Giáo án các môn học khối 4 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 10

Giáo án các môn học khối 4 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 10

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK1

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HKI (khoảng 75 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.

 - Chuẩn bị bài tập 2.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK1 
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HKI (khoảng 75 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.
	- Chuẩn bị bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY–HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài:
HĐ 1: Kiểm tra đọc và học thuộc lòng 
- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Gọi từng HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn bị.
-Cho HS trả lời câu hỏi.
-Nhận xét ghi điểm.
HĐ 2: Làm bài tập 2
-Yêu cầu Hs đọc bài tập 2.
- Thể nào là kể chuyện?
-Hãy kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
-Yêu cầu đọc thầm truyện.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm vào phiếu GV phát.
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
HĐ 3: Thi đọc
Bài tập 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3
-Giao việc: Tìm trong bài tập đọc những đoạn văn có giọng Tha thiết, trìu mến.
Thảm thiết.
Mạnh mẽ, răn đe.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố dặn dò: 
-Nhắc lại tên bài học.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút
-Lên đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm.
 1-2 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Là bài có một chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số các nhân vật, mỗi chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.
-Dế mèn bệnh vực kẻ yếu, phần 1-2
-Thực hiện theo yêu cầu.
-3HS thực hiện.
-Cả lớp làm vào vở bài tập.
-Nhận xét, bổ sung.
- Một vài em nhắc lại.
-1HS đọc yêu cầu SGK.
-Tìm nhanh theo yêu cầu a, b, c theo yêu cầu.
-Phát biểu ý kiến.
-Nhận xét bổ sung.
Lần 1: 3HS cùng đọc 1 đoạn.
Lần 2: 3HS khác mỗi em đọc một đoạn.
..........................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS :
	- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. 
	- Vẽ đựơc hình chữ nhật, hình vuông.
II. CHUẨN BỊ:
	-Thước kẻ vạch chia xăng - ti-mét và e ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY–HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi diện tích của hình vuông ABCD
-Nhận xét chữa bài cho điểm
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
3. Thực hành
Bài tập 1
- GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập yêu cầu HS ghi tên góc vuông, nhọn, tù bẹt trong mỗi hình.
-Gọi 2 em lên bảng làm bài . cả lớp làm vở.
-So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2
-Yêu cầu HS thảo luận cặp quan sát hình vẽ và nêu lên các đường cao của hình tam giác ABC ?
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
-Hỏi tương tự với đường cao BC
KL: Trong hình tam giác có 1 góc vuông thì 2 cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác
-Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình
-Nhận xét cho điểm .
Bài 4 (a):
- GV nêu yêu cầu .
-Yêu cầu tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=6cm và chiều rộng AD=4cm
-Yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình
-Yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD
Yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh bC sau đó nối M với N
4. Củng cố dặn dò
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Nghe, nhắc lại.
- 2 ,3 HS nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm vào vở 
a) góc vuông BAC nhọn:ABC, ABM, MBC, ACB, AMB, tù:BMC, bẹt AMC
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD tù:ABC
-Nhọn bé hơn vuông, tù lớn hơn vuông
-Bằng 2 góc vuông
- Một em nêu.
- Suy nghĩ trả lời:
-Là AB và BC
-Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và góc vuông với cạnh BC của tam giác
- HS nêu tương tự .
-Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với BC của hình tam giác ABC
-1 em nêu.
-HS vẽ vào vở .
- 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ
- Theo dõi, nắm bắt 
-1 HS lên bảng vẽ HS cả lớp vẽ vào vở 
-HS vừa vẽ trên bảng nêu
-1 HS nêu trước lớp cả lớp lên bảng vẽ và nhận xét
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng - ti mét đặt vạch số 0 thước trùng điểm A thước trùng với cạnh AD vì AD = 4cm nên AM =2cm tính vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD
-Là:ABCD, ABNM ,MNCD
Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK1 
 (Tiết 2)
I. MụC TIÊU:
	- Mức độ yêu cầu kỉ năng đọc như tiết1.
	- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọccác bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng
II. CHUẨN BỊ:
	- Một tờ giấy viết bài tập 2.
	- 4 tờ giấy ghi bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY–HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu MĐ, YC bài học.
HĐ 1: Kiểm tra đọc và học thuộc lòng 
-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Gọi từng HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn bị.
-Cho HS trả lời câu hỏi.
-Nhận xét ghi điểm.
HĐ 2: Làm bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2
- Em hãy kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm măng mọc thẳng tuần 4, 5, 6?
- Cho HS đọc thầm các bài tập đọc.
-Phát giấy đã kẻ sãn. Yêu cầu 4 HS làm vào giấy khổ lớn .
-Yêu cầu trình bày kết quả.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
1: Một người 
2: Những hạt 
3: Nỗi dằn vặt 
4: Chị em tôi.
- Những câu chuyện các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì?
2. Củng cố dặn dò: 
-Nêu lại nội dung ôn tập?
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về ôn tập tiếp theo
-Nhắc lại tên bài học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2
-Lên đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Nối tiếp kể.
Tranh 4: Một người chính trực
Tranh 5: Những hạt thóc giống
Tranh 6: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca, chị tôi.
- 4 HS làm vào giấy.
Trình bày kết quả làm việc .
-Nhận xét, bổ sung.
-Một vài em nhắc lại.
-Cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng.
- Một vài em nêu.
-Về thục hiện.
Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tt)
I. MỤC TIÊU: Như tiết trước
* GD KNS: Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt hàng ngày
 Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thảo luận, Xử lý tình huống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ minh họa (HĐ1 – tiết 1)
- Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm (HĐ2 – tiết 1)
- Bảng phụ (HĐ3 – tiết 1), giấy màu cho mỗi HS, giấy viết, bút cho HS và nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giớ
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
+ Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa 2 mặt xanh – đỏ.
+ Yêu cầu các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là sự lãng phí thời giờ.
+ GV cần lần lượt đọc các tình huống, yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu: đỏ – tình huống tiết kiệm thời giờ; xanh – tình huống lãng phí thời giờ.
- HS làm việc cặp đôi.
+ Các nhóm nhận tờ bìa.
+ Thảo luận các tình huống theo hướng dẫn của GV.
+ Lắng nghe các tình huống và giơ tấm bìa theo đánh giá của nhóm.
Các tình huống
Tình huống 1 : Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè (đỏ).
Tình huống 2: Sáng nào thức dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt (xanh).
Tình huống 3: Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (đỏ).
Tình huống 4: Khi đi chăn trâu, Thành vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài (đỏ).
Tình huống 5: Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi (xanh).
Tình huống 6: Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng. Tối về, lại xem ti vi, đến khuya mới bỏ sách vở ra học bài (xanh).
+ Có thể giải thích các trường hợp 4 và 5 là khác nhau.
Tình huống 4 : Biết làm việc hợp lí, sắp xếp hợp lí không để việc này lấn việc khác.
Tình huống 5 : Sai vì chồng chất việc nọ vào việc kia.
+ Nhận xét các nhóm làm việc tốt .
* GD KNS: Tại sao phải tiết kiệm thời giờ ? Tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì? Không tiết kiệm thời giờ thì có hậu quả gì?
+ HS giải thích/lắng nghe ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu
- HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình.
của mình vào giấy.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu 1 – 2 HS đọc thời gian biểu.
* GD KNS: Em có thực hiện đúng không?
* GD KNS: Em đã tiết kiệm thời giờ chưa?
* GD KNS: Các HS đã thực hiện tốt thời gian biểu hay chưa? Em đã tiết kiệm thời giờ chưa? Nêu 1 – 2 ví dụ. 
- HS làm việc theo nhóm : Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm, sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không, có tiết kiệm thời giờ không.
- 1 – 2 HS đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời và nêu 1 – 2 ví dụ của bản thân.
Hoạt động 3: Em xử lý thế nào?
- GV cho HS làm việc theo nhóm:
+ Đưa ra 2 tình huống cho HS thảo luận:
Tình huống 1: Một hôm, đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Hoa từ chối, Mai bảo: “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.
Tình huống 2: Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem xong ti vi và đọc xong bài báo đã.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 tình huống đánh giá xem trong tình huống đó, bạn nào sai, nếu em là Hoa (trong TH1) và Nam (trong TH2), em xử lí thế nào?
+ Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết.
- GV tổ chức cho các HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí tình huống (1 tình huống – 1 nhóm thể hiện).
* GD KNS: Em học tập ai trong hai trường hợp trên? Tại sao?
- HS làm việc theo nhóm.
+ Đọc các tình huống – lựa chọn 1 tình huống để giải quyết và cử các vai để đóng tình huống. 
