Đề tài Một số biện pháp chủ đạo của hiệu trưởng trong việc duy trì sĩ số học sinh ở trường tiểu học Kế An 2 huyện Kế Sách

Đề tài Một số biện pháp chủ đạo của hiệu trưởng trong việc duy trì sĩ số học sinh ở trường tiểu học Kế An 2 huyện Kế Sách

Thời gian qua Huyện ủy, UBND huyện Kế Sách luôn quan tâm chỉ đạo tốt công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện. Hằng năm khi xây dựng kế hoach phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. UBND huyện đều đề ra các chỉ tiêu về giáo dục và luôn kiểm tra việc thực hiện đối với ngành giáo dục, các xã (thị trấn) về công tác này. Huyện Ủy Kế Sách cũng có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với các hoạt động hội khuyến học, công tác phát triển đảng trong ngành giáo duc. Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng và nhà nước, phong trào giáo dục trên địa bàn huyện, xã và cụ thể của trường có một sự chuyển biến đáng kể.

Việc chống học sinh bỏ học và công tác duy trì sỉ số học sinh trong hnaf trường là việc làm rất quan trọng, chúng quyết định cho công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và là tiêu chuẩn để xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông, nền tảng ấy có vững chắc hay không là do phần lớn công sức của con người CBQL và tập thể giáo viên trường xây dựng nên. Bởi vậy trong quá trình thực hiện cần phải kiên trì, nhẩn nại và thật chịu khó, để làm sao cho các em yêu trường, yêu lớp, không nghỉ học hoặc bỏ giờ nửa chừng.

 

doc 19 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chủ đạo của hiệu trưởng trong việc duy trì sĩ số học sinh ở trường tiểu học Kế An 2 huyện Kế Sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CHỦ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC DUY TRÌ SỈ SỐ
HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KẾ AN 2 HUYỆN KẾ SÁCH.
Lớp bồi dưỡng CBQL Tiểu học khóa 5.
Sóc Trăng tháng 12-2009
PHẦN MƠ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Thời gian qua Huyện ủy, UBND huyện Kế Sách luôn quan tâm chỉ đạo tốt công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện. Hằng năm khi xây dựng kế hoach phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. UBND huyện đều đề ra các chỉ tiêu về giáo dục và luôn kiểm tra việc thực hiện đối với ngành giáo dục, các xã (thị trấn) về công tác này. Huyện Ủy Kế Sách cũng có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với các hoạt động hội khuyến học, công tác phát triển đảng trong ngành giáo duc. Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng và nhà nước, phong trào giáo dục trên địa bàn huyện, xã và cụ thể của trường có một sự chuyển biến đáng kể.
Việc chống học sinh bỏ học và công tác duy trì sỉ số học sinh trong hnaf trường là việc làm rất quan trọng, chúng quyết định cho công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và là tiêu chuẩn để xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông, nền tảng ấy có vững chắc hay không là do phần lớn công sức của con người CBQL và tập thể giáo viên trường xây dựng nên. Bởi vậy trong quá trình thực hiện cần phải kiên trì, nhẩn nại và thật chịu khó,  để làm sao cho các em yêu trường, yêu lớp, không nghỉ học hoặc bỏ giờ nửa chừng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua thực trạng của các nguyên nhân nhằm tìm ra giải pháp thích hợp nhằm làm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường, rèn luyện được ý thức tự giác tích cực học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Công tác tổ chức chỉ đạo và phối hợp để thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch.ư
Tập thể giáo viên – học sinh trường tiểu học Kế An 2 huyện Kế Sách.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường.
4. Giả thiết khoa học:
Các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường sẽ có tác dụng:
Nâng cao hiệu quả quản lí và phối hợp của người CBQL.
Hoàn thành các chỉ tiêu được giao của kế hoạch năm học.
Giảm bớt các tệ nạn xã hội (do lạc hậu về trình độ nhận thức)
Tạo được nguồn nhân lực cho tương lai.
Từng bước phát triển trở thành trường đạt chuẩn quốc gia.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu về cơ sở lí luận của các giải pháp.
Nghiên cứu về thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học trong nhà trường.
Tổ chức thực hiện chỉ đạo các giải pháp.
Tổng kết quá trình thực hiện các giải pháp.
Rút ra những lí luận, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường đến mức thấp nhất.
6. Các phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp đọc tài liệu (hay văn bản):
Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Kế Sách lần thứ IX (nhiệm kì 2005 – 2010)
Kết quả điều tra hộ nghèo (theo tiêu chí mới)
Luật giáo dục (sửa đổi năm 2005)
6.2 Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn PHHS, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè thân của học sinh,  để nắm thông tin.
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực hiện những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong năm học 2005 – 2006.
6.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Nhằm đánh giá, tổng kết kinh nghiệm qua quá trình thực hiện, từ đó rút ra những mặt mạnh cần phát huy và mặt hạn chế cần khắc phục.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái quát về đặc điểm tình hình dân cư trên địa bàn quản lí:
Ấp 19/5, xã Kế An, huyện Kế Sách thuộc vùng nông thôn sâu, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đa số người dân sống bằng nghề nông, phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của học sinh.
Tỉ lệ người nghèo còn nhiều, đa số người nghèo làm thuê để kiếm sống (không có đất để sản xuất). đôi lúc nguồn lao động trong gia đình lại là trẻ em còn trong độ tuổi đi học và phải theo gia đình đi nơi khác làm thuê nên thường bỏ học.
2. Các mục tiêu và nhiệm vụ:
Theo phương hướng mục tiêu mà đại hội đảng bộ huyện Kế Sách đã đề ra từ nay đến hết năm 2010, việc huy động học sinh ra lớp tỉ lệ trong độ tuổi tiểu học phải đạt 99%, các trường phải hướng tới trường đạt chuẩn quốc gia.
Ngành giáo dục huyện Kế Sách cũng đề ra kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2010. Ttheo đó tiếp tục phát triển các ngành học mầm non, phổ thông và hoàn thành công tác phổ cập GDTH – THCS tạo tiền đề cho phổ cập THPT những năm tiếp theo. Tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học theo hướng chuẩn hóa và phục vụ tốt cho việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tăng cường các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học và học theo nội dung phương pháp giảng dạy mới, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy mọi nguồn lưc trong xã hội để phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo.
Chính vì thế công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là rất quan trọng để thực hiện tốt mục tiêu của đảng đề ra.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỌC SINH BỎ HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KẾ AN 2 HUYỆN KẾ SÁCH
Bảng số liệu thống kê tình hình học sinh bỏ học trong các năm qua.
Năm học
Đầu năm
Cuối năm
Giảm
Tỉ lệ
Qua bản thống kê trên ta có thể nhận xét như sau:
Tỉ lệ học sinh bỏ học trong 2 năm học vừa qua có dao động từ 0,96% đến
Thời điểm học sinh bỏ học nhiều nhất trong năm học thường là sau tết nguyên đán, đầu học kì 2.
Từ số liệu thống kê trên và từ kết quả phỏng vấn phụ huynh học sinh, phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm lớp của trường (thông qua phiếu hỏi) có thể rút ra nguyên nhân học sinh bỏ học như sau:
1. Về phía cá nhân học sinh (chủ thể):
Một bộ phận học sinh thiếu ý thức học tập, lười học, ham chơi bộ phận khác do học yếu hoặc do lớn tuổi. đối với học sinh thiếu ý thức học tập thì trốn học dẫn đến việc mất kiến thức, kiểm tra điểm thấp lại mất hứng thú học tập. tình trạng trên nếu kéo dài trrong điều kiện không có giải pháp kịp thời của gia đình, nhà trường thì tất yếu học sinh bỏ học, đối với bộ phận học sinh lớn tuổi học yếu (số ít) các em có mặc cảm không muốn học, một phần trong số đó muốn tiếp gia đình lao động (hoặc làm thuê) cho nên các em phải bỏ học.
2. Về phía gia đình:
Có một số phụ huynh học sinh quá nghèo hoặc không quan tâm đến việc học tập của học sinh. Nghèo là yếu tố khách quan, do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế, không quan tâm là yếu tố chủ quan. Xuất phát từ nhận thức, từ trình độ,  từ chỗ nghèo nên nhiều phụ huynh phải đi làm thuê ở nhiều nơi khác, không có thời gian để theo dõi việc học của con em mình, không mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập, phương tiện đi lại, không có khả năng dạy kèm.
Các em học sinh thuộc diện gia đình này thường là chịu thiệt thòi nhiều hơn so với các em học sinh khác. Đối với nhưng gia đình không quan tâm thì lại “khoán trắng” cho nhà trường những gia đình này không tham gia họp phụ huynh học sinh, không xem sổ liên lạc, không mua bảo hiểm cho học sinh,  thậm chí còn có gia đình lại buộc con em mình phải nghỉ học trong khi bản thân các em muốn được đi học. từ sự thiếu quan tâm của gia đình, không có được mối quan hệ cần thiết đối với nhà trường và cũng từ đó gia đình không biết được kết quả học tập của con em mình, không quản lí con em mình trong thời gian đi học ở trường và tự học ở nhà, không ít trường hợp các em trốn đi chơi nhưng gia đình vẫn không biết. mặt khác bản thân các em thuộc gia đình thiếu quan tâm cũng có biểu hiện mặc cảm với bạn bè (khi cha mẹ không đi họp PHHS).
Trong thực tế có rất nhiều học sinh bỏ học từ nguyên nhân này.
3. Từ phía nhà trường:
Trong thực tế cho thấy nơi nào nhà trường quan tâm và tích cực trong việc duy trì sĩ số thì nơi đó tỉ lệ học sinh bỏ học không cao. Điều đó cũng có nghĩa là vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn. Đi tìm hiểu nguyên nhân cụ thể chúng ta có thể thấy như sau:
3.1 Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:
Còn một số khá đông giáo viên chưa nắm chắc được đối tượng học sinh thuộc lớp mình phụ trách. Từ đó, không kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa sớm những nguyên nhân làm cho học sinh bỏ học. rất nhiều giáo viên chưa đến thăm gia đình học sinh, chưa thực hiện tốt sổ liên lạc, không chủ động phối hợp tốt với giáo viên bộ môn, ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể,  trong việc giáo dục và duy trì sĩ số học sinh. Mặc khác một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên và chặt chẽ từ ban giám hiệu nhà trường.
3.2 Đối với ban giám hiệu:
Chưa thể hiện hết trách nhiệm hoặc chưa có giải pháp phù hợp để duy trì sĩ số học sinh. Sự chỉ đạo của ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về công tác nay chưa chặt chẽ, việc báo cáo tham mưu của ban giám hiệu với cấp ủy UBND xã chưa thường xuyên, công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể chưa đem lại hiệu quả.
3.3 Đối với tổ chức Đoàn – Đội, tổ chức hội trong nhà trường:
Hiệu quả hoạt động chưa cao. Tổ chức Đoàn – Đội chưa có tổ chức nhều hoạt động vui chơi giải trí, giáo dục truyền thông cho học sinh. Từ đó, chưa thu hút được học sinh, chưa làm tốt được lí tưởng cho học sinh, chưa tạo cho học sinh có ý chí vượt khó vươn lên trong học tập. tổ chức hội khuyến học tuy đã hình thành ở các đơn vị trường nhưng do nhiều nguyên nhân, chưa kịp thời giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
4. Về xã hội:
Cấp ủy, ủy ban tuy có quan tâm nhưng có lúc, có nơi chưa thể hiện sự quan tâm cụ thể, chưa có biện pháp kiên quyết, sự hỗ trợ của các ngành đoàn thể còn mang tính phong trào, hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh ở các đơn vị chưa đều tay. “Chất lượng hoạt động của các đoàn thể ở ấp, chi hội còn yếu, nội dung sinh hoạt chưa phong phú”. Từ đó, chưa thường xuyên chỉ đạo, phối hợp cùng với nhà trường trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Nói chung, việc học sinh bỏ học ở bậc tiểu học, bậc học THCS là do nhiều nguyên nhân gây nên: trong đó, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về mặt chủ quan, nhà trường, gia đình và xã hội chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc tìm ra nguyên nhân kịp thời đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện. về mặt khách qaun, “đời sống của một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng đồng bào khmer gia đình chính sách vẫn còn khó khăn”. Điều kiện đi  ... iện cha mẹ học sinh biết, từ đó ban đại diện cha mẹ học sinh kịp thời có được các giải pháp để hỗ trợ cho nhà trường. trong sinh hoạt của ban đại diện cha mẹ học sinh ngoài việc phản ánh các thông tin, giáo viên sẽ giữ vai trò thư kí, giúp ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát, đánh giá hoạt động.
Ban nhân dân: Trên cơ sở nắm bắt kịp thời tình hình giáo dục ở địa phương, ban nhân dân ấp sẽ làm tốt việc báo cáo, tham mưu đề xuất với UBND xã – thị trấn các giải pháp chỉ đạo, hỗ trợ cho phong trào giáo dục, riêng với phong trào giáo dục ở địa phương, ban nhân dân ấp cũng kịp thời đề ra các quyết định nhằm tác động tích cực đến các hoạt động của nhà trường.
Đại diện các tổ chức đoàn thể-hội: Trong chức năng của mình các tổ chức đoàn thể -hội sẽ thực hiện các công tác tuyên truyền giáo dục nhằm vận động giúp đỡ trong hội viên. Qua đó tạo ra được nhiều hướng tác động đối với cha mẹ học sinh, giúp cho công tác xã hội hóa giáo dục nhất là việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học được thực hiện tốt.
Để có tư cách pháp nhân hoạt động, sau khi được thành lập nhà trường cần đề nghị UBND xã (thị trấn) ra quyết định công nhận ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo định kì hàng năm, gắn với năm học (từ tháng 10 năm nay đến hết tháng 9 năm sau) và có quy chế hoạt động cụ thể.
b) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động:
Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nắm chắc các thông tin có liên quan đến học sinh và có liên quan đến hoạt động giáo dục ở địa phương.
Để ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên có những thông tin đầy đủ, hàng tháng, trước khi hợp lệ giáo viên phải tập hợp đầy đủ tình hình của nhà trường về học sinh (trong đó có đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học), cơ sở vật chất, kết quả giảng dạy ở nhà trường, các định hướng công tác lớn,  các nội dung trên phải phản ánh đầy đủ có thể thông cho ban đại diện cha mẹ học sinh, đối với các trường hợp đặc biệt giáo viên phải báo cho thường trực ban đại diện cha mẹ học sinh ngay kịp thời phối hợp sử lí.
Việc cung cấp thông tin có thể được thể hiện trong góc dự án (đối với tiểu học).
Ban đại diện cha mẹ học sinh nên phân công thành viên phụ trách từng địa bàn để:
Thông báo cho cha mẹ học sinh biết về các hoạt động có liên quan đến giáo dục ở địa phương.
Tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh quan tân tốt đến con em mình, nhất là quản lí việc học tập của con em mình khi ở nhà.
Phối hợp tốt với các tổ chức xã hội khác kịp thời giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể có liên quan để làm tốt công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
từ thông tin có được do giáo viên cấp (phụ luc 3), ban đại diện cha mẹ học sinh quan hệ trực tiếp với cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể có liên quan có biện pháp tác động nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
bảng phân loại đối tượng học sinh và kế hoạch tác động (để tham khảo)
Đối tượng học sinh
Giải pháp
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
Mồ côi
Giúp đỡ về tinh thần, vật chất.
Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể.
Nghèo, khó khăn.
Giúp đỡ về vật chất
Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể, hội khuyến học.
Gia đình thường xuyên di cư.
Truyên truyền vận động xóa đói giảm nghèo
Chính quyền địa phương, các đoàn thể.
Gia đình không khó khăn nhưng lại thiếu quan tâm
Tuyên truyền vận động
Nêu gương
Chính quyền địa phương
Hội người cao tuổi, hội CCB.
Các tổ chức đoàn thể
Gia đình thường bất hòa
Tuyên truyền vận động
Chính quyền địa phương Hội người cao tuổi, hội CCB.
Bản thân học sinh có khuyết tật, bệnh bẩm sinh
Hỗ trợ phương tiện nhằm khắc phục những khuyết tật
Chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội giúp đỡ.
Học sinh nhà xa trường, nghèo.
Giúp đỡ phương tiện đi lại
Ban đại diện cha mẹ học sinh, HKH.
Trong thực tế, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể luôn có các thành viên, hội viên, đoàn viên ở khắp các địa bàn dân cư, các thành viên hội viên đó cũng chính là phụ huynh học sinhlà đối tượng có trách nhiệm cùng với ngành giáo dục trong việc vận động học sinh ra lớp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hiện nay. Việc các thành viên hội viên đó thực hiện tốt các chủ trương nghị quyết do tổ chức đoàn thể của mình đề ra sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội, nói cách khác, công tác tuyên truyền vận động của mặt trận và các tổ chức đoàn thể có thực hiện tốt thì sẽ làm chuyển biến nhận thức trong cộng đồng dân cư, chính vì thế để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học được thực hiện tốt, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần phải:
Thường xuyên phối hợp với ngành giáo dục để tuyên truyền vận động trong hội viên về việc huy động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ học, từng hội viên phải làm tốt việc tạo điều kiện cho con em mình được đến trường và được học tốt cũng chính là việc thực hện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Chỉ đạo cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn kết với vận động trẻ ra lớp, chống học sinh bỏ học, quan tâm giáo dục con cái, từng thành viên trong gia đình phải gương mẩu trong hành vi đạo đức lối sống.
Phát huy tốt chức năng của mình, các ngành cho UB dân số gia đình, huyện đoàn, phối hợp với ngành giáo dục để cùng làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí lành mạnh.
Tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đặc biệt lòa những em học sinh chưa đến trường hoặc có nguy cơ bỏ học.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
Học sinh bỏ học là một hiện tượng xã hội đã có từ trước đến nay tuy vậy do nền kinh tế-xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử mà hiến chương đó có biểu hiện khác nhau, sự phát triển kinh tế-xã hội là điều kiện để con người phát triển tốt hơn, học sinh học tốt hơn, tuy nhiên, sự phát triển đó không thể làm mất đi tình trạng học sinh bỏ học.
Bởi thứ nhất, kinh tế đó có phát triển đến đâu thì trong xã hội vẫn còn có những con người bất hạnh, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn.
Thứ hai, không phải ở đâu và bất cứ lúc nào nhà trường, gia đình và xã hội cũng làm tốt trách nhiệm trong việc quan tâm giáo dục thế hệ trẻ vì thế, chúng ta không đặt ra yêu cầu là phải chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học, mà chỉ đặt ra yêu cầu là khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, phấn đấu làm cho học sinh bỏ học ở mức thấp nhất.
Để thực hiện tốt yêu cầu trên thứ nhất phải bắt đầu từ việc điều tra, tìm hiểu nguyên nhân thực tế. Chúng ta phải xác định được trong các nguyên nhân làm cho học sinh bỏ học hiện nay thì đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, nguyên nhân nào xuất phát từ yếu tố thực tế, nguyên nhân nào xuất phát từ nhận thức, từ tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân; Thứ hai, trên cơ sở xác định nguyên nhân phải có giải pháp phù hợp, đồng bộ từ phía nhà trường, gia đình và xã hội, nói cụ thể hơn, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ hẳn, trước hết phải bắt đầu từ việc nắm vững học sinh, phát hiện và ngăn chặn sớm những nguyên nhân làm cho học sinh bỏ học. đó là trách nhiệm chung mà trước hết là trách nhiệm của gia đình của giáo viên chủ nhiệm lớp và của ban giám hiệu.
2. Đề xuất:
Đảng Ủy UBND các cấp cần xem xét việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là một trong những nhiệm vụ kinh tế-xã hội ở địa phương. Từ đó có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức công tác này cụ thể là:
Xem việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua đối với tập thể, cá nhân.
Kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể, và cá nhân hoạt động tích cực có nhiều đóng góp trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quan tâm hỗ trợ phong trào giáo dục.
Miễn hoặc giảm lao động công ích đối với các thành viên tích cực tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Sóc Trăng, ngày tháng năm 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục (sửa đổi năm 2005)
Điều lệ trường tiểu học
Văn kiện đại hội, đại biểu đảng bộ huyện Kế Sách lần thứ I nhiệm kì 2005–2010.
Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2005 (theo tiêu chí mới)
Kế hoạch thực hiện chương trình hành động vì trẻ em huyện Kế Sách giai đoạn 2006-2010. kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng gia đình Việt Nam trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2006-2010.
Mục lục
Trang 
I. Lí do chọn đề tài:	
2. Mục đích nghiên cứu:	
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu	
3.1 Khách thể nghiên cứu:	
3.2 Đối tượng nghiên cứu:	
4. Giả thiết khoa học:	
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:	
6. Các phương pháp nghiên cứu:	
6.1 Phương pháp đọc tài liệu (hay văn bản):	
6.2 Phương pháp phỏng vấn:	
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:	
6.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:	
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
1. Khái quát về đặc điểm tình hình dân cư trên địa bàn quản lí:	
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2. Các mục tiêu và nhiệm vụ:	
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỌC SINH BỎ HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KẾ AN 2 HUYỆN KẾ SÁCH
1. Về phía cá nhân học sinh (chủ thể):	
2. Về phía gia đình:	
3. Từ phía nhà trường:	
3.1 Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:	
3.2 Đối với ban giám hiệu:	
3.3 Đối với tổ chức Đoàn – Đội, tổ chức hội trong nhà trường:	
4. Về xã hội:	
CHƯƠNG III 
HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP
I. Giải pháp từ phía nhà trường:	
1.1 Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp:	
1.1.1 Nắm chắc đối tượng học sinh:	
a) Ý nghĩa:	
b) Nội dung cần nắm:	
c) Phương pháp nắm thông tin:	
d)-Xử lý thông tin	
1.1.2 – Xây dựng tốt các mối quan hệ để thực hiện công tác chủ nhiệm lớp:	
1.2 Vai trò quản lí chỉ đạo của ban giám hiệu:	
1.2.1 Xác định trách nhiệm:	
1.2.2 Giải pháp:	
a) chủ động phối hợp với gia đình học sinh:	
b) Điều chỉnh tác động của nhà trường đến học sinh nhằm giảm học sinh bỏ học:	
c) Nâng cao vai trò của cán bộ quản lí trong thức hiện giải pháp:	
d) Chủ động phối hợp với xã hội:	
1.3 Vai trò của tổ chức Đoàn – Đội, hội nhà trường:	
2. Giải pháp từ phía gia đình:	
2.1 Nâng cao vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình:	
2.2 Phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh:	
a) tăng cường xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh về mặt tổ chức:	
b) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động:	
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:	
2. Đề xuất:	
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu đính kèm:

  • doctinh trang hoc sinh bo hoc.doc