Giáo án các môn khối 4 - Tuần 28 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 28 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).

II. CHUẨN BỊ:

- Các phiếu thăm.

- Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 32 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 28 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai, ngày 17 tháng 3 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 59)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
II. CHUẨN BỊ:
- Các phiếu thăm.
- Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
 Bắt đầu từ tiết 1 này, các em sẽ được kiểm tra để lấy điểm tập đọc và HTL. Các em nhớ đọc kĩ phiếu thăm mình bắt để đọc và trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu được ghi trong phiếu thăm.
 b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cả lớp:10’
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS.
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. 
HĐ2: Nhóm:25’
Bài tập 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
* Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể?
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho HS.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (GV đưa bảng tổng kết lên).
2. Củng cố, dặn dò:3’
- GV củng cố bài học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc bài để chuẩn bị học tiết ôn tập tới.
- GV nhận xét tiết học.
+ Hát
- HS lắng nghe.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu 
+ Bài: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
+ HS làm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả
* Tên bài: Bốn anh tài
* Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khâây.
* Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tác Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
* Tên bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khao học trẻ của đất nước.
* Nhân vật: Trần Đại Nghĩa.
TOÁN (Tiết 136)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phô tô sẵn phiếu bài tập như trong SGK cho mỗi HS một bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:3’
- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 4.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Trong giờ học này các em sẽ cùng ôn lại một số đặc điểm của các hình đã học, sau đó áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải bài toán.
 b.Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Nhóm hoặc cá nhân: 22’
Bài 1: 
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi hoặc cá nhân.
- GV lần lượt cho HS phát biểu ý kiến của từng bài, sau đó chữa bài
- Nhận xét và khen.
Bài 2: 
+ GV tổ chức tương tự bài 1.
- Nhận xét và khen.
Bài 3:
+ GV tổ chức tương tự bài 1.
- GV lần lượt cho HS phát biểu ý kiến của từng bài, sau đó chữa bài.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học.
- Gọi học sinh nhắc lại công thức tính diện tích các hình.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi (dùng bút chì làm vào SGK)
- Báo cáo kết quả
Bài 1: a – Đ ; b – Đ ; c – Đ ; d – S
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nhận phiếu và làm bài.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi (dùng bút chì làm vào SGK)
- Báo cáo kết quả
Bài 2: a – S ; b – Đ ; c – Đ ; d – Đ
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi (dùng bút chì làm vào SGK)
- Báo cáo kết quả
Bài 3: a
ĐẠO ĐỨC (Tiết 28)
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có liên quan tới học sinh).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
* Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK Đạo đức 4.
- Một số biển báo giao thông.
- Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
+ Nêu phần ghi nhớ của bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
+ Nêu các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có liên quan tới học sinh). Qua bài: “Tôn trọng Luật giao thông”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Thảo luận nhóm (TT- SGK/40): 16’ 
- GV chia HS làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- GV kết luận:
HĐ 2: Thảo luận nhóm (BT1- SGK/41): 8’
- GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
- GV kết luận:Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
HĐ 3: Thảo luận nhóm (BT 2- SGK/42):7’
- GV chia 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
 Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống sau:
- GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc.
4.Củng cố - Dặn dò:3’
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
- Các nhóm chuẩn bị bài tập 4- SGK/42:
 Hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, nhận xét về việc thực hiện Luật giao thông ở địa phương mình và đưa ra một vài biện pháp để phòng chống tai nạn giao thông.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ )
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, ), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông)
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?
- HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác chất vấn và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS các nhóm thảo luận.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
- Tính huống a, b, c, d, đ, e, g sẽ gay tai nạn
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
Thứ ba, ngày 18 tháng 3 năm 2014
KHOA HỌC (Tiết 55)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: 
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi nilông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế, 
- Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’ Bài: Nhiệt cần cho sự sống
 + Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
 Trong bài ôn tập này chúng ta cùng ôn tập lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần vật chất và năng lượng. Các em cùng thi xem bạn nào nắm vững kiến thức và say mê khoa học.
b. Hướng dẫn ôn tập:
 HĐ1: Các kiến thức khoa học cơ bản: 21’
- GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.
+ Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?
+ Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
+ Giải thích tại sao bạn nam trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách? 
+ Rót vào hai cốc nước giống nhau một lượng nước lạnh như nhau(lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng bông. Sau 
HĐ2:Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”: 10’
 - GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của nhóm mình.
- GV nhận xét, cho điểm trực tiếp từng nhóm. Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm.
- Công bố kết quả: Nhóm nào đạt 9, 10 điểm sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước. Aâm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
+ Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lean, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật
+ Gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá
- Nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng nội dung câu hỏi 1, 2  ... GV tổng kết giờ học. 
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
 Giải:
Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Do đó tổng của hai số là 99
Biểu thị số bé 4 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần bằng nhau như thế.
Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần)
Số bé là: 99 : 9 x 4 = 44 
Số lớn là: 99 – 44 = 55
 Đáp số: SB: 44 SL: 55 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Giải:
Ta có sơ đồ:
 ?
Số bé:
Số lớn: 198
 ?
Theo sơ đồ ta có, tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54
Số lớn là: 198 – 54 = 144
 Đáp số: SB: 54 
 SL: 144
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 Giải:
Biểu thị số cam là 2 phần bằng nhau thì số quýt là 5 phần bằng nhau như thế.
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần)
Số quả cam đã bán được là:
 280 : 7 x 2 = 80 (quả)
Số quả quýt đã bán được là:
 280 – 80 = 200 (quả)
 Đáp số: Cam: 80 quả
 Quýt: 200 quả.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 7)
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (nêu ở Tiết 1, Ôn tập).
KHOA HỌC (Tiết 56)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi nilông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế, 
- Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta học bài: “Ôn tập vật chất và năng lượng”. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 3: Triển lãm: 29’
 Cách tiến hành:
- GV phát giấy khổ to cho nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
**GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
 + Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10 điểm
+ Trình bày đẹp, khoa học: 3 điểm
+ Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn: 3 điểm
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2 điểm
+ Có tinh thần đồng đội khi triển lãm: 2 điểm.
* Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
+ Ban giám khảo đánh giá.
 - Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả.
- Nhận xét, kết luận chung.
 Ø Hoạt động 4: Thực hành:6’
 Ö Phương án 2: GV vẽ các hình sau lên bảng.
- Yêu cầu HS: 
 + Quan sát các hình minh họa.
 + Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận:
1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
2. Buổi trứa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây.
HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối.
HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây.
HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.
HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch.
- Nhận xét tiết học.
+ HS trình bày tranh theo nhóm.
+ Thuyết trình giải thích về tranh ảnh của nhóm.
- Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
+ Các nhóm đưa ra nhận xét riêngcủa nhóm.
Thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2014
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 8)
Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII:
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
- Viết được bài văn tả đồ vật (hoặc tả cây cối) đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ nội dung miêu tả; diễn đạt thành câu, viết đúng chính tả.
TOÁN (Tiết 140)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT4.
+ Nêu các bước giải bài toán.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Trong giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài tập về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 b.Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp: 15’
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
+ GV đặt câu hỏi gợi mở.
 - GV chữa bài trên bảng lớp. Có thể hỏi lại HS về cách vẽ sơ đồ bài toán.
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Tổng của hai số là bao nhiêu?
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
+ Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ HS nêu các bước giải bài toán.
HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Giải:
Ta có sơ đồ:
 ?m
Đoạn 1:
Đoạn 2: 28m
 ?m
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 (m)
 Đáp số: Đoạn 1: 21m
 Đoạn 2: 7 m
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Là 72.
+ Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng số lớn).
- HS lên làm bài vào vở.
 Giải:
Vì giảm số lớn 5 lần thì được số bénen số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
 ?
Số lớn:
Số bé: 72
 ?
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 – 12 = 60
 Đáp số: SB:12 
 SL: 60
ĐỊA LÍ (Tiết 28)
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở 
 ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
* Học sinh khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học - SGK
Bản đồ dân cư VN.
HS: Bài cũ- bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 1’
Dân tộc ít người nào là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.Ghi tựa
 b.Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1:Cả lớp hoặc cặp: 14’
- GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày.Quan sát BĐ phân bố dân cư VN, HS có thể so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
+ Quan sát hình 1,2 và nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh?
**GV: Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất.
 Hoạt động2: Cả lớp: 17’
- GV yêu cầu một số HS đọc, ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
- GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xúât tương ứng với các ảnh mà HS quan sát. 
- GV cho HS thi “Ai nhanh hơn”: cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh, điền đúng.GV nhận xét, khen.
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản
Ngành khác
- Mía
- Lúa
- Gia súc
- Tôm
- Cá
- Muối
 ** GV: Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
+ Để làm muối, người dân (thường được gọi là diêm dân) phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh.
- GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở huyện duyên hải miền Trung mà HS đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp. 
+ Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này?
- GV đề nghị HS đọc bảng: Tên ngành sản xuất và Một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành.
4.Củng cố - Dặn dò:3’ 
+ Nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này.
- GV kết luận:Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị.
- Đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh,
+ Nêu bài học.
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
1. Dân cư tập trung khá đông đúc:
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
+ Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
2. Hoạt động sản xuất của người dân:
- HS đọc và nói tên các hoạt động sx.
- HS thi điền.
- Cho 2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét.
+ Do điều kiện thuận lợi như đất phù sa tương đối màu mỡ,
- HS trình bày.
+ Các dân tộc sống ở nay là Kinh, Chăm và một số dân tộc khác. Do điều kiệnthuậnlợi cho sinh oạt và sản xuất nên cư dân tập trung khá đông.
- HS khác nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 28.doc