Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 11

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 11

TIẾT 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU.

 ( theo Trinh Đường )

I) Mục tiêu

* Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

* Hiểu các từ ngữ trong bài: Trạng, kinh ngạc

*Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (TL được câu hỏi trong SGK)

* Định hướng : Hoạt động cá nhân , nhóm , cả lớp .

II) Đồ dùng dạy - học:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS: Sách vở môn học

III)Phương pháp:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập.

IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 118 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
 Soạn: 01/11/2009
 Giảng thứ 2. 02/11/2009
Tập đọc: 
Tiết 21: ông trạng thả diều.
 ( theo Trinh Đường )
I) Mục tiêu
* Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
* Hiểu các từ ngữ trong bài: Trạng, kinh ngạc
*Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (TL được câu hỏi trong SGK)
* Định hướng : Hoạt động cá nhân , nhóm , cả lớp .
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III)Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập.
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức 1p :
 Cho hát , nhắc nhở HS
2.Kiểm tra bài cũ 2p :
Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Dạy bài mới 35p:
3.1 Giới thiệu bài :
? Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì ?
? Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
? Mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ ?
- Chủ điểm giới thiệu những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- Cho hs qs tranh minh hoa bài TĐ.
? Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Câu chuyện ông trạng thả diều nói về ý chí của cậu bé...
- Ghi bảng.
3.2 Luyện đọc:
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu 
 - GV chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1-2 cặp thi đọc.
- Gọi 1 HS khá đọc bài
3.3 Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1+ 2, trả lời câu hỏi: 
 + Nguyễn Hiền sống ở đời Vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu ra sao?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
+ Đoạn 1,2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
GV giảng từ: 
Chịu khó: chăm chỉ làm lụng, học hỏi 
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là “ Ông trạng thả diều”?
+ Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Câu thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
+ Câu chuyên khuyên ta điều gì?
+ Đoạn cuối bài cho em biết điều gì ?
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
3.4 Luyện đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài: “ Thầy phải kinh ngạc ... vào trong.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.- cho điểm.
4.Củng cố - dặn dò 2p:
+ Nhận xét giờ học.
+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Có chí thì nên”
HS thực hiện yêu cầu
-> Chủ điểm có chí thì nên.
-> Nói lên những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công.
-> Vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập, các em chăm chú ngồi nghe giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học...
-> Một cậu bé đang đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài.
HS ghi đầu bài vào vở
- Hs nghe GV đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
Đ1: từ đầu -> để chơi.
Đ2: tiếp -> chơi diều.
Đ3: tiếp -> của thầy.
Đ4: còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc 
- HS lắng nghe bạn đọc.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-> Nguyễn Hiền sống ở đời Vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
-> Cậu rất ham thích chơi thả diều. 
-> Nguyễn Hiền đọc đến đâu là hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
=> Nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
-> Nhà nghèo Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đòi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn để học. Lưng trâu là vở, ngón tay là bút viết bài vào lá chuối khô nhờ bạn đem đến cho thầy chầm hộ.
=> Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
-> Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm cậu mới có 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
+ HS đọc và trả lời: 
+ Trẻ tuổi tài cao: Nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi, ông còn rất nhỏ mà đã có tài.
+ Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí quyết tâm thì mới sẽ almf được những điều mà mình mong muốn.
-> Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
ý nghĩa :Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung chính của bài.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Truyện giúp em hiểu được rằng muốn làm được điều gì cũng phải chăm chỉ
- Ghi nhớ
Toán:
Tiết 51: nhân với 10, 100, 1000... Chia cho 10, 100, 1000... (59)
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ...
- Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000,...
- áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ... để tính nhanh.
* Định hướng : Hoạt động cá nhân , nhóm , cả lớp .
II. Đồ dùng dạy – học
Sgk + vở
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định 1p :
B. Kiểm tra bài cũ 5p:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4.
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
C. Bài mới 33p:
1. Giới thiệu bài: Nhân với 10, 100, 1000, ...; chia cho 10, 100, 1000, ...
2. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10: 
a. Nhân một số với 10.
- Giáo viên viết 35 x 10
? Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân thì 35 x 10 bằng gì ?
? 10 còn gọi là mấy chục ?
- Vậy 35 x 10 = 1 chục x 35.
? 1 chục nhân 35 bằng bao nhiêu ? 
? 35 chục bằng bao nhiêu ?
Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350
? Em nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ? 
- Vậy khi nhân một số với 10 ta viết ngay kết quả như thế nào ?
- Nêu ví dụ ?
b. Chia số tròn chục cho 10
- Giáo viên viết 350 : 10 và yêu cầu học sinh suy nghĩ.
- Ta có 35 x 10 =350. Vậy tích đó chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
- Vậy 350 : 10 bằng bao nhiêu ? 
? Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 ? 
- Nêu ví dụ.
3. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, ...; chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000, ...
- Hướng dẫn tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000, ... 
4. Kết luận: 
* Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, .... ta chỉ việc viết thêm một. Hai, ba, ... chữ số 0 vào bên phải số đó.
* Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,..... ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,...chữ số 0 ở bên phải số đó.
5. Luyện tập:
Bài 1 (59)Cá nhân : 
- Yêu cầu học sinh viết kết quả của các phép tính trong bài, nối tiếp đọc kết quả.
a. 18 x 10 = 180 82x 100= 8200
 18x 100 = 1800 75x 1000 = 75000
 18 x 1000 = 18000 19 x 10 = 190
Bài 2 (60) Cặp đôi : 
- Giáo viên viết 3000 kg = ... tạ; yêu cầu đổi.
- Yêu cầu nêu cách làm của mình. Sau đó hướng dẫn lại các bước đổi (SGK) 
 Cách làm: Ta có: 100kg = 1tạ.
 Nhẩm: 300 : 100 = 3
 Vậy: 300kg = 3 tạ.
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại, một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập, đổi vở kiểm tra chéo bài . 
- Chữa bài và yêu cầu giải thích cách đổi của mình. 
- 1 học sinh lên bảng.
- 1 học sinh nêu. 
- Học sinh đọc.
- 35 x 10 =350
- Một chục
- Bằng 35 chục.
- Là 350 
- Kết quả của phép nhân chính là thừa số 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
- ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải chữ số đó.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh suy nghĩ để thực hiện.
- Thì được kết quả là số còn lại.
350 : 10 = 35.
- Thương chính là số bị chia xoá đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Học sinh nhẩm. 
- Học sinh nêu.
- Làm vào vở bài tập, mỗi học sinh nêu kết quả một phép tính.
b. 9000: 10 = 900 6800: 100 = 68
 9000 : 100 = 90 420 : 10 = 42
 9000 : 1000 = 9 2000 : 1000 = 2
- Học sinh nêu: 300 kg = 3 tạ.
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 kg = 3 tạ 4000 kg = 4 tấn
- Học sinh nêu tương tự bài mẫu. 
 C. Củng cố - dặn dò 1p
- Tổng kết tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
********************************************
Đạo đức: 
Tiết 11 : ôn tập và thực hành kỹ năng giữa Học Kỳ I.
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học nói về tình trung thực trong học tập. Biết bày tỏ ý kiến với người trên, biết tiết kiệm thời giờ.
2) Kỹ năng: Rèn thói quen trung thực, thật thà trong học tập và trong cuộc sống.
3) Thái độ: GD lòng say mê học tập. 
 * Định hướng : Hoạt động cá nhân , nhóm , cả lớp .
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - Phương pháp:
Giảng giải, vấn đáp, đàm thoại, luyện tập, thảo luận...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) ổn định tổ chức 1p:
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ 4p:
- 2 em đọc ghi nhớ bài trước.
- GV nxét, ghi điểm.
3) Dạy bài mới 29p:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Tìm hiểu bài:
Y/c hs hoạt động nhóm
- GV nêu câu hỏi, cho hs trả lời.
+ Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?
+ Trung thực trong học tập có lợi như thế nào?
+ Thế nào là vượt khó trong học tập?
+ Ngoài việc học tập trẻ em còn có quyền gì?
+ Tại sao phải biết tiết kiệm tiền của?
+ Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- GV y/c các nhóm trình bày.
- GV nxét, tuyên dương những nhóm có ý thức và trả lời tốt.
- GV chốt lại nội dung của từng câu hỏi.
*Kiểm tra kỹ năng:
- GV y/c hs trả lời các câu hỏi do GV đưa ra để kiểm tra kỹ năng nhận thức của từng hs.
- GV nxét và cho điểm từng hs.
4) Củng cố - dặn dò 1p:
- Nhắc lại nội dung bài ôn tập.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau học thuộc lòng ghi nhớ và làm bài tập.
Cả lớp hát, lấy sách vở học tập.
- 2 Hs đọc bài
- Hs lắng nghe
- Ghi đầu bài vào vở.
Hoạt động theo nhóm
- Vì trung thực trong học tập là đức tính đáng quý của người hs, chúng ta sẽ được thầy yêu, bạn quý.
- Sẽ học tốt và được mọi người tin yêu, quý mến.
- Vượt khó trong học tập là phải biết vượt qua thử thách và cố gắng trong học tập...
- Trẻ em còn  ... u đất.
- Hỏi như vậy là chê cu Đất nhát.
- Là câu ông muốn khẳng định đất có thể nung trong lửa.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh cùng trao đổi.
- Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không ?”. Không dùng để hỏi mà yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
- Để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.
- 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
* Em bé ngoan quá nhỉ ?
* Cậu cho tớ mượn bút được không?.
* Có làm bài đi không ?
- 4 học sinh đọc tiếp nối từng câu, trao đổi và trả lời câu hỏi.
a) Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc.
b) Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.
c) Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.
d) Câu hỏi của bà cụ dùng để thể hiện yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.
- Chia nhóm, nhận tình huống, đọc tình huống, suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp.
Ví dụ về câu hỏi:
* Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
* Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ?
* Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lại lú lẫm thế nhỉ ?
* Chơi diều cũng thích chứ ?
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Suy nghĩ tình huống.
Lắng nghe
Ghi nhớ
****************************************
Kỹ thuật
tiết 14 : Thêu móc xích (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau, thêu được ít nhất 5 vòng mọc xích, đường thêu có thể bị dúm
( Không bắt buộc HS nam, thực hành thêu để tạo SP thêu.HS nam có thể thực hành khâu.)
- Học sinh hứng thú học tập.
* Định hướng : Hđ cá nhân , nhóm , cả lớp .
II. Đồ dùng dạy - học
Tranh quy trình. Mẫu thêu.
Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng hoặc mầu 20x30. Len, chỉ thêu khác mầu. Kim khâu len và kim thêu. Phấn vạch, thước, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học 
Thời lượng
ND cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
3 phút
1 phút
1. ổn định:
2. K. tra bài cũ:
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài:
 Thực hành thêu móc xích.
Hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
20 p
 3.2. Nội dung:
* Hoạt động1:
Thực hành thêu móc xích
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
- Nhắc lại bước thêu móc xích (thực hiện thêu 2-3 mũi).
- Giáo viên nhận xét và củng cố kĩ thuật theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
- Giáo viên l và hướng dẫn một số điểm cần lưu ý nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Học sinh thực hành thêu móc xích và yêu cầu thời gian thực hành.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh còn lúng túng hoặc thực hiện thao tác chưa đúng kĩ thuật. 
- Học sinh nêu phần ghi nhớ.
- 2 học sinh nhắc lại (thêu 2-3 mũi).
- Nghe.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Thực hành. 
7p
 HĐ2: 
Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nêu các tiêu chí đánh giá.
+ Thêu đúng kĩ thuật.
+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
+ Đường thêu phẳng không bị dúm.
+ Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. 
- Lắng nghe.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm thực hành dựa vào các tiêu chí GV nêu .
3P
HĐ5: Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- Lắng nghe.
****************************************
Soạn: 23/11/2009
Giảng thứ 6. 27/11/2009
Tập làm văn:
tiết 28 : Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (143)
I - Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.(ND ghi nhớ)
- Biến vận dụng KT đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
- GD lòng ham học, yêu thích bộ môn.
* Định hướng : Hđ cá nhân , nhóm , cả lớp . 
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk, 
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - Phương pháp:
Giảng giải, đàm thoại, luyện tập, thảo luận...
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A - ổn định tổ chức: 
Cho lớp hát, nhắc nhở hs.
B - Kiểm tra bài cũ ( 5p):
Gọi 1 hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
2 Hs làm lại bài tập 2.
C - Dạy bài mới (34p):
1) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
2) Tìm hiểu bài:
a) Phần nhận xét:
Bài tập 1:
Gọi 2 hs đọc nối tiếp bài “Cái cối tân” và câu hỏi.
Gv giảng từ “áo cối” (vòng bọc ngoài của thân cối).
- Y/c hs quan sát tranh hoặc cái cối.
- Y/c hs đọc thầm lại bài.
+ Bài văn tả cái gì?
+ Các phần mở bài và kết bài “Cái cối tân” mỗi phần ấy nói điều gì?
+ Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
Gv giảng thêm và chốt lại ý chính.
Bài tập 2:
- Y/c cả lớp đọc thầm y/c của bài.
- Y/c Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
b) Phần ghi nhớ:
Gọi 2, 3 hs đọc phần ghi nhớ (sgk).
GV giải thích thêm.
3) Luyện tập:
- Gọi hs đọc nội dung bài tập.
- Y/c các nhóm làm bài.
a) Câu văn tả bao quát cái trống.
b) Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả.
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống.
d) HS viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc phần mở bài.
- GV nxét, kết luận chung: Có thể mở bài, kết bài tuỳ thích, lựa chọn 1 trong hai cách. Khi viết chú ý sao cho các đoạn văn liên kết với nhau.
4) Củng cố - dặn dò (1p):
- Nêu lại bố cục của một bài văn miêu tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 1 Hs nhắc lại. 
Hs lắng nghe.
- 2 Hs đọc, cả lớp đọc thầm.
HS quan sát.
- Bài văn tả cái cối xay bằng tre.
- Giới thiệu cái cối cần tả.
- Nêu kết thúc bài, tình cảm thân thiết giữa các đồ vật...
- Giống các kiểu mở bài trực tiếp kết bài mở rộng trong văn kể chuyện
- Tả theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ.
- Tả công dụng của cái cối.
- Cả lớp đọc bài.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS đọc sgk.
- HS 1 đọc đoạn thân bài tả cái trống trường. HS2 đọc phần câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ.
- Các nhóm làm bài, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Câu: Anh chàng tròn như bảo vệ.
- Bộ phận: Mình trống, ngang lưngđầu trống.
- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ.
- âm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã, “ tùng! Tùng! tùng”
- Hs đọc 
- Hs làm bài
- 1, 2 hs nêu.
Ghi nhớ.
***************************************
Toán:
tiết 70 : chia một tích cho một số. (79)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
- áp dụng phép chia một số cho một tích để giải các bài toán có liên quan.
	- HS thêm hứng thú với môn học.
* Định hướng : Hđ Cá nhân, cặp đôi , cả lớp.
II. Đồ dùng dạy – học :
III. Các hoạt động dạy – học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định: (1p)
B. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Gọi 2 học sinh lên chữa bài 3 bằng hai cách.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
C. Bài mới: (30 p)
1. Giới thiệu bài: ... sẽ biết cách thực hiện chia một tích cho một số.
2. Chia một tích cho một số: 
a. So sánh giá trị của các biểu thức:
Ví dụ 1: Viết (9 x15) : 3; 9 x (15 : 3); (9 : 3) x 15.
- Yêu cầu tính các giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của ba biểu thức.
Vậy: (9x15):3 = 9 x (15:3) = (9:3) x 15
Ví dụ 2: (7 x15) : 3 ; 7 x (15:3) 
- Yêu cầu tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
Vậy (7x15) : 3 = 7x (15:3) 
b. Tính chất một tích chia cho một số.
- Hỏi để đưa ra tính chất.
3. Luyện tập:
Bài 1 (79) Cặp đôi :
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- 2 học sinh thực hiện.
- Nghe.
- Đọc biểu thức.
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 :3) x 15 = 3 x 15 = 45
- Bằng nhau và bằng 45 
- Đọc biểu thức.
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
(7x 15):3 = 105 : 3 =35
 7 x (15:3) = 7 x 5 = 35
- Bằng nhau và bằng 35.
- Nêu tính chất. 
- Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách. 
 Cách 1: Cách 2:
a. (8x23) : 4 = 184 : 4 = 46 8x 23 : 4 = (8:4) x 23 = 2 x 23 =46
b. (15 x 24) : 6 = 360 : 6 =60 (15x24) : 6 = 15 x (24:6) = 15x4=60
? Em đã áp dụng tính chất gì để tính giá trị biểu thức bằng hai cách ? 
Bài 2 (78) Cá nhân : 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu suy nghĩ, tìm cách tính thuận tiện 
? Giải thích vì sao lại thuận tiện hơn ?
 4. Củng cố - dặn dò (4p)
- Tổng kết giờ học.
- Làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2,3 hs trả lời
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. 
(25 x 36) : 9= 25x (36:9) =25 x 4 =100
- Giải thích.
****************************************
Thể dục:
Bài 28: ôn bàI thể dục phát triển chung –
trò chơI đua ngựa 
I. Mục tiêu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng
- Trò chơi đua ngựa. Yêu cầu chơi đúng luật,tập chung chú ý, quan sát, phản xạ nhanh, hứng thú trong khi chơi
II. Địa điểm –Phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định .
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
- thực hiện bài thể dục phát triển chung .
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Cơ bản
18-20 phút
1 . bài thể dục
- Ôn 8 động tác vươn thở,tay,chân, lưng- bụng, toàn thân, thăng bằng , nhảy, điều hoà
7 phút
2x8
4-5 lần
GV nhận xét sửa sai cho h\s
Cho các tổ thi đua biểu diễn
*
********
********
********
2. trò chơi vận động 
- chơi trò chơi đua ngựa
3. củng cố: bài thể dục tay không 
4-6 phút
2-3 phút
GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi 
h\s thực hiện
gv và hs hệ thống lại kiến thức
. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cac mon.doc