Giáo án các môn lớp 1 - Tuần dạy 24

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần dạy 24

VẼ CÂY ĐƠN GIÃN

I . Mục tiêu:

- Nhận biết được các loại cây về hình dáng vầ màu sắc.

- +Biết cách vẽ cây đơn giãn

 +Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích

- Giáo dục HS yêu thích môn vẽ, yêu thiên nhiên

II . Chuẩn bị :

GV: tranh ảnh các loại cây , hình vẽ cây , qui trình vẽ cây

HS : vở vẽ , bút chì , bút màu

 

doc 13 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần dạy 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Lớp 1
VẼ CÂY ĐƠN GIÃN 
I . Mục tiêu:
- Nhận biết được các loại cây về hình dáng vầ màu sắc.
- +Biết cách vẽ cây đơn giãn
 +Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích
- Giáo dục HS yêu thích môn vẽ, yêu thiên nhiên
II . Chuẩn bị :
GV: tranh ảnh các loại cây , hình vẽ cây , qui trình vẽ cây 
HS : vở vẽ , bút chì , bút màu 
III . Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. 
GV treo tranh ảnh một số cây :
+Cây tên gì ?
+Nêu các bộ phận của cây ? 
+Nêu màu sắc các bộ phận của cây ?
+Tìm một số loại cây mà em biết ?
+Em có nhận xét gì về hình dáng của các ngôi nhà mà em thấy ?
GVChốt : có nhiều loại cây như cây phượng , cây dừa , cây bàng .Nhiều loại cây có hoa, có quả.Và có nhiều các dạng nhà 
Hoạt động 2: Cách vẽ:
GV hướng dẫn hs vẽ
+ Bước 1: vẽ thân , cành 
Bước 2: vẽ vòm lá ( tán lá )
Bước 3: vẽ thêm chi tiết : lá , quả , hoa 
Bước 4: vẽ màu theo ý thích 
- GV mời HS nhắc lại cách vẽ
Hoạt động 3: Thực hành.
 - Cho hs quan sát tranh sáng tạo 
- lưu ý hs có thể vẽ 1 cây , có thể vẽ nhiều cây thành hàng cây , vườn cây ăn quả ,các loại cây cao thấp khác nhau . vẽ nhà cao thấp tùy vào khung hình và cây 
GV hướng dẫn hs vẽ cân đối với khung hình 
Có thể vẽ nhiều cây,vẽ màu theo ý thích 
>ĐVHSKG: Vẽ được cây có hình dáng, màu sắc khác nhau
Hoạt động 4 : nhận xét , đánh giá 
GV giới thiệu một số bài và hướng dẫn hs nhận xét : hình vẽ, cách sắp xếp hình , màu sắc .
*THBVMT: Cây xanh đem lại cho chúng ta bóng mát , một không khí trong lành .Các em phải biết trồng và bảo vệ cây xanh . Nhất là ở trong trường mình các em phải bảo vệ chúng , không được ngắt lá, bẻ cành .
Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài mới
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
 - Chú ý lắng nghe 
 - HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- Trả lời câu hỏi của GV
- HS khác nhận xét
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
-Quan sát,chú ý lắng nghe 
- Hs nhắc lại cánh vẽ 
-Quan sát
- HS thực hành
HSKGTH
- HS cùng GV nhận xét
- Lắng nghe và thực hiện
- Hs về nhà thực hiện
Lớp 2
Bài 24: vẽ theo mẫu
VẼ CON VẬT
I.MỤC TIÊU
 - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc.
 - +Học sinh biết cách vẽ con vật .
 + Học sinh vẽ được con vật theo chí nhớ.
- Giáo dục học sinh biết yêu mến con vật nuôi, biết chăm sóc vật nuôi
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh, ảnh các con vật khác nhau.
- Hình minh hoạ cách vẽ con vật. .
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ.
 - Tranh ảnh một số con vật.
 	 - Bút chì, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách cho HS hát một bài hát có liên quan đến con vật nuôi.Từ nội dung bài hát, Gv dẫn vào bài mới
 - Ghi tên bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh con vật khác nhau,... và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
- Con vật này là con vật gì?
- Giáo viên cho học sinh xem các hình con vật khác nhau cho học sinh nhận thấy.
- Con vật này có hình dáng như thế nào?(Có đầu tròn, thân hình bầu dục, đuôi dài,...)
- Con vật thường có các bộ phận cơ bản nào?
- Con vật lông của nó thường có màu gì?
- Hình dáng các con vật có giống nhau không?
- Em hãy kể tên một số con vật khác nhau?
- Em hãy miêu tả một con vật mà mình thích nhất?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số con vật được trang trí thấy chúng có hình dáng và màu sắc đẹp.
- Giáo viên nêu tóm tắt: Con vật nuôi trong nhà rất phong phú về hình dáng và màu sắc.
- Mỗi hình dáng của con vật đều có một đặc điểm riêng nhưng nó có phần giống nhau là đều có thân, đầu, chân, đuôi,...
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số con vật khác nhau để học sinh chọn vẽ, hướng dẫn cách vẽ con vật lên bảng.
- Tìm hình dáng chung của con vật, hình không to quá hay nhỏ quá so với phần giấy, tìm phần thân, đầu.
- Tìm phần tai, đuôi, chân sau.
- Chú ý đến các hoạt động, tư thế chạy nhảy đi, đứng khác nhau của các con vật.
- Chú ý tìm đúng đặc đểm chung của con vật.
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ khác nhau để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách làm bài tập.
