Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 03

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 03

Toán

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TIẾP THEO )

I. Mục tiêu - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.

- Củng cố thêm về hàng và lớp.

*Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3

II. Các hoạt động dạy học

AKiểm tra kiến thức: (5) 1HS làm bài tập : Viết các số sau: Mười bảy nghìn:

 Một nghìn hai trăm

 Ba mươi tám triệu

 Chín triệu

- GV nhận xét ghi điểm.

B Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1)

 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và viết số ( 6)

- GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, rồi yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp : 342 157 413.

- GV cho HS đọc số này, HS quan sát để đọc đúng về số.GV hướng dẫn cách đọc đúng

+ Tách số thành từng lớp từ đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu.

+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có 3 chữ số và thêm tên lớp đó

Hoạt động 2 :Thực hành (20)

Bài 1 : Viết và đọc số theo bảng

 - GV cho HS quan sát bảng GV đã kẻ sẵn

 - Gọi HS viết số, và đọc số tương ứng.

 - Kết quả là : 32 000 000, 32 516 000, 834 291 712

Bài 2 : Đọc các số sau

- GV viết số lên bảng gọi HS đọc bàng miệng: 7 312 836; 57 602 511; 351 600 307; 900370200; 400 070 192

Bài 3 : Viết các số sau

a) Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn

b)Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi tám.

- HS làm bài vào vở: 10 250 214, 253 564 885, 400 036 105.

- GV thu chấm

 

doc 48 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ 2 ngày 23 tháng 9 năm 2013
Chào cờ đầu tuần
----------------------------------------
 Toán
Triệu và lớp triệu ( tiếp theo )
I. Mục tiêu - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
*Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3
II. Các hoạt động dạy học
AKiểm tra kiến thức: (5’) 1HS làm bài tập : Viết các số sau: Mười bảy nghìn: 
 Một nghìn hai trăm
 Ba mươi tám triệu
 Chín triệu
- GV nhận xét ghi điểm.
B Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và viết số ( 6’)
- GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, rồi yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp : 342 157 413.
- GV cho HS đọc số này, HS quan sát để đọc đúng về số.GV hướng dẫn cách đọc đúng 
+ Tách số thành từng lớp từ đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu.
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có 3 chữ số và thêm tên lớp đó
Hoạt động 2 :Thực hành (20’)
Bài 1 : Viết và đọc số theo bảng
 - GV cho HS quan sát bảng GV đã kẻ sẵn 
 - Gọi HS viết số, và đọc số tương ứng. 
 - Kết quả là : 32 000 000, 32 516 000, 834 291 712
Bài 2 : Đọc các số sau 
- GV viết số lên bảng gọi HS đọc bàng miệng: 7 312 836; 57 602 511; 351 600 307; 900370200; 400 070 192
Bài 3 : Viết các số sau
a) Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn
b)Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi tám.
- HS làm bài vào vở: 10 250 214, 253 564 885, 400 036 105.
- GV thu chấm
C.Củng cố dặn dò (3p): Hệ thống kiến thức
 Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm , chia sẻ với nỗi đau của bạn
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(Trả lời được các câu hỏi trong SGk;Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc thư.)
GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp
Thể hiện sự cảm thông
II .Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5p)
- HS đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình và nêu nội dung bài 
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ(2’) 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (23’)
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV chia bài văn thành 3 đoạn 
+Đoạn 1:Từ đầu đén chia buồn với bạn 
+Đoạn 2:Tiếp theo đến những người bạn mới như mình 
+Đoạn 3: phần còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm cả bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? (không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo)
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? ( để chia buồn)
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ( mình rất xúc độngra đi mãi mãi )
-Tìm những câu cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ( chắc là Hồng cũng tự hào ..)
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? (nêu rõ địa điểm ,thời gian, lời chào hỏi ; lời chúc hứa hẹn ..)
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1
+GV đọc mẫu 
+HS luyện đọc theo cặp 
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn 
C.Củng cố ,dặn dò (5p) ? Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng?
? Em đã từng làm gì để động viên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------
Khoa học
Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục tiêu : - Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt,cá, trứng, tôm, cua)và một số thức ăn chứa nhiều chất béo( mỡ, dầu, bơ..)
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể .
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A,D,E,K
II. Đồ dùng dạy học 
 Hình SGK trang 12, 13 .
 Phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học 
A Kiểm tra kiến thức : ( 5p) Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn ? Nêu vai trò của chất bột đường ?
B Bài mới : 
1.Giới thiệu bài (2p) 
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo (10’)
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp nói với nhau tên các thức ăn chúa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, chất béo
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau 
+ Nói tên các thức ăn giàu chất đạm có trong hình ở trang 12 -SGK 
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn 
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
+ Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở trang 13SGK
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn 
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
* KL: Chất đạm tham gia vào việc xây dựng và đổi mới cơ thể: làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại và tiêu mòn trong quá trình sống .Vì vậy chất đạm cần cho sự phát triển của trẻ em.Chất đạm có nhiều ở thịt cá, trúng, sữa,..
 Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, lạc, vừng,...
3.Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo(15’)
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS hoàn thành 
- HS làm việc với phiếu học tập : Hãy đánh dấu x vào cột tương ứng là nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chât béo 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .GV cùng cả lớp chữa bài
 TT
Tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo
Nguồn gốc
động vật
Nguồn gốc
thực vật
 1
Đậu nành
x
 2
Thịt lợn
X
 3
Tôm
X
 4
Thịt bò
X
 5
Cá
X
 6
Mỡ lợn
X
 7
Lạc
x
 8
Dầu ăn
x
*Kết luận :
 - Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật 
C . Củng cố ,dặn dò (3p)
- HS đọc ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học
 
Chính tả
Nghe viết : Cháu nghe câu chuyện của bà 
I. Mục tiêu: Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ" Cháu nghe câu chuyên của bà". Biết trình bày bài thơ lục bát.
- Làm đúng BT(2)a. 
II. Đồ dùng dạy học 
Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5’)
GV yêu cầu HS viết các từ : con lăn, siêng năng, lặng im. 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài(2’) 
2.Hoạt động 1:Hướng dẫn HS nghe viết (20’)
- GV đọc bài văn cần viết –HS theo dõi SGK .
- 1 HS đọc lại bài thơ 
- GV hỏi HS về nội dung bài (bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình )
- Cả lớp đọc thầm bài thơ nhắc HS chú ý các từ ngữ dễ viét sai : trước sau, lưng, lối, rưng rưng ; nhắc cách trình bày thơ lục bát 
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết 
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài 
- GV chấm chữa bài –HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau .
- GV nhận xét chung 
3 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (6’)
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở
- HS trình bày bài .Cả lớp và GV chốt lời giải đúng 
b.triển lãm - bảo – thử – về cảnh- cảnh hoàng hôn - khẳng định - bởi vì - hoạ sĩ - vẽ tranh - chẳng bao giờ 
 C. Củng cố, dặn dò (2p)
-Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
-------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 24 tháng 9 năm 2013
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu : 
- Đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3(a,b,c); Bài 4(a,b)
II. Đồ dùng dạy học
Giấy khổ to kẻ sẵn BT 1
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra: ( 5’) 1 HS làm bài tập : Viết các số sau
- Bảy triệu sáu trăm năm mươi nghìn.
- Hai trăm ba mươi triệu sáu trăm linh năm nghìn
- Hai trăm năm mươi triệu sáu trăm bốn mươi nghìn.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: 1. GTB (....) 2 phút
2.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập : 10 phút
GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn( đến lớp triệu). GV có thể khai thác thêm: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số?( 7, 8 hoặc 9 chữ số). GV cũng có thể cho một vài HS tự nghĩ ra ví dụ về một số có đến hàng chục triệu(8 chữ số) hàng trăm triệu( 9 chữ số)...
Hoạt động 2: Thực hành: 15 phút
Bài 1: Viết theo mẫu 
Bốn HS nối tiếp điền vào bảng GV đã kẽ sẵn
Bài 2: Đọc các số
- GV ghi từng số lên bảng gọi HS đọc
VD: Số 32 640 507: ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghì năm trăm linh bảy.
- HS đọc các số còn lại: 8500658: 830402960:85000120; 1000001
Bài 3: Viết các số:
 - HS viết số vào vở 
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
a, 613 000 000 
b, 131 405 000 
c,512 326 103
Bài 4:HS nêu giá trị của chữ số 5:
HS trao đổi theo cặp, GV chữa bài
+ Trong số 715 638, chữ số 5 chỉ 5 000
+ Trong số 571 638, chữ số5 chỉ 500 000
- HS làm các bài còn lại.
C. Củng cố, dặn dò: ( 3’)- HS nhắc lại nội dung bài học
 - GV nhận xét chung tiết học.
--------------------------------------------
Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức
I. Mục đích, yêu cầu
-Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức(ND ghi nhớ)
- Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ(BT1,mục III); bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về từ(BT2,BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, từ điển.
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra kiến thức: ( 5’) Nêu tác dụng của dấu hai chấm? Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm.( 1HS trả lời)
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Bài mới : ( 25’)
1, Giới thiệu
 Hoạt động 1: Phần nhận xét
- HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét.
- HS trao đổi làm bài tập 1,2
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Từ chỉ gồm một tiếng( từ đơn) : nhờ, bạn , lại, có, chỉ,...
+ Từ gồm nhiều tiếng( từ phức) : giúp đỡ, học hành...
+Tiếng dùng để cấu tạo từ.
+ Có thể dùng một tiếng để tạo nên từ. Đó là từ đơn.
+ Cũng có thể phải dùng hai tiếng trở lên để cấu tạo từ. Đó là từ phức.
* Từ dùng để : 
+ Biểu thị sự vật, đặc điểm, ...( biểu thị ý nghĩa) 
+ Cấu tạo nên câu.
 Phần ghi nhớ:- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
- Yêu cầu HS tìm nối tiếp từ đơn và từ phức.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu - HS tự làm vào vở
 ... g của các dân tộc trong vùng ? 
 - HS đại diện các nhóm trình bày .GV sửa chữa và hoàn thiện câu hỏi 
5.Dặn dò - nhận xét tiết học (1’)
____________________________________
Chiều Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
I.Mục tiêu
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đúng quy trình, đúng kĩ thuật
- Giáo dục ý thức an toàn lao động
II. Đồ dùng dạy học 
Bộ dụng cụ cắt may 
III. Hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài –ghi mục bài 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu, cho HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu 
- GV gợi ý HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu
- Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận 
3.Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a. GV hướng dẫn HS vạch dấu trên vải 
- Hướng dẫn HSquan sát hình 1a,b để nêu cách vạch dấu theo đường thẳng, đường cong trên vải
- GV đính vải trên bảng để hướng dẫn 
b. Cắt vải tren đường vạch dấu 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2a,b để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu
- GV nhận xét bổ sung và hướng dẫn HS một số điểm khi cắt vải
4.Hoạt động 3: Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu
- HS thực hành cắt
- GV quan sát, chỉ dẫn thêm cho HS 
5.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành
- GV nhận xét 
6. Củng cố dăn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị tiết sau
_________________________________________ 
Luyện TNXH
Ôn : Địa lí
I Mục tiêu
HS được củng cố về: 
- Những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn 
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh về nhà sàn, trang phục của người dân ở Hoàng Liên Sơn
III. Hoạt động dạy học 
1.Giơí thiệu bài (2’) 
2.Hướng dẫn HS ôn tập ( 30’) 
HS trả lời câu hỏi sau
- Dân cư Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn đồng bằng ? ( thưa thớt)
- Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? ( Dao, Thái, Mông,..)
- Xếp thứ tự các dân tộc Dao, Thái, Mông theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao 
- Người dân ở nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao ? ( ngựa)
- Bản làng thường nằm ở đâu ? ( sườn núi, thung lũng )
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? ( ít nhà )
- Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn ?( tránh thú dữ, ẩm thấp) 
- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ? ( nhà sàn lợp ngói )
- Nêu những hoạt đông trong chợ phiên ?
- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ ? Tại sao chợ lại bán các hàng hoá này ?
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ? ( ném còn, xuống núi,..
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? ( mùa xuân; trong lễ hội người dân vui chơi, nhảy múa, ca hát,... ) 
- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong vùng ? ( màu sắc sặc sỡ ) 
3.Tổng kết tiết học ( 3' )
Nhận xét tiết học
________________________________________
Tự học( Toán )
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 Củng cố các đặc điểm của dãy số tự nhiên
II. Hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài(2’) 
2.Hướng dẫn HS làm bài ở VBT( 31 ) 
Bài 1 : HS làm bài rồi dổi chéo vở kiểm tra kết quả
a, 692, 296, 962 
b, 12345, 54321, 34521, 12354, 5423
Bài 2 : HS làm bài vào vở, sau đó gọi HS chữa bài 
 GV củng cố về số liền trước, số liền sau
Bài 3 : HS khoanh vào ý d
Bài 4 : HS làm bài rồi chữa bài 
a, 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7... ; 100 ; 101 ; ... ; 1000 ; 1001
b, 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; ....200 ; 202 ; 204
Bài 5 : GV hướng dẫn HS quan sát các hình đã vẽ trong VBT sau đó HS hoàn thành bài vào vở 
3.Tổng kết tiết học ( 2' )
______________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2009
Sáng Tập làm văn
Viết thư
I.Mục tiêu
1.HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư 
2.Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn 
II.Hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài(2’) 
2 Phần nhận xét(12’) 
- HS đọc lại bài Thư thăm bạn 
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ trả lời câu hỏi ở SGK 
+Người ta viết thư để làm gì ?( Để thăm hỏi, báo tin, chia buồn, bày tỏ tình cảm,)
+Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có nội dung gì ? (Nêu lí do và mục đích viết thư ; thăm hỏi, thông báo tình hình, nêu ý kiến trao đổi,)
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu kết thúc thế nào ?
 +Đầu thư : ghi địa điểm thời gian viết thư, lời thưa gửi 
 +Cuối thư : ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí của người viết thư 
3 Phần ghi nhớ (3’)
-HS đọc thầm phần ghi nhớ 
4.Phần luyện tập (15’)
- HS đọc thầm yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại và xác định yêu cầu của đề
- GV hướng dẫn HS làm bài 
+Bức thư viết cho ai ?
+Mục đích viết thư ?
+Thăm hỏi bạn điều gì ?
- HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư 
- HS trình bày .Cả lớp và GV nhận xét 
5 Củng cố dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học 
_______________________________
Âm nhạc 
( Giáo viên bộ môn soạn giảng )
_______________________________
Toán 
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 
I.Mục tiêu 
Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về :
Đặc điểm của hệ thập phân
Sử dụng mười kí hiệu( chữ số ) để viết số trong hệ thập phân
Gía trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể 
II. Hoạt động dạy học 
1Hoạt động 1 Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân ( 8’)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
+ Trong cách viết số ở mỗi hàng viết dược mấy chữ số ? ( 1 chữ số )
+ GV giới thiệu về hệ thập phân, giới thiệu cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân.
- GV yêu cầu HS nhắc lại giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì ? ( vị trí các hàng nó đứng )
2.Hoạt động 2 :Thực hành (25’)
Bài 1 : 
HS nói cho nhau nghe về cách đọc , viết từng số trong bài tập 
Bài 2 : 
- HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài 
- GV gọi HS chữa bài trên bảng : 873 = 800 + 70 + 3
 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
Bài 3 : 
- GV cho HS làm bài vào vở, rồi chữa bài
Số
45
57
561
5 824
5 842 769
Gía trị của chữ số 5
 5
50
500
5 000
5 000 000
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
______________________________________
 Khoa học
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ 
I.Mục tiêu 
 Sau bài học HS có thể : 
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
- Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ 
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ 
II.Đồ dùng dạy học 
 Hình SGK trang 14,15
III.Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra (5’) Nêu vai trò của chất đạm, chất béo 
2.Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ (12’)
Bước 1 : GV chia nhóm yêu cầu các nhóm hoàn thiện vào bảng dưới đây
Tên thức ăn
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
Chứa
vi-ta-min
Chứa
chất khoáng
Chứa
chất xơ
Rau cải
x
X
x
x
Cà rốt
x
X
x
x
 ....
Bước 2 :
- Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ trên
Bước 3
- Các nhóm HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, đánh giá giữa các nhóm
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3.Hoạt động2: Thảo luận vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ (15’)
Bước 1 :Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
- Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể 
*Kết luận ; như mục bạn cần biét ở SGK
Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chát khoáng đối với cơ thể 
*Kết luận : Như mục bạn cần biết ở SGK
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
GV đặt câu hỏi :
- Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa nhiều chất xơ ?
- Hằng ngày, chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống nước đủ?
 *Kết luận ; như mục bạn cần biết ở SGK
 4. Củng cố,dặn dò (3’)
- HS đọc ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học 
_______________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu 
Đánh giá nhận xét tuần 3 và triển khai kế hoạch tuần 4
II. Hoạt động dạy học 
1.Nhân xét tuần 3
- Các tổ trưởng nhận xét đánh giá các thành viên của tổ mình 
- Lớp trưởng nhận xét tình hình chung 
- GV chủ nhiệm nhắc nhở các vấn đề cần lưu ý trong tuần 
+Nề nếp : thực hiện tốt các nội quy của lớp cũng như của nhà trường 
+Học tập : có nhiều bạn tiến bộ như bạn 
+Các mặt khác : có tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một số em quên sách vở đồ dùng học tập như bạn 
2. Kế hoạch tuần 4
- GV phổ biến kế hoạch 
+Thực hiện tốt các nội quy của lớp và nhà trường đề ra 
+Tích cực học tập hơn nữa để giành kết quả cao
+Chọn đội tuyển học sinh giỏi để bồi dưỡng 
+Khắc phục những nhược điểm của tuần trước 
- Đại diện HS hứa thực hiện tốt ______________________________________________________________
Chiều thứ 3 Luyện Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề
Rèn kĩ năng viết và đọc các số có tới sáu chữ số
II. Các hoạt đông dạy học chủ yếu 
1 Ôn tập (5’)
- HS nhắc lại các hàng của các số có 6 chữ số 
- GV đọc số có 6 chữ số, HS viết vào giấy nháp và một số em lên bảng viết
2. Hướng dẫn HS làm bài ở VBT (30’)
Bài 1 :HS tự làm , rồi chữa bài, củng cố cách đọc viết số đến lớp triệu
Bài 2: HS làm bài vào vở
Hai trăm bốn mươi lăm triệu 
 245 000 000
Một trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm năm mươi nghìn
 700 007 190
Tám mươi sáu triệu không trăm ba mươi nghìn một trăm linh hai
 121 650 000
Bảy trăm triệu không trăm linh bảy nghìn một trăm chín mươi
 86 030 102
Bài 3 : HS làm bài sau đổi chéo vở kiểm tra kết quả
Số
64 973 213
765 432 900
768 654 193
Giá trị của chữ số 4
4 000 000
400 000
4 000
Giá trị của chữ số 7
70 000
700 000 000
700 000 000
Giá trị của chữ số 9
900 000
900
90
Bài 4: Hướng dẫn HS xác định quy luật của từng dãy số rồi điền vào
3.Củng cố –dặn dò (3’) 
- GV Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 3(1).doc