Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 23 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 23 (chuẩn)

Toán

 LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu

- Biết so sánh hai phân số .

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản .

-Kết hơp 3 bài LTC/123,124.bài LT .Bài 1 : (ở đầu T/123)Bài 2 : (ở đầu T/123). Bài 1: (ở cuối T/123)Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)

II.Đồ dùng dạy học

-Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 26 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 23 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:12/02/2012
 Ngày dạy:Thứ hai,13/2/2012
Tiết1 Chào cờ
.......................................................................
Tiết2 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
- Biết so sánh hai phân số .
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản .
-Kết hơp 3 bài LTC/123,124.bài LT .Bài 1 : (ở đầu T/123)Bài 2 : (ở đầu T/123). Bài 1: (ở cuối T/123)Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
-Gọi HS lên bảng làm bài tập3 tiết trước
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Luyện tập:
Bài 1 : (ở đầu T/123)
+ HS nêu đề bài, tự lam bài vào vở và chữa bài. HS lên bảng làm bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (ở đầu T/123)
- HS đọc đề bài, thảo luận để tìm ra các phân số như yêu cầu.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích.
- Nhận xét bài bạn
Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- HS tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Giải thích rõ ràng trước khi xếp.
- HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- HS khác nhận xét bài bạn.
 Bài 1: (ở cuối T/123)
+ Gọi HS đọc đề bài, lớp suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích cách tính. HS lên bảng tính, HS khác nhận xét bài bạn.
3.Củng cố,dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số có tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ 1 HS lên bảng sắp xếp:
+ HS nhận xét bài bạn.
+ 2 HS đứng tại chỗ nêu miệng.
+ HS nhận xét bài bạn.
-HS lắng nghe
- HS đọc đề bài.
+ Tự làm vào vở và chữa bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo cặp để tìm các phân số như yêu cầu.
- Nhận xét bài bạn.
- Một em đọc, thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- Tiếp nối nhau phát biểu:
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn các phân số đưa về cùng mẫu rồi so sánh tìm ra phân số bé nhất và lớn nhất rồi xếp theo thứ tự. 
- Vậy kết quả là : 
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
 + HS thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng tính :
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà làm lại các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt cho bài học sau.
Tiết 3: Âm nhạc
Thầy Lanh dạy
...................................................................
Tiết 4: Tập đọc
HOA HỌC TRÒ 
I.Mục tiêu
 - HS đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài .Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
 - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, lòai hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
Chợ Tết 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Gọi HS chia đoạn .
 - Gọi HS đọc tiếp nối lần 1
- GV rút ra từ khó
- Gọi HS đọc tiếp nối lần 2
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 2
-GV yêu cầu HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời HS đọc bài trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm .
GV đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
Cho HS luyện đọc
Gọi HS đọc
GV sửa lỗi cho các em
Cho HS thi đọc
3.Củng cố,dặn dò:
Hãy nêu cảm nhận của em khi học bài văn? 
GV nhận xét giờ học
 Chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
- 1HS đọc
- HS nêu : Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- Mỗi HS TB-Y đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
- HS đọc cá nhân tập thể
- HS đọc.lớp nhận xét
- HS luyện đọc
- HS đọc phần chú giải
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường & nở vào mùa thi cuối khoá của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi & những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. 
HS dựa vào SGK & nêu
Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
1 HS đọc , HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn) trước lớp
-HS nêu tự do
............................................................................
Tiết 5: Khoa học
 ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu
- Nêu được ví dụ các vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: mặt trời,ngọn lửa
 +Vật được chiếu sáng:mặt trăng ,bàn ghế
 - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
 - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt
II.Đồ dùng dạy học
-Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo, cuộn lại theo chiều dài để tạo thành hộp kín – chú ý miệng ống không quá rộng và ống không quá ngắn để khi chưa bật sáng đèn trong ống thì đáy tối), tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván
III.Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:Âm thanh trong cuộc sống 
Nêu tác hại của tiếng ồn?
Nêu vài biện pháp phòng chống tiếng ồn?
GV nhận xét, chấm điểm 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
Mục tiêu: HS phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
Cách tiến hành:
Bước 1:
-HĐ nhóm 4, quan sát hình 1, 2/90 và dựa vào kinh nghiệm đã có, thảo luận những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?
Bước 2:
GV nhận xét, bổ sung
HĐ2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng được truyền theo đường thẳng 
Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chơi Dự đoán đường truyền của ánh sáng
Cho 3 – 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hoặc một HS hướng đèn tới một trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt)
Sau đó GV bật đèn
GV có thể yêu cầu HS đưa ra lời giải thích của mình
Bước 2:
Làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm
HĐ3 Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 91. Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm
Bước 2:
GV nhận xét
Sau đó có thể cho HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan 
HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tời mắt
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: “Mắt nhìn thấy vật khi nào?”
Gv yêu cầu HS làm thí nghiệm như trang 90. trước khi làm thí nghiệm, HS cần dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có để đưa ra các dự đoán
Bước 2:
GV nhận xét
Cho HS tìm các ví dụ khác về điều kiện nhìn thấy của mắt
3.Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Bóng tối 
HS trả lời
HS nhận xét
-HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
Hình 1: ban ngày
-Vật tự phát sáng: Mặt Trời
-Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế
Hình 2: ban đêm
-Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện (khi có ding điện chạy qua)
-Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt Trăng chiếu sáng
HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu
-HS so sánh dự đoán với kết quả thí nghiệm
HS đưa ra lời giải thích (nếu có thể)
HS dự đoán trước khi làm TN
Sau đó HS bật đèn quan sát
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Qua thí nghiệm cũng như trò chơi, HS rút ra nhận xét: ánh sáng truyền theo đường thẳng
HS làm thí nghiệm, điền kết quả vào bảng
-Đại diện nhóm trình bày
-HS nêu vài ví dụ: việc sử dụng cửa kính trong, kính mờ, cửa gỗ, nhìn thấy cá dưới nước
-HS đưa ra các ý kiến khác nhau
HS dự đoán
HS tiến hành làm thí nghiệm
-Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
-Tìm ví dụ: nhìn thấy các vật qua cửa kính nhưng không thể nhìn thấy qua cửa gỗ, trong phòng tối phải bật đèn mới thấy các vật
.................................................................................
 Ngày soạn:12/02/2012
 Ngày dạy:Thứ ba,14/2/2012
Tiết 1: Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
- Biết tính chất cơ bản của phân số .
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
Làm bài tập Bài 2 (cuối trang 123): Bài 3(trang 124) Bài 2(trang 125): 
II.Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trong BT5 – SGK .
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 
-Nhận xét .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 2 (cuối trang 123): Y/C học sinh tự đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh làm bài 
 - GV d/h học sinh làm phần a.
 - Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
 -Nhận xét – cho điểm .
Bài 3(trang 124) : Gọi học sinh đọc đề bài 
. Muốn biết trong phân số đã cho phân số nào bằng phân số 5/9 ta làm như thế nào ? 
- Y/C học sinh làm bài 
- GV chửa bài – chấm điểm 
Bài 2(trang 125): 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
3.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
-3HS lên thực hiện
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-Số vừa tìm được chia hết cho 2 và 3 
Tổng số của học sinh của lớp đó là 
14 + 17 = 31 ( HS )
a. 14/31 
b. 17/31 
- Lắng nghe và nhận xét .
- Ta rút gọn phân số rồi so sánh 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
 a. 103075 b. 147974 
 c. 772906 d.86 
	 ..................................................................
Tiết 2: Chính tả
CHỢ TẾT
I.Mục tiêu
Nhớ – viết dúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích ,không mắc quá 5 lỗi.. 
Làm đúng các bài tập phân biệt vần dễ lẫn ưt / ưc 
II.Đồ dùng dạy học
Phiếu viết sẵn nội dung BT2b
III.Các hoạ ... học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài1: Tính 
-GV ghi bài tập lên bảng
- Yêu cầu HS tự làm
 a. + = ; + = ;b. + = ; + =
- GV kiểm tra kết quả
Bài2:Tính
-GV ghi bài tập lên bảng
- Yêu cầu HS tự làm
 a. + = ; b. + =
- GV kiểm tra kết quả
Bài3: Rút gọn rồi tính
-GV ghi bài tập lên bảng
- Yêu cầu HS tự làm
 a. + = ; b. + =
- GV kiểm tra kết quả
Bài4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
-GV ghị bài toán lên gảng:
 Một xe ô tô giờ đầu chạy được quãng đường,giờ thứ hai chạy dược quãng đường đó. Hỏi hai giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần quãng đường?
A. ; B. ; C. ; D. 
- Trước tiên cho HS tính kết quả trước.
-Gọi HS nêu kết quả
-Gv nhận xét ,chốt kết quả đúng
3.Củng cố,dặn dò:
Chuẩn bị bài: Luyện tập 
-Dặn chuẩn bị bài sau
-HS lắng nghe
-1HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu
-2HS lên bảng làm
-Vài HS nêu kết quả
-1HS nêu cách cộng hai phân số khác mẫu
-2HS lên bảng làm
-Vài HS nêu kết quả
-1HS nêu cách rút gọn phân số 
-2HS lên bảng làm
-Vài HS nêu kết quả
-2HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
HS làm bài
-Vài HS nêu
-HS lắng nghe
..............................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Rút gọn được phân số .
- Thực hiện được phép cộng hai phân số 
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ ghi quy tắc rút gon và cộng hai phân số
III.Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:Phép cộng phân số (tt)
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn luyện tập:
 -Gọi HS nêu quy tắc rút gọn,cộng hai phân số cùng mẫu, khác mẫu số
-Gv nhận xét treo bảng phụ
Bài1 
- Yêu cầu HS tự làm
- GV kiểm tra kết quả
 Bài2:
Cho tự làm bài
Cho HS nhận xét cách làm và kết quả trên bảng
-GV kết luận và cho HS ghi bài làm vào vở
Bài 3:
Trước tiên cho HS tính kết quả trước.
Gọi HS nêu kết quả
Nhận xét cách làm và kết quả 
GV cho HS suy nghĩ tìm cách làm khác (không phải quy đồng mẫu số)
Cho HS nhận xét phân số
+Rút gọn
+Cộng
-Gv cho HS làm phần b),c) bằng cách rút gọn phân số rồi tính
-GV khi cộng các phân số có thể rút gọn phân số rồi tính thì phép cộng sẽ thuận lợi hơn
Bài 4:
 GV cho HS đọc bài toán,tóm tắt bài toán
Yêu cầu HS tự làm
-Gọi HS lên bảng làm
GV kiểm tra kết quả
3.Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét giờ học
-Dặn chuẩn bị bài sau
-2HS lên bảng làm lại bài tập3 tiết trước
-HS lắng nghe
-Vài HS nêu 
-HS làm bài
-2HS lên bảng làm
-Vài HS nêu kết quả
-Lớp nhận xét
-HS làm bài
-2HS lên bảng làm
-Vài HS nêu kết quả
-Lớp nhận xét
-HS làm bài
-Vài HS nêu
-HS sửa bài
-Vài HS nêu
-2HS lên bảng thực hiện,Lớp làm vào vở
-1HS đọc đề toán, lớp đọc thầm 
HS làm bài
Lớp làm vở
-HS lắng nghe
..............................................................
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
Luyện tập
MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng miêu tả các bộ phận của cây.
-Củng cố cách dùng nghệ thuật nhân hoá so sánh khi miêu tả
II.Đồ dùng dạy học
-Bài đã chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của tiết trước
-Bảng phụ chép sẳn bài tập 1 
III.Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn luyện tập:Gv treo bảng phụ
Bài1 Đọc đoạn văn bàng thay lá(SGK TV4-T2-Tr41)Tìm hiểu về cách tả bộ phận của cây cối(tả lá cây):
-Đoạn văn tả lá bàng từ khi mới nhú đến khi................
-Đó là cách miêu tả theo trình tự.................
b.ChọnTừ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để miêu tả đặc điểm của lá bàng:
-Dáng mọc của lộc.....,búp lá.......chi chít đầy cành(nhỏ xíu, xanh biếc,thẳng đứng trên cành)
-lá non lớn nhanh....và chừng gang tay....như những chiếc tai thỏ(cuộn tròn,cao,đứng thẳng
-Tán bàng bây giờ là một màu...lõ đỗ những vệt hoa...chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những....(hồng thắm,hốc bứu cổ quái,áo lục non)
-Gv nhận xét bài làm của HS,phân tích chỗdùng từ sai
Bài 2.Em hãy chộn một bộ phận lá cành, thân gốc cây mà em thích và viết một đoạn văn miêu tả khoảng 7 dòng vào vở luyện tiếng Việt.
- Yêu cầu HS tự làm
- GV kiểm tra kết quả
Nhận xét bài của HS. 
3.Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét giờ học
-Dặn chuẩn bị bài sau
-HS lắng nghe
-2 HS đọc, lớp đọc thầm
-HS làm bài vào nháp
-1HS lên bảng làm
-Vài HS nêu kết quả
-Lớp nhận xét
-HS làm bài
-Vài HS đọc bài làm của mình
-Lớp nhận xét
-HS lắng nghe
Tiết3 Sinh hoạt
LỚP
I.Mục tiêu 
-Nhận xét về các hoạt động của lớp trong tuần.
-Xây dựng được kế hoạch hoạt động của tuần tới.
 II.Tiến hành sinh hoạt:
Ổn định tổ chức: -Lớphát tập thể.
 1)Lớp trưởng nêu mục đích, lí do sinh hoạt 
 2 Nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần qua:
 -Lớp trưởng giới thiệu lần lượt các bạn tổ trưởng lên nhận xét ưu, khuyết điểm các hoạt động của tổ mình. 
 -Thảo luận: Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến,bổ sung, giải đáp thắc mắc.
 -Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương, nhắc nhở
 3. Phổ biến công tác đến:
 -Lớp trưởng phổ biến
 4. Sinh hoạt vui chơi:
	Tập bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh.
 5. Nhận xét tiết sinh hoạt:
-GVCN nhận xét giờ sinh hoạt
 - Học tập : HS đã giữ vững được nề nếp học tập sau khi thi, tuy vậy vài em vẫn 
 còn thiếu tập trung khi cô giảng bài
 - Kỉ luật: Tác phong tốt, em Thuận đã khắc phục được khuyết điểm.
 - Lao động: Tốt
 - Văn thể mĩ: Đã biết hát bài Khăn quàng thắp sáng bình minh nhưng cũng còn một số em chưa thuộc.
 6. Kết thúc: Lớp đứng chào GV ra về.
Tiết 1:Kĩ thuật
Bài : TRỒNG CÂY RAU , HOA
I.MỤC TIÊU :
 - Biết cách chọn câycon rau, hoa để trồng . - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng rau, hoa trong chậu. 
 - Trồng đựoc cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Vật liệu và dụng cụ : 1 số cây con rau, hoa để trồng ; túi bầu có chứa đầy đất ; cuốc dầm xới , bình tưới nước có vòi hoa sen .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ:
- Yêu cầu hs nêu lại các bước thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: -Nêu yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn Tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1:Hs thực hành trồng cây rau và hoa 
-Nhắc lại các bước thực hiện:
+Xác định vị trí trồng.
+Đào hốc trồng cây theo vị trí đã định.
+Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
-Chia nhóm và yêu cầu các nhóm lấy dụng cụ vật liệu ra thực hành.
-Nhắc nhở những điểm cần lưu ý.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của hs 
-Gợi ý các chuẩn để hs tự đánh giá kết quả: đủ vật liệu dụng cụ; khoảng cách hợp lí thẳng hàng; cây con đứng thẳng, không nghiêng ngả và trồi lên; đúng thời gian quy định.
-Tổ chức cho hs tự trưng bày sản phẩm và đánh gía lẫn nhau.
3.Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét chung các sản phẩm và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
-HS nêu lại 
-Các nhóm phân công thực hành trên hộp đất.
-Trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
Tiết 5:
 SINH HỌAT TẬP THỂ- Tuần 23
I,- Mục tiêu:
 Gv đánh giá hoạt động tuần qua và đề ra phương hướng , nhiệm vụ hoạt động tuần tới.
II,-Biện pháp xử lí và khắc phục những ưu điểm và khuyết điểm :
1,Đối với những hs có những ưu điểm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2,-Đối với những H/s mắc khuyết điểm :.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III,-Kế hoạch tuần tới (Căn cứ vào những ưu- khuyết tuần qua và kế hoạch hoạt động của nhà trường):
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docL4T232bCKNTimes New Roman.doc