Giáo án bổ sung lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trường Tiểu học Lê Lợi

Giáo án bổ sung lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trường Tiểu học Lê Lợi

Môn : Tập đọc

Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 I Mục đích , yêu cầu :

 1) Đọc lưu loát toàn bài :

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm , vần dễ lẫn.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn ) .

2 ) Hiểu các từ ngữ trong bài

Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

II – Đồ dùng dạy – học

-Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn can hướng dẫn HS luyện đọc.

III – Các hoạt động dạy – học

Dạy bài mới

1 ) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc :

GV giói thiệu chủ điểm đầu tiên : Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn , khó khăn. Sau đó giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bổ sung lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Ngày tháng năm 2005
Tuần 1
Môn : Tập đọc
Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 I Mục đích , yêu cầu :
 1) Đọc lưu loát toàn bài :
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm , vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn ) .
2 ) Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
II – Đồ dùng dạy – học
-Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn can hướng dẫn HS luyện đọc.
III – Các hoạt động dạy – học
Dạy bài mới
1 ) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc :
GV giói thiệu chủ điểm đầu tiên : Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn , khó khăn. Sau đó giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GV treo tranh minh hoạ cho HS biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò
2 ) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
GV chia 4 đoạn :
Đoạn 1 : Hai dòng đầu
Đoạn 2 : Từ Chị nhà Trò chị mới kể
Đoạn 3 : Năm trước  ăn thịt em
Đoạn 4 : Phần còn lại 
GV kết hợp sửa sai cho HS từ : gục , cuội , khoẻ, vặt, 
HD HS ngắt nghỉ hơi
GV yêu cầu HS giải nghĩa từ cỏ xước , Nhà Trò
Ngắn chùn chùn : ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi
Thui thủi : cô đơn,mộât mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HS quan sát tranh
 - Lần I :
HS đọc nối tiếp từng đoạn 1 theo hàng dọc từ trên xuống
Lần II
HS đọc từ dưới lên
- SGK
Lần III :
-Đọc theo nhóm đôi
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-
 HS đọc thầm đoạn 1 – Thảo luận nhóm 2
 HS trả lời : Dế Mèn đi qua moat vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời : thân hình chị nhỏ bé,gấy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu,lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
 - HS đọc thầm đoạn 3 : trước nay, mẹ Nhà Trò có vay long ăn của bọn nhện. Sau nay chưa trả được thì chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đãû đánh Nhà Trò mấy bận . Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
HS trả lời :
+ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi nay. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Xoè cả hai cánh ra
- Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài , người bự những phấn
+ Dế Mèn xoè cả hai cánh ra, bảo Nhà Trò : 
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng tốt – bênh vực người yếu.
_ 4 HS đọc nối tiếp _ Lớp nhận xét 
HS thi đọc theo cặp
Một vài HS thi đọc trước lớp
- HS đọc lại toàn bài
HS trả lời – Lớp nhận xét
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
* GV đọc diễn cảm cả bài – giọng đọc chậm rãi, chuyển giọng limh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện –giọng kể đáng thương; lời Dế Mèn an ủi, động viên Nhà Trò – giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết.
B ) Tìm hiểu bài :
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
-
 Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt .
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó.
GV đặt câu hỏi : Qua bài tập đọc cho ta thấy tác giả ca ngợi ai ?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GV đọc mẫu nhấn giọng một cách tự nhiên ở những từ ngữ : mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng.
Hôm nay / bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
3 ) Củng cố – dặn dò :
GV giúp HS liên hệ bản thân : 
Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HS trả lời
