Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 19

Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 19

Đao đức

Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.

- Kỹ năng : Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

- Thái độ: Biết phê phán những biểu hiện coi thường người lao động lao động.

II/ Đồ dùng dạy học:

1- Giáo viên: Bài soạn, một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

2- Học sinh: Học bài ở nhà.

III/ Các hoạt động dạy học

1- Kiểm tra bài cũ (3'):

- Vì sao phải yêu lao động?

- GV nhận xét, ghi điểm.

2- Bài mới:

a, Giới thiệu bài (1')

b, Hoạt động 1 (8'): Học sinh đọc truyện Buổi học đầu tiên.

- HS Thảo luận theo hai câu hỏi SGK.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, tranh luận.

- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.

- HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần Ghi nhớ của bài.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 19
	Thứ tư, ngày 23 tháng 01 năm 2008
Đao đức
Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động. 
- Kỹ năng : Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
- Thái độ: Biết phê phán những biểu hiện coi thường người lao động lao động.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
2- Học sinh: Học bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- Vì sao phải yêu lao động?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hoạt động 1 (8'): Học sinh đọc truyện Buổi học đầu tiên.
- HS Thảo luận theo hai câu hỏi SGK.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
- HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần Ghi nhớ của bài.
c, Hoạt động 2 (6'): Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 1, SGK ).
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận.
d, Hoạt động 3 (8'): Thảo luận nhóm ( bài tập 2, SGK ).
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận.
e, Hoạt động 4 (6'): Làm việc cá nhân ( bài tập 3, SGK ).
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập.
- HS trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận.
3- Củng cố, dặn dò (3')
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tốt cho bài sau.
.
Mĩ thuật
( GV chuyên hoạ soạn giảng)
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tham quan di tích lịch sử địa phương
I. Mục tiêu:
- Có những hiểu biết về những di tích lịch sử ở địa phương.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng những người có công gây dựng và bảo vệ những di tích đó.
- Có những hoạt động giữ gìn những di tích đó. 
II. Chuẩn bị:
- Sổ ghi chép, dụng cụ vệ sinh.
III. Các hoạt động chính:
1- Giới thiệu nội dung.
- GV giới thiệu sơ lược và mục đích của chuyến tham quan.
- Nhắc nhở HS những lưu ý khi đến nơi tham quan và khi đi đường.
- GV cùng HS đi tham quan di tích tại Đại từ.
2- Các hoạt động trong chuyến đi tham quan:
- Khi tới nơi, GV tập trung HS, giới thiệu sơ qua về di tích.
- GV nhắc nhở lại HS về những yêu cầu khi đi tham quan.
- Tổ chức cho HS tham quan di tích. Yêu cầu HS ghi chép những điều quan sát được trong quá trình đi tham quan.
- GV vừa là người tổ chức vừa là người giới thiệu về di tích cho HS.
- Sau khi HS tham quan song, GV tổ chức cho HS làm vệ sinh các khu vực trong khu di tích.
3- Nhận xét các hoạt động trong buổi tham quan:
- GV tập trung HS, nhận xét chung về buổi tham quan.
- GV tuyên dương những cá nhân đã thực hiện tốt trong buổi đi tham quan.
- Nhắc nhở HS phải biết bảo vệ những di tích đình chùa ở địa phương cũng như ở các nơi khác khi có điều kiện đến tham quan.
...............................................
 Thứ năm, ngày 24 tháng 01 năm 2008
Khoa học
Bảo vệ nguồn không khí trong sạch.
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Kiến thức: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Kỹ năng : Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
- Thái độ: Có ý thức phòng chống bão.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, hình trang 76, 77 SGK.
2- Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng theo nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- Nêu vai trò của khí ô-xi đối với sự sống.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hoạt động 1 (15'): Tìm hiểu về một số cấp gió.
- GV cho HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thành 13 cấp độ.
- Giáo viên yêu cầu HS các nhóm quan sát hình vẽ và đọc SGK trang 76 SGK và hoàn thành bài tập theo phiếu học tập.
- Các nhóm làm việc và báo cáo kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c, Hoạt động 2 (13'): Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và trả lời câu hỏi trang 77 SGK và trả lời các câu hỏi trong nhóm.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận chung.
3- Củng cố, dặn dò (3')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- GV dặn HS về học bài.
.
 Ngày soạn : 6/1/2009 
Thứ sáu, ngày 9 tháng 1 năm 2009
Luyên Tiếng Việt
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng trình bày bài xác định bộ phận của câu.
- Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: vở BT
III/Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- HS 2 em nêu ghi nhớ của bài chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
2- Bài mới: 
a, Giới thiệu bài (1')
b, Luyện tập (34’):
Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1: Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và chỉ ra bộ phận CN,VN trong các câu đó.
 Trần Quốc Toản dẫn chú đến chỗ tập bắn, rồi đeo cung tên, nhảy lên ngựa, chạy ra xa. Quốc Toản nhìn thẳng hồng tâm, giương cung lắp tên, bắn ba phát liền đếu trúng cả. Mọi người reo hò khen ngợi. Người tướng già cũng cười, nở nang mày mặt. Chiêu Thành Vương gật đầu.
Bài tập 2: Đặt 5 câu kể Ai làm gì ? sau đó tự xác định CN, VN.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một phần câu chuyện Rùa và Thỏ. Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì ?
3- Củng cố, dặn dò (2')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS về học bài.
________________________________
Luyện Toán
Diện tích hình bình hành.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kĩ năng tính diện tích hình bình hành
- Kỹ năng : Học sinh biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải bài toán có liên quan.
- Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm, bộ đồ dùng học toán.
2- Học sinh: Bút dạ, bộ đồ dùng học toán.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- Học sinh nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành.
- GV nhận xét, củng cố cho HS.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1') 
c, Luyện tập (20'):
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập1: Học sinh làm bài ra vở, GV gọi học sinh đọc kết quả
Bài tập2: Học sinh tính diện tích của hình chữ nhật và hình bình hành sau đó so sánh kết quả. GV gọi HS đọc kết quả. Cả lớp và GV cùng nhận xét, chốt lại lời giả đúng.
Bài tập3: HS làm bài tập ra vở sau đó đọc lời giải. Giáo viên cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng.
3- Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS..
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.
___________________________________
Thứ sáu, ngày 25 tháng 01 năm 2008
Toán
Diện tích hình chữ nhật - Diện tích hình bình hành.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình bình hành.
- Kỹ năng : Học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.Giải bài toán có lời văn về tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình bình hành
- Thái độ: Giáo dục các em ham thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2- Học sinh: Vở, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- Học sinh nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình bình hành.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Luyện tập (34'):
- Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1 ( DHT4-T239): Một HCN có chiều dài lớn hơn chiều rộng 7cm. Nếu gấp chiều dài lên 5 lần và giữ nguyên chiều rộng, thì chiều dài mới sẽ lớn hơn chiều rộng 39 cm. Tính chu vi và DT hình chữ nhật đã cho.
Bài tập 2: ( BDT4_ T46- 368): Một HCN có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.Kéo dài chiều dài thêm 18m, chiều rộng thêm 24m, thì được một hình vuông.Tính DT HCN ban đầu.
Bài tập 3: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính DT của mảnh đất đó.
3- Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Biểu dương những em làm bài tốt.
..
Luyện Tiếng Việt
Luyện tậpxây dựng mở bài trong bài văn 
miêu tả đồ vật.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp)
- Kỹ năng :Biết viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách ( trực tiếp và gián tiếp ).
- Thái độ: Có thái độ tốt khi học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm
2- Học sinh: vở, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về mở bài trực tiếp và gián tiếp.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Luyện tập (34’):
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài và trả lời các câu hỏi- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ để viết bài vào vở. Giáo viên nhắc nhở học sinh chỉ cần viết mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Hai em làm bảng nhóm.
- HS thi đọc bài viết trước lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
3- Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
__________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt văn nghệ.
I-Mục tiêu:
- Học sinh hát những bài hát có nội dung về quê hương, đất nước.
- Rèn cho học sinh bạo dạn, tự tin trước tập thể khi tham gia vào phần biểu diễn văn nghệ cùng với tổ của mình
II- Nội dung: 20’
- Giáo viên nêu nội dung của giờ sinh hoạt lớp.Yêu cầu lớp phó phụ trách văn nghệ duy trì buổi sinh hoạt.
- Học sinh tự chọn bài hát và hình thức thể hiện 
- Học sinh thi biểu diễn trước lớp theo các nhóm hoặc tổ, cá nhân.
- Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét, đánh giá về phần biểu diễn của các nhóm
- Giáo viên nhận xét đánh giá phần biểu diễn của các nhóm, tổ, cá nhân
III- Tổng kết(3’)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ sinh hoạt.
- Biểu dương các nhóm, tổ làm tốt.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 TUAN 19 CHIEU.doc