Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 6

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 6

ÔN TẬP NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I/ Mục đích – yêu cầu:

-HS bước biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm bước đầu biết phân biệt lời của nhân vật với lời người kể chuyện.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Thấy được nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

-Giáo dục: phải có trách nhiệm với những người thân trong gia đình.

II/ Chuẩn bị:

III/ Các hoạt động dạy- học:

1.On định:Hát

2. Kiểm tra:

-HS đọc thuộc lòng bài thơ: Gà trống và cáo, nhận xét tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo?

 

doc 14 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 26 – 09 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
ÔN TẬP NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I/ Mục đích – yêu cầu: 
-HS bước biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm bước đầu biết phân biệt lời của nhân vật với lời người kể chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Thấy được nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
-Giáo dục: phải có trách nhiệm với những người thân trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy- học:
1.Oån định:Hát 
2. Kiểm tra: 
-HS đọc thuộc lòng bài thơ: Gà trống và cáo, nhận xét tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
->GV hỗ trợ học sinh yếu đọc đúng giọng nhân vật và going người kể chuyện.
-An-đrây – ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
-Chuyện gì xảy ra khi A n –đrây –ca đi mua thuốc về đến nhà?
-A n –đrây –ca tự dắn vặt mình như thế nào?
* Em hãy đánh dấu x vào ô trước ý trả lời đúng nhất.
-Câu chuyện cho thấy An-đrây –ca là người như thế nào?
Luyện đọc diễn cảm
-GV giới thịêu giọng đọc toàn bài
->GV chọn đoạn tiêu biểu: Đoạn 3
->GV hỗ trợ học sinh yếu đọc phân biệt giọng nhân vật và giọng người dẫn chuyện.
-Một HS đọc toàn bài
-HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi SGK 
+An-đrây ca đi giữa đường gặp bạn và đã chơi đá bóng.
+Thấy mẹ đang khóc và ông đã chết.
+Nếu như em đi mua thuốc về không chơi dọc đường thì ông của em không chết.
-HS làm bảng con
a/Cho thấy em là một ngưòi dám nhân lỗi trước những việc làm của mình.
b/ Cho thấy em là một ngưòi vô trách nhiệm.
c/Cho thấy em là một ngưòi không biết suy nghĩ.
HS nối tiếp nhau đọc bài. 
-HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
Nhận xét.
4. Củng cố: 
-Nội dung bài muốn nói với em điều gì?
5. Dặn dò: về nhà học bài
-Chuẩn bị: Chị em tôi. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về bảng đơn vị đo khối lượng.
HS làm bài tập có liên quan đến các đơn vị đo khối lượng
Giáo dục học sinh tình chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra: 
HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng
2/ Bài mới:
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng sau:
GV hỗ trợ học sinh yếu đổi đơn vị đo khối lượng.
GV hướng dẫn học sinh yếu đọc bảng nhân , bảng chia 5 đến 9
Bài 2: (HSG)
Một con voi cân nặng 2tấn 9 tạ. Con bò nhẹ hơn con voi 27 tạ. Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu tạ?
Bài 3: Tính
GV hỗ trợ học sinh yếu tính có số đo đơn vị.
HS làm vào vở.
1 tấn = 10 tạ
3 tấn 50 kg = 3050 kg
8 tạ = 80 yến
4 dag 8g = 48 g
7 hg = 700g
3kg 600g = 3600g 
HS đọc bảng nhân , bảng chia 5 đến 9
HS làm bài vào vở.
Đổi 2tấn 9 tạ = 29 tạ
Số tạ con bò cân nặnglà:
29 – 27 = 2 tạ
Số tạ con voi và con bò can nặng là:
29+ 2 = 31 (tạ)
Đáp số: 31 tạ.
HS làm bài vào vở
270 g + 795g= 1065g
924hg : 6 = 154 hg
 .
3/ Củng cố:
HS đọc các đơn vị đo khối lượng
4/ Dặn dò: Về nhà xe lại bài.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 27 – 09 – 2011 
Thực hành kiến thức Tiếng Việt
 ÔN VIẾT CHÍNH TẢ NỖI DẰN VẶT CỦA AN –ĐRÂY – CA.
I/ Mục tiêu: 
-HS viết đúng chính tả một đoạn trong bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây – ca.
-HS viết đúng trình bày bài chính tả rõ ràng sạch đẹp.
-HS yếu viết các từ có chứa vần oăt, oăc, uyên, uych, ..
II/ Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
-HS lên bảng viết các từ: Nhà sàn, lúa chiêm, san sát, .
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV tổ chức cho học sinh nghe viết chính tả.
-GV đọc đoạn viết: “Bước vào phòng  ra khỏi nhà”
-Chuyện gì xảy ra khi An-đrây – ca mang thuốc về đến nhà?
-GV hướng dẫn học sinh tìm từ khó và phân tích.
-GV hỗ trợ học sinh yếu tìm thêm một số từ mà các em cho là khó.
-GV đọc học sinh viết bài vào vở.
->GV quansát hỗ trợ các học sinh yếu viết bài.
-> Thu bài chấm điểm.
-HS yếu viết ác từ ngữ do giáo viên đọc: 
-HS đọc đoạn viết vàtrả lời câu hỏi.
-Khi An-đrây – ca mang thuốc về đến nhà thi ông của em đã qua đời.
-HS đọc bài tìm những từ khó phân tích và viết vào bảng con: 
-Hoảng hốt, nấc lên, An-đrây – ca, mọi chuyện, cứu nổi, an ủi, .
-HS viết bài vào vở
-HS soát lỗi chính tả.
-HS viết vào vở: loắt choắt, dấu ngoặc, chỗ ngoặc, chiếc thuyền, thuyên chuyển, chim uyên, huỳnh huỵch, .. 
4. Củng cố: 
-HS viết lại những lỗi sai
5. Dặn dò: 
-Về nhà viết lại những lỗi sai.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I/ Mục tiêu: 
-Củng cố cho học sinh về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
-HS ccó kĩ năng thực hành làm bài tập về dạng toán này.
-Giáo dục tính nhanh và chínhxác.
II/ Chuẩn bị:
-GV đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau (Dành cho nhóm học sinh yếu)
a/24; 26 
b/ 35; 45
-> HS yếu đọc bảng nhân, chia từ 6 đến 9.
-> GV nhắc nhở các em còn lúng túng
* Bài 2: Tìm số trung bình cộng của các số sau (Dành cho học sinh khá giỏi)
a/ 20, 35, 37, 65, 73
b/ 35, 12, 21, 24, 43.
c/ 365 ; 335, 200
*Bài 3: Lớp 4A có 40 học sinh, lớp 4B có 30 học sinh, lớp 4 C có 35 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
-Giáo dục tính chính xác.
-HS làm bảng con 
-Kết quả: 
a/ (24 + 26): 2 = 25
b/ (35 + 45) : 2 = 40
-HS đọc bảng nhân, bảng chiâ đến 9.
-HS làm vào vở 
a/ (20 + 35 + 37 + 65 + 73) 5 = 46
b/( 35 + 12+ 21+ 24+ 43) :5 = 27
c/ (365+ 335+ 200) : 3 = 300
-HS làm bài vào vở.
Số học sinh trung bình mỗi lớp là:
(40 + 30 + 35) : 3 = 35 (học sinh)
 Đáp số: 35 học sinh
4.Củng cố:
-Muốn tìm số trung bình cộng củanhiều số ta làm như thế nào?
5. Dặn dò: 
-Về nhà xem lại bài.
Ngày dạy 28 – 09 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
Ôn tập CHỊ EM TÔI
I/ Mục đích – yêu cầu: 
-HS biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu biết diễn tả được nội dung câu chuyện.
-HS hiểu nôi dung câu chuyện: Khuyên các em không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất long tin, sự tôn trọng của mọi người đối ới mình.
-Giáo dục : khuyên các em không nên nói dối, nói nối là tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt đông dạy – học:
1.Ổn định:hát 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng. Hóm hỉnh
-Cô chị nói dối ba để đi đâu?
-Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận?
* Em hãy đánh dấu x vào ô trước ý đúng nhất.
Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
-Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
- GV chốt: 