- lớp nhận xét
Thứ Ngày tháng năm 2005
Môn : Tập đọc
Bài : MẸ ỐM
 I..Mục đích , yêu cầu :
 1) Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài :
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm , vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2 ) Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
3) HTL bài thơ
II – Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ SGK
Vật thực : cơi trầu
Bảng phụ
III – Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc nối tiếp – trả lời câu hỏi
- Đọc lần I
- HS đọc theo hàng ngang
Đọc lần II
HS giải nghĩa từ
Cơi trầu , Y sĩ (SGK )
Lần III HS đọc theo nhóm 2
ĐD nhóm đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A . Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS đọc nối tiếp bài Dế Mèn bênh vực bạn yếu
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: và tìm hiểu bài :
Luyện đọc :
-GV gọi HS đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ
GV kết hợp sửa sai. Chú ý nghỉ hơi
 Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bay nay.
 Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng trong trái chin / ngọt ngào bay hương.
-GV cho học sinh xem cái cơi trầu
- Truyện Kiều (thơ nổi tiếng của Nguyễn Du )
GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Những câu thơ sau cho biết mẹ bạn bị ốm
-HS đọc khổ thơ 3 trả lời
(Cô bác xom làng đến thăm, người cho trứng người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào
+Bạn nhỏ thương mẹ :
Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
+ Bạn nhỏ mong mẹ chống khoẻ
+ Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui.
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối mình
Mỗi HS đọc 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ cuối
HS đọc theo cặp
1,2 HS đọc trước lớp
HS nêu : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với nguươì mẹ bị ốm.
b)Tìm hiểu bài :
-GV gọi HS đọc 2 khổ thơ
Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
- Sự quan tâm chăm sóc của hàng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
-Những chi tiết nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
-c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ :
GV gọi HS đọc nối tiếp
GV đọc diễn cảm khổ thơ 
GV cho HS đọc thuộc từng khổ , 2 khổ 3 khổ , cho đến hết bài
3) Củng cố – dặn dò:
GV hỏi ý nghĩa bài thơ
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về tiếp tục HTL bài thơ
Thứ Ngày tháng năm 2005
Tuần 2
Môn : Tập đọc
Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
 I Mục đích , yêu cầu :
 1) Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hịêp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát).
2 ) Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp – ghét áp bước , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
II – Đồ dùng dạy – học
-Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III – Các hoạt động dạy – học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Kiểm tra bài cũ :
GV gọi HS đọc bài
Nhũng chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
 B. Dạy bài mới :
 1 - Giới thiệu bài
2 – Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
GV chia đoạn
Đoạn 1 :4 dòng đầu
Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo
Đoạn 3 : phần còn lại
GV kết hợp sửa sai : lủng củng, nặc nô, co rún lại, béo múp míp, quang hẳn.
Đọc đúng giọng các câu hỏi , câu cảm
Ai đứng chóp bu bọn này? Thật đáng xấu hổ!, Có phá hết vòng vây đi không?
GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài
GV : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
_GV gọi HS đọc đoạn 2 trả lời
Dế mèn phải làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
-Gọi HS đọc đoạn 4
Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
_ GV: Em thấy Dế Mèn có thể tặng danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây : võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng ?
GV có thể giải nghĩa
Võ sĩ : người sống bằng nghề võ
Tráng sĩ : người có sức mạnh mẽ, đi chiến đấu cho 1 sự nghiệp cao cả
Chiến sĩ : người lính, người chiến đấu trong 1 đội ngũ
Hiệp sĩ : người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
Dũng sĩ : người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
Anh hùng : người lập đước công trạng lớn đối với nhân dân, đất nước
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- GV đọc mẫu đoạn văn
- GV nhắc nhở HS chú ý những từ gợi tả, gợi cảm (sừng sững, lung củng, hung dữ, cong chân, đanh đá,nặc nô, quay phắt, phóng càng)
3. Củng cố – dặn dò :
Gv :Hỏi lại nội dung bài
Nhận xét tiết học
-
 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm
HS trả lời
1HS đọc bài Dế Mèn bênh vực bạn yếu (phần 1) Nêu ý nghĩa truyện
- HS theo dõi
- HS đọc lần 1
 _ HS đọc nối tiếp theo hàng ngang
HS đọc kần 2
HS giải nghĩa các từ : chóp bu , nặc nô.(SGK)
HS đọc lần 3
Nhóm đôi – Thi đọc nhóm
 _ HS đọc thầm trả lời : Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường bố trí nhện gộc canh g ... đặc. 
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Gọi hS đọc phân vai
3 ) Củng cố – dặn dò :
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
GV nhắc HS luôn có tình cảm chân thành, sự cảm thông chia sẻ với những người nghèo.
- 3 HS đọc theo yêu cầu 
HS qua sát tranh 
Lần 1
3 HS đọc nối tiếp
2 HS đọc toàn bài
Lần 2
HS luyện đọc theo nhóm đôi
1,2 em đọc lại cả bài
HS dựa vào SGK
 HS theo dõi
HS đọc thầm đoạn 1 trả lời
Khi đang đi trên phố. Ông đúng ngay trước mặt cậu.
Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay xưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.
HS đọc đoạn 2 thảo luận nhóm 4
. Hành động : Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tim hết túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão.
. Lời nói : Xin ông lão đừng giận.
HS đọc đoạn còn lại
Ông lão nhận được tình thuơng, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái name tay rất chặt.
. Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn
. Cậu bé nhận được từ ông lão sự đồng cảm : ông hiểu tấm lòng của cậu
1 HS đọc toàn bài
Ca ngợi tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão.
HS theo dõi- 2 HS đọc toàn bài
2 HS đọc phân vai : ông lão, cậu bé.
Con người phải biết yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng ta hãy biết thông cảm, chia sẻ với người nghèo.
- Tình cảm giữa con người thật là đáng quý.
HS về nhà tập kể lại câu chuyện đã học
Thứ Ngày tháng năm 2005
TUẦN 4
Môn : Tập đọc
Bài : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
 I Mục đích , yêu cầu :
 1. Biết đọc lưu loát trôi chảy toàn bài.,Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt các lời nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài học 
Thêm tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông.
- Bảng phụ
III – Các hoạt động dạy – học
A) Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc nối tiếp truyện Người ăn xin
B) Dạy bài mới :
GV giới thiêu tranh chủ điểm
a) giới thiệu bài
Cho HS xem bức tranh minh hoạ giới thiệu vị quan Tô Hiến Thành – Vị quan đứng đầu triều Lý. 
b) Tìm hiểu bài 
c) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
1. luyện dọc :
 GV chia đoạn
Đ 1 : Từ đầu  Lý Cao Tông.
Đ2 : Phò Tá Tô Hiến Thành được
Đ3 : Phần còn lại
GV kết hợp sửa sai, ngắt giọng cho từng HS _ chú ý các từ : di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu
Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu dài : Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được;
GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài với giọng kể thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết (chính trực, nhất định không nghe)
2. Tìm hiểu bài:
Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
- Đoạn này kể chuyện gì ?
Trong chuyện lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
GV chốt : Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân , cho nước.
3. luyện đọc diễn cảm :
GV treo bảng phụ đoạn văn – HD cách đọc
Một hôm Thái hậu và vua tới thăm hỏi : - Nếu chẳng may ông mất tỳi ai là người sẽ thay ông ?
Tô Hiến Thành không do dự đáp : - Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên/ nói :
- Vũ Tá Đường hết lòng vì ông , sao ông không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu : - Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tá Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
3 . Củng cố, dặn dò :
Gv nhận xét tiết học 
-
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
Nêu Ý nghĩa câu chuyện
Măng mọc thẳng
- Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng
HS theo dõi
HS đọc nối tiếp 
Lần 1 _ Đọc từ trên xuống theo hàng dọc
Lần 2 đọc từ dưới lên
HS đọc phần chú giải SGK
HS luyện đọc theo nhóm đôi
Đại diện nhóm đọc
1,2 HS đọc toàn bài
Làm quan triều Lý
HS đọc đoạn 1
Thái độ chính ttrực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc nut lout để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.
HS đọc đoạn 2
Quant ham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
HS đọc đoạn 3
Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá
Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnhn Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít kkhi tới thăm ông, lại được tiến cử
Cử người tài bar a giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
HS nêu nội dung bài
3 HS đọc nối tiếp – lớp theo dõi để tìmgiọng đọc
- HS phân vai đọc mỗi lượt 3 HS
HS về nhà luyện đọc phân vai
Thứ Ngày tháng năm 2005
Môn : Tập đọc
Bài : TRE VIỆT NAM
 I..Mục đích , yêu cầu :
 1) Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài , giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
2) Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
3) HTL những câu thơ em thích.
II – Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ SGK
Ảnh đẹp về cây tre
Bảng phụ
III – Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS đọc nối tiếp bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi
 B – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
Cho HS xem tranh minh hoạ
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Cho HS xem cây tre rhật
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc :
GV chia đoạn
 Đ1 : Tre xanh đến bờ tre xanh.
Đ2 : Yêu nhiều đến hỡi người.
Đ 3 : Chẳng mayđến gì lạ đâu.
Đ4 : phần còn lại
Lần 2 GV sửa sai cho HS
Chú ý : Nghỉ hơi đúng, phù hợp với từng dòng thơ, nghỉ hơi tự nhiên
GV treo bảng phụ 
Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh
TRe xanh / không đứng khuất mình bóng râm.
 Bão bùng / thân bọc lấy thân
Tay ôm , tay níu / tre gần nhau thêm.
 Thương nhau / tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên / hỡi người.
 Chẳng may thân gãy / thành rơi
VAãn nguyên cái gốc / truyền đới cho măng.
GV đọc mẫu 
Đ1 : giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suuy nghĩ
Đ2 ,3 : giọng đọc sảng khóai
Đ4 : Ngắt nhịp đều
Tìm hiểu bài : 
+ Những câu thơ nào nói lên su85 gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
+Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù , đoàn kết , ngay thẳng)
+ Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao em thích hình ảnh đó ?
Cho HS đọc 4 dòng thơ cuối Đoạn thơ cuối bài có ý nghĩa gì ?
GV chốt ý rút ý nghĩa
Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
GV treo bảng phụ HD HS đọc diễn cảm
GV đọc mẫu
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông / lạ thường
 Lưng trần phơi nắng / phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
 Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng / thân tròn của tre.
 Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc/ có gì lạ đâu.
Tổ chức cho HS đọc TL từng đoạn thơ và cả bài
Nhận xét và cho điểm
Củng cố – dặn dò :
Gọi HS nêu ý nghĩa bài thơ
Nhận xét tiết học
Dặn hS về nhà HTL bài thơ
3 HS đọc bài
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
Cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre
 - Lần 1
HS đọc nối tiếp theo hàng ngang từ dưới lên
Lần 2 đọc từ trên xuống
HS đọc theo nhóm đôi
1,2 HS đọc toàn bài
Lần 3 HS hiểu nghĩa từ luỹ thành (SGK)
HS đọc đoạn 1
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
HS thảo luận nhóm 2
Cần cù : Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bay nhiêu can cù.
Đoàn kết : Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm./ Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ.
Ngay thẳng : Tre già thân gãy thành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. Măng luôn luôn mọc thẳng : nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
HS đọc toàn bài thoả luận nhóm 4 trả lời : 
. Có manh áo cộc , tre nhường cho con.
. Nòi tre đâu chịu mọc cong; Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ- Tre già , măng mọc.
-HS luyên đọc theo cặp
ĐD thi đọc
HS nhẩm HTL những câu thơ mà em thích
- ĐD cử những em có giọng đọc hay và HTL bài thơ
- HS nêu : qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN : giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực.

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 9.doc