- Vẽ một hoặc hai con vật theo ý thích của mình.
- Chọn con vật định vẽ.
- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm của từng con vật khác nhau.
- Vẽ hình rõ đặc điểm.
- Chú ý đến hình dáng chung của từng con vật.
- Có thể vẽ thêm các hình ảnh phụ xung quanh để tạo thành một bức tranh. 
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu còn lúng túng, đặc biệt là HS khuyết tật.
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em sắp sếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
- Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
- Bạn vẽ rõ đặc điểm con vật chưa, màu sắc như thế nào?
- Trong các bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại bài cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ sinh động và đẹp.
Dặn dò: 
- Quan sát và sưu tầm tranh các con vật.
- Quan sát các đồ vật có trang trí hình vuông, hình tròn, chuẩn bị bài học sau.
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Cả lớp hát
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
 - Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung.
- Trả lời câu hỏi của GV
 - Học sinh quan sát.
- Trả lời câu hỏi của GV
- HS kể tên
- Miêu tả
-Quan sát
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
-Quan sát
- Chú ý theo rõi
- HS thực hành
 - Chú ý lắng nghe 
- HS chú ý
-HS cùng GV chọn bài 
-HS nhận xét
-HS bài tỏa ý kiến
-HS về nhà thực hiện
Lớp 3
Bài 24: vẽ tranh
 ĐỀ TÀI TỰ DO 
I.Mục tiêu:
- HS hiểu thêm về đề tài tự do
- +Biết cách vẽ đề tài tự do
 + Vẽ được một bức tranh theo ý thích
- Có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh
II.Chuẩn bị
-Tranh ảnh : phong cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt, con vật lễ hội, 1 số bài vẽ của 
 HS lớp trước,VTV 
 III.Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1:Tìm chịn nội dung đề tài
 Thông qua tranh ảnh Gv gợi ý về đề tài và cách khai thác để HS lựa chọn nội dung vẽ :
 -Cảnh đẹp quê hương, đất nước
 -Cảnh nông thôn, thành phố, miền biển, miền núi
 -Cảnh sinh hoạt : cuộc sống, trường học, gia đình, ...
 -Cảnh lễ hội, các trò chơi nhân gian
 -Các con vật quen thuộc
 -Về môi trường
Hoạt động 2: Cách vẽ
 Dựa vào các bức tranh + đặt câu hỏi gợi ý HS cách vẽ: 
 -Tranh vẽ hình ảnh gì ? 
 -Hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ? à sắp xếp cân đối hợp lí
 -Tìm các hình dáng phù hợp với động tác, hoạt động 
 -Tìm vẽ thêm các chi tiết phụ để bức tranh thêm sinh động phù hợp nội dung
 -Vẽ màu theo ý thích, hài hòa có đậm nhạt, sáng tối
 Cho HS xem tranh của học sinh lớp trước
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn.
- Nhắc HS vẽ cân đối với khung hình
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu còn lúng túng, đặc biệt là HS khuyết tật.
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em sắp sếp hình vẽ cân đối,biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
-Em nào chưa làm bài song về nhà tiếp tục hoàn thành
-Về nhà chuẩn bị bài mới
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Chú ý lắng nghe 
 - HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- HS chọn đề tài
+ Lắng nghe và chọn đề bài yêu thích để thể hiện
 - Trả lời câu hỏi của GV
- HS thực hành
-HS cùng GV chọn bài 
-HS nhận xét
- HSKGTH
- Chú ý lắng nghe 
 -HS về nhà vẽ
-HS về nhà chuẩn bị
Lớp 4
BÀI: vẽ trang trí
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
I/MỤC TIÊU :
-HS hiểu kiểu chữ nét đều , nhận ra các đặc điểm của nó . 
-HS tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn . 
-HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày. .
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
1/Giáo viên : 
- SGK,SGV ; Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm và nét đều;
1 bảng gỗ có kẻ các ô vuông đều nhau HCN, cạnh 4 ô và 5 ô;
Cắt 1 số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông.
2/Học sinh : -SGK; Kiểu chữ nét đều; Vở thực hành, compa, thước, bút chì, màu vẽ.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
 Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-Giới thiệu hs một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh đậm.
+Chốt: chữ nét đều là chữ có tất cả các nét thẳng, cong, nghiêng, chéocó độ dày bằng nhau, dấu có độ day bằng ½ nét chữ.
+Nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc nét ngang và dòng kẻ.
+Các nét cong tròn có thể quay bằng compa.
Hoạt động 2:Cách kẻ chữ nét đều 
-Yêu cầu hs quan sát hình 4 trang 57SGK để hs nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng.
-Giới thiệu hình 5 và hướng dẫn cách kẻ chữ có nét cong.
-Gợi ý cách kẻ chữ:
+Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ.
+Kẻ các ô vuông.
+Phác khung hình từng chữ cái, chú ý khoảng cách giữa các chữ.
+Tìm bề dày của chữ.
+Vẽ phác nét mờ bằng chì, dùng thước, compa viền đậm lại.
+Tẩy nét thừa và tô màu, chú ý màu cần nổi so với nền và không vẽ lem màu.
Hoạt động 3: Thực hành 
-Yêu cầu hs thực hành vẽ màu vào dóng chữ có sẵn.
- GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn.
- Nhắc HS vẽ cân đối với khung hình
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu, còn lúng túng
>ĐVHSKG: GV yêu cầu các em tô màu đều, rõ chữ.
 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
-Em nào chưa làm bài song về nhà tiếp tục hoàn thành
-Về nhà chuẩn bị bài mới 
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
 -Quan sát
- Chú ý lắng nghe 
- Quan sát
- Chú ý lắng nghe quan sát
- HS thực hành
-HSKGTH
-HS cùng GV chọn bài 
-HS nhận xét
- Chú ý lắng nghe 
 -HS về nhà vẽ
-HS về nhà chuẩn bị 
Lớp 5
Bài 24: vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I.MỤC TIÊU
 - HS hiểu hình dáng, tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm mẫu.
 - +HS biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu
	 + Vẽ được hai vật mẫu
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý đồ vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Chuẩn bị một số đồ vật để làm mẫu.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh:
 - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì, sáp màu, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới. 
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
 - Giáo viên giới thiệu mẫu có hai vật mẫu và bày mẫu cho học sinh nhận thấy.
- Mẫu này có mấy đồ vật? Có các đồ vật nào?
- Giáo viên có thể cho học sinh tự bày mẫu.
- Em thấy hình dáng chung của các vật mẫu như thế nào? 
- Mẫu vật này gồm có những bộ phận nào?
- Đồ vật này là đồ vật gì, chúng có hình dáng, màu sắc ra sao? 
- Vật mẫu nào nằm trước, vật mẫu nào nằm sau?
- Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của các đồ vật đó?
- Các đồ vật này có độ đậm nhạt như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật khác nhau để thấy chúng có sự giống và khác nhau.
- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các đồ vật đều có dạng hình trụ, nhưng khác nhau về các tỉ lệ của các bộ phận, màu sắc và độ đậm nhạt.
- Để vẽ được hình cân đối có bố cục đẹp, cần so sánh các tỉ lệ với nhau và sắp xếp bố cục cân xứng.
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình mẫu và hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Ước lượng và so sánh tỉ lệ.
+ Tìm chiều cao, chiều ngang để tìm khung hình chung của hai vật mẫu.
- Kẻ trục cho khung hình.
+ Tìm tỉ lệ của thân, miệng, đáy của từng vật mẫu. 
+ Vẽ nét chính bằng các nét thẳng mờ của hai vật mẫu vừa quan sát vừa vẽ để điều chỉnh hình.
- Tìm nét cong của vật mẫu, hoàn thiện hình vẽ.
 - Vẽ đậm nhạt hoặc tìm màu sắc thích hợp.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ, hình vẽ có hai đồ vật cân đối để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu, học sinh vẽ vật mẫu theo nhóm đã chuẩn bị và vẽ bài vào vở.
- Tìm hình dáng chung cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm của hình mình định vẽ.
- Vẽ hình rõ đặc điểm.
- Chú ý đến hình dáng chung của đồ vật. 
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
+ Muốn đánh đậm nhat hay tô màu tuỳ thích.
+ Đánh đậm nhạt hay tô màu kín hình đều và đẹp.
- Quan tâm giúp đỡ HS không có năng khiếu còn lúng túng, đặc biệt là HS khuyết tật.
 >ĐVHSKG: GV yêu cầu các em sắp sếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
 - Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
- Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
- Bạn sắp xếp hình vẽ đã cân xứng chưa?
- Trong bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
 Dặn dò: 
- Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau.
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV 
 - Chú ý lắng nghe 
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
 - Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung.
- Mẫu có hai đồ vật; mẫu cái chai, quả cam, bình nước cái ly,...
- Đều là hình trụ, hình khối cầu,...
- Cái ca có hình trụ, có miệng, thân và đáy, màu vàng,...
- Cái ly nằm trước cái ca vì cái ly nhỏ và thấp hơn,...
- Đều có Miệng, thân, đáy, nhưng khác về kích thước, màu sắc,...
- Bình nước dày hơn nên có độ đậm, cái ly sáng hơn bằng thuỷ tinh nên ta thấy có độ nhạt hơn,...
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.
-Học sinh tìm hình.
- Học sinh quan sát hình mình chuẩn bị và vẽ vào vở
- HSKGTH
-HS cùng GV chọn bài 
-HS nhận xét
- HS chọn bài
 - Chú ý lắng nghe 
- HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc