Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 9 đến tuần 12

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 9 đến tuần 12

MÔN: TOÁN

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:- HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có đỉnh chung.

 2. Kĩ năng: - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.

 3. thái độ: - HS ứng dụng những kiến thức đã học trong bài vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Ê-ke

 - HS: Ê-ke

 

doc 93 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 9 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 15 thang 10 năm 2012
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 2 
MÔN: TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:- HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có đỉnh chung.
	2. Kĩ năng: - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
	3. thái độ: - HS ứng dụng những kiến thức đã học trong bài vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Ê-ke
	- HS: Ê-ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV vẽ một số góc lên bảng cho HS dùng ê-ke để xác định các góc đó.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD
- Cho HS đọc tên hình và cho biết đó là hình gì? (hình chữ nhật ABCD; các đỉnh A; B; C; D của hình chữ nhật đều là góc vuông)
- Thực hiện thao tác kết hợp nêu: kéo dài 2 cạnh DC, BC ta được hai đường thẳng DC; BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Hai đường thẳng DC; BC có mấy góc vuông? (4 góc vuông). Có chung đỉnh nào? (Chung đỉnh C). - Cho HS kiểm tra lại
- Hướng dẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc rồi nhận xét. 
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét, bổ sung:
- Hai đường thẳng vuông góc ON và OM tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về hai đường thẳng vuông góc trong thực tế.
c) Thực hành:
Bài tập 1: Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
+ Hình a là hai đường thẳng vuông góc
+ Hình b là 2 đường thảng không vuông góc.
Bài 2: Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
- Cho HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, chốt kết quả:
Cạnh BC và CD vuông góc với nhau
Cạnh CD và AD vuông góc với nhau
Cạnh AD và AB vuông góc với nhau
Cạnh AB và BC vuông góc với nhau
 + Có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau?
Bài 3: Dùng Ê-ke kiểm tra góc vuông rồi nêu tên chúng
- Cho 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đo các hình trong SGK 
- Gọi HS nêu kết quả
- Chốt câu trả lời đúng
a) Góc đỉnh A và góc đỉnh D là góc vuông
+ AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ CD và DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông
+ MN và NP là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ NP và PQ là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập 4 (trang 50).
- Hát
- 2 HS thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát
- Trả lời
- Theo dõi, lắng nghe
- Trả lời, kiểm tra lại
- Thực hiện theo hướng dẫn
- 1 HS lên bảng làm
- Theo dõi
- 1 số HS lấy ví dụ
- 1 HS nêu 
- Làm bài 
- 1 số HS nêu kết quả
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ trên bảng
- Nêu kết quả
- Nhận xét, lắng nghe
- Trả lời
- 1 HS nêu yêu 
-Dùng ê-ke đo các hình trong
 SGK 
- Nêu kết quả
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ...........
Tiết 3	
 MÔN: TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: - Hiểu những từ ngữ mới trong bài
	- Hiểu nội dung ý nghĩa trong bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.
	2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm phân biệt lời Cương, lời mẹ Cương.
	3. Thái độ: - HS có ý thức giúp đỡ cha mẹ và biết quý trọng những ng ười lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc (SGK)
	- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn (2 đoạn)
- Cho HS đọc đoạn
 Sửa lỗi phát âm cho HS. Giải nghĩa từ (chú giải SGK). Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giọng đọc phù hợp
- Luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài 
- Đọc mẫu toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: 
+ Cương xin mẹ đi học nghề rèn để làm gì? (Cương thương mẹ vất vả, học nghề để kiếm sống giúp mẹ)
+ Cương đã nói với mẹ như thế nào? (nhờ mẹ xin thầy cho đi học nghề rèn)
+ Mẹ Cương lúc đầu có đồng ý không? (Mẹ Cương lúc đầu không đồng ý nhưng Cương đã cắt nghĩa cho mẹ hiểu)
- Giảng từ: + Ngỏ ý ( Bày tỏ tình cảm, ý nghĩ)
 + Cắt nghĩa ( Giải thích cho rõ nghĩa)
+ Nêu ý đoạn 1? (1. Cương ước mơ trở thành thợ rèn.) 
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? (Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ nói Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương không cho làm thợ rèn)
- Giảng từ: Dòng dõi quan sang( từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.)
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? (Cương nói với mẹ là nghề nào cũng quí trọng, ăn trộm ăn cắp, ăn bám mới đáng bị coi thường)
- Cho HS đọc thầm toàn bài. Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương. (Cương xưng hô với mẹ lễ phép kính trọng mẹ Cương xưng hô dịu dàng âu yếm. Cách xưng hô thể hiện tình cảm mẹ con rất thân ái)
+ Nêu ý đoạn 2? ( 2. Mẹ Cương không đồng ý, Cương tìm cách thuyết phục mẹ )
- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài
Ý chính: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống đỡ mẹ.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp
- Cho HS đọc lại toàn truyện
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Liên hệ thực tế.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc nối tiếp 
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, chia đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn (2 - 3 lần)
- Theo dõi, lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
-2 HS đọc, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lớp đọc thầm, nêu nhận xét 
- Trả lời
- Nêu ý chính
-2 HS nhắc lại
- Nêu cách đọc
- Đọc theo cách phân vai
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 4 
MÔN: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được trình tự thời gian để lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai ( bài TĐ tuần 7) – BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gianqua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2, BT3).
- Kĩ năng Tư duy sáng tạo, phân tích phán đoán.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Kĩ năng xác định giá trị
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
- Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể 
- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương quốc Tương La theo cách kể 1; lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Ôn lại kiến thức cũ
- Gọi 1 HS lên bảng kể lại câu chuyện mà em thích nhất 
- Nhận xét, cho điểm từng HS
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
 2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Hỏi: Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất 
- Nhận xét, tuyên dương HS 
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn 
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu 
- Nhận xét cho điểm HS 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
Hỏi: Trong truyện ở Vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Min-tin có đi thăm cùng nhau không?
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước nơi nào sau?
- Vừa rồi các em các em kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau
- Y/c HS kể chuyện theo nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
- Tổ chức cho HS thi kể từng nhân vật 
- Nhận xét 
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c của bài 
- Treo bảng phụ, y/c HS đọc, trao đổi và trả lời các câu hỏi 
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối 2 đoạn
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK 
+ Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau
- HS kể 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm 
- Quan sát tranh. 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau
- 3 – 5 HS thi kể 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Cùng nhau
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau
- Lắng nghe 
- 3 – 5 HS tham gia thi kể 
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1
MÔN: TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:- Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
	2. Kĩ năng: - HS xác định được 2 đường thẳng song song.
	3. Thái độ: - HS tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Thước kẻ, Ê-ke
	- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu miệng bài tập 4 (SGK trang 50)
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- 2 HS
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Giới thiệu: Hai đường thẳng song song
- Vẽ hình chữ nhật: ABCD lên bảng kéo dài về hai phía – tô màu hai đường kéo dài giới thiệu cho HS “Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau”
- Giới thiệu tương tự đối với cạnh AD và BC
- Gợi ý cho HS nêu nhận xét về hai đường thẳng song song.
- Cho HS lấy ví dụ về 2 đường thẳng song song
- Vẽ “hình ảnh” 2 đường thẳng song song
c) Thực hành:
Bài tập 1: (SGK trang 51)
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm 
- Cho 1 số nhóm trình bày, cả lớp nhận xét 
- Nhận xét, chốt đáp án:	
a) - Cạnh AB song song với cạnh CD
 - Cạnh AD song song với cạnh BC
b) 
- Cạnh MN song song với cạnh PQ
- Cạnh MQ song song với cạnh NP
Bài tập 2: (SGK trang 51)
- Tiến hành tương tự bài tập 1
- Cạnh BE song song với những cạnh nào trong hình? (song song với cạnh AG và cạnh CD)
Bài tập 3: Nêu tên các cặp cạnh song song với nhau trong mỗi hình:
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát từng hình vẽ, làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài
Đáp án: 
* Hình 1
- MN song song với PQ
- MN vuông góc với MQ, MQ vuông góc với QP
*Hình 2: DI song song với GH
 DE vuông góc với EG
 GH vuông góc với HI
 HI vuông góc với ID
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lạ ... ắng.
+ Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất.
- Lắng nghe.
- Trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS đọc thành tiếng.
Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao thất, cao hơn, thấp hơn
- HS đọc thành tiếng.
- HS dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, HS dưới lớp ghi vào vở nháp hoặc vở BTV4.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- Chữa bài (nếu sai).
- HS đọc thành tiếng.
- HS đọc thành tiếng.
- HS trao đổi, tìm từ, HS ghi các từ tìm được vào phiếu.
- Nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
Đỏ
òCách 1(tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn
òCách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng,
ò Cách 3(tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,
Cao
- Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vời vợi, cao vọi,
- Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,
- Rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao,...
Vui
- Vui vui, vui vẻ, vui sướng, mừng vui, vui mừng,
- Rất vui, vui lắm, vui quá,
- Vui hơn, vui nhất, vui hơn tết, vui như Tết,
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc câu và trả lời đọc yêu cầu của mình.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại thế nào là tính từ ?
- GD HS thêm yêu thích tìm hiểu môn Tiếng Việt.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại 20 từ tìm được và chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực.
- HS đọc thành tiếng.
- Lần lượt đọc câu mình đặt:
+ Mẹ về làm em vui quá!
+ Mũi chú hề đỏ chót.
+ Bầu trời cao vút.
+ Em rất vui mừng khi được điểm 10.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2012
Tiết 1
	 MÔN: TOÁN
 NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
- BT1 d; BT 2 HS khá, giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DAY - HOC:
- Bảng con, ghi sẵn bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 58, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 Giờ học toán hôm nay các em biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
 b.Phép nhân 36 x 23
 * Đi tìm kết quả:
- GV viết lên bảng phép tính 36 x 23, sau đó yêu cầu HS áp dụng tình chất một số nhân với một tổng để tính.
- Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu ?
 * Hướng dẫn đặt tính và tính:
- GV nêu vần đề: Để tính 36 x 23, theo cách tính trên chúng ta phải thực hiện hai phép nhân là 36 x 20 và 36 x 3, sau đó thực hiện một phép tính cộng 720 + 108, như vậy rất mất công.
- Để tránh phải thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số, bạn nào có thể đặt tính 36 x 23 ?
- GV nêu cách đặt tính đúng: Viết 36 rồi viết số 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dầu nhân rồi kẻ vạch ngang.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân:
+ Lần lượt nhân từng chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái:
 ò3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
 ò 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1; 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
+ Thực hiện cộng hai tích vừa tìm được với nhau:
 ò Hạ 8; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2; 1 cộng 7 bằng 8, viết 8.
+ Vậy 36 x 23 = 828
- GV giới thiệu:
 ò 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
 ò72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 36 x 23.
- GV yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
 c.Luyện tập, thực hành:
 Bài 1a,b,c:
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Các phép tính trong bài đều là phép tính nhân với số có hai chữ số, các em thực hiện tương tự như với phép nhân 36 x 23.
- GV chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 4 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép tính nhân.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS tính:
36 x 23 = 36 x (20 +3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
- 36 x 23 = 828
- HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp.
- HS đặt tính theo hướng dẫn nếu sai.
- HS theo dõi và thực hiện phép nhân.
x
 36
 23 
 108
 72
 828
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
-HS nêu như SGK.
+ Đặt tính rồi tính.
- HS nghe giảng, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS làm bài.
 a/ 86 x 53 b/ 33 x 44 c/ 157 x 24 d/ 1122 x 19
x
x
x
 x
 86 	 33 157 1122
 53 44 24 19
 258 132 628 10098
 430 132 314 1122
 4558	 1452 3768 21318
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2*: Gọi HS khá, giỏi làm bài.
- Hỏi: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 45 x a với những giá trị nào của a ?
+ Muốn tính giá trị của biểu thức 45 x a với a = 13 chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS đặt tính ra giấy nháp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài trước lớp.
3.Củng cố- Dặn dò: 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau: Luyện tập.
+ Tính giá trị của biểu thức 45 x a.
+ Với a = 13, a = 26, a = 39.
+ Thay chữ a bằng 13, sau đó thực hiện phép nhân 45 x 13.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
+ Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
+ Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
- HS đọc.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở cùng loại có là:
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 2 MÔN: TẬP LÀM VĂN
 KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy, bút làm bài kiểm tra.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra giấy bút của HS.
- Nhận xét.
2. Thực hành viết: 
GV lưu ý HS khi làm bài:
- Về chữ viết 
- Về bố cục 
- Cách trình bày .
- GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124, SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS .
- Lưu ý ra đề:
+ Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài.
+ Đề 1 là đề mở. 
+ Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học.
- Cho HS viết bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại
- Kiểm tra giấy bút của HS.
* Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con hiếu thảo, bà tiên.
* Đề 2: Hãy kể lại truyện ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. ( Chú ý kết bài theo mở rộng ).
* Đề 3 : Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác đô đa Vin-xi. ( Mở bài theo cách gián tiếp ).
- HS viết bài.
- HS lắng nghe và thực hiện,
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 3 MÔN: KHOA HỌC
 (Đ/C Sửu soạn dạy)
Tiết 4 
	 MÔN: ĐỊA LÍ
 (Đ/C Sửu soạn dạy)
Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 
 	 MÔN: THỂ DỤC
 (GV chuyên soạn) 
Tiết 3	 MÔN: TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- BT4 HS khá giỏi làm.
- Bài 5 bỏ theo công văn 896.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng cho làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
 - Hôm nay, các em củng cố, rèn luyện kĩ năng giải toán phép nhân với số có hai chữ số qua “ Luyện tập”
b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1:
- Hỏi:
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: ( cột 1,2) 
- Kẻ bảng số như bài tập lên bảng, yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng.
+ Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ?
+ Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
- Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài giải
Trong một giờ tim người đó đập số lần là:
75 x 60 = 4500 ( lần )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
4500 x 24 = 108 000 ( lần )
Đáp số: 108 000 lần
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố, dặn dò : 
- GD HS tính cận thận khi làm tính toán.
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét.
-HS nghe.
+ Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nêu cách tính.
Ví dụ:
X 
x
x
 a.. 17 b. 428 c. 2057
 86 39 23
 102 3852 6171
 136 1284 4114
 1462 16692 47311
- Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới là giá trị của biểu thức: m x 78 
+ Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng.
+ Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234, vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234.
- HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
m
3
30
23
230
m x 78
234
2340
1794
17940
- HS đọc.
- HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải
24 giờ có số phút là :
60 x 24 = 1440 ( phút )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
75 x 1440 = 108 000 ( lần )
Đáp số: 108 000 lần
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 3 MÔN: TIẾNG ANH
 (GV chuyên soạn dạy)
Tiết 4 MÔN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 (Đ/C Tú soạn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sang tuan 912.doc