)
10.Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì đâu?(vì núi lan ra sát biển)
11.Nêu những khó khăn do thiên tai gây ra làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân ở duyên hải miền Trung?(Mùa hạ thường khô nóng và bị hạn hán làm đồng ruộng nức nẻ, sông hồ cạn nước. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại về người và của.)
12.Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ , hẹp ( vì các dãy núi lan ra sát biển)
13.Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung: Mùa hạ tại đây thường khô nóng và hạn hán. Cuối nămthường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
14.Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào?(Tỉnh Thừa Thiên Huế)
*Huế có các địa danh nổi tiếng:chợ Đông ba, Lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền
15.Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch?(Huế có phong cảnh đẹp, Nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao, là di sản văn hoá thế giới , nhiều nét văn hoá có sức hấp dẫn:nhàd vườn, món ăn đặc sản, đi du thuyền nghe ca Huế,)
16.Đà Nẵng có những điều kiện nào để phát triển du lịch?(có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước(còn gọi là Ngũ Hanh Sơn),có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa.
17.Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản nào ở Biển Đông?(Dầu, khí, cát trắng, muối)
18.Kể tên một số hải sản quý ở vùng biển nước ta?(cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng , cá song,...tôm hùm, tôm he,...hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,)
19.Hãy kể tên một số dân tộc sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung: Người Kinh, người Chăm,và một số dân tộc ít người khác cùng chung sống bên nhau hoà thuận.
20a)Dãy núi Hoàng liên Sơn là dãy núinhư thế nào?(Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc)
 b)Tây Nguyên là xứ sở của(Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau)
 c)Đồng bằng lớn nhất nhất nước ta là(Đồng bằng Nam Bộ)
 d)Nơi có nhiều đất mặn, đát phèn nhất là(Đồng bằng Nam Bộ)
21.Ghép các ý ở cột A với cột B phù hợp như sau:
 a)Tây Nguyên: Nhiều đất đỏ badan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
 b)Đồng bằng Bắc Bộ:Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
 c)Đồng bằng Nam Bộ: Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cả nước.
 d)Các đồng bằng duyên hải miền Trung: Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
 e)Hoàng Liên Sơn: Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a- pa-tít để làm phân bón.
 g)Trung du Bắc Bộ: Trồng rừng để phủ xanh đất trồng, đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
22.Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta?(Nước ta đã khai thác được hơn một trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra,nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh ở ven biển Khánh Hoà, Quảng Ninh; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu). Bên cạnh việc đánh bắt, nhiều vùng ven biển còn nuôi các loại cá, tôm và các hải sản khác như đồi mồi, trai ngọc.
23.Những nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
 1.Phó học tập : Tôi xin báo cáo kết quả tuần qua tuần sau:
 Về mặt học tập đạt Ưu điểm như sau:
 -Nhìn chung,các bạn có cố gắng học bài và làm bài đày đủ.
 -Trong giờ học, xung phong phát biểu xây dựng bài sôi nổi.Đáng tuyên dương :BạnTùng, bạn Tuyến, bạn Trâm A, bạn Khải
 -Nghiêm túc ôn tập các môn Toán- TV, Khoa -Sử- Địa.Chuẩn bị thi HKII.
 * Tuy nhiên không tránh khỏi những tồn tại như: 
 -Một vài bạn còn nói chuyện riêng trong giờ học.
 -Một số bạn chưa thuộc đề cương thi HKII 
 2.Phó Lao động: Tôi xin báo cáo kết quả hoạt động tuần qua như sau: 
 *Ưu điểm:
 -Tổ trực dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.Đáng tuyên dương là tổ 1
 -Các tổ đã tham gia thu gom rác đúng nơi quy định
 -Hạn chế tối đa tình trạng ăn quà vặt.
 *Tồn tại:
 -Một số bạn trong tổ trực đi học còn ăn quà vặt bị GVCN nhắc nhở.
 3.Phó văn thể mĩ: Tôi xin báo cáo kết quả hoạt động tuần qua như sau : 
 *ưu điểm: -Toàn chi đội thuộc các bài hát múa theo chủ điểm hằng tháng.
 -Thuộc chủ đề, chủ điểm hằng tháng.
 -Tổ chức trò chơi vào các tiết sinh hoạt Đội.
 *Tồn tại: -Một vài bạn chưa nghiêm túc trong tiết sinh hoạt Đội.
 -Có bạn còn rụt rè khi cầm tay nhau múa để GVCN phải nhắc nhở.
 4.CĐT nhận xét chung:
 *Ưu điểm:-Chi đội thực hiện các tiết sinh hoạt ngiêm túc, đi vào nề nếp.
 -Các tổ trực tham gia trực nhật tốt.
 -Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học được GVCN khen.
 *Tồn tại: -Một vài bạn học bài còn lơ là, chưa thuộc bài ở nhà.
 -Một vài bạn còn ăn quà vặt.
 Pần báo cáo của lớp đã hết, mời cô giáo chủ nhiệm nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet.doc