Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 12 năm 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 12 năm 2011

Toán

Nhân một số với một tổng.

I. Mục tiêu :

- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài 1.

III. Hoạt động dạy học :

A. KTBC : HS tính : 1240 30

B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.

HĐ 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức :

* Mục tiêu : Giúp HS biết cách tính và so sánh giá trị của biểu thức.

* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.

- GV viết lên bảng hai biểu thức : 4 (3 + 5) và 4 3 + 4 5.

- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức trên.

? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau ?

- GV nêu : Vậy ta có : 4 (3 + 5) = 4 3 + 4 5.

 

doc 30 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Toán 
Nhân một số với một tổng.
I. Mục tiêu : 
- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài 1.
III. Hoạt động dạy học : 
A. KTBC : HS tính : 1240 30
B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
HĐ 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách tính và so sánh giá trị của biểu thức. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
- GV viết lên bảng hai biểu thức : 4 (3 + 5) và 4 3 + 4 5.
- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau ?
- GV nêu : Vậy ta có : 4 (3 + 5) = 4 3 + 4 5.
HĐ 2 : Quy tắc một số nhân với một tổng 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết quy tắc nhân một số với một tổng. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
- GV chỉ vào biểu thức 4 (3 + 5) và nêu : 4 là một số, 3 + 5 là một tổng. Vậy biểu thức 4 (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3 + 5).
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức 4 3 + 4 5. 
- GV nêu : Tích 4 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 (3 + 5) nhân với một số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 ( 3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3 + 5).
- Như vậy biểu thức 4 3 + 4 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 (3 + 5) với các số hạng của tổng (3 + 5).
? Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm như thế nào ?
- GV HD HS rút ra kết luận dưới dạng tổng quát như SGK.
HĐ 3 : Thực hành
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách vận dụng quy tắc nhân một số với một tổng, một tổng với một số vào tính nhanh và tính nhẩm.
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS làm cá nhân vào vở và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV HD HS tính giá trị của biểu thức bằng hai cách dựa vào quy tắc nhân một số với một tổng.
? Trong hai cách trên cách nào là nhanh nhất, thuận tiện nhất ?
 Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số.
HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Tập đọc 
 " Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi.
I. Mục tiêu:
-Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi,từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ( trả lời được các câu hỏi 1,2.4 SGK.)
- Giáo dục KNS: Giúp Hs có các KN:
+ tự nhận thức bản thân.
+ Xác định giá trị.
+ Đặt mục tiêu.
II. Đồ dùng dạy học :- Tranh minh họa (Mạng nhân vật).
III. Các hoạt động dạy học :	
 A. KTBC : - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài : Có chí thì nên.
 - HS nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp . (HS quan sát tranh).
HĐ1: Luyện đọc :
* MT:-Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi.
*PP&HT:LTTH,cá nhân,nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài .- GV chia đoạn : 4 đoạn .
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài .
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
HĐ 2 : Tìm hiểu bài 
 * MT: Hiểu nội dung .( trả lời được các câu hỏi 1,2.4 trong SGK.)
 *PP&HT:LTTH, hỏi đáp, cá nhân,.
- Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn 1 + 2, cả lớp nghe đọc thầm và trả lời câu hỏi :
- GV ghi chi tiết nổi bật: hiệu cầm đồ, trắng tay.
- GV hướng dẫn Hs giải nghĩa từ hiệu cầm đồ, trắng tay.
- HS nêu ý chính đoạn 1, 2:
 ý1: Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- HS đọc thầm đoạn còn lại: GV nêu câu hỏi để HS trả lời:
- HS nêu ý chính đoạn còn lại .
ý2: Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
- HS nêu nội dung chính của bài.
ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi,từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng 
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm :
 *MT: ; Bớc đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 *PP&HT:LTTH, hỏi đáp, cá nhân,nhóm.
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 1 của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- GV + HS nhận xét. 
HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : ? Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi ?
- HS liên hệ bản thân- GV nhận xét giờ học - Dặn HS học bài .
 Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Toán 
Nhân một số với một hiệu.
I. Mục tiêu : 
- Biết thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài 1. SGK.
III. Hoạt động dạy học : 
A. KTBC : HS tính theo hai cách : 235 (30+ 5)
B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
HĐ 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách tính và so sánh giá trị của biểu thức. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
- GV viết lên bảng hai biểu thức : 3 (7 - 5) và 3 7 - 3 5.
- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau ?
- GV nêu : Vậy ta có : 3 (7 - 5) = 3 7 - 3 5.
HĐ 2 : Quy tắc một số nhân với một hiệu :
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết quy tắc nhân một số với một hiệu. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
- GV chỉ vào biểu thức 3 (7 - 5) và nêu : 3 là một số, (7 - 5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 (7 - 5) có dạng tích của một số ( 3) nhân với một hiệu (7 - 5).
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức 3 7 - 3 5. 
? Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm như thế nào ?
- GV HD HS rút ra kết luận dưới dạng tổng quát như SGK.
HĐ 3 : Thực hành :
* Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc nhân một số với một hiệu vào tính nhẩm, tính nhanh và giải toán.
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS làm cá nhân vào vở và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 3 : HS đọc bài toán.
- GV HD HS tóm tắt, phân tích bài toán bằng phương pháp suy luận ngược.
- HS suy nghĩ giải toán và 2 HS trình bày kết quả theo 2 cách.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 4 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
? Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ hai so với các số trong biểu thức thứ nhất ?
- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số.
HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau 
Luyện từ và câu 
 Mở rộng vốn từ : ý chí - Nghị lực.
I. Mục tiêu:
-Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ , từ Hán Việt ) nói về ý chí , nghị lực của con người ; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng chí ) theo hai nhóm nghĩa (BT1) ;hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2);điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3);hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, thẻ từ. 
 - VBT TV4
III. Hoạt động dạy học : 
A. KTBC : ? Tính từ là gì ? Cho ví dụ ?
B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp 
HĐ 1 : HD HS làm bài tập :
*MT:Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ ,từ Hán Việt) nói về ý chí , nghị lực của con người.
*PP&HT: LTTH , trò chơi cá nhân ,cặp.
 Bài 1 : Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV HD HS như mẫu. Và tổ chức cho HS chơi trò chơi : Tôi là ai?
- Gv phổ biến luật chơi, thời gian chơi - các nhóm chơi thử - Đại diện một nhóm lên chơi.
- HS + GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất).
chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
- HS đọc các từ vừa xếp. 
 Bài 2 : 1HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS thảo luận theo cặp đôi và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. (ý b)
? Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào ?
- HS nêu từ của các nghĩa còn lại.
 Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gv chia nhóm - phát phiếu cho các nhóm làm - các nhóm trình bày kết quả.- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt kết quả đúng. 
Thứ tự các từ cần điền: Nghị lực - nản chí - quyết tâm - kiên nhẫn - quyết chí - nguyện vọng.
- HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- GV cho học sinh hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ - từ đó HS phát biểu về lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu.
- HS và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
HĐ 2 : Củng cố, dặn dò :
- Bài hôm nay ta học nội dung gì? MRVT : ý chí - nghị lực.
- Một HS nêu lại nghĩa của từ ý chí - nghị lực.
- GV nhận xét giờ học - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
Khoa học 
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I/Mục tiêu: -Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên.
Mây
Mây
Nước
-Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên :chỉ vào sơ đồ về sự bay hơi ,ngưng tụ của nước trong tự nhiên
- Tích hợp nội dung GDBVMT: liên hệ: con người rất cần nước
II/Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trang 48, 49 SGK. 
 - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to. 
 - HS chuẩn bị giấy A4, bút màu. 
III/Hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
 *Mục tiêu: HS biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
*PP&HT:Q/S,hỏi đáp,cá nhân. 
Bước1:Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ ( GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới , từ trái sang phải) HS kể những gì các em nhìn thấy trong hình.
- GV thuyết trình giới thiệu các chi tiết trong sơ đồ. 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- 4 HS chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
* GV kết luận: ( GV vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ) Nước đọng ở ao, hồ, sông , biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước . Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ...  Luyện kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng.
II/ Đồ dùng dạy- học
- 1 số chuyện viết về ngời có nghị lực, truyện đọc lớp 4.
- Bảng phụ chép gợi ý, tiêu chuẩn đánh giá.
III/Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ
II. Hớng dẫn hs kể chuyện.
1. Luyện HS kể chuyện
a) Hớng dẫn hiểu yêu cầu đề bài
 - GV gạch dới những từ quan trọng
 - Em chọn kể chuyện gì ? Chuyện đó có nhân vật nào ?
 - GV treo bảng phụ
 - Gọi 1 học sinh kể mẫu
b)Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 - Gọi học sinh kể trớc lớp
 - Thi kể chuyện.
 - GV nhận xét, biểu dơng học sinh kể hay
2.Củng cố, dặn dò
 - Vì sao em thích câu chuyện vừa kể ?
 - Về nhà kể cho ngời thân nghe.
 - 2 em kể chuyện Bàn chân kì diệu - TLCH : em học tập đợc gì ở Nguyễn Ngọc Kí ?
 - Học sinh giới thiệu truyện đã su tầm
 - 1 em đọc đề bài
 - Lớp đọc thầm. Gạch dới từ ngữ quan trọng.
 - 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý
 - Lớp theo dõi sách
 - Lần lợt nêu tên chuyện đã chọn và nhân vật
 - Lớp đọc gợi ý 3
 - 1 em đọc têu chuẩn đánh giá
1 em khá kể ( giới thiệu tên chuyện, tên nhân vật và kể )
 - Học sinh kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa chuyện
 - Học sinh thực hành kể 
 - Lớp nhận xét
 - Mỗi tổ cử 1-2 em thi kể trớc lớp, nêu ý nghĩa chuyện
 - Lớp bình chọn ngời kể hay và nêu ý nghĩa đúng.
 - Nêu tấm gơng về những con ngời có ý chí- nghị lực để em noi theo
Tuần 11:
Chiều thứ 3: 
Tiếng Việt
Tiết 21: Luyện trao đổi ý kiến với người thân
A. Mục tiêu
1. Xác định đợc mục đích trao đổi,vai trong trao đổi.
2. Lập đợc dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích.
3. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đề ra.
B. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ chép sẵn đề bài
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- ổn định
II- Kiểm tra bài cũ
III- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:SGV(207)
2. Hớng dẫn học sinh phân tích bài
 - GV gạch chân từ ngữ quan trọng
 - Treo bảng phụ 
3. Xác định mục đích trao đổi,hình dung các câu hỏi sẽ có
 - GV hớng dẫn xác định trọng tâm
 - Nội dung trao đổi là gì ?
 - Đối tợng trao đổi là ai ?
 - Mục đích trao đổi để làm gì ?
 - Hình thức trao đổi là gì ?
4. Thực hành trao đổi theo cặp
 - Chia cặp theo bàn
 - GV giúp đỡ từng nhóm
5. Thi trình bày trớc lớp
 - GV hớng dẫn nhận xét theo các tiêu chí sau: Đúng đề tài,đạt mục đích, hợp vai.
 - GV nhận xét
6.Củng cố, dặn dò
 - Yêu cầu nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi với ngời thân
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn học sinh viết bài vào vở
- Chuẩn bị bài tiết sau.
 - Hát
 - 1 em đọc bài văn đã chuyển từ vở kịch "Yết Kiêu " thành chuyện.
 - 1 em kể câu chuyện
 - Nghe giới thiệu
 - HS đọc thầm bài,2 em đọc to
 - Đọc từ GV gạch chân
 - Đọc bảng phụ
 - 3 em nối tiếp đọc 3 gợi ý
 - Xác định trọng tâm
 - Về nguyện vọng học môn năng khiếu
 - Anh,chị của em
 - Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng, giải đáp thắc mắc của anh, chị
 - Em và bạn trao đổi
 - Mỗi ngời đóng 1 vai
 - Thảo luận để chọn vai
 - Thực hành trao đổi
 - Đổi vai
 - HS thi đóng vai trớc lớp
 - Lớp nhận xét
 - 2 em nhắc lại
 - Nghe
 - Thực hiện.
Chiều thứ 5: Luyện tiếng Việt
Luyện kể chuyện : Bàn chân kì diệu
A. Mục đích, yêu cầu
1. Luyện kĩ năng nói
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ học sinh kể câu chuyệnBàn chân kì diệu.
- Hiểu chuyện , rút ra bài học về tấm gơng khát khao học tập, giàu nghị lực, có ý chí vơn lên đạt đợc điều mình mong muốn.
2. Luyện kĩ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét đúng, kể tiếp lời.
B. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ truyện, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ổn định
1. Giới thiệu truyện: SGV(231)
2. Luyện kể chuyện “Bàn chân kì diệu”
 - GV kể lần1 giọng kể thong thả nhấn giọng ở từ gợi tả, gợi cảm.
 - GV kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ
 - GV kể lần 3 kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký
( Hiện nay ông Ký là nhà giáo u tú, dạy môn Ngữ văn của 1 trờng trung học ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thơng đã học lớp 3)
3. Hớng dẫn luyện kể chuyện
a) Kể theo cặp 
GV nhận xét từng cặp kể
b) Thi kể trớc lớp
 - GV nhận xét chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất, nhận xét đúng nhất.
c) Tự liên hệ
 - Em có biết một tấm gơng nào có tinh thần vợt khó trong học tập ở lớp, hay trường không?
 - Bản thân em đã cố gắng nh thế nào?
4. Củng cố, dặn dò
 - Qua câu chuyện này em học tập đợc gì?
 - Hát
 - Học sinh quan sát tranh minh hoạ,đọc thầm các yêu cầu của bài
 - HS nghe
 - Nghe và quan sát tranh
 - 1 em đọc bài thơ 
 - Học sinh nối tiếp đọc yêu cầu
 - Kể theo bàn, trao đổi về điều học đợc ở anh Ký
 - Mỗi em kể theo 2 tranh
 - Lớp nhận xét
 - Nhiều tốp thi kể
 - 3 em thi kể cả chuyện
 - Lớp nhận xét
 - Học sinh trả lời câu hỏi
 - Nhiều em tự liên hệ
 - Học sinh nêu
 - Tinh thần ham học, quyết tâm vợt khó.
Tiếng Việt (tăng)
Tiết 22: Luyện: động từ
A. Mục tiêu
1. Luyện tập cho HS 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
2. Bớc đầu biết sử dụng các từ nói trên.
B. Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp viết nội dung bài 1. Bảng phụ viết nội dung bài 2, 3
- Vở bài tập TV4
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*. Hớng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
 - GV ghi sẵn 2 câu văn lên bảng
 - GV nhận xét, chốt ý đúng
 - Từ “sắp” bổ xung ý nghĩa thời gian cho động từ “đến”.
 - Từ “đã” bổ xung ý nghĩa cho động từ “trút”
 Bài tập 2
 - GV gợi ý: Đọc câu văn thơ, lần lợt điền thử cho hợp nghĩa.
 - GV treo bảng phụ
 - GV nhận xét, chốt ý đúng:
a) Ngô đã thành cây
b) Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa
mùa na sắp tàn.
 - GV phân tích để học sinh thấy điền nh vậy là hợp lí
 Bài tập 3
 - Truyện vui đó có gì đáng cời ?
 - GV treo bảng phụ
 - GV chốt cách làm đúng
3. Củng cố, dặn dò
 - Những từ nào thờng bổ xung ý nghĩa thời gian cho động từ ?
 - Dặn học sinh kể lại truyện vui
 - 1 em đọc yêu cầu
 - Lớp đọc thầm, gạch chân dới các động từ đợc bổ xung ý nghĩa. 2 em làm bảng lớp
 - 1-2 học sinh nhắc lại
 - 2 em đọc yêu cầu của bài
 - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trao đỏi cặp, ghi kết quả vào phiếu
 - 1 em chữa bài
 - Lớp làm bài đúng vào vở bài tập
 - 1-2 em đọc bài đúng
 - 1 em đọc yêu cầu về chuyện vui: Đãng trí
 - Lớp đọc thầm, làm bài cá nhân
 - Nhà bác học cứ nghĩ kẻ trộm vào đọc sách chứ không nghĩ là trộm lấy đồ đạc quý
 - 1 em điền bảng
 - Lớp nhận xét cách sửa
 - 1 em đọc to lại chuyện đã sửa
 - 1 em nêu : Các từ sẽ, đã, đang, sắp
Thực hành toán :
Toán : Ôn tập về phép nhân, các tính chất của phép nhân. 
I Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố kiến thức về phép nhân, các tính chất của phép nhân.
- Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất của phép nhân vào tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần cha biết của phép tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng nhóm. 
III. Hoạt động dạy học :
A KTBC : HS nhẩm : 45 10, 350 100, 7800 : 100, 697000 : 100. 
B Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
2 HĐ 1 : Củng cố kiến thức về phép nhân :
 * Mục tiêu : Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học về phép nhân.
 * Đồ dùng dạy học : 
	* Phơng pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp.
	* Cách tiến hành :	
- GV HD HS củng cố một số kiến thức về : 
+) Muốn nhân 1 số với 10, 100, ... ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó 1, 2, ... chữ số.
+) Muốn nhân một số với tổng, ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng lại các kết quả.
+) Tổng các số lẻ là số lẻ, tích một số lẻ với 1 số chẵn là số chẵn. 
+) Muốn nhân 1 số với 1 thơng ta nhân số đó với số bị chia, đợc bao nhiêu chia cho số chia. 
 a (b : c) = a b : c 
+) Muốn nhân một số với một hiệu, ta nhân số đó với số bị trừ, số trừ rồi trừ hai kết quả với nhau.
 VD : 8 27 = 8 (30 - 3) = 8 30 - 8 3 = 240 - 24 = 216
+) Khi nhân một tích hai số với số thứ 3, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2 và thứ 3.
3 HĐ 2 : Thực hành luyện tập : 
	* Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, vận dụng vào tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần cha biết của phép tính và giải toán.
	* Đồ dùng dạy học : Bảng nhóm.
	* Phơng pháp, hình thức dạy học : Nhóm, động não, vấn đáp, cả lớp.
	* Cách tiến hành :
 Bài 1: Đặt tính rồi tính : 
 a) 23541 2 ; 12604 7 b) 53165 6 ; 27082 4
- HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức : 
a) 35761 + 61773 2 b) 2385 4 + 21205 5
 15853 5 - 62608 6906 7 - 9885 3
- HS nêu yêu cầu.
- HS xác định biểu thức trên thuộc dạng biểu thức nào đã học và nhắc lại quy tắc.
- HS suy nghĩ làm bài và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, Gv chốt lại khắc sâu cho HS ghi nhớ các tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân chia.
 Bài 3 : Tính bằng các thuận tiện nhất :
a) 4 7 5 ; 15 9 2 b) 25 895 4 ; 2 3238 50
- HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS suy nghĩa mình vận dụng tính chất nào của phép nhân để thực hiện tính giá trị của biểu thức trên một cách thuận tiện nhất.
- HS suy nghĩ làm và trình bày bài giải.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
 Bài 4 : Tìm x :
a) 6 (x + 9845) = 29042 6 b) (x : 3) 8 = 8 3198.
- HS nêu yêu cầu.
- GV HD HS làm bài. (Cần làm phép nhân ở bên phải dấu = trớc, sau đó áp dụng tính chất tìm thừa số cha biết, cuối cùng là vận dụng cách tìm số hạng và số bị chia cha biết).
- HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày kết quả.
- GV nhận xét chung.
 Bài 5 : Tính nhanh :
 a) 444 3 + 444 7 b) 742 6 + 742 4
 c) 805 19 + 805 + 805 80 d) 999 70 + 999 29 + 999
- GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS vận dụng tính chất nhân một số với một tổng đẻ làm bài.
- HS suy nghĩ làm và trình bày bài giải. GV nhận xét chung.
 Bài 6 : Tính tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 90.
- GV HD HS suy nghĩ làm bài.
 Bài 7 : Vờn trờng có hình chữ nhật mà chiều dài bằng 4 lần chiều rộng. Nếu kéo dài chiều rộng thêm 97 m và chiều dài thêm 7 m thì sẽ đợc hình vuông. Tính chiều dài và chiều rộng của vườn trường
- HS đọc bài toán.
- GV HD HS tóm tắt, phân tích bài toán.
- HS suy nghĩ giải toán và trình bày bài giải.
- GV nhận xét chung.
4 HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc