Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 19

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 19

Tiếng việt

Người công dân số Một

I. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê )

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1,2,( câu 3 không cần giải thích.)

* Hs khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật( câu hỏi 4).

- Giáo dục hs lòng yêu nước

II. Chuẩn bị :

- Gv: Bảng phụ: chép đoạn “từ đầu đồng bào không”

III. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Luyện đọc

- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật , cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.

- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch, và gợi ý hs giọng đọc.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

- GV kết hợp hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một , hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.

 

doc 15 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19:
Sáng Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
Nghỉ bù tết dương lịch
Sáng Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Người công dân số Một
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê )
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1,2,( câu 3 không cần giải thích.)
* Hs khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật( câu hỏi 4).
- Giáo dục hs lòng yêu nước
II. Chuẩn bị :
- Gv: Bảng phụ: chép đoạn “từ đầu đồng bào không”
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật , cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch. 
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch, và gợi ý hs giọng đọc.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- GV kết hợp hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Một , hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi sau :
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân , tới nước ?
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhậpvới nhau . Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó . 
 - Sau khi HS trả lời câu hỏi GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài .
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
GV gọi 3 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai : anh Thành , anh Lê người dẫn chuỵện. Gv hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn từ đầu.đồng bào không ? 
+ GV đọc mẫu đoạn kịch. 
+ Từng tốp HS phân vai luyện đọc. 
+ Một vài cặp HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét tuyên dương. 
Củng cố , dặn dò :
- HS nêu ý chính của bài. Giáo dục hs 
- Dặn dò. Nhận xét tiết học.
Tiếng việt 
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2, bt3a/b.
- Giáo dục hs biết ơn các vị anh hùng đã có công xây dựng đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Gv: bảng nhóm bt1, bảng phụ bt3b.
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe – viết.
- Gv đọc mẫu đoạn viết, tóm ý.
- Gọi 1 hs khá đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Hs tìm từ khó viết nháp, 1hs viết bảng lớp.
- Hs phân tích từ tiếng khó, gọi 2 hs đọc lại từ tiếng khó.
- Gv đọc lại lần 2, hs viết bài.
- Soát lỗi, chấm bài.
- Gv nhận xét chung bài viết của hs, cho hs chữa lỗi trong bài.
Hoạt động 2: Luyện tập
+ BT2/6 sgk: Gọi 1 hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Gv giúp hs hiểu yêu cầu bài tập và chia nhóm.
- Hs thi đua làm bài theo nhóm vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét tuyên dương.
- Gọi hs đọc lại bài hoàn chỉnh.
+ BT3a/7 sgk: Hs làm việc cá nhân, một hs làm bảng phụ.
- Hs trình bày, gv nhận xét tuyên dương.
Củng cố dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại bài.
- Dặn hs về sữa từ tiếng sai lại cho đúng.
Khoa học
Dung dịch
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
- Giáo dục hs cẩn thận khi tạo ra một dung dịch, lòng say mê tìm tòi nghiên cứu học hỏi những điều chưa biết trong cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
- Gv: Một ít đường hoặc muối nước sôi để nguội ,li , thủy tinh , thìa nhỏ 
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1 :Thực hành tạo ra một dung dịch 
+ Làm việc theo nhóm . Gv cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trong SGK .- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc. 
- Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối theo tỉ lệ nước và đường do nhóm tự quyết định. Thảo luận các câu hỏi :
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ?
- Dung dịch là gì ?
- Kể tên một số dung dịch mà em biết. 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Đ ại diện mỗi nhóm nêu công thức pha trộn .
- Các nhóm nhận xét. 
- HS nêu dung dịch là gì ? 
+ GV Kết luận : Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên ,trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó .
Hoạt động 2: Thực hành 
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm . Làm thí nghiệm 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung. Qua thí nghiệm ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch. Hs phát biểu, gv kết luận. Giảng 
Hoạt động 3 : trò chơi đố bạn 
- Gv nêu yêu cầu cho hs quan sát sgk thảo luận cặp trả lời. Hs phát biểu, nhận xét. Gv kết luận 
Củng cố dặn dò 
- Hs nêu dung dịch là gì? Nhận xét, giáo dục hs
- Chuẩn bị tiết sau. -Nhận xét tiết học. 	 
Chiều Luyện tiếng việt
Nội dung luyện:
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nhớ lại các khái niệm về từ loại.
- Tìm được một số từ ngữ theo yêu cầu gv và đặt được ít nhất 2 câu với từ ngữ đã tìm.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng một số từ ngữ tìm được.
- Hs trung bình yếu tìm được từ ngữ theo chủ đề và đặt được câu theo chủ đề.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học
- Gv tổ chức cho hs cả lớp tìm từ thi đua theo tổ.
- Hs thi đua tìm từ, gv nhận xét tuyên dương tổ tìm từ hay và nhiều.
- Hướng dẫn hs đặt câu và viết đoạn văn.
- Hs trình bày. Gv nhận xét nêu điểm.
- Gv nhận xét giờ học.
Thể dục
Trò chơi “Đua ngựa” và “lò cò tiêp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều và đổi chân khi đi sai nhịp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. 
- Chơi hai trò chơi “đua ngựa”, “lò cò tiếp sức” . Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi, còi.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn).
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+Chơi trò chơi “Đua ngựa”.
- Giáo viên nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho học sinh chơi thử một lần rồi mới chơi chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phạt. 
* Ôn đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp). 
- Thi đua giữa các tổ với nhau 1 – 2 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Giáo viên biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất sẽ phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều. 
+ Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Cho học sinh nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của giáo viên, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. Sau một số lần chơi, giáo viên có thể tăng thê yêu cầu, đảo vị trí giữa các em, khích lệ học sinh tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi. 
Hoạt động 3: Phần kết thúc 
- Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều
Sáng Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Câu ghép
I. Mục tiêu:
- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống 1 câu đơn và thể hiện 1 ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu ghép, xác định được các câu trong câu ghép(BT mục III) thêm được 1 vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép(BT3)
- Giáo duc hs đặt câu có đủ chủ ngữ- vị ngữ.
* Hs khá giỏi thực hiện được yêu cầu của BT 2( trả lời câu hỏi giải thích lí do)
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ: bt1, bt3 
III. Các hoạt động: 
Hoạt động1: Phần nhận xét 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc toànbộ nội dung bài tập.Cả lớp theo dõi trong SGK.Cả lớp đọc thầm đọan văn.GV hướng dẫn HS: 
+ Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn rồi xác định CN , VN trong mỗi câu . 
+GV hỏi : Muốn tìm CN – VN ta đặt câu hỏi như thế nào ?	 
+ HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm CN – VN trong từng câu. Đ ại diện HS lên bảng trình bày. 
+Yêu cầu HS xếp các câu trên thành hai nhóm: câu đơn , câu ghép 
+Có thể tách mỗi cụm CN – VN trong câu ghép trên thành câu đơn được không ? Vì sao ?
- GV chốt lại theo nội dung ghi nhớ ở SGK. Gọi HS đọc lại, 2-3 hs nhắc lại không nhìn sách. 
Hoạt động 2: Phần luyện tập 
- Bài tập 1 :HS đọc yêu cầu đề bài . Thảo luận theo nhóm đôi. 
Tìm câu ghép trong đoạn văn rồi xác định CN – VN trong từng vế câu, 1 hs làm bảng phụ , đính bảng. GV và HS nhận xét , giáo dục hs.
- Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT , HS phát biểu ý kiến , GV nhận xét câu trả lời .
 GV kết luận không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác. 
- Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT. 
- HS tự làm bài vào vở . GV chấm điểm .4 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét. 
Củng cố , dặn dò 
+Nhắc lại ghi nhớ.2,3 hs đặt câu ghép, nhận xét. 
+ Dặn chuẩn bị bài sau.
+ Nhận xét tiết học.
Tiếng việt
Chiếc đồng hồ
I. Mục tiêu: 
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK ; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo dục hs kính yêu Bác Hồ. 	 
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh minh họa 
III. Các hoạt động: 
Họat động 1: GV kể chuyện Chiếc đồng hồ . Đọan đối thọai giữa Bác Hồ với cán bộ trong hội nghị :giọng thân mật , vui 
- GV kể lần 1, HS nghe. 
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
- Gv kể lần 3, hs lắng nghe.
Họat động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- 1 HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ kể chuyện. 
- Kể chuyện theo cặp: 
- Mỗi HS kể ½ câu chuyện ( kể theo 2 tranh ) . Sau đó mỗi em kể tòan bộ câu chuyện , trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp. 
Một vài tốp HS , mỗi tốp 2-4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đọan của câu chuyện theo 4 tranh . Yêu cầu tối thiểu : HS kể được vắn tắt nội dung từng đọan theo tranh . Yêu cầu cao hơn : HS kể tương đối kĩ từng đọan ( nhất là đọan gắn với tranh 3 – Bác Hồ trò chuyện với các cô chú cán bộ ) .
Củng cố,dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Dặn HS đọc trước bài kể chuyện của tiết 20.
- GV nhận xét tiết học. 
Địa lí
Châu Á
 I. Mục tiêu:
 - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á,châu Aâu, châu Mỹ,châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương,Aán Độ Dương, Đại Tây Dương.
- Nêu được vị trí , giới h ... đọc. 1 vài tốp HS thi đua đọc diễn cảm đọan kịch 
Củng cố - dặn dò: 
- Nêu nội dung ý nghĩa đọan kịch 
- Chuẩn bị bài “ Thái sư Trần Thủ Độ “
- Nhận xét tiết học. 
Tiếng việt
Luyện tập tả người
( Dựng đoạn mở bài )
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1). 
- Viết được đọan mở bài cho bài văn tả người theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT 2.
- Hs yêu thích môn học và qua đó thể hiện được tình yêu gia đình qua bài viết của mình.
II. Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ, SGK, SGV .
III. Các hoạt động: 
Họat động 1: tìm hiểu đoạn mở bài 
+ Bài tập 1: 
+ Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu đề bài. 
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS đọc thầm 2 đọan văn , chỉ ra sự khác nhau giữa 2 cách mở bài a và b .
+ GV nhận xét , kết luận .
Hoạt động 2: Thực hành
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước sau: 
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài nên chọn đối tượng mà em yêu thích , có tình cảm , hiểu biết về người đó. 
+ Hình thành đoạn mở bài .
+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn : 1 kiểu trực tiếp, 1 kiểu gián tiếp. Một hs khá làm bảng phụ.
+ GV yêu cầu làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ hs yếu hoàn thành đoạn viết.
+ Gọi 1 HS lên bảng làm bài ,sau đó cả lớp nhận xét. 
+ GV gọi vài HS đứng lên đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe sau đó nhận xét và sửa chữa. 
Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
Khoa học
Sự biến đổi hóa học
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- Học sinh nhận biến được sự biến đổi hóa học trong cuộc sống.
- Giáo dục hs cẩn thận khi làm thí nghiệm, kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm, kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi làm thí nghiệm. 
II. Chuẩn bị:
- Hình trang 78, 79 , 80 ,81 SGK 
- Giá đỡ, ống nghiệm, đường, đèn cồn, phiếu học tập
III. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Thí nghiệm 
- Gv nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 
+ Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí
nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập 
* Thí nghiệm 1: Đốt 1 tờ giấy 
- Mô tả hiện tượng xảy ra. 
- Khi bị cháy , tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không ?
* Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa ( cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa bò , đun trên ngọn lửa đèn cồn ).
- Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Dưới tác dụng của nhiệt , đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không ?
( + Hòa tan đường vào nước, ta được gì ? 
+ Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì ? 
+ Như vậy đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hòa tan vào nhau thành dung dịch không? ).
 	Phiếu học tập 
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiên tượng
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung. 
- HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì ?
+ Sự biến đổi hóa học là gì ?
Sau đó GV kết luận theo SGK. 
Hoạt động 2 :Thảo luận 
- Bước 1 :Làm việc theo nhóm 
Thảo luận câu hỏi sau :
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học ? Tại sao kết luận như vậy ?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao kết luận như vậy ?
- Bước 2 :Làm việc cả lớp 
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi . các nhóm khác bổ sung. 
+ GV kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác là sự biến đổi hóa học. 
Củng cố dặn dò 
- Thế nào là sự biến đổi hoá học, nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị tiết sau. 
- Nhận xét tiết học 
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được hai cách mở bài trong bài văn tả người.
- Hs khá giỏi viết được đoạn mở bài theo hai cách.
- Hs trung bình yếu viết được đoạn mở bài theo sự lựa chọn 
+ Nội dung luyện:
- Giáo viên nêu yêu cầu giờ học và giao nhiệm vụ cho hs.
- Hs làm bài theo yêu cầu, giáo viên theo dõi và giúp đỡ hs yếu viết đoạn mở bài.
- Hs trình bày bài làm gv nhận xét và chấm điểm một số bài làm tốt.
Sáng Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2011 
Tiếng việt
Cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu :
- Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối ( ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT 2.
- Giáo dục hs: tích cực sử dụng các quan hệ từ vào bài tập làm văn và sử dụng dấu câu phù hợp trong bài viết của mình.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phu ghi nhận xét, giấy Ao (bt2) 
III. Các hoạt động :
Hoạt động1: Phần nhận xét
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2.
- HS đọc lại các câu văn trên , dùng bút chì gạch chéo để phân tích 2 vế câu ghép, gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. 
- Gọi 4 HS lên bảng mỗi em phân tích 1 câu. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. 
* Phần ghi nhớ 
- Ba, bốn HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Gọi HS xung phong đọc thuộc ngay tại lớp không nhìn sách.
Hoạt động 2: Phần luyện tập:
+ Bài tập 1: Hai học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm lại câu văn . HS làm bài vào vở, gv giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 3 HS lên bảng tìm câu ghép trong 3 đoạn văn. 
- GV và HS nhận xét. 
+ Bài tập 2: HS đọc yêu cầu đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ? Viết một đoạn văn tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép.Yêu cầu viết đoạn văn một cách tự nhiên.
- HS làm việc theo nhóm. 2 HS làm vào giấy khổ to. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn . Dán bài làm trên bảng phụ lên bảng 
- Cả lớp và GV nhận xét. Giáo dục hs
Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại nôi dung cần ghi nhớ . 
- Chuẩn bị tiết sau. 
- GV nhận xét tiết học
Thể dục
Tung và bắt bóng
Trò chơi: “Bóng chuyền sáu”
I. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
- Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi. 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, cổ tay, vai.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn.
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8- 10 phút.
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập, giáo viên đi lại quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng.
* Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần, giáo viên biểu dương tổ tập đúng. 
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần
+ Làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”. 
- Giáo viên nêu trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho học sinh tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1 – 2 lần, sau đó mới chơi chính thức. 
Hoạt động 4: Kết thúc 
- Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.
Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu : 
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong 3 đợt tấn công: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7-5 – 1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
- Giáo dục hs tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
II.Chuẩn bị:
- Gv: phiếu thảo luận nhóm.	 
III. Các hoạt động:
Họat động 1 :Làm vịêc cả lớp
- GV giới thiệu bài: Nêu tình thế của quân Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch biên giới 1950 đến năm 1953 .
GV nêu nhiệm vụ bài học :
+ Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ .
+ Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
+ Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là pháo đài kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953-1954.
+ Nhóm 2: Tóm tắt những môc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phu.û 
+ Nhóm 3: Nêu những sự kiện , nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ .
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phu.û 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Họat động 3:HS thảo luận nhiệm vụ bài học .
- Đại diện HS trình bày. GV và HS nhận xét .
Củng cố , dặn dò : 
- Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ “ Quyết chiến quyết thắng. HS đọc nội dung bài học. 
- Chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng bệnh cảm cúm.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc