Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 30, 31

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 30, 31

I- MỤCTIÊU:

 A- TẬP ĐỌC

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài: Lúc-xăm- bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca,in-tơ-nét. Các từ ngữ địa phương hay phát âm sai : lần lượt, xích lô, trò chơi, lưu luyến, . . . Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu :

 + Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài: Lúc –xăm-bua, ,lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.

 + Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc gặp gỡ thú vị ,đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

 - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết quốc tế.

B- KỂ CHYỆN

 - Rèn kĩ năng nói.+Rèn kĩ năng nghe.

II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC

 

doc 89 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 30
Buỉi
M«n häc
TiÕt
Tªn bµi d¹y
2
S¸ng
TËp ®äc
T§-KC
To¸n
TNXH
Må c«i xư kiƯn
 ””
LuyƯn tËp
 Tr¸i ®Êt - qu¶ ®Þa cÇu
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
MÜ ThuËt
¤n tËp
¤n tËp
VÏ theo mÉu: C¸i Êm pha trµ
3
ChÝnh t¶
TiÕng anh
To¸n
H¸t nh¹c
Liªn hỵp quèc
PhÐp trõ cacvs sè trong ph¹m vi 100000
KĨ chuyƯn ©m nh¹c
4
S¸ng
TËp ®äc
TiÕng anh
To¸n
ThĨ dơc
Mét m¸i nhµ chung
TiỊn ViƯt Nam
Hoµn thiƯn bµi thĨ dơc víi hoa hoỈc cê
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
Thđ c«ng
¤n tËp
¤n tËp
Lµm ®ång hå ®Ĩ bµn
5
LTVC
TËp viÕt
To¸n
ThĨ dơc
§VTLCH B»ng g×? DÊu hai chÊm
¤n ch÷ hoa U
LuyƯn tËp
Hoµn thiƯn bµi thĨ dơc víi hoa hoỈc cê
6
S¸ng
TËplµmv¨n
To¸n
§¹o ®øc
TNXH
ViÕt th­
LuyƯn tËp chung
Ch¨m sãc c©y trång ,vËt nu«i
Sù chuyĨn ®éng cđa tr¸i ®Êt
ChiỊu
ChÝnh t¶
¤n TV
H§TT
¤n tËp
¤n tËp 
SHS
TUẦN 30
 Thứ Hai ngày 5 tháng 04 năm 2010
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Tiết 88+89: GẶP GỠ Ở LÚC –XĂM – BUA
I- MỤCTIÊU:
 A- TẬP ĐỌC 
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài: Lúc-xăm- bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca,in-tơ-nét. Các từ ngữ địa phương hay phát âm sai : lần lượt, xích lô, trò chơi, lưu luyến, . . . Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu :
 + Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài: Lúc –xăm-bua, ,lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
 + Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc gặp gỡ thú vị ,đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
 - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết quốc tế.
B- KỂ CHYỆN
 - Rèn kĩ năng nói.+Rèn kĩ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A- TẬP ĐỌC (1,5 Tiết) TIẾT 1
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
-Em sẽ làm gì sau khi đọc Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài
b) Hd HS luyện đọc + giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : 
+ GV viết bảng các từ : Lúc-xăm-bua,Mô-ri-ca,Giét-xi-ca,in-tơ-nét, hướng dẫn HS đọc.
 GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp :GV nhắc HS ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho HS đọc bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị?
- Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
- Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
- Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?
HS thực hiện trò chơi chuyển tiết. TIẾT 2: * Luyện đọc lại
- GV h d HS đọc đoạn cuối của bài.
- Chođọc,bình chọn HS đọc hay nhất.
B- KỂ CHUYỆN (0,5 tiết)
- GV nêu y/c :Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK, kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai 
+ Kể bằng lời của em là thế nào ?
- Cho HS đọc các gợi ý .
Y/ c 1 HS kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý 
- Cho HS nối tiếp nhau kể đoạn 1, 2.
-Yêu cầu HS kể cả truyện.
- GV nùx, bình chọn HS kể hay nhất.
3- Củng cố –dặn dò
- Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét tiết học.Dặn về nhà kể lại câu chuyện .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc từng từ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
- HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Các nhóm nối tiếp đọc đồng thanh3đoạn.
- Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt, vẽ Quốc kì Việt Nam.
- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam, cô thích Việt Nam, các em còn tự tìm hiểu Việt Nam trên in-tơ-nét.
- Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì , thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
- HS phát biểu.
- HS theo dõi.
- 2 HS thi đọc đoạn 3.
 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
- Kể như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
-1 HS đọc các gợi ý.
-1 HS kể mẫu, cả lớp theo dõi.
- 2 HS nối tiếp kể.
- Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoạn cán bộ Việt Namvới HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
_____________________________________________
TOÁN
Tiết146 : LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : Giúp HS củng cố về cộng các số có năm chữ số (có nhớ ).
 - Kĩ năng :Củng cố về giải toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng phụ để HS giải toán.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, cho cả lớp làm bảng con
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài,ghi tên bài
2.Luyện tập thực hành
- Bài 1/ 156
+ Cho HS tự làm bài theo mẫu phần a)rồi chữa bài.
+ Ở phần b) GV hướng dẫn HS cách tính tổng bài mẫu.
+ Cho HS làm từng bài rồi chữa bài, khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính
- Bài 2/156
+ Cho HS đọc đề bài toán.
+ Hãy nêu cách giải bài toán.
+ Cho HS tự giải bài toán vào vở, mời 1 HS lên bảng làm.
+ Cho HS nhận xét, sửa chữa.
- Bài 3/156
+ GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.
+ Con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng của con ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Yêu cầu HS đọc thành đề bài toán.
+ Yêu cầu HS tự viết đề bài toán vào vở rồi giải bài toán.
+ GV cho lớp nhận xét, sửa chữa.
3-Củng cố –dặn dò
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 13546 56737
 + 25145 + 21876
 38691 78613
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- Hình thức : bảng con
a) 63548 52379 93959
 + 19256 + 38421 + 6041
 82804 90800 100000
b) 23154 46251 21357
 + 31028 + 4072 + 4208
 17209 19360 919
 71391 69683 26484
- Hình thức :vở
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
+ Tìm số đo chiều dài hình chữ nhật.
 Tìm chu vi hình chữ nhật.
 Tìm diện tích hình chữ nhật.
 Bài giải :
 Chiều dài hình chữ nhật ABCD là 
 3 x 2 = 6 ( cm)
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
 ( 6 + 3 ) x 2 = 18 ( cm)
 Diện tích hình chữ nhật ABVD là 
 6 x 3 = 18 (cm2)
 Đáp số : 18 cm; 18 cm2.
- Hình thức : vở
+ HS quam sát.
+ Con cân nặng 17 kg.
+ Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con.
+ Tổng cân nặng của hai mẹ con.
+ HS đọc đề : Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
+ HS có thể nêu bài toán khác :Con hái được 17 kg chè, mẹ hái được gấp 3 lần số chè của con. Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam chè 
_________________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết59:TRÁI ĐẤT . QUẢ ĐỊA CÇu
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : Sau bài học ,HS có khả năng : Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian. Biết được cấu tạo của quả địa cầu gồm : quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
 - Kĩ năng : Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ trái đất , hành tinh của chúng ta.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Các hình trong SGK trang 112,113 qu¶ ®Þa cÇu
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm chung của thực vật ?
- Nêu đặc điểm chung của cơ thể ®v ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu hình dạng Trái Đất và Quả địa cầu
- Theo em, Trái Đất có hình gì ?
- GV giới thiệu hình 1 trong SGK,yêu cầu HS quan sát.
- Qua hình chụp này, ta thấy trái đất có dạng hình càu và hơi dẹt ở hai đầu.
- GV giới thiệu quả địa cầu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Phân biệt cho HS các bộ phận của quả địa cầu : quả địa cầu, trục, giá đỡ.
- Cho HS lên chỉtrên quả địa cầu các bộ phận của quả địa cầu.
- GV nói thêm : Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.
- GV chỉ vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu.GV kết luận :Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
- GV chia HS thành nhóm 5
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu .
- GV giải thích sơ lược : màu xanh lơ dùng để chỉ biển, màu xanh lá cây dùng để chỉ đồng bằng, màu vàng, da cam thường chỉ đồi núi, cao nguyên,. . - Như vậy bề mặt Trái đất như thế nào ?
- GV kết luận :Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng ,độ nghiêng và bề mặt trái đất.
* Hoạt động 3 : Trò chơi : gắn chữ vào sơ đồ câm GV treo 2 hình phóng to như hình 2 SGK nhưng không có chú thích lên bảng.Mời 2 nhóm HS ,mỗi nhóm 5 em. Phát cho mỗi em 1 tấm bìa để thi tiếp sức.
- GV cho lớp nhận xét ,đánh giá 2 nhóm chơi, kết luận nhóm thắng cuộc.
3- Củng cố –dặn dò
- Cho HS đọc phần bài học trong SGK 
trang 113.Nhận xét ,dỈn HS học bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS : Có rễ, thân, lá ,hoa và quả.
- HS: Cơ thể của động vật gồm 3 phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển.
 ...  thần đoàn kết giữa các nước trên thế giới trong ngôi nhà chung của mình.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng lớp ghi tên các bài tập đọc trong tuần 30, 31.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi HS đọc bài Bài hát trồng cây và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV yêu cầu HS nhắc tên các bài tập đọc đã học trong tuần 30 và 31.
 GV viết tên các bài tập đọc mà HS vừa nêu lên bảng.
- Những bài tập đọc các em vừa nêu thuộc chủ đề nào ?
- Yêu cầu HS kể lại hai câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc-xăm –bua và Bác sĩ Y-éc-xanh
-GV cho HS nhận xét, bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
- Yêu cầu HS đọc thuộc hai bài Tập đọc : Một mái nhà chung và bài Bài hát trồng cây.
- GV cho lớp nhận xét, bình chọn HS đọc diễn cảm, hay nhất.
- GV nhận xét, cho điểm.
3- Củng cố –dặn dò
- Chúng ta phải làm gì để giữ Ngôi nhà chung của chúng ta ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc thêm các bài tập đọc đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS nêu :
+ Gặp gỡ ở Lúc –xăm – bua.
+ Một mái nhà chung.
+ Bác sĩ Y –éc- xanh.
+ Bài hát trồng cây.
- Thuộc chủ đề Ngôi nhà chung.
- HS kể từng đoạn, cả bài.
- HS nhận xét bạn kể chuyện.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khổ thơ em thích .
 đọc thuộc cả bài thơ.
- HS nhận xét bạn đọc.
- Phải bảo vệ giữ gìn nó bằng cách trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường xanh sạch, đẹp.
 MÔN : LUYỆN TẬP TOÁN
Tiết : 31 BÀI : LUYỆN TẬP.
I- MỤC TIÊU
 - Củng cố cách thực hiện các phép nhân, chia các số có năm chữ số cho số có một chữ số.
 - Rèn kĩ năng tính toán nhanh ,đúng.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Bảng phụ để HS giải toán.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng giải, cho cả lớp làm trên bảng con
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài, ghi tên bài
2.Luyện tập thực hành
a) Bài tập 1 
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính từng bài trên bảng con, sau đó chữa bài
-GV cho lớp nhận xét, nêu cách tính từng bài.
b) Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
- Cho HS tự giải vào vở, mời 1 HS lên bảng giải.
- Cho HS nhận xét, sửa chữa.
c) Bài tập 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt, giải vào vở, mời 1 HS lên bảng giải
Tóm tắt :
 21415 kg gạo
I--------I--------I--------I--------I--------I
Nếp:?kg gạo tẻ : ? kg
- GV cho lớp nhận xét, sửa chữa.
3-Củng cố –dặn dò
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn luyện các phép tính nhân, chia các số có năm chữ số cho số có một chữ số
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS:
 11087 37569 3
 x 5 07 12525
 55435 15
 06
 09
 0
- HS lắng nghe ghi tên bài vào vở
- Hình thức : bảng con
 45890 8 45729 7	
 58 5736 37 6532
 29 22
 50 19
 2 5
- Hình thức : vở
- 1 HS đọc : Tìm x ,cả lớp theo dõi.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- HS làm bài :
 X x 7 = 12376
 X = 12376 : 7
 X = 1768
 X x 6 = 36786
 X = 36786 : 6
 X = 6131
- Hình thức : vở
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi : Một bếp ăn dự trữ 21415 kg gồm gạo nếp và gạo tẻ , trong đó số gạo nếp bằng tổng số gạo trong kho .Hỏi mỗi loại gạo có bao nhiêu ki-lô-gam ?
 Bài giải :
 Số ki-lô-gam gạo nếp có là :
 21415 : 5 = 4283 (kg)
 Số ki-lô- gam gạo tẻ là :
 21415 - 4283 = 17132 (kg)
 Đáp số : gạo nếp : 4283 kg
 Gạo tẻ : 17132 kg.
SINH HOẠT TUẦN
* NỘI DUNG : CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐ VUI ÔN LUYỆN
I- YÊU CẦU :
 - Giúp HS ôn tập các nội dung bài học thông qua các câu hỏi dưới hình thức đố vui .
 - Truyền tải nội dung ôn tập theo phương pháp “ vừa chơi vừa học”.
 - Giáo dục HS ham thích học tập và tự suy nghĩ phương pháp học tập cho bản thân .
II- CHUẨN BỊ :
 - GV chuẩn bị bảng câu hỏi ôn tập của các môn học : toán . tiếng việt .
 - Chuẩn bị cây để treo câu hỏi cho HS chơi trò hái hoa .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- GV giới thiệu nội dung và phương pháp ôn tập thông qua hình thức đố vui .
- Tổ chức cho HS chia tổ , thi đua trả lời câu hỏi .
- GV làm giám khảo ,cho đại diện các tổ bốc câu hỏi ,các tổ thi đua trả lời ; tổ nào trả lời đúng hoàn chỉnh được 10 điểm . Kết thúc cuộc chơi tổ nào cao điểm hơn sẽ thắng cuộc .
* Hoạt động 1 : Chơi “ đố vui để học”
- GV nêu quy tắc trò chơi :
+ Đại diện HS mỗi tổ lần lượt lên hái hoa , mỗi hoa có một câu hỏi bất kì ( môn tiếng việt hoặc môn toán ) , sau khi nghe xong câu hỏi các tổ thi đua đưa tay phát biểu trả lời câu hỏi .
+ Các thành viên trong tổ có quyền bổ sung , đính chính để câu trả lời hoàn chỉnh ( chiếm 100% số điểm của câu ) .
+ Nếu các thành viên trong các đội không trả lời được hoàn chỉnh thì các em HS khác tham gia trả lời để tạo không khí sôi nổi cho các em HS cả lớp .
+ Cho HS chơi thử ,trả lời một vài câu hỏi sau đó chơi chính thức .
- GV tổ chức cho các em tham gia trò chơi :
+ Nhắc nhở các em tập phản xạ nhanh , trả lời ngắn gọn , đầy đủ .
* Hoạt động 2 : Nhận xét , đánh giá .
- Gv hướng dẫn cho cả lớp nhận xét đánh giá .
- Tổng kết điểm của các tổ , khen ngợi tổ có thành tích cao và cá nhân xuất sắc .
* Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò .
- GV nhận xét tiết học .
- Nhắc nhở các em về nhà tiếp tục học ôn luyện để chuẩn bị thi HKII .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS chú ý theo dõi lắng nghe .
- HS chia tổ cử đại diện để tham gia cuộc thi “đố vui để học”
- HS theo dõi lắng nghe .
- HS chia thành các tổ tham gia trò chơi .
-các tổ thảo luận chọn ra tổ ,cá nhân xuất sắc .
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết : * NỘI DUNG : AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT.
I-MỤC TIÊU
 - Kiến thức :HS biết nơi chờ xe buýt( xe khách , xe đò), ghi nhớ những qui định khi lên xe, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô buýt
( xe khách, xe đò).
 - Kĩ năng : HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi xe ô tô, xe buýt.
 - Thái độ : Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
II- CHUẨN BỊ 
 - Các tranh trong SGK, Các phiếu ghi tình huống cho hoạt động 3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
* Giới thiệu bài, ghi tên bài.
* Hoạt động 1 : An toàn khi lên, xuống xe buýt
- GV hỏi :
+ Em nào đã được đi xe buýt , xe đò hoặc xe khách ?
+ Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách ?
-GV cho HS xem 2 tranh trong SGK trang 19.
- Ở đó có đặc điểm gì để ta dễ nhận ra ?
- GV giới thiệu biển số 434 (bến xe buýt).
- Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không?
- Do đó khi đi xe buýt ta phải chọn đúng tuyến đường mình cần đi.
- Khi lên , xuống xe phải như thế nào ?
- GV mô tả cách lên, xuống xe an toàn :
+ Chỉ lên, xuống khi xe đã dừng hẳn.
+ Khi lên, xuống xe phải đi thứ tự ( như xếp hàng vào lớp) ,không được chen lấn, xô đẩy.
+ Trước khi đặt chân lên bậc lên xuống, phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm tay người lớn để được kéo lên.
+ Khi xuống xe không được chạy qua đường.
- Gọi HS thực hành động tác lên, xuống xe buýt.
* Hoạt động 2 :Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt
- GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một bức tranh , thảo luận nhóm và ghi lại những điều tốt hoặc không tốt trong bức tranh, cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Vậy những hành vi nào là nguy hiểm khi ngồi trên xe buýt ?
- Ngồi trên xe buýt những hành vi nào chúng ta không nên làm ?
- GV kết luận :Khi đi xe buýt chúng ta nên thực hiện nếp sống văn minh :
+ Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, tay ra ngoài.
+ Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh.
+ Không để hành lí gần cửa lên xuống,hay lối đi, không đi lại khi xe đang chạy.
+ Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Yêu cầu mỗi tổ thảo luận, chuẩn bị diễn lại một tình huống ghi trong phiếu.
- Cho các nhóm lên diễn lại tính huống của nhóm mình.
- GV nhận xét, đánh giá 
3- Củng cố-dặn dò
- GV nhấn mạnh : Cần đón xe buýt ở nơi đúng qui định.Khi đi xe cần thực hiện các hành vi an toàn cho mình và cho người khác.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện những điều vừa học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS lắng nghe ,ghi tên bài vào vở.
- HS phát biểu.
- Bến đỗ xe buýt.
- HS xem tranh.
- Nơi đó có mái che, chỗ ngồi chờ hoặc có biển đề “Điểm đỗ xe buýt”.
- HS quan sát.
- Xe buýt thường chạy theo tuyến đường nhất định , chỉ đỗ ở các điểm nhất định để khách lên, xuống xe.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên thực hành động tác.
- HS thành lập nhóm.
- Các nhóm nhận tranh, thảo luện nhóm theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm mô tả hình vẽ trong tranh bằng lờivà nêu ý kiến của nhóm.
- Đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịn tay, ngồi trên xe thò đầu, tay ra ngoài.
- Không co chân lên ghế, không ăn quà và ném rác ra xe. . . 
- HS theo dõi ,ghi nhớ.
- Các nhóm nhận phiếu, thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp.
 HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 30-31 lop 3 Hang.doc