Giáo án Âm nhạc 4 bài 1 đến 5

Giáo án Âm nhạc 4 bài 1 đến 5

LỚP 4

Tuần 1:

BÀI 1: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC

ĐÃ HỌC Ở LỚP 3

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Học sinh ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.

- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, nhạc cụ, bảng ghi các ký hiệu nhạc.

- Học sinh: Thanh phách, sách giáo khoa, bảng con, phấn.

 

doc 11 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc 4 bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LớP 4
Tuần 1:
Bài 1: Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc 
đã học ở lớp 3
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, nhạc cụ, bảng ghi các ký hiệu nhạc.
- Học sinh: Thanh phách, sách giáo khoa, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Kiểm tra nhạc cụ thanh phách của học sinh.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ ôn lại 3 bài hát đã học ở lớp 3 và 
b. Nội dung:
- Giáo viên chọn 3 bài hát đã học ở lớp 3 cho học sinh ôn lại. Yêu cầu học sinh kể tên những bài hát đã học ở lớp 3.
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lần lượt từng bài và sửa sai cho học sinh.
- Cho học sinh hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động kết hợp múa một số động tác.
- Cho học sinh ôn lại một số ký hiệu ghi nhạc
? ở lớp 3 các em đã được học những ký hiệu ghi nhạc nào ? Em biết những hình nốt nhạc nào
- Cho học sinh trả lời câu hỏi và bài tập sách giáo khoa âm nhạc:
- Giáo viên cho học sinh nhìn lên bảng đã viết sẵn BT1, BT2 và yêu cầu học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
Bài 2 gọi học sinh lên bảng viết
- Giáo viên nhận xét, chữa và tuyên dương học sinh.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài “Bài ca đi học”.
- Nhận xét tinh thần giờ học 
- Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài hát đã ôn
- Cả lớp hát
- Học sinh lắng nghe
- Quốc ca Việt Nam
- Bài ca đi học
- Cùng múa hát dưới trăng
- Học sinh nêu tên các ký hiệu và tên nốt khuông nhạc
Khóa son:
Nốt nhạc
- Hình nốt nhạc:
Bài 1:
- Cả lớp hát lại bài hát này 1 lần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 2:
Bài 2: học hát bài em yêu hòa bình
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng và thuộc bài: Em yêu hòa bình.
- Qua bài hát giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép sẵn nội dung bài hát lên bảng, nhạc cụ (thanh phách).
- Học sinh: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 em lên bảng hát lại 1 trong 3 bài hát đã học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
Giờ học hôm nay cô sẽ dạy các em hát 1 bài hát nói về chủ đề hòa bình 
b. Nội dung:
- Giáo viên giới thiệu về nội dung ý nghĩa của bài hát và giới thiệu tên tác giả.
- Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe.
- Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh luyện cao độ:
Đồ - Rê - Mi - Pha - Son - La - Xi - Đô
- Dạy học sinh hát từng câu:
Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam
Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng
Em yêu xóm lòng nơi mà em khôn lớn
Yêu những mái trường rộn rã lời ca
Em yêu  có đàn cò trắng bay xa
- Tổ chức cho học sinh hát cả bài nhiều lần cho thuộc.
- Lưu ý: Đảo phách
Dòng sông hai bên bờ xanh thắm
- Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh hát đúng giai điệu chỗ đảo phách này.
- Tổ chức cho học sinh hát dưới nhiều hình thức.
- Cho cả lớp hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát này 1 lần kết hợp với gõ đệm theo nhịp 2.
- Gọi 2 - 3 em lên hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại nội dung bài hát và cách gõ đệm.
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp nghe giáo viên hát mẫu
- Học sinh luyện cao độ
- Học sinh hát từng câu theo lối móc xích cho đến hến bài.
- Học sinh hát kết hợp cả bài nhiều lần cho thuộc.
- Bàn - tổ - dãy.
- Hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.
- Cả lớp hát lại 1 lần.
- 2 - 3 cá nhân học sinh hát trước lớp.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 3:
Bài 3: ôn bài hát em yêu hòa bình
Bài tập cao độ và tiết tấu
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu một vài động tác phụ họa, chép sẵn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, phân tích, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 - 3 em lên bảng hát bài em yêu hòa bình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ học ôn lại bài hát em yêu hòa bình và đọc bài tập cao độ và tiết tấu.
b. Nội dung:
* Ôn lại bài hát “Em yêu hòa bình”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức: cả lớp, dãy, bàn, tổ.
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
* Bài tập cao độ và tiết tấu:
- Cho học sinh nhìn lên bảng đọc tên các nốt nhạc trên khuông. Nêu vị trí của từng nốt trên khuông nhạc:
Cho học sinh luyện tập tiết tấu
* Luyện cao độ và tiết tấu:
- Cho học sinh luyện đọc cao độ trước, tiết tấu sau.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp đọc cao độ và tiết tấu lại 1 lần.
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại 1 lần nữa bài “Em yêu hòa bình”.
- Gọi 1 - 2 em hát cá nhân cho cả lớp nghe.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát và bài tập cao độ và tiết tấu.
- Cả lớp hát
- Học sinh lên bảng hát
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát theo cả lớp, bàn, dãy, tổ
- Học sinh đọc tên nốt trên khuông.
- Đô, mi, son, la
- Học sinh tập gõ tiết tấu
- Học sinh luyện đọc cao độ và tiết tấu theo hướng dẫn của cá nhân.
- Đọc cao độ và tiết tấu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 4:
Bài 4: học hát bài bạn ơi lắng nghe
Kể chuyện âm nhạc
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng và thuộc bài bạn ơi lắng nghe.
- Biết bài bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép bài hát lên bảng, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết, kể chuyện.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 em hát bài “Em yêu hòa bình”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ được học hát 1 bài dân ca của dân tộc Ba-na và nghe kể chuyện âm nhạc.
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trước khi vào học hát cá nhân cho học sinh luyện thanh âm: o, a.
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu:
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngòai xa thì thào. Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát, tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.
Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi. Có nhìn thấy đàn chim câu xanh. Lánh gọi nắng bay về rầy lúa. Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài hát nhiều lần với nhiều hình thức cả lớp, bàn, tổ.
* Kể chuyện âm nhạc:
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
? Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai ?
? Cô Đào Thị Huệ đã lấy giọng hát của mình làm gì giúp nước 
? Để ghi nhớ công ơn của cô nhân dân ta đã làm gì
- Gọi 1 - 2 em kể lại chuyện
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát 1 lần.
- Nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát chuẩn bị nhạc cụ cho giờ sau.
- 2 em lên bảng hát
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện thanh:
ò o o ó, ó o o ò 
- Học sinh học hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
- Hát cả bài theo dãy, bàn, tổ, cả lớp
- Học sinh nghe kể chuyện
- Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ.
- Cô lấy giọng hát của mình làm cho giặc si mê và đã trả thù được một phần nào cho quê hương của mình.
- Đã lập đền thời tại xã Trung Nghĩa và sau đổi tên thành thôn Đào.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 5:
Bài 5: ôn tập bài hát bạn ơi lắng nghe
Giới thiệu hình nốt trắng bài tập tiết tấu
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với một số động tác phụ họa trước lớp.
- Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị một số động tác phụ họa, chép sẵn bài tập tiết tấu lên bảng, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 em lên bảng hát bài “bạn ơi lắng nghe”.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát  và làm quen với nốt trắng và tập tiết tấu.
b. Nội dung:
* Ôn lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức: cả lớp, dãy, bàn, tổ.
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
- Gọi 1 - 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.
* Tập múa 1 số động tác phụ họa:
- Giáo viên làm mẫu 1 lần sau đó phân tích hướng dẫn học sinh tập luyện từng động tác.
- Học sinh đứng tại chỗ và múa.
- Gọi 1 - 2 bàn lên bảng biểu diễn trước lớp
* Giới thiệu hình nốt trắng:
- Giáo viên giới thiệu: Hình nốt trắng (thân nốt hình quả trứng nằm nghiêng)
- Độ dài của nốt trắng bằng 2 nốt đen:
- Hướng dẫn học sinh thể hiện hình nốt trắng.
* Bài tập tiết tấu:
- Giáo viên đọc mẫu bài tiết tấu
? Trong bài tiết tấu có những hình nốt gì
- Hướng dẫn học sinh đọc và gõ tiết tấu
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cả lớp vỗ tay (hoặc gõ) mỗi hình tiết tấu 1 lần giáo viên làm mẫu trước, học sinh thực hiện theo.
- Về nhà ôn lại bài hát và bài tập tiết tấu.
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ôn lại bài hát cả lớp, dãy, bàn, tổ
- Học sinh tập múa phụ họa
- Học sinh đọc:
1 nốt trắng = 2 nốt đen
- Học sinh tập thể hiện hình nốt trắng
- Nốt đen, nốt trắng, móc đơn.
- Học sinh đọc tên nốt và gõ tiết tấu bằng thanh phách.

Tài liệu đính kèm:

  • doc1.Giao_an_lop_4_BAI 1-5.doc