- 2 nhóm thể hiện 2 tình huống. Các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung.
- HS t ... n con đường đi an toàn đến trường
a-Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn đểđi học hay đi chơi
- HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn.
b- Cách tiến hành:
- GV đưa ra sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2-3 đường đi đẻ học sinh quan sát
- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ
- GV gọi 1- 2 học chỉ ra con đường đi an toàn từ A -B.
- Y/C học sinh phân tích
c-Kết luận :
Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường đi an tàn dù phẩi đi xa hơn
*Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ
a-Mục tiêu:
- HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em ...
- Luyện cho HS biết tự vạch cho mình đường đi học an toàn nhất .
b- Cách tiến hành
- GV cho học sinh tự vẽ con đường đi học an toàn từ nhà đến trường xác định được phải đi qua những điểm nào là an toàn những điểm nào là không an toàn
Gọi 1-2 em học sinh lên giới thiệu
- Em có thể đi đường nào khác đến trường? vì sao em không chọn con đường đó?
c-Kết luận:
Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và bảo đảm an toàn: Ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn.
IV-Củng cố dặn dò:
- Xe phải đúng là xe dành cho trẻ, phải còn tốt có phanh ...
- Em phải đội mũ bảo hiểm đi sát về bên phải ...
- Thảo luận nhóm
- Đường phẳng thẳng, đường một chiều., có đèn chiếu sáng, có biển báo hiệu giao thông ...
- Đường gồ ghề, có nhiều khúc ngoặt, qua sông suối, có nhiều dốc.
- HS nhận xét
- HS quan sát hình vẽ .
- HS lắng nghe
- Những bạn đi cùng đường nhận xét .
Em có con đường đi qua suối gần hơn nhưng em không đi vì con đường này rất nguy hiểm .
- HS nhắc lại
- Em không chọn con đường đó vì đó là con đường không an toàn .
- HS ghi nhớ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. NỘI DUNG: 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp đã đi vào nề nếp: đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài
- Đồng phục đã có đầy đủ
b. Tồn tại:
- Một số HS ý thức chưa cao 
- Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Phát huy những ưu điểm đạt được, khắc phục những mặt tồn tại,
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
..........................................................................................................
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
ôn MRVT: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ.
- Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ ứớc mơ.
- Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ứớc mơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- HS chuẩn bị tự điển (nếu có). GV phô tô vài trang cho nhóm.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ.
-Gọi HS trả lời.
-Mong ước có nghĩa là gì?
- Đặt câu với từ mong ước.
-Mơ tưởng nghĩa là gì?
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS . Yêu cầu HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất.
-Kết luận về những từ đúng.
Lưu ý: Nếu HS tìm các từ: ước hẹn, ước, đoán, ước ngưyện, mơ màng
GV có thể giải nghĩa từng từ để HS phát hiện ra sự không đồng nghĩa hoặc cho HS đặt câu với những từ đó.
- ước hẹn: hẹn với nhau.
- ước đóan: đoán trước một điều gì đó.
- ước nguyện: mong muốn thiết.
- Mơ màng: thấy phản phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mơ,
- ước lệ: quy ước trong biểu diễn nghệ thuật.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đội để ghép từ ngữ thích thích hợp.
-Gọi HS trình bày, GV kết luận lời giải đúng.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
- Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.
- Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
 Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.
-Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nóiGV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ.
-Các từ: mơ tưởng, mong ước.
-Mong ước: nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- Em mong ước mình có một đồ chơi đẹp trong dịp Tết Trung thu.
- Em mong ước cho bà em không bị đau lưng nũa.
- Nếu cố gắng, mong ước của bạn sẽ thành hiện thực.
“Mơ tưởng” “ghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Nhận đồ dùng học tập và thực hiện theo yêu cầu.
-Viết vào vở bài tập.
Bắt đầu bằng
Tiếng ước
Bắt đầu bằng
tiếng mơ
ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
Mơ ước mơ tưởng, mơ mộng.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ.
-Viết vào VBT.
-1 HS đọc thành tiếng.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thảo luận viết ý kiến của các bạn vào vở nháp.
-10 HS phát biểu ý kiến.
Ví dụ minh hoạ:
+ ước mơ được đánh giá cao.
+ ước mơ được đánh giá cao.
+ ước mơ được đánh giá cao.
Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như:
-ứơc mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao / trở thành bác sĩ / kĩ sư / phi công / bác học / trở thành những nhà phát minh, sáng chế / những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt / tìm ra loại thuốc chữa được những chứng bệnh hiểm nghèo.
- ước mơ về cuộc sống no đ ỷ, hạnh phúc, không có chiến tranh
- ước mơ chinh phục vũ trụ 
Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có chuyện đọc / có xe đạp. Có một đồ chơi / đôi giày mới. Chiếc cặp mới / được ăn một quả đào tiên / muốn có gậy như ý của Tôn Hành Giả
Đó là những ướn mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác
ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước.
- ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá: ông lão đánh cá và con cá vàng.
- ước mơ tầm thường - ước mơ ăn dồi chó -ba điều ước.
- ước mơ học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước mơ xem ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có
 Bài 5:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ đó trong những trường hợp nào?
- Gọi HS trình bày.GV kết luận về nghĩa đúng hoặc chưa đủ và tình huống sử dụng.
+Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước,
+ ước sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy.
+ ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
+ Đứng núi này trông núi nù: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác chưa phải của mình.
Tình huống sử dụng:
+Em được tặng thứ đồ chơi mà hình dáng đang mơ ước. Em nói: thật đúng là cầu được ước thấy.
+Bạn em mơ ước đạt danh hiệu học sinh giỏi. Em nói với bạn: Chúc cậu ước sao được vậy.
+Cậu chỉ toàn ước của trái mùa, bây giờ làm gì có loại rau ấy chứ.
+Cậu hãy yên tâm học võ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ kẻo hỏng hết đấy.
-Yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ.
3. Củng cố - dặn dò:
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
................................................................................................
Luyện Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
 - Giúp HS ôn về nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước kẻ, êke
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập ở lớp. .
Bài 1: Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
 A
 B H C
Bài 2: Vẽ hình vuông
- Đoạn thẳng AB = 3cm
- Vẽ hình vuông ABCD
a. Tính chu vi hình vuông ABCD.
b. Tính diện tích hình vuông ABCD
Bài 3: Vẽ hình chữ nhật ABCD có:
 AB = 3cm
 AD = 4cm
a.Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD.
b.Kẻ đường chéo BD, AC của hình chữ nhật đó.
Chấm và nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau
- Quan sát hình và nêu tên các góc
+ Góc vuông đỉnh B cạnh BA, BC
+ Góc nhọn đỉnh A cạnh AB, AH
 A ... AH, AC
 C ... CB, CA
 H .. HB, HA 
+ Góc tù đỉnh H cạnh HC, HA
+ Góc bẹt đỉnh H cạnh HB, HC
HS thực hành vẽ vào vở.
 A B
 D C
a. Chu vi hình vuông ABCD:
3 x 4 = 12(cm)
b. Diện tích hình vuông ABCD là:
3 x 3 = 9 (cm2)
- Thực hành vễ hình chữ nhật
 A B
 D C
Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 
( 3 + 4) x 2 = 14(cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
3 x 4 = 12(cm2)
Thể dục
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
 I. MỤC TIÊU
- Ôn 5 động tác vươn thở tay, chân, lưng bụng và toàn thân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục HS yêu rèn luyện thân thể, tích cực tập thể dục thể thao.
 II. PHƯƠNG TIỆN 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. 
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
Định lượng
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp - kiểm tra sĩ số
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
- Khởi động các khớp .
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phần cơ bản 
- Bài TD phát triển toàn thân: 
* Ôn 5 động tác đã học:
+ Động tác vươn thở.
+ Động tác tay.
+ Động tác chân.
+ Động tác lưng - bụng
+ Động tác toàn thân.
- Trò chơi vận động:
+ Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức”. 
- Củng cố
 3. Phần kết thúc 
- Thả lỏng cơ bắp
- Nhận xét giờ học.
(6 phút)
(24phút)
(5 phút )
 ***************
 ***************
 ▲
GV: hô nhịp khởi động cùng HS
 ***************
 ***************
 ▲
- Lớp trưởng hô nhịp điều khiển HS tập 
- GV quan sát - HS thực hiện - GV sữa sai.
- Chia tổ tập luyện. 
- GV tổ chức, điều khiển cho HS chơi.
- HS chơi nghiêm túc, tích cực.
- GV gọi 2 HS lên thực hiện động tác toàn thân. Cho HS nhận xét - Gv bổ sung.
 ***************
 ***************
 ▲

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 T10 1213.doc