- GV giới thiệu giọng đọc cho từng đoạn
-GV chọn đoạn tiêu biểu 
- HS luyện đọc theo cặp + Hai HS đọc toàn bài
HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi SGK à Hs trả lời
+Cô chị nói dối ba đi học nhóm nhưng lại đi vào rạp chiếu bóng.
+Vì mỗi lần nói dối làm cho cha phải lo lắng nên cô chị ân hận.
HS làm bảng con
a/ Cô em vờ vào rạp chiếu bóng để đối mặt với chị để chị không còn cớ nói dối đi học nhóm.
b/ Cô em vô tình gặp cô chị trong rạp chiếu bóng.
c/ Cô em không biết có cô chị trong rạp chiếu bóng.
+ Vì chị không còn cách nào chối cải lời nói và hành động của mình nửa.
-Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em.
-HS nối tiếp nhau đọc bài
-HS luyện đọc theo cách phân vai
-Thi đọc diễn cảm trước lớp 
-HS giỏi đọc theo cách phân vai
-HS yếu đọc trôi chảy bài.
4. Củng cố: 
-Nội dung bài nói lên điều gì?
5. Dặn dò: 
-Về nhà học bài
-Chuẩn bị: Trung thu Độc lập 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
	ÔN LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
-Giúp học sinh củng cố về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
-Rèn cho học sinh biết tính nhanh.
-Hs yếu thuộc được các bảng nhân chia từ 6 đến 9
II/ Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướùng dẫn học sinh cách thực hiện 
-Bài 1: Lớp 1A có 33 học sinh, lớp 1B có 35 học sinh, lớp 1C ccó 32 học sinh, lớp 1D có 36 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
-HS yếu đọc bảng nhân chia từ 6 đến 9
*Bài 2: Một ôtô giờ thứ nhất chạy đươc km, giờ thứ hai chạy được 48 km, giờ thứ ba chạy được 53 km. Hỏi trung bình một giờ ôtô chạy được bao nhiêu ki lô mét? 
-HS làm vào vở
-HSY 
Tổng số học sinh của bốn lớp là:
33 + 35 + 32 + 36 = 136 (học sinh)
Số học sinh trung bình cả bốn lớp là:
136 : 4 = 34 (học sinh)
Đáp số: 34 học sinh.
-HS giỏi:
Số học sinh trung bình cả bốn lớp là:
(33 + 35 + 32 + 36):4 = 34 (học sinh)
Đáp số: 34 học sinh.
-HS yếu đọc bảng nhân chia từ 6 đến 9
-HSG làm vào vở:
Trung bình mỗi giờ ôtô chạy được là:
(40 + 48 + 53) : 3 = 47 (km)
Đáp số: 47 km
4. Củng cố:
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
5. Dặn dò: 
-Xem lại bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể 
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG- HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH TRƯỜNG, LỚP- PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA HỌC TẬP CHĂM NGOAN, LÀM NHIỀU VIỆC TỐT MỪNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu : 
-Giúp học sinh biết một số luật giao thông đường bộ, làm sạch trường lớp, thi đua trong học tập, làm nhiều việc tốt mừng thầy, cô giáo.
-HS biết thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông, làm vệ sinh trường lớp an toàn, tích cực thi đua trong học tập.
-Giáo dục HS tuân thủ luật giao thông, ý thức vệ sinh trường lớp, thi học tập tốt làm nhiều việc tốt.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giáo dục An toàn giao thông: Tìm hiểu biển báo hiệu giao thông đường bộ
a/Tìm hiểu biển báo cấm.
-GV cho HS quan sát biển báo cấm.
-HS đọc tên những biển báo cấm?
-Nêu đặc điểm của biển báo cấm? 
=>Hình tròn, màu trắng viền màu đỏ, có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung cấm(riêng cấm ngược chiều thì ở giữa có vạch trắng)
b/Tìm hiểu biển hiệu lệnh.
-HS quan sát biển báo hiệu lệnh.
-Biển báo hiệu lệnh là gì? 
-Nêu đặc điểm của biển báo hiệu lệnh?
c/Tìm hiểu biển báo nguy hiểm.
-HS quan sát biển báo nguy hiểm.
-Biển báo nguy hiểm là gì? 
-Nêu đặc điểm biển báo nguy hiểm?
-Khi đi đường gặp những loại biển bào này ta phải làm gì? 
=>Khi tham gia giao thông nên tuân thủ theo nội dung biển báo.
* Hoạt động 2: Vệ sinh trường, lớp - Phát động phong trào thi đua học tốt, làm nhiều việc tốt mừng thầy giáo, cô giáo
- GV hướng dẫn học sinh vệ sinh trường, lớp 
=> Giáo dục học sinh ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh trường, lớp
- Phát động phong trào thi đua học tốt, làm nhiều việc tốt mừng thầy giáo, cô giáo
- Phân công theo dõi
Cấm xe đạp, Dừng lại,
HS quan sát kỹ và nhận ra đặc điểm của biển báo cấm
Để báo hiệu lệnh phải tuân theo
Hình tròn màu xanh lam, có hình vẽ hoặc biểu thị lệnh phải theo.
Để báo nguy hiểm có thể xảy ra
Hình tam giác có viền màu đỏ, có hình vẽ màu đen biểu thị nguy hiểm.
Tuân theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo hiệu
HS vệ sinh trường, lớp theo tổ
- HS nêu từng việc làm cụ thể
- HS theo dõi
4. Củng cố:
-Vì sao khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông đường bộ?
5. Dặn dò: 
-Về nhà thực hiện những điều đã học. Tuyên truyền những người xung quanh thực hiện đúng luật giao thông
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 30 – 09 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN MRVT: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I/ Mục đích – yêu cầu: 
-HS biết thêm nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm trung thực – tự trọng
-HS bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng trung theo hai nhóm nghĩavà đặt câu được một số từ trong nhóm.
-Giáo dục: các em biết trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
-Một học sinh viết 2 danh từ chung và 2 danh từ riêng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Hs làm vào vở bài tập 
* Bài 1: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn.
Giáo viên hỗ trợ học sinh yếu hiểu nghĩa các từ và điền vào chỗ trống. 
* Bài 2: chọn từ ứng với nghĩa.
GV hỗ trợ học sinh yếu hiểu nghĩa để chon từ cho đúng.
* Bài 3: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa.
GV hỗ trợ cho học sinh giỏi tìm hiểu nghĩa của các từ rồi xếp vào cột.
*Bài 4: Đặt câu với một từ vừa tìm ở bài tập 3.
-GV giúp đỡ những học sinh yếu đặt câu
- Chú ý đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi dấu chấm.
Thứ tự các từ cần điền là: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. 
Học sinh suy nghĩ làm cá nhân nối từ với nghĩa.
Thứ tự nối các câu như sau:
Câu 1: Trung thành
Câu 2: trung kiên
Câu 3: , trung nghĩa 
Câu 4 trung hậu: 
Câu 5: trung thực.
HS làm vào vở bài tập.
Trung có nghĩa là “ở giữa”
Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”
trung thu, trung bình, trung tâm.
trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
Bạn Lương là học sinh trung bình của lớp.
Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
Nhóm hài lớp em luôn là trung tâm của sự chú ý.
Các chiến sĩ luôn luôn trung thành với tổ quốc.
Lão bọc là người rất trung nghĩa.
Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu.
Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ rất trung kiên.
4. Củng cố:
-Trung thành là gì?
-Trước sau như một không gì lay chuyển nổi gọi là gì?
5. Dặn dò: 
-Về nhà học bài và làm lại bài tập
-Chuẩn bị: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Tìm, nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt (Tiết 6)
SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 6
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm
 Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: 
 HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 7:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc