Giáo án Âm nhạc 4 - Học kì 1 - GV: Nguyễn Đăng Kiên - Trường tiểu học Ninh Lộc

Giáo án Âm nhạc 4 - Học kì 1 - GV: Nguyễn Đăng Kiên  - Trường tiểu học Ninh Lộc

 TUẦN 1 TIẾT 1

 Ngày .

 Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc

I. MỤC TIÊU :

 -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát dã học ở lớp 3:Quốc ca Việt Nam,Bài ca đi học ,Cùng múa hát dưới trăng

 -Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận dộng theo bài hát

 -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu ,thuộc lời ca.nhớ 1 số kí hiệu ghi nhạc đã học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

 - Nhạc cụ, băng nhạc.

 - Kiến thức âm nhạc.

III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. On định tổ chức:

 - Điểm danh, nhăc nhở.

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 4 - Học kì 1 - GV: Nguyễn Đăng Kiên - Trường tiểu học Ninh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1	TIẾT 1
	Ngày ......
	Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc
I. 	MỤC TIÊU :
	-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát dã học ở lớp 3:Quốc ca Việt Nam,Bài ca đi học ,Cùng múa hát dưới trăng 
 -Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận dộng theo bài hát 
 -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu ,thuộc lời ca.nhớ 1 số kí hiệu ghi nhạc đã học 
II.	CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Nhạc cụ, băng nhạc.
	- Kiến thức âm nhạc.
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Oân định tổ chức: 
 - Điểm danh, nhăc nhở.
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát ở lớp 3.
+ Oân: “Quốc Ca Việt Nam”
- GV mở băng mẫu cho HS đoán tên bài hát và tác giả.
- Gọi 1 HS lên ‘Nghỉ – Nghiêm – Chào cờ – Chào’
- Hướng dẫn HS ôn bài hát kết hợp đứng nghiêm và chào cờ.
+Oân: “Bài ca đi học”
- GV mở băng mẫu cho HS đoán tên bài hát và tác giả.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và vận động phụ hoạ.
- Nhận xét
+Ôn: Cùng múa hát dưới trăng
- Hướng dẫn HS vận động theo bài
- Tổ chức biểu diễn trước lớp
- Nhận xét
* Nội dung 2: Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc
- GV kẻ khuông nhạc lên bảng và hỏi HS đây là gì.
+ Khoá Sol nằm ở đâu
+ Có bao nhiêu tên nốt nhạc
+ Em biết những hình nốt nhạc nào?
+ Ký hiệu nào?
- GV đọc tên và hình nốt nhạc
- Nhận xét, tuyên dương những HS viết đẹp
*Nội dung 3: Củng cố, dặn dò:
- GV đàn cho HS trình bày 1 trong 3 bài hát vừa ôn.
- Gọi HS đọc lại tên 7 nốt nhạc
- Nhận xét giờ học
-Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài cho giờ học sau.
- HS lắng nghe, trả lời.
- Cả lớp chào cờ và hát Quốc Ca
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nghe và đoán tên bài hát.
- HS thực hiện:
+ Đồng thanh.
+ Dãy, nhóm.
+ Cá nhân.
- HS đoán tên bài hát
- Từng nhóm 3 HS lên biểu diễn
- HS trả lời: Là khuông nhạc có 5 dong kẻ và 4 khe.
+ Khoá Sol nằm đầu dòng khuông nhạc
+ Có 7 nốt nhạc
+ Hình nốt đen
+ Hình nốt trắng
+ Hình nốt đơn
+ Hình nốt móc kép
+ Dấu lặng đen
+ Dắu lặng đơn
- HS viết vào bảng con
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc Đ – R –M – P –S – L –Y.
- HS nghe và ghi nhớ.
IV.RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 2	TIẾT 2
	Ngày ...
	Học hát bài : Em yêu hoà bình
 Nhạc và lời: Nghuyễn Đức Toàn
I.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca 
 -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 
 -Nhóm HS có năng khiếu biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn đức Toàn .biết gõ đệm theo phách theo nhịp 
 - Bồi dưỡng HS lịng yêu hịa bình, yêu tổ quốc, tự hào và gắn bĩ với quê hương theo tấm gương dạo đưc Bác Hồ.
II.	CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Bảng phụ, tranh phong cảnh đất nước.
	- Nhạc cụ, băng mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Oån định tổ chức:
Điểm danh, nhắc nhở.
 2. KTBC:
 - Gọi HS viết lại 7 nốt nhạc đã học.
 - Nhận xét.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Nội dung 1: Dạy bài hát “Em yêu hoà bình”
	- GV hát cho HS nghe bài “Hoà bình cho bé” để dẫn dắt bài mới.
	- Giới thiệu bài hát “Em yêu hoà bình” và tác giả Nguyễn Đức Toàn là nhạc sĩ nỗi tiếng của Việt Nam, đã được tặng giải thưởng HCM, ông đã viết nhiều ca khúc cho thiếu nhi như : Chú mèo con, Đường làng em ... Bài hát Hoà bình cho bé là bài hát vui tươi, tính chất âm nhạc êm ái, nhẹ nhàng, gồm 8 câu hát đã nói lên lòng khao khát của các em về một cuộc sống hoà bình, yên vui và hạnh phúc.
- Cho HS nghe băng mẫu (hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, cỏ.
* Lưu ý: Chỗ đảo phách : Sông hai bên
- Tập xong cho HS ôn hát nhiều lần để thuộc lời đúng giai điệu tiết tấu bài hát.
- GV giữ nhịp cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chứa đúng).
*Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm
- GV làm mẫu hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng “yêu”.
	Em yêu hoa bình yêu đất nước ...
 x x
- Nhận xét kết quả từng tỗ, sửa sai cá nhân, tuyên dương HS khá giỏi.
	- GV làm mẫu hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:
	Em yêu hoà bình yêu đất nước...
 x x x x x x x
- Luyện tập nhận xét, sửa sai, đánh giá.
*Nội dung 3: Củng cố dặn dò.
- HS nhắc tiết học, cả lớp đồng thanh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- Qua đĩ giáo dục HS yêu quê hương, tự hào dân tộc theo gương Bác Hồ kinh yêu,
- Dặn HS ôn tập bài hát vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS nghe băng mẫu (Hoặc nghe GV).
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những chỗ khó trong bài mà GV đã lưu ý.
- Luyện hát đồng thanh, từng dãy, tổ, nhóm, cá nhân.
- Chia hai nhóm hát nối tiếp (chú ý hát thể hiện đúng tính chất vui tươi, nhẹ nhàng, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- HS lắng nghe quan sát
- HS hát gõ đệm theo nhịp
- Luyện tập theo tổ cá nhân
- HS lắng nghe, quan sát
- Hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca là cứ hát 1 chữ thì vỗ 1 tiếng vỗ, không hát thì không vỗ (có bao nhiêu lời ca thì ứng với bấy nhiêu tiếng vỗ)
- Luyện tập theo tổ, nhóm, các nhân.
- HS thực hiện theo yêu càu của GV.
- HS nghe, ghi nhớ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 3	TIẾT 3
	Ngày .................................
	- Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình
	- Bài tập cao độ và tiết tấu
I.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
 -Biết hát kết hợp vận động phụ họa 
 -Nhóm HS có năng khiếu nhận biết các nốt đô, mi,son ,la trên khuông nhạc.Biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu
 - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước theo gương Bác Hồ.
II.	CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
	- Nghiên cứu một vài động tác phụ họa
	- Nhạc, bảng phụ chép sẵn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu
III.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Nội dung 1: Ôn bài hát Em yêu hòa bình
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, tác giả?
- Cho HS nghe lại băng bài hát Em yêu hoà bình, sau đó hướng dẫn HS ôn hát và thể hiện tính chất vui tươi em ái nhẹ nhàng.
- Luyện tập. Chú ý cho HS hát hoà giọng nhắc HS không hát quá to để tránh hát lạc giọng.
- Hướng dẫn HS nhớ lại cách vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Kiểm tra, nhận xét sửa sai.
- GV làm mẫu hướng dẫn cho HS vài động tác phụ họa:
+ ĐT 1 (câu 1- 4) đứng tại chỗ, kiễng hai bàn chân rồi nhúng theo từng phách.
+ ĐT 2 (câu 5- 7) nghiêng người sang phải rồi sang trái chú ý nghiêng bên nào thì đưa tay bên đó ra nhẹ nhàng theo nhịp.
+ ĐT 3 (câu 8) Hai tay đưa ngang giả làm cánh cò.
- Sau khi tập xong cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục.
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp
- Nhận xét, sửa sai.
* Nội dung 2 : Bài tập cao độ và tiết tấu
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn bài tiết tấu.
- Hướng dẫn HS luyện tiết tấu (nốt đen đọc tắt là đen, dấu lặng đen đọc tắt là dấu lặng).
- GV thay thế bằng cách âm tượng thanh (hoặc tên của loài hoa hoặc tiếng kêu của con vật ...) đó là bắt chước tiếng trống “tùng” kết hợp gõ theo tiết tấu.
* Luyện thang âm (cao độ ).
 Đô Mi Sol La
- Giới thiệu cho HS nhận biết các nốt Đô, Mi, Sol La, trên khuông nhạc.
- Hướng dẫn HS luyện cao độ từng nốt sau chuyển sang luyện hai nốt từ trên xuống.
* Luyện tập cao độ và tiết tấu.
- Sau khi cho HS quan sát. GV hỏi trong bài có những hình nốt gì? Kí hiệu gì? Tên nốt gì?
- GV đàn mẫu bài TĐN
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN kết hợp gõ tiết tấu
- Luyện tập, sửa sai (GV đệm đàn theo).
- Nhận xét.
*Nội dung 3: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc tiết học, cả lớp đồng thanh trình bày lại bài hát “Em yêu hoà bình” kết hợp múa phụ hoạ.
- Dặn HS ôn lại bài đã học.
- Nhận xét tiết học.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn bài hát theo hướng dẫn của GV.
- Chia 2 dãy: dãy A hát hai câu đầu, dãy B hát hai câu ,tiếp theo. Cả lớp hát đoạn cuối (sau đổi lại).
- Chia 2 dãy: dãy A hát, dãy B gõ tiết tấu lời ca (sau đổi lại)
- Nhóm HS lần lượt thực hiện
- Xem GV làm mẫu
- HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng chuẩn xác.
- HS hát múa cả bài nhiều lần
- Nhóm , cá nhân, dãy thư ... ể hiện được tình cảm sắc thái, đồng thời nhắc nhở những em chưa học tốt.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài: Cò lả.
- HS lắng nghe
- HS xem tranh
- HS nghe tiếng hát
- HS đọc phát âm rõ ràng
- HS học hát
-HS luyện hát: Dãy, tổ, nhóm cá nhân . 
- Nghe nhạc nghiêm túc
- HS trả lời theo cảm nhận.
- Nghe nhạc lần 2
- HS thực hiện.
- HS nghe.
- HS ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 13 	TIẾT 13
	Ngày ..
	- Ôn tập bài hát: Cò lả
	- Tập đọc nhac: TĐN số 4
I.	Mục đích yêu cầu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
 -Biết hát kết hợp vận đọng phụ họa
 -Nhóm HS có năng khiếu biết đọc bài TĐN số 4
II.	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ, bảng phụ
	- Dạy cho HS biết thể hiện phần xô và phần xướng của bài Cò lả.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Bài cũ: Kiểm tra trong quá trình daỵ hát
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Cò lả.
- Cho HS nghe lại bài hát
- GV chỉ định tổ nhóm trình bày, sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng.
- GV hướng dẫn HS vừa tập hát vừa ôn lại gõ đệm theo nhịp để tiếng gõ không gấp gáp, phù hợp với giai điệu dàn trải của bài hát.
- Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng và hát hoà giọng (phần xô).
-- GV hướg dẫn HS trình bày hát kết hợp múa vận dộng phụ họa đơn giản.
- GV chỉ định một vài HS lên biểu diễn
b. Hoạt động 2: TĐN số 4: Con chim ri
- Giới thiệu bài: Đây là một giai điệu ngắn của Pháp.
- Đặt câu hỏi khai thác bài TĐN số 4.
	+ Trong bài có những hình nốt gì?
	+ Hãy đọc tên nốt nhạc có trong bài.
	+ Hãy xắp xếp các nốt nhạc từ thấp đến cao
	+ Hãy tìm ra âm hình tiết tấu
- Hướng dẫn HS luyện tiết tấu: Đen, trắng
- Hướng dẫn HS đọc bài TĐN số 4 từng câu (4 câu )
- Hướng dẫn HS ghép lời ca (GV đàn mẫu)
- Luyện tập, sửa sai.
c. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả, cả lớp hát múa đồng thanh (GV đệm đàn) và đọc lại bài TĐN số 3.
- Giáo dục các em hãy yêu làn điệu dân ca.
- Dặn HS ơn bài hát và bài TĐN số 4.
- Nhận xét lớp học.
- HS nghe lại bài hát
- Cả lớp thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
	+ HS nữ hát: Con cò ..đồng
	+ HS nam hát : Tình tính .nhớ hay chăng.
- HS hát múa đơn giản
- HS trình bày.
- HS nghe.
- HS tìm hiểu bài
- HS vừa đọc vừa gõ tiết tấu
- HS tập đọc chú ý cao độ
- HS ghép lời ca
- HS luyện tập: Đồng thanh, dãy, nhĩm, cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS nghe, ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 14	TIẾT 14
	 Ngày : 
	- Ôn tập 3 bài hát: - Trên ngựa ta phi nhanh
	- Khăn quàng thắm mãi vai em
	- Cò lả
	- Nghe nhạc
I. 	Mục tiêu yêu cầu: 
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
 -Biết hát kết hợp vận động phụ họa
 -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai diệu thuộc lời ca ,nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc m,ột đoạn nhạc không lời 
II.	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ, bảng nhạc.
	- Đệm nhạc
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Kiểm tra bài học: Kiểm tra trong quá trình dạy hát.
	3. Bài mới:
HOẠT DỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Hoạt động 1: Ôn bài Trên ngựa ta phi nhanh
- Mỗi tổ trình bày bài hát theo tốc độ của GV (GV đệm đàn).
- Gọi cá nhân trình bày bài hát và GV sửa sai
- Hướng dẫn HS hát đối đáp.
b. Hoạt động 2: Ôn bài Khăn quàng thắm mãi vai em.
- GV chỉ định từng HS hát lại từng đoạn trong bài. GV hướng dẫn các em sửa lại những chỗ hát chưa đúng.
- Hướng dẫn hát nối tiếp và hoà giọng.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc.
- Tổ chức biểu diễn trước lớp
c. Hoạt động 3: Ôn bài : Cò lả.
- Hướng dẫn HS vừa tập hát vừa ôn lại gõ đệm theo nhịp để tiếng gõ không gấp gáp
- Hướng dẫn HS trình bày bài theo cách lĩnh xướng và hoà giọng (phần xô).
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp múa vận động phụ họa đơn giản, chú ý động tác tay mô phỏng cánh cò bay.
- GV chỉ định một bài nhóm trình bày bài trước lớp.
d. Hoạt động 4: Nghe nhạc : Ru em.
- GV giới thiệu bài: Bài Ru em là một trong những làn điệu dân ca hay nhất của người Xơ-đăng, một dân tộc sống ở Tây nguyên. Bài hát có giai điệu du dương và tha thiết, thể hiện tình yêu thương, gắn bó giữa người thân trong gia đình.
- GV mở băng
- Hỏi HS một số câu hỏi đơn gian để HS cảm nhận bài hát một cách sơ giản.
- Mở đĩa cho HS nghe lần 2.
e.Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- Ôn lại bài hát đã ôn
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ơn bài,
- Tổ 1+ 3: tốc độ hơi chậm
- Tổ 2 + 4: tốc độ hơi nhanh
- Cả lớp hát tốc độ vừa phải
- Cá nhân thực hiện
- Chia lớp làm 2 nửa hát đối đáp
- Cá nhân hát từng đoạn
- HS trình bày theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- Từng nhóm lên bảng biểu diễn
- HS hát, gõ nhịp.
- HS hát lĩnh xướng hoà giọng
- HS hát múa đơn giản.
- Nhóm trình bày.
- HS nghe.
- HS nghe nhạc.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nghe lần 2.
- HS thực hiện.
- HS nghe.
- HS ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 15	TIẾT 15
	Ngày	Hocï bài hát : Vầng trăng cổ tích
 Nhạc: Phạm Đăng Khương- Lời: thơ Đỗ Trung Quân.
I.	Mục đích yêu cầu:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca 
 -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu ,đúng lời ca 
II.	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Bài cũ
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a.Hoạt động 1: Dạy hát: Vầng trăng cổ tích.
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hướng dẫn HS tập hát từng câu nối tiếp nhau theo lối mĩc xích cho đến hết bài.
- Tập xong cho HS hát nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dị.
- HS nhắc tên bài hát, sau đĩ cả lớp đồng thanh trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- Dặn HS ơn bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- HS đọc lời ca
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV
- HS luyện hát:
 + Đồng thanh
 + Dãy, tổ
 +Nhĩm, cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS nghe, ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm.
..
..
TUẦN 16 + 17	TIẾT 16 +17
	Ngày :	Ôn tập
I.	Mục đích yêu cầu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
 _Biết hát kết hợpvỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát ,tập biểu diễn bài hát 
 -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ,biết gõ đệm theo phách theo nhịp
II. 	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Bài mới: Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới.
	3. Bài cũ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát
- GV hướng dẫn HS ôn tập 3 bài hát bằng hình thức thi đua giữa các tổ.
	+ Lần lượt từng tổ trình bày bài hát theo yêu cầu của GV. Tổ nào hát tốt trình bày bài hát tốt sẽ được cộng điểm.
- GV đánh giá, nhận xét ghi điểm.
b. Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc.
- Ôn tập và trình bày 2 bài TĐN theo nhóm
- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện
	+ Các nhóm trình bày bài TĐN nhạc số 1. Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách..
	+ Nhóm trình bày bài TĐN số 3. Đọc nhạc hát lời kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
	.- GV nhận xét đánh giá ghi điểm
c. Hoạt động 3: Tổng kết dặn dò:
	- Nhận xét tiết học
	- Dặn dò HS về nhà ôn bài
- HS on tập 3 bài hát theo hướng dẫn của GV.
+ HS của các tổ thực hiện
- HS ôn TĐN
- Từng nhóm 4- 5 HS tham gia
- HS nghe.
- HS ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm:
..
TUẦN 18	TIẾT 18
	Ngày : ................
	 Tập biểu diễn các bài hát đã học
I. MỤC TIÊU
	- Tập biểu diễn 1 số bài hát đã học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
	- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,...).
	- Máy nghe, băng nhạc mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
	1. Ổn định tổ chức: sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại các bài hát đã học. Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo một trong ba cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca hoặc GV đệm đàn cho HS hát. Nhận xét.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Hoạt động 1: Tập biểu diễn các bài hát đã học.
- GV chỉ định 3-5 em HS làm ban gám khảo (BGK) .
-Tổ chức lớp thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 5-7 HS) lên biểu diễn trước lớp lần lượt các bài hát.
- GV động viên các nhóm hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp, đề nghị BGK cộng thêm điểm.
- GV đề nghị công bố điểm của các nhóm.
b. Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét, dặn dò (thức hiện như các tiết trước).
- Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập .
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem các bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.
- Nhóm HS làm BGK công bố điểm, cả lớp vỗ tay.
- HS lắng nghe 
- HS ghi nhớ
IV. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docAM NHAC 4 HK1.doc