Giải thích - Hướng dẫn

Giải thích - Hướng dẫn

1. Quan điểm phát triển chương trình

 2. Về phương pháp dạy học

 - Phương pháp dạy học toán học trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

 - Toán học là một khoa học trừu tượng nhưng lại có nguồn gốc thực tiễn và ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Tư duy lôgíc là một trong những yêu cầu hàng đầu của dạy học toán học ở nhà trường phổ thông. Cần quán triệt định hướng đã nêu và đặc điểm trên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp riêng của bộ môn toán để thực hiện, nhưng nên lưu ý là toán học nhà trường có nhiều thuận lợi đối với phương pháp nêu (hoặc phát hiện) và giải quyết vấn đề, trên cơ sở huy động được các kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc là : học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 2 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải thích - Hướng dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V. Giải thích - Hướng dẫn
	1. Quan điểm phát triển chương trình
	2. Về phương pháp dạy học
	- Phương pháp dạy học toán học trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
	- Toán học là một khoa học trừu tượng nhưng lại có nguồn gốc thực tiễn và ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Tư duy lôgíc là một trong những yêu cầu hàng đầu của dạy học toán học ở nhà trường phổ thông. Cần quán triệt định hướng đã nêu và đặc điểm trên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp riêng của bộ môn toán để thực hiện, nhưng nên lưu ý là toán học nhà trường có nhiều thuận lợi đối với phương pháp nêu (hoặc phát hiện) và giải quyết vấn đề, trên cơ sở huy động được các kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc là : học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. 
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có các hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp. Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành toán học để đảm bảo các yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
	- Cần sử dụng đủ, đúng và có hiệu quả các thiết bị dạy học có trong danh mục đã qui định, ngoài ra giáo viên và đặc biệt là học sinh có thể làm thêm các đồ dùng dạy học nếu xét thấy là cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học. Tích cực tận dụng các ưu thế của công nghệ thông tin trong dạy toán ở nhà trường.
	- Ngay từ các lớp đầu cấp tiểu học phải hình thành cho học sinh những thói quen, những kỹ năng tự học toán (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), đối với học sinh trung học cần hình thành rõ được phương pháp tự học. Hết sức coi trọng việc trang bị kiến thức về các phương pháp toán học cho học sinh.
	3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh
	- Đánh giá kết quả học tập toán của học sinh cần bám sát mục tiêu dạy học môn toán đối với từng cấp, từng lớp; đồng thời căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đã qui định trong chương trình.
	- Sử dụng các hình thức đánh giá đa dạng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ như kiểm tra miệng; kiểm tra viết 15 phút, một tiết, cuối học kỳ có thể tiến hành một số hình thức khác như: theo dõi và quan sát đối với từng học sinh một cách thường xuyên hoặc sau một giai đoạn nhất định về ý thức học tập toán, sự tự giác và hứng thú, sự tiến bộ trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức, về phát triển tư duy toán học. Ngoài ra có thể dùng hình thức phiếu hỏi học sinh với những nội dung phong phú theo ý định của giáo viên. Đổi mới hình thức kiểm tra : kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan, theo một tỉ lệ phù hợp đối với từng loại hình kiểm tra. Việc chuẩn bị các đề kiểm tra theo yêu cầu trên cần được thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng qui trình nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả.
	- Đảm bảo việc đánh giá một cách toàn diện, không thiên về trí nhớ hoặc lý thuyết; phải chú ý đánh giá trình độ phát triển tư duy toán học, năng lực sáng tạo trong khi học và giải toán, khả năng thực hành, ứng dụng vào các tình huống, đặc biệt là tình huống thực tế.
	- Tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả đạt được của người khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá mình khi học tập toán. Thực hiện công khai hoá các kết quả đánh giá; đảm bảo phát huy tác dụng điều chỉnh của hoạt động đánh giá đối với việc học toán và dạy toán của học sinh, giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai thich - huong dan.doc