Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 22

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 22

I- MỤC TIÊU

 A- TẬP ĐỌC :

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Chú ý đọc đúng tên nước ngoài :Ê-đi-xơn ; các từ ngữ :bác học, nổi tiếng,loé lên, nảy ra, móm mém. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhận vật(Ê-đi-xơn, bà cụ ).

 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu : Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : nhà bác học, cười móm mém .

 Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến ,luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 - Giáo dục HS tình cảm yêu quí và học tập tinh thần sáng tạo của các nhà bác học.

 B- KỂ CHUYỆN

 - Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai .

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc 73 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
 Thứ Hai ngày25 tháng 01 năm 2010 
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I- MỤC TIÊU
 A- TẬP ĐỌC :
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Chú ý đọc đúng tên nước ngoài :Ê-đi-xơn ; các từ ngữ :bác học, nổi tiếng,loé lên, nảy ra, móm mém. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhận vật(Ê-đi-xơn, bà cụ ).
 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu : Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : nhà bác học, cười móm mém .
 Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến ,luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
 - Giáo dục HS tình cảm yêu quí và học tập tinh thần sáng tạo của các nhà bác học.
 B- KỂ CHUYỆN 
 - Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai .
 - Rèn kĩ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 - Tranh ,ảnh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A-TẬP ĐỌC (1,5 tiết) TI ẾT 1
1- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Bàn tay cô giáo.
- Nội dung bài thơ nói gì ?
- GV nhận xét , cho điểm.
2- Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài , ghi tên bài 
* Luyện đọc 
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu :
+ GV viết bảng từ Ê-đi-xơn ,gọi HS đọc .
+ GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp:GV theo dõi ,nhắc các em đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, đọc phân biệt lời Ê-đi-xơn và bà cụ.
Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho HS đọc trước lớp.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1, trả lời :Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
- GV chốt lại : Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847,mất năm 1931.Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế .Tuổi thơ của ông rất vất vả ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập .Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi ,ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại.
- Câu chuyện của Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3, trả lời :Bà cụ mong muốn điều gì ?
- Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
-Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời :Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
- Theo em ,khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
- GV chốt lại : Khoa học cải tạo thế giới,cải thiện cuộc sống của con người ,làm cho con người sống tốt hơn , sung sướng hơn .
 HS thực hiện trò chơi chuyển tiết.
 TIẾT 2
* Luyện đọc lại : 
- GV đọc mẫu đoạn 3 ,hướng dẫn đọc.
- Cho HS thi đọc truyện.
 GV cho cả lớp nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
B- KỂ CHUYỆN (0,5 tiết)
-GV nêu nhiệm vụ :Kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
+ GV nhắc : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ ,kết hợp với động tác , cử chỉ, điệu bộ .
+ Cho HS hình thành nhóm ,phân vai.
+ Cho HS dựng lại câu chuyện.
+ GV cho cả lớp nhận xét ,bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
3- Củng cố –dặn dò 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện.
 cho người thân nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài.
-Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- 2 HS đọc các từ được chú giải cuối bài .
- HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1; 3 HS nối tiếp nhau các đoạn 1, 2, 3.
- HS nói những điều các em biết về Ê –đi – xơn nhờ đọc sách báo, hoặc nghe người khác kể.
- HS theo dõi.
- Xảy ra lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện ,mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem ,bà cụ là một trong số những người đó.
- Bà mong Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại đi rất êm.
- Vì xe ngựa rất xóc .Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
- Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện .
-Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học .
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe .
- HS theo dõi .
- 2 HS thi đọc đoạn 3.
 Một tốp 3 HS đọc toàn truyện theo vai: người dẫn chuyện , Ê-đi-xơn, bà cụ.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS hình thành nhóm.
- Từng tốp 3 HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- Khoa học đem lại điều tốt đẹp cho con người.
----
 TOÁN 
Tiết106: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU 
 - Kiến thức :Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm , số ngày trong từng tháng .
 - Kĩ năng :Củng cố kĩ năng xem lịch ( tờ lịch tháng ,năm . . . )
 - Giáo dục HS yêu thích học toán .
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 - Tờ lịch tháng 1,2,3 năm 2004. Tờ lịch năm 2005.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ 
- Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm ?
- Nêu tên những tháng có 31 ngày ? 
- Nêu tên những tháng có 30 ngày ?
- GV nhận xét , cho điểm.
2- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài,ghi tên bài
2.luyện tập thực hành 
- Bài 1/ 109 
-Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của năm 2004 , trả lời các câu hỏi :
a) + Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy ?
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy ?
+ Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy ?
+ Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy ?
b) Thứ Hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào ?
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào?
+ Tháng 2 có mấy ngày thứ bảy ?Đó là những ngày nào ?
c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày ?
- Bài 2/109
+ Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 ở tiết 105 trang 107 rồi tự làm bài .
+ GV cho lớp nhận xét ,sửa chữa.
- Bài 3/ 109
+ Cho HS nêu các tháng có 30 ngày , các tháng có 31 ngày .
+ GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 4/109
+ Yêu cầu HS tự khoanh vào câu trả lời đúng .
+ Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ mấy?
+ Ngày tiếp sau ngày 30 tháng 8 là ngày nào ? thứ mấy ?
+ Ngày tiếp sau ngày 31 tháng 8 là ngày nào thứ mấy ?
+ Vậy ngày 2 tháng 9 là ngày thứ mấy ?
+ GV cho lớp nhận xét , sửa chữa .
3- Củng cố-dặn dò
- Một năm có bào nhiêu tháng , đó là những tháng nào ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm..
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS : Một năm có 12 tháng : tháng giêng, Hai, Ba ,Tư, Năm , Sáu ,Bảy, Tám, Chín,Mười một, Mười hai.
- HS: Những tháng có 31 ngày : tháng 1,3,5,7 ,8,10, 12 .
- HS : Những tháng có 30 ngày : tháng t4, 6, 9,11
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- Hình thức : miệng 
+ HS quan sát .
+ Là ngày thứ Ba.
+ Là ngày thứ Hai.
+ Là ngày thứ Hai.
+ Là ngày thứ Bảy.
+ Là ngày mùng 5.
+ Là ngày 28.
+ Có 4 ngày thứ bảy đó là các ngày 7, 14, 21,28.
+ Có 29 ngày .
- Hình thức : Vở.
a) + Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư.
+ Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ sáu.
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ chủ nhật .
+Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy .
+ HS nêu ngày,tháng, năm sinh của mình theo lịch năm 2005.
b)+ Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày 3 tháng 1.
 Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày 26 tháng 12.
+ Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày 2,9,16, 23, 30.
- Hình thức : miệng 
a) Các tháng có 30 ngày: 4,6,9,11.
b) Các tháng có 31 ngày : 1,3,5,7,8,10,12.
- Hình thức : vở 
+ Là ngày chủ nhật.
+ Là ngày 31 tháng 8 thứ hai.
+ Là ngày 1 tháng 9 thứ ba.
+ Là ngày thứ tư .
- 2 HS nêu .

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết43: RỄ CÂY
 I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : HS nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ , rễ củ.
 - Kĩ năng : HS mô tả và phân loại các rễ cây sưu tầm được.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây trồng .
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 -Các hình trong SGK trang 82,83.
 - Các loại rễ cọc ,rễ chùm,rễ phụ, rễ củ.
 - Một số biển đề tên các loại rễ cọc ,rễ chùm,rễ phụ ,rễ củ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- Thân cây có chức năng gì ?
- Nêu một số ích lợi của thân cây ?
- GV nhận xét , đánh giá .
2- Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài , ghi tên bài 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ cây 
- GV chia lớp thành 6 nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 cây rễ cọc ,1 cây rễ chùm, yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK trang 82 ,thảo luận để tìm điểm khác nhau của hai loại rễ cọc và rễ chùm.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
- GV kết luận : Cây có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm .Rễ cọc có đặc điểm là gồm một rễ to, dài xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con ; Rễ chùm có đặc điểm là có nhiều rễ dài mọc đều ra từ gốc thành chùm. 
- Ngoài 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm cây còn có một số loại rễ khác .
- Yêu cầu HS quan sát các hình 5,6,7 SGK trang 83 theo nhóm 5 và trả lời câu hỏi :Rễ của cây này khác gì so với hai loại rễ chính 
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận : Các rễ được mọc ra từ thân và cành được gọi là rễ phụ ; Một số cây có rễ phình to ra củ, loại rễ này gọi là rễ củ .
- Yêu cầu HS quan sát lại các hình 3,4,5,6,7 trong SGK trang 82,83 ,hỏi :Hình vẽ cây gì ? Cây này có loại rễ gì ?
* Hoạt ... lợi gì ?
- GV khẳng định : Lá cây có rất nhiều ích lợi,trong đó có nhiều loại lá cây được dùng làm thức ăn ngon cho người và động vật.
3- Củng cố –dặn dò 
- GV cho HS đọc lại phần bài học ở SGK/89.
- Lá cây có ích lợi gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS : Lá cây thường có màu xanh,một số ít có màu đỏ hoặc vàng, lá cây có cuống lá, phiến lá, gân lá.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS làm việc theo nhóm :
- Diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp .
- Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí các –bon-níc, thải ra khí ô-xi.
-Quá trình quang hợp diễn ra suốt ngày đêm.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu tiến hành quá trình hô hấp .
- Khi hô hấp ,lá cây hấp thụ khí ô-xi, thải khí các-bô-níc và hơi nước.
- Lá cây còn làm nhiệm vụ thoát hơi nước.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm:
+ Hình 2: lá cây để gói bánh.
+ Hình 3: lá cây để lớp nhà.
+ Hình 4 : lá cây làm thức ăn cho động vật.
+ Hình 5: Lá cây làm nón.
+ Hình 6 ,7: Lá cây lám rau ăn cho người.
- HS trả lời lần lượt từng tranh.
- Lá cây để làm thức ăn cho người,cho động vật, làm nón ,gói bánh, lợp nhà, . . . 
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
 
ĐẠO ĐỨC
Tiết23:TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : HS biết đám tang là lễ chôn cất người đã chết , là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
 - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
 - Kĩ năng : HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
 - Giáo dục HS có thái độ tôn trọng đám tang,cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Vở bài tập đạo đức.
 - Phiếu học tập cho hoạt động 2.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- Khi gặp khách nước ngoài,em cần đối xử như thế nào ?
- GV nhận xét ,đánh giá.
2- Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1: Kể chuyện Đám tang 
- GV kể chuyện và cho HS xem tranh minh họa.
- Đàm thoại :
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường gặp đám tang đã làm gì ?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe ,nhường đường cho đám tang?
- Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
-Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ?
- Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
-GV kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
* Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi 
- Cho HS đọc bài tập 2 trang 37 vở bài tập ,
yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó lại đúng.
- GV kết luận : Các việc b, d là những việc làm đúng ,thể hiện sự tôn trọng đám tang ; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
* Hoạt động 3 : Tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu : Các em tự liên hệ trong nhóm 4 xem thử mình đã tôn trọng khi gặp đám tang chưa ?
- GV mời một số HS trao đổi với lớp.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
3- Củng cố – dặn dò:
- GV cho HS đọc phần bài học ở vở BT trang 38.
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS thực hành thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS : Em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở .
- HS chú ý theo dõi và quan sát.
- Dừng xe, đứng nép vào lề đường .
- Cần phải tôn trọng người đã khuất , cảm thông với những người thân của họ .
- Hoàng hiểu ra là không nên chạy theo,chỉ trỏ ,cười đùa khi gặp đám tang.
- Phải nhường đường, ngả mũ ,nón.
- Chúng ta phải tôn trọng người đã khuất, cảm thông với người thân của họ.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong vở BT.
- HS trình bày và giải thích.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS lắng nghe và làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày.
- 2 HS đọc.
------
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 46: NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU
 - Nghe – viết đúng chính tả ,trình bày đúng đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
 - Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm, 
vần dễ lẫn l/n; ut / uc.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận rèn viết chữ đẹp ,đúng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 - Bảng phụ viết sẵn bài viết chính tả.
 - 3 tờ phiếu viết nội dung baiø tập 2.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên viết trên bảng lớp, cho cả lớp viết bảng con, GV đọc từng từ cho HS viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hướng dẫn HS nghe- viết
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc bài chính tả 1 lần.Giải nghĩa từ Quốc hội :là cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra ,có quyền cao nhất; Quốc ca : bài hát chính thức của một nước ,dùng khi có nghi lễ trọng thể .
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao –người sáng tác bài Quốc ca Việt Nam.
- Cho HS đọc lại bài chính tả .
- Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là gì ? Do ai sáng tác ?
- Những chữ nào tròng bài được viết hoa ?
-Cho HS luyện viết những chữ dễ viết sai .
GV nhận xét , sửa chữa để HS viết đúng.
b) Viết chính tả 
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV đọc cho HS viết bài .
- GV đọc để HS soát bài .
c) Chấm ,chữa bài
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài chính tả , đọc chậm từng câu , đêán chữ khó nhấn mạnh cách viết, để HS tự chấm chữa bài.
- GV chấm 6 bài , nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a) Bài tập 2 a 
- GV cho HS tự đọc yêu cầu của bài và làm bài cá nhân .
- GV dán 3 tờ phiếu mời 3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) lên thi điền nhanh vào 3 chỗ trống trong khổ thơ.
- GV cho lớp nhận xét. Kết luận nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ khi đã điền hoàn chỉnh.
b) Bài tập 3b
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho 1 HS làm câu mẫu .
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV cho lớp nhận xét, sửa chữa.
3- Củng cố –dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà đọc lại các bài tập đã làm.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS:
 trút nước, chúc mừng, hút thuốc, húc nhau.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi, lắng nghe .
- HS xem ảnh.
- 2 HS đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm theo.
- Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là : Tiến quân ca , do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác 
- Chữ đầu tên bài và các chữ đầu câu . Tên riêng : Văn Cao , Tiến quân ca.
- HS luyện viết bảng con : nhạc sĩ, trẻ, vẽ tranh .
- 1 HS nêu.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lại bài bằng bút mực.
- HS dùng bút chì để chấm chữa bài, gạch chân từ sai, viết đúng ra phần chừa lỗi.
- HS làm bài.
- Điền vào chỗ trống l hay n :
 Buổi trưa lim dim 
 Nghìn con mắt lá
 Bóng cũng nằm im 
 Trong vườn êm ả
-2 HS đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 HS làm : Mành trúc rất đẹp.
 Trời mưa như trút nước.
- Cây trúc này rất đẹp.
 Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
 Vùng này đang lụt nặng
 Bé lục tung đồ đạc lên .

ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
 - Rèn kĩ năng đọc,viết các từ khó có trong các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn kĩ năng kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật .
 - Giáo dục HS yêu thích học môn Tiếng Việt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng phụ viết các hỏi gợi ý cho phần kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc lại bài Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- GV nhận xét , đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài , ghi tên bài.
* Hướng dẫn luyện tập
a) Luyện đọc
- GV cho HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học trong tuần .
- Cho HS đọc lần lượt từng bài theo nhiều hình thức .
- GV theo dõi, nhắc nhở để HS đọc đúng , diễn cảm.
b) Ôn tập làm văn : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
- GV theo bảng phụ đã viết sẵn các câu hỏi gợi ý , gọi HS đọc lại các câu gợi ý.
- GV mời 1 HS dựa vào các gợi ý, kể mẫu .
- Cho HS xung phong kể trước lớp .
- GV cho lớp nhận xét, bình chọn HS kể hay.
3- Củng cố –dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà tập kể thêm về một buổi biểu diễn nghệ thuật .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- HS nêu :
+ Nhà ảo thuật.
+ Chương trình xiếc đặc sắc.
- HS đọc từng bài theo nhóm, cá nhân.
 HS khác nhận xét bạn đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 HS khá kể mẫu. Lớp nhận xét.
- HS kể .
Ví dụ : Kể một buổi xem xiếc
 Buổi biểu diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố,vào tối chủ nhật tuần trước .Em đi cùng cả nhà : bố, mẹ, em trai của em.Buổi diễn có nhiều tiết mục : đu quay,người đi trên dây, hổ nhảy qua vòng lửa ,đua ngựa, khỉ đi xe đạp,voi đá bóng , . 
. . Em thích nhất tiết mục khỉ đua xe đạp ,tiết mục này làm khán giả cười nghiêng ngả .Trên sân khấu có 8 chú khỉ ,quần áo com-lê,ca-vát rất lịch sự , mỗi chú cưỡi một chiếc xe đạp mi ni tham dự cuộc đua, chú khỉ nào cũng cố sức đạp lên phía trước .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 22-23 lop 3 Hang.doc