Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 18

Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 18

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.

- Đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy các bài tập đọc từ HKI, phát âm rõ. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Hệ thống một số điều ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Chuẩn bị:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong học kì I.

 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.

 

doc 22 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Ôn tập (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
- Đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy các bài tập đọc từ HKI, phát âm rõ. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Hệ thống một số điều ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong học kì I.
	- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL.
- Kiểm tra 4 - 5 Hs
- Từng HS bốc thăm, xem bài 1 phút.
- Thực hiện theo phiếu yêu cầu.
- Đặt câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc.
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Gv cho điểm, HS nào không đạt yêu cầu kiểm tra lại tiết sau.
*Hoạt động 2: Bài tập 2
- Đọc yêu cầu bài.
- Gv nêu rõ yêu cầu.
- Hs thảo luận làm bài theo nhóm 2.
- Yêu cầu HS trình bày miệng.
- Lần lượt HS nêu.
- Gv nhận xét, hoàn thành vào bảng.
- Một số HS nhắc lại theo hàng ngang trên bảng.
3. Củng cố -dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 
cho 5
? Lấy ví dụ.
- 2,3 Hs nêu, lớp trao đổi, nhận xét.
- Gv nhận xét chung, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 9
 + Ví dụ:
72 : 9 = 8 
Ta có: 7 + 2 = 9 
 9 : 9 = 1 
657 : 9 = 73 
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18
 18 : 9 = 2 
182 : 9 = 20 (dư2)
 Ta có: 1 + 8 + 2 = 11
 11 : 9 = 1 (dư2)
451 : 9 = 50 (dư 1)
T a có: 4 + 5 + 1 = 10
 10 : 9 = 1(dư1)
? Nêu các số chia hết cho 9 trong các VD trên? 
? Các số không chia hết cho 9 trong các VD trên?
? Em có nhận xét gì về tổng của các chữ số chia hết cho 9 và tổng của các chữ số trong số không chia hết cho 9?
- 72, 657.
- 182, 451.
- ...
* Dấu hiệu chia hết cho 9?
- Hs nêu : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
*Chú ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- Một số HS nhắc lại.
*Hoạt động 2: Luyện tập 
+Bài 1. Làm miệng
- GV nhận xét, chữabài
- Hs nêu các số chia hết cho 9.
99; 108; 5643; 29385.
+Bài 2: Làm miệng
- Hs nêu ccác số không chia hết cho 9:
96; 7853; 5554;1097.
+Bài 3, 4: Làm bài vào vở
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
- Cả lớp làm và chữa bài, kết hợp nêu miệng, nhận xét, trao đổi.
Bài 3: Nhiều HS nêu.
 VD: 126; 603; 441.
Bài 4: 315; 135; 225. Là các số chia hết cho 9.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nx tiết học. VN học thuộc dấu hiệu chia hết cho 9.
Lịch sử
Kiểm tra định kì (Cuối kì I)
(Trường ra đề)
Kĩ thuật
Trồng cây rau, hoa 
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
	- Biết quy trình kĩ thuật trồng cây con cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
	- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động. 
II. Chuẩn bị:
	Gv : Cây con rau, hoa, túi bầu có chứa đất, cuốc, dầm xới, bình tới nước có vòi hoa sen.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
 - GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Đọc nội dung bài trong sgk/58;59.
- Lớp đọc thầm.
? Nêu các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau hoa?
- Chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy, yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gẫy...
? Tại sao phải chọn cây như vậy?
- Đảm bảo cây sống được khỏe, phát triển tốt.
? Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?
? Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- 1,2 Hs nhắc lại.
- Làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ, gạch vụn, sỏi và san phẳng...
? Quan sát hình và nêu các bước trồng cây con?
- Xác định khoảng cách trồng cây con
- Đào hốc: Không đào quá sâu, rộng đối với cây non; hay quá nông hẹp với cây to.
- Trồng cây: Đặt cây vào giữa hốc, một tay giữ cho cây thẳng, tay kia vun đất vào gốc.
- Tưới nước, che phủ cho cây nếu trời nắng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Gv làm mẫu theo các bước nêu trên và kết hợp hỏi học sinh các bước.
- Hs quan sát, trả lời câu hỏi của GV ở từng bước.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị theo nhóm cây rau, hoa, chậu cho tiết học sau.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
	- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, sự hiểu biết của học sinh về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
	- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu của tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (Thực hiện như tiết 1).
*Hoạt động 2: Bài tập 2. Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật?
- Hs đọc yêu cầu.
- Đặt câu:
- Hs tiếp nối nhau đặt câu.
- Gv nhận xét, chữa bài.
+Bài tập 3: 
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs tự nhớ hoặc xem lại bài tập đọc: Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ đã học, đã biết.
- Hs làm bài vào vở.
- Nêu miệng, 3 hs viết bảng.
- Gv nhận xét, chữa bài.
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập rèn luyện cao:
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt- Có ngày thành kim.
- Người có chí thì nên 
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Lửa thử vàng,...
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác
- Ai ơi đã ...
- Hãy lo bền chí câu cua ...
3. Củng cố - dặn dò:
	- Gv nhận xét tiết học, Vn đọc các bài TĐ và HTL.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 3.
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3, không chia hết cho 3 để làm các bài tập.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và nêu ví dụ chứng minh?
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2,3 Hs nêu.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 3.
*Ví dụ:
63 : 3 = 21
Ta có: 6 + 3 = 9
 9 : 3 = 3
123 : 3 = 41
Ta có: 1 + 2 + 3 = 6
 6 : 3 = 2
91 : 3 = 30 (dư 1)
Ta có: 9 + 1 = 10
 10 : 3 = 3 (dư 1)
125 : 3 = 41 (dư 2)
Ta có: 1 + 2 + 5 = 8
 8 : 3 = 2 (dư 2)
? Tìm một vài số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?
- HS nêu ví dụ.
? Nhận xét gì về tổng của các chữ số trong các số trên?
- Tổng các chữ số trong các số trên là các số chia hết cho 3.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
* Chú ý: - Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì .... 
-... thì không chia hết cho 3.
*Hoạt động 2: Bài tập
+Bài 1, 2: Học sinh làm nháp, trình bày miệng.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Vì sao các số đó chia hết cho 3? ... không chia hết cho 3?
- Bài 1: Số chia hết cho 3:
 231; 1872; 92 313.
- Bài 2: Số không chia hết cho3: 502; 6823; 55 553; 641 311.
- Một số HS trả lời.
+Bài 3,4: Hs làm bài vào vở.
- Gv chấm, nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Một số học sinh nêu miệng.
VD: 321; 300; 420
Bài 4: 564; 795; 2535. Là các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3? 
- Nx tiết học. VN làm bài 1,2 vào vở, học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3.
Khoa học:
Không khí cần cho sự cháy.
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, Hs biết :
- Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Càng có nhiều khồng khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nói về vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Chuẩn bị:
	- Gv chuẩn bị lọ thuỷ tinh, nến...(TBDH).
	- Chuẩn bị theo nhóm: 2 lọ thuỷ tinh; 2 nến bằng nhau; 1 lọ thuỷ tinh không đáy, đế kê.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (Không KT)
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy.
	* Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều khồng khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức hoạt động theo nhóm 4:
- Nhóm trưỏng kt, báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm. 
- Các nhóm đọc mục thực hành/70.
- Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát: Thư kí ghi lại kết quả.
- GV nhận xét.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
? Từ đó rút ra kết lận gì?
- Hs nêu.
* Kết luận: Không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
* Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy và ứng dụng của trong cuộc sống.
	* Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
+ Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
	* Cách tiến hành: 
- Làm tương tự như hoạt động 1:
- Hs đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 để biết cách làm:
- Hs làm thí nghiệm như mục 2/71 thảo luận, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm, lớp trao đổi, nhận xét.
- Liện hệ việc dập tắt ngọn lửa;
- Hs liên hệ.
	* Kết luận: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết/71.
- Nx tiết học. Vận dụng bài học trong cuộc sống.
Chính tả:
Ôn tập (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra tập đọc lấy điểm ( Như tiết 1).
	- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu của tiết 1.
	- Bảng phụ viết sẵn về 2 cách mở bài, 2 cách kết bài .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Thực hiện như tiết 1).
*Hoạt động 2: Bài tập 2:
- Hs viết bài phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng vào vở:
- 1 Hs đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều/104.
- Đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, kết bài.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Hs đọc nối tiếp trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, chữa bài.
- Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài và kết bài.
- Một số HS đọc lại.
3.  ... của bài?
+ Là số lớn hơn 20, nhỏ hơn 35.
+ Là số chia hết cho cả 3 và 5.
- Số đó là số nào?
- Là số 30.
- Nêu cách tìm số đó?
- Vì số HS lứop đó chia hết cho 5 nên tận cùng phải là 0 hoặc 5.
- Số đó lớn hơn 20, nhở hơn 35 vậy nố có thể là 25 hoặc 30.
- Vì số đó lại phải là số chia hết cho 3 nên số đó là 30.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nx tiết học. VN ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra định kì HKI.
Khoa học
Không khí cần cho sự sống.
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, Hs biết:
	+ Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
	+ Xác định vai trò của không khí đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Chuẩn bị:
	- Sưu tầm các tranh ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
	- Hình ảnh bơm không khí vào bể cá.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Nêu vai trò của khí ô-xi và khí ni-tơ trong không khí đối với sự cháy?
- 2 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người.
* Mục tiêu: + Nêu dẫn chứng để chứng minh người không khí để thở.
	 + Xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
* Cách tiến hành: 
- Hs đọc mục thực hành / 72.
- Cả lớp làm theo mục thực hành.
? Nêu nhận xét?
- Luồng không khí ấm chạm vào tay do thở.
- Yêu cầu HS nín thở.
- Cả lớp làm, nhận xét.
? Vai trò của không khí đối với con người.
- Để thở...
* Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với động vật và thực vật.
*Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
* Cách tiến hành:
- QS hình 3,4 trả lời:
- Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết?
- Hết ô-xi...
? Nêu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật?
- Hs dựa vào mục bạn cần biết để trả lời.
- Lưu ý: Không nên để nhiều hoa tươi, cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa.
- Vì cây hô hấp, thải khí cac-bon-níc, hút ô-xi...
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
	* Mục tiêu: + Xác định vai trò của khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
	* Cách tiến hành: 
- Qs hình 5,6 theo cặp.
- Chỉ và nói tên dụng cụ dùng trong 2 hình.
- Trình bày kết quả qs.
- Hình 5: Bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng.
- Hình 6: Máy bơm không khí vào bể.
? Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, ĐV, TV?
- Hs nêu.
? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
- ô-xi.
? Trong trường hợp nào người ta cần phải thở bằng bình ô-xi?
- Thợ lặn; người làm việc trong hầm lò; người bệnh nặng, ...
* Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần ô-xi để thở.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết.
- Nx tiết học. VN học thuộc bài. Chuẩn bị tiết học sau.
Thể dục
Sơ kết học kì I - trò chơi: "Chạy theo hình tam giác"
I. Mục tiêu:
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó luyện tập tốt hơn nữa.
- Trò chơi: "Chạy theo hình tam giác". Biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Rèn cho HS có thói quen tập luyện thể dục thể thao.
II. Chuẩn bị: - Vệ sinh sân tập.
 - Một còi và kẻ sân chơi TC.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
1.Phần mở đầu
1.Phần cơ bản
*Sơ kết học kì I
*TC:"Chạy ..."
3.Phần kết thúc
5'
25'
15'
10'
5'
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV quan sát, nhận xét.
- GV cùng HS hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì.
- GV quan sát, chỉnh sửa cho HS.
- GV quan sát, nhắc HS tập nghiêm túc.
- GV nêu nội dung trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Cho một số HS chơi thử.
- GV quan sát, nhắc HS chơi nghiêm túc.
- GV nhận xét chung, tổng kết cuộc chơi.
- GV tập hợp lớp.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ. Nhắc HS về nhà ôn lại nội dung đã học.
- Tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
- Chỉnh đốn trang phục.
- Chạy chậm theo một hàng dọc.
- Trò chơi: "Kéo cưa lừa xẻ"
*Tập bài thể dục PTC
+ Ôn tập các kĩ năng đội hình, đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.
+ Quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- HS lắng nghe.
- Chơi thử theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp chơi trò chơi.
- Tập hợp lớp theo yêu cầu của GV.
- Thả lỏng cơ bắp.
Âm nhạc:
Tập biểu diễn 
I. Mục tiêu:
- Thuộc lời các bài hát đã học.
- HS biết biểu diễn các bài hát đó.
- Rèn cho HS có thói quen biểu diễn trước đông người.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:(Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động1: Ôn các bài hát đã học.
- Từ đầu năm đến nay đã học các bài hát nào?
- GV nhận xét, ghi bảng lớp các bài hát đó.
- Tổ chức cho HS ôn lần lượt từng bài.
- GV nghe, nhận xét và sửa lại cho HS sau mỗi bài HS hát.
*Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm tập biểu diễn một bài hát.
- GV quan sát, nhận xét, giúp HS bình chọn nhóm biểu diễn hay nhất.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại các bài hát đã học.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Một số HS nhắc lại.
- HS ôn lại lần lượt từng bài hát.
- Các nhóm tự cử người điều khiển nhóm.
- Các nhóm thảo luận, chọn bài hát.
- Tập biểu diễn trong nhóm.
- Lần lượt từng nhóm biểu diễn trước lớp.
- Lớp quan sát, nhận xét.
Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn:
Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Trường ra đề)
Toán:
Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Trường ra đề)
Địa lí
Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Trường ra đề)
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I.
I. Mục tiêu: 	
- Luyện tập và củng cố cho hs nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản của các nội dung:
	+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
	+ Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
	+ Yêu lao động.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra:
- Nêu những việc làm em đã tham gia ở nhà, trường, xã hội?
- Nhiều học sinh nêu, 
- Gv cùng HS nhận xét, trao đổi.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 nội dung bài : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
	* Mục tiêu: Hs học thuộc ghi nhớ của bài : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, và làm bài tập kĩ năng.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS điều khiển lớp.
- Thảo luận theo bàn ghi nhớ của bài 6.
- Lần lượt HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận bài tập:
+ Để tỏ lòng biết ơn với ông bà cha mẹ em cần làm gì trong mỗi tình huống sau:
a. Cha mẹ vừa đi làm về.
b. Cha mẹ đang bận việc.
C. Ông bà hoặc cha mẹ bị ốm mệt.
d. Ông bà đã già yếu.
- Tổ chức HS điều khiển lớp trao đổi.
- Trao đổi theo nhóm 4, trình bày trước lớp từng tình huống.
- Gv cùng HS nhận xét, đánh giá bạn có cách trình bày tốt.
- Nhiều HS trình bày trước lớp.
* Hoạt động 2, 3: Làm tương tự đối với 2 bài còn lại bài 7, 8.
+ Viết 1 đoạn văn, vẽ 1 bức tranh về chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Tổ chức cho HS chọn thể loại trình bày:
- Hs cùng thể loại vào cùng nhóm:
- Vẽ theo nhóm 4; Viết theo N 2.
- Theo từng nhóm, đại diện trình bày.
- Gv cùng lớp trao đổi, nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nx tiết học. Thực hiện các việc làm hàng ngày.
Tiết 6: Kĩ thuật
Tiết 33 : Làm đất lên luống để gieo trồng rau, hoa ( tiết 1).
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết đợc mục đích và cách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa.
	- Nêu đợc các thao tác kĩ thuật lên luống.
	- Yêu thích lao động.
II. Đồ dùng:
	- Các dụng cụ chuẩn bị cho công việc lên luống: cuốc cào, thớc dây,...
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa?
? Vì sao không nên trồng rau, hoa ở nơi bóng râm?
- 2,3 hs nêu.
- Gv cùng hs nx, đánh giá.
B, Giới thiệu bài mới:
1.Hoạt động 1: Mục đích và cách làm đất.
a. Mục đích làm đất:
? Thế nào là làm đất?
- Cuốc hoặc cày lật đất lên, sau đó làm nhỏ, tơi đất và loại bỏ cỏ dại trớc khi gieo trồng.
? Vì sao cần phải làm đất trớc khi 
gieo trồng?
- Vì đất nhỏ và tơi xốp mới gieo trồng 
đợc.
? Làm đất tơi xốp có tác dụng gì?
- Làm cho đất có nhiều không khí, hạt nảy mầm dễ dàng, rễ cây dễ hút chất dinh dỡng nuôi cây.
? Làm đất bằng dụng cụ nào?
- Cuốc, cày, vồ, bừa,...
b. Thực hiện:
? Nêu các bớc làm đất trong thực tế?
- Cuốc, cày lật đất lên, làm nhỏ đất bằng vồ, loại bỏ cỏ dại.
- Khi làm đất cần chú ý:
- Cuốc, cày sâu, làm nhỏ vừa phải, làm nhỏ quá bị dí.
2. Thao tác kĩ thuật lên luống.
? Tại sao phải lên luống trớc khi gieo trồng rau, hoa?
- Rau hoa không chịu đợc ngập úng khô hạn. Cần phải lên luống để tới nớc và thoát nớc, đi lại chăm sóc dễ dàng.
? Lên luống để trồng loại cây rau, hoa nào?
- Hầu hết các loại cây rau hoa đều phải lên luống.
? Nêu cách sử dụng cuốc, vồ đập đất?
- Hs nêu.
- Gv cùng hs thực hành cầm cuốc, vồ đập đất.
- Đọc phần ghi nhớ của bài?
- Hs thực hành sử dụng cuốc, vồ đập đất.
- 2,3 Hs đọc.
3. Dặn dò:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị theo tổ: cuốc, vồ, cào, thớc mét, cọc tre (6 cọc).
Tiết 1 : Kĩ thuật
Tiết 34 : Làm đất lên luống để gieo trồng rau, hoa (tiết 2).
I. Mục tiêu.
	- Hs nắm đợc các bớc thực hiện để làm luống trồng rau, hoa.
	- Sử dụng đợc cuốc, cào để lên luống trồng rau, hoa.
	- Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động.
II. Dụng cụ.
	- Dặn dò tiết trớc.
III. Các hoạt động dạy học.
A, ổn dịnh tổ chức: Tại vờn trờng xếp hàng theo tổ.
B, Thực hành:
1. Hoạt động1:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
- Yêu cầu tổ trưởng kiểm tra dụng cụ của nhóm mình.
- Kiểm tra: Số lợng dụng cụ, độ an toàn của dụng cụ.
- Gv kết hợp các tổ trưởng kiểm tra toàn bộ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành:
? Nêu mục đích và các bước làm đất?
- Hs nêu.
- Tổ chức thực hành lên luống.
+ Gv nêu công việc (kết hợp thực hành).
- Đo và đánh dấu luống bằng cọc tre.
- Căng dây qua các cọc.
- Dùng cuốc đánh rãnh, làm bằng mặt luống, nhặt cỏ dại, gạch, đá...
- Hs quan sát.
- Tổ chức cho các tổ thực hành:
- Mỗi tổ làm 1 luống.
- Gv theo dõi hs thực hành và nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho hs.
3. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Gv cùng hs đánh giá theo tiêu chí: 
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Thực hiện đúng các thao tác.
- Luống và rãnh bằng phẳng.
- Hoàn thành đúng thời gian.
4. Nhận xét dặn dò:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
	+ Hạt giống, giấy thấm nớc, bông, hoặc vải mềm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18 Lop 4 cuc chuan luon.doc