Giáo án An toàn giao thông 4 - Bài 1 đến bài 6 - Trường Tiểu học Thắng Lợi

Giáo án An toàn giao thông 4 - Bài 1 đến bài 6 - Trường Tiểu học Thắng Lợi

I-MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- HS nhận biết thêm 12 được biển báo GTĐB phổ biến.

- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo GT.

 2. Kĩ năng :

 -HS nhận biết nội dung các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học và gần nhà hoặc thường gặp.

3. Thái độ :

 -Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo GT

- Tuân theo và đi đúng phần đường quy định của biển báo GT.

II- NỘI DUNG:

- Ôn các biển báo đã học.

- Học 12 biển báo mới.

III- CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị 23 biển báo giao thông (12 biển báo mới và 11 biển báo đã học) .

IV- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2061Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 4 - Bài 1 đến bài 6 - Trường Tiểu học Thắng Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An toàn giao thông
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I-Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
HS nhận biết thêm 12 được biển báo GTĐB phổ biến.
HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo GT.
 2. Kĩ năng :
 -HS nhận biết nội dung các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học và gần nhà hoặc thường gặp.
3. Thái độ :
 -Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo GT
Tuân theo và đi đúng phần đường quy định của biển báo GT. 
II- Nội dung:
Ôn các biển báo đã học. 
Học 12 biển báo mới. 
III- Chuẩn bị:
Chuẩn bị 23 biển báo giao thông (12 biển báo mới và 11 biển báo đã học) .
IV- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
Hoạt Động 1 Ôn tập và GT bài mới.
GV :Để người và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo GT.
YC hs lên vẽ hoặc biển báo GT mà các em đã nhìn thấy, nói tên biển bao và cho biết biển báo đó em đã nhìn thấy ở đâu ?
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nội dung như sau:GV gắn lên bảng 11 biển báo đã họcvà chia cho các nhóm 11 tên biển báo, lần lượt lên gắn tên vào biển báo cho chính xác.
GVkiểm tra kết quả. Tuyên dương khen thưởng nhóm đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
GV đưa ra biển báo mới: Biển số110a ,122
Em có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ?
-Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
GV giới thiệu là Biển báo cấm. ý nghĩa biểu thị những điều cấm người đi đường phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đã báo.
Biển báo số 110a chỉ điều cấm gì?
GV đưa ra 3 biển ; 208, 209, 233.
Em có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ?
-Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
Nêu nd của từng biển báo.
 -GV tiếp tục GT biển báo 301(a,b,c,d ), 303, 304,305
GV gắn 12 biển báo không theo thứ tự, yc HS xếp biển báo thành các nhóm.
Hoạt động 3: Trò chơi biển báo.
- Treo 23 biển báo lên bảng,y/c hs quan sát trong vòng1 phút và ghi nhớ tên biển báo.
GV nhận xét biểu dương.
V- củng cố- dăn dò.
Gv nhắc lại ND tiết học.
Dặn HS : Đi đường thực hiện theo biển báo. Thực hiện tốt luật GT.
HS lắng nghe
HS vẽ và nêu (Biển báo cấm đi ngược chiều)
Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
QS tranh.
HS chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4hs
- Các nhóm lần lượt gắn biển báo
- Cả lớp nhận xét 
- Quan sát và trả lời.
+ Hình: tròn
+ Màu: nền trắng, viền đỏ.
+ Hình vẽ: Màu đen
HS nêu
Lắng nghe.
- Cấm xe đạp
Biển số 122có 8 cạnh đều nhau, nền mầu đỏ, có chữ STOP. ý nghĩa: dừng lại.
HS nhận xét.
Đây là nhóm biển báo nguy hiểm. Để báo cho người đi đường biết trước các tình huống nguy hyểm có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển 208 : Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên
Biển 209:Báo hiệu nơi giao nhau có đèn tín hiệu.
Biển 233: Báo hiệu có những nguy hiểm khác.
HS đọc ND biển báo.
- HS xếp thành các nhóm và nhắc lại ND từng biển báo.
-HS quan sát
-Các nhóm lần lượt gắn biển báo.
An toàn giao thông
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. 
I-Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 _HS hiểu ý, nghĩa tác dụng của vạch kể đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
 2. Kỹ năng :
 HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nốic vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng quy định.
3. Thái độ:
Khi đi đường luôn biết quan sát mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật GTĐB đảm bảo ATGT.
II- Nội dung:
Vạch kẻ đường
Cọc tiêu và tường bảo vệ.
Hàng rào bảo vệ.
III- Chuẩn bị:
 GV: 12 biển báo GT đã học ở bài trước một số tranh vẽ trong bài.
 HS: Quan sát nơi có vạch kẻ đường, tìm hiểu các loại vạch kẻ đường.
IV- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
Hoạt Động1: Ôn bài cũ giới thiệu bài mới.
TRò chơi:Đi tìm biểu báo GT
Gv phổ biến luật chơi cách chơi: Treo bảng tên biển báo đã học Lần lượt gọi các nhóm lên đặt các biển báo đúng chỗ có tên biển báo. 
-Giải thích biển báo này thuộc nhóm biển báo nào ? Khi gặp biển báo này người đi đường phải thực hiện theo lệnh hay chỉ dẫn như thế nào ? ( nếu trả lời đúng 1 điểm, trả lời sai 2 điểm)
- Gv nhận xét tuyên bố nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vạch kẻ đường
- Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường ?
- GV treo tranh 
 Em hãy mô tả các loại vạch kẻ đường (vị trí, hình dạng, màu sắc ).
- Có mấy loại vạch kẻ dường ?
- Người ta kẻ ngững vạch trênđường dùng để làm gì ?
GV kết luận chung.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn.
a . Cọc tiêu:
 - Treo ảnh cọc tiêu trên đường
GT từ cọc tiêu:Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
 - Cọc tiêu có tác dụng gì ?
GVKL
b. Rào chắn.
-Treo tranh hàng rào chắn
-Có mấy loại rào chắn ?
GV nhận xét.
Hoạt động 4 : Kiểm tra hiểu biết
GV phát phiếu học 
GV nhận xét đánh giá.
V- củng cố- dặn dò.
-Hệ thống kiến thức.
- Nhắc HS thực hiện tốt luật GT.
 HS chia thành 3nhóm.
-Các nhóm lần lượt chơi.
VD: Biển báo số 304 Báo hiệu giao nhau chạy theo vòng xuyến. Đây là nhóm biển hiệu lệnh. 
-HS trả lời
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
HS mô tả
Có 2 loại vạch kẻ đường:
+Vạch nằm ngang (kẻ trên mặt đường)
+ Vạch đứng (kẻ trên thành vỉa hè và một số bộ phận khác của đường ).
-Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
HS quan sát.
- HS nêu.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Có 2 loại rào chắn:
 + Rào chắn cốđịnh (ở nhũng nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt).
+ Rào chắn di động ( có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩyvào đóng mở được )
Các nhóm làm vào phiếu bài tập và báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe.
An toàn giao thông
Bài 3: Đi xe đạp an toàn
I-Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
 -- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra đường. 
 - Biết những quy định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp.
 2. Kỹ năng :
Có thói quen đi sát lề đườngvà luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
 3. Thái độ :
 - Có ý thức thực hiện các qui định đảm bảo ATGT.
II- Nội dung:
- Những ĐK để đảm bảo đi xe đạp an toàn.
 - Những quy định để đảm bảo đi xe đạp an toàn.
III- Chuẩn bị:
 - Hai xe đạp nhỏ : 1 xe an toàn và 1 xe không đảm bảo an toàn.
 - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng , sai .
IV- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn.
GT bài : ở lớp ta có ai đã biết đi xe đạp ?
- Các em có thích đi học bằng xe đạp không ?
GV :Nếu các em có một chiếc xe đạp. Xe đạp cua các em cần phải như thế nào ?
GV đưa ảnh 1 chiếc xe đạp, y/c hs thảo luận.
- Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe đạp như thế nào ? (Loại xe, cỡ vành xe, lốp xe, tay lái, phanh, xích)
GV kết luận : Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em cần đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp còn phải tốt, có đủ các bộ phận đặc biệt là phanh và đèn.
Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
YC học sinh quan sát tranh và nêu : 
 -Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đúng sai.
-Chỉ trong tranh những hành vi sai (Phân tích nguy cơ gây tai nạn )
- YC học sinh kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn .
GV nhận xét và ghi lại ý đúng.
_ Theo em , để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
GV ghi lại các ý đúng. 
Đi đúng hướng, làn đường dành cho xe thô sơ.
Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới. 
Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Đi đêm phải có đèn phát sang hoặc đèn phản quang. 
Nhắc lại các quy định đối với người đi xe đạp.
Hoạt động 3 : Trò chơi giao thông.
GV treo sơ đồ các tình huống GT:
-Khi phải vượt xe đỗ bên đường,
- Khi phải đi qua vòng xuyến,
- Khi đi từ trong ngõ đi ra,
GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
V- củng cố- dặn dò.
Hệ thống kiến thức. Nhấn mạnh quy tắc đối với người đi xe đạp , đối với HS
 YC HS ghi nhớ và thực hiện tốt luật GT.
 -HS trả lời.
_ Có ạ
- HS quan sát và thảo luận 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Xe phải tốt.
Có đủ các bộ phận, đèn chiếu sáng,..
Là loại xe của trẻ em: có vành nhỏ..
-HS lắng nghe.
HS quan sát tranh và thảo luận.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
HS nối tiếp kể :
+ Đi xe dàn hàng ngang
+ Buông thả hai tay 
 + Đuổi nhau trên đường hay lạng lách.
 + Dừng xe giữa đường nói chuyện
HS thảo luận theo nhóm và ghi KQ.
Cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
HS nối tiếp nhắc lại các quy tắc.
Chia lớp thành 3 đội quan sát các tình huống và rung chuông giành quyền trả lời.
HS lắng nghe.
An toàn giao thông
Bài 4: Lựa chọn đường đi an toàn
I-Mục tiêu:
 1 . Kiến thức :
 - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn tới trường
 2 . Kĩ năng :
 - Lựa chọn con đường an toàn nhất để tới trường.
 -- Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn.
II- Chuẩn bị:
 - Hộp phiếu ghi ND thảo luận
 - Băng dính, thước nhỏ.
 - Hai sơ đồ trên giấy khổ lớn
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
Hoạt động1:Ôn bài trước:
a-Mục tiêu:Giúp HS nhớ lại kiến thức bài : Đi xe đạp an toàn.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm thảo luận
GT hộp thư có 4 phiếu kí hiệu ở bên ngoài là : Phiếu A , Phiếu B.
Phiếu A : Em muốn ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những ĐK gì ?
Phiếu B : Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn.
GV ghi lại trên bảng những ý đúng của HS.
Kết luận chung: Nhắc lai những quy địnhkhi đi xe đạp trên đường đã học.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu con đường đi an toàn. 
GV chia nhóm, phát giấy YC học sinh thảo luận theo câu hỏi:
 - Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp ?
Gv ghi các ý kiến của HS sau đó nhận xét và đánh dấu các ý đúng.
KL: Là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển báo hiệu giao thông , ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ qua đường.
Hoạt đọng 3 : Chọn con đường an toàn đi đến trường.
YC hs tự vẽ con đường tới trường . Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.
GV nhận xét.
KL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp , các em cần lựa chọn con đườngđi tới trường hợp lý và đảm bảo an toàn: ta chỉ đi theo con đường an toà dù phải đi xa hơn.
IV- Củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.
Dặn HS chuẩn bị bài sau và thực hiện tốt luật GT.
-HS chia thành 4 nhóm.
Đại diện các nhóm bốc thăm và thảo luận.
HS trình bày
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
HS chia 4 nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp bổ sung KQ thảo luận.
HS tự vẽ con đường mình đến trường, XĐ được điểm an toàn và không an toàn.
2 HS lên giới thiệu con đường mình tới trường.
Các bạn khác nhận xét bổ sung.
 An toàn giao thông
Bài 5: Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ.
I-Mục tiêu:
 1 . Kiến thức :
 - HS biết mặt nước cũng là một loại đường GT. 
- HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
 - HS biết các biển báo hiệu giao thông trên đương thuỷ để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ.
 2 . Kĩ năng:
 - HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng.
 - HS nhận biết 6 biển báo GTĐT.
 3. Thái độ : 
 - Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
 - Thêm yêu quý Tổ quốc mình hơn.
II- Chuẩn bị:
6 biển báo GTĐT . Bản đồ tự nhiên VN. 
Tranh ảnh về phương tiện GTĐT.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt động của trò.
HĐ1: Ôn tập bài cũ. giới thiệu bài mới 
ở lởp 3, chúng ta đã biết đến 2 loại đường giao thôngđó là GTĐB và giao thông đường sắt.
Ngoài hai loại đường trên, em nào biết người ta còn có thể đi lại bằng loại đường GT nào nữa ?
GV treo bản đồ tự nhiên VN, giới thiệu về sông ngòi và đường biển nước ta.
KL : Ngoài GTĐB, GTĐS người ta còn sử dụng các loại tàu thuyền để đi lại trên mặt nước gọi là GTĐT.
GTĐT rẻ tiềnvì không phải làm đường, chỉ cần xây dựng các bến cảng, bến phà cho người và xe cộ lên xuống. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về GT trên đường thuỷ
 - Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được ? 
Người ta chia GTĐT làm mấy loại ?
KL : GTĐt ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐTlà một mạng lưới GT rất quan trọng ở nước ta.
Hoạt động 3 :Phương tiện giao thông nội địa.
-- Có phải bất cứ đâu có mặt nước, đều có thể đi lại được, trở thành đường GT ?
- Kể tên một số phương tiện GTĐT mà em biết ?
- Treo tranh ảnh về các phương tiện GTĐT, y/c hs quan sát và nói tên từng loại phương tiện. 
Hoạt động 4 :Biển báo hiệu GTĐT nội địa. 
 - GV treo 6 biển báo
a . Biển báo cấm đậu.
- YC hs nhận xét về hình dáng, màu sắc, hình vẽ trên biển ?
- Nêu ý nghĩa của biển báo ?.
b. Biển cấm các phương tiện thô sơ đi qua.
c. Biển cấm rẽ phải ( hoặc rẽ trái )
d. Biển báo được phép đỗ.
e . Biển báo phía trước có bến đò, bến phà.
KL : Đường thuỷ là một loại đường GT, có rất nhiều phương tiện đi lại do đó biển báo hiệuGTĐT cũng rất cần thiết và có tác dụng như biển báo hiệu GTĐB.
IV- Củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.
 Dặn chuẩn bị bài sau và thực hiện tốt luật GT.
HS lắng nghe.
- Người ta còn đi lại bằng đường thuỷ.
-Người ta có thể đi lai trên mặt sông, trên mặt hồ, trên các kênh rạch, ở miền Nam có rất nhiều kênh rạch tự nhiên và có kênh do người đào và có thể đi cả trên mặt biển.
- Người ta chia GTĐT làm 2 loại : GTĐT nội địa và GT đường biển.
- Chỉ những nơi mặt nước có đủ bề, rộng bề sâu cần thiết với độ lớn của tàu thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành GTĐT được. 
-HS thảo luận ghi tên các loại phương tiện GTĐT.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
- Các phương tiện giao thông đường thuỷ như : Tàu thuỷ, ca nô, phà, xà lan , xuồng máy, thuyền
- HS nêu. 
HS quan sát.
+ hình : vuông
+ Màu sắc : viền đỏ, có đường chéo đỏ.
+ hình vẽ : giữa có chữ P màu đen. 
- Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyềnđỗ (đậu )ở khu vực cắm biển. 
- HS tự nhận xét về hình dáng, màu sắc, hình vẽ.
_ Biển này có ý nghĩa cấm thuyền (phương tiện thô sơ ) không được đi qua.
HS nhận xét tương tự.
- HS lắng nghe. 
An toàn giao thông
Bài 6: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
I-Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
HS biết các nhà ga bến tàu, bến xe, bến đò, bến phà, là nơi các phương tiện GT công cộng đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò.
HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền , đò  một cách an toàn.
- HS biết các quy định khi ngồi trên xe, thuyền.
 2. Kĩ năng : 
 Có kĩ năng và hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GTCC
Thái độ :
Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiệnGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
II- Chuẩn bị:
Tranh ảnh các bến tàu , nhà ga, bến xe. 
Các hình ảnh người lên xuống tàu , thuyền.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
HĐ1: Khởi động ôn về GTĐT
Cho HS chơi trò chơi làm phóng viên.
- Một bạn đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn nhỏ vừa có cuộc đi chơi trên đương thuỷ.
- Đường thuỷ là loại đường như thế nào ?
 -- Đường thuỷ có ở đâu ?
- Trên đường thuỷ những phương tiện GT nào hoạt động?
- Trên đường thuỷ có cần thực hiện quy địnhvề ATGT không , vì sao ?
- Bạn biết trên đường thuỷ có những biển báo nào ? 
GVnhận xét.
Hoạt động 2 : Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
Trong lớp ta những ai được bố mẹ cho đi chơi bằng ô tô khách , tàu hoả, hay tàu thuỷ chưa ?
- Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé và lên tàu(hay lên ô tô )?. Người ta gọi những nơi ấy tên là gì ?
KL: Muốn đi bằng các phương tiện GTCC người ta phải đến nhà ga, bến xe, bến tàuđể mua vé chờ đến giờ tàu, xe khởi hành mới đi.
 Hoạt động : 3 Lên xuống xe. 
YC hs thảo luận các tình huống
Khi lên xuống xe phải lên xuống như thế nào cho an toàn?
*KL: - Chờ xe dừng hẳn mới lên xuống.Bám vịn chắc chắn vào thành xe mới lên hoặc xuống, không chên lấn, xô đẩy.Khi xuống xe không được qua đường ngay.
 Hoạt động : 4 Ngồi ở trên tàu, xe : Hành vi an toàn khi ngồi trên xe.
Chia nhóm.
Giao việc:
Nêu những hành vi an toàn khi ngồi trên ô tô, xe buýt, tàu hoả, ca nô, thuyền?
GV phát phiếu học tập YC hs đánh dấu đúng (Đ), sai (S ) vào các tình huống
GV nhận xét.
KL:Ngồi ngay ngắn không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ. Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh. Khi ngồi không xô đẩy, không đi lại, đùa nghịch. Không ném các đồ vật ra ngoài cửa sổ.
IV- Củng cố- dăn dò.
- Hệ thống kiến thức:
- Khi đi trên các phương tiện GTCC em cần thực hiện các hành vi nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác?
 Dặn HS ghi nhớ và thực hiện tốt nhũng quy định khi đi trên các phương tiện GTCC.
 6 HS tham gia chơi (1bạn đóng vai phóng viên, 5 bạn tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn ).
- Là dùng tàu, thuyền đi lại trên mặt nước từ nơi này đến nơi khác. 
- Đường thuỷ có ở khắp mọi nơi ở đâu có biển, sông, hồ, kênh, rạch là có GTĐT.
- Có nhiều loại : Tàu , thuyền, ca nô.
- Có , vì nếu không thực hiện LGT thì sẽ sảy ra tai nạn.
 - HS trả lời các biển báo đã học .
HS trả lời.
- Đựơc gọi là : nhà ga, bến tàu, bến xe
- Các nhón thảo luận và nêu kết quả.
- HS trả lời.
HS thảo luận
 - Chia 4 nhóm.
HS nêu
HS làm vào phiếu học tập.
+ Đi tàu nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc thang 
+ Đi tàu, ca nô đứng tựa ở lan can tàu, cúi xuống nhìn nước.
+ Đi thuyền thò chân xuống nước.
+ Không thò đầu tay ra ngoài cửa sổ.
- HS nêu những quy định khi lên, xuống tàu xevà những quy định khi ngồi trên xe.

Tài liệu đính kèm:

  • docan toan giao thong lop 4.doc