Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 27

Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 27

TIẾT 1:Đạo Đức

 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T2)

I - MỤC TIÊU:

- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng

 *Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhận đạo.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 27
 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
TIẾT 1:Đạo Đức 
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T2)
I - MỤC TIÊU: 
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng
 *Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhận đạo.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4’)
-Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
-GV nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI :
 -Giới thiệu bài (1’) 
-HS trả lời, lớp nận xét bổ sung.
1/Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi(10’)
-GV nêu yêu cầu bài tập bài tập 4
Những việc làm nào sau là nhân đạo?
-GV kết luận : Việc b, c, e là việc làm nhân đạo. Việc a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
2/Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (10’)
-HS thảo luận tình huống ở bài tập 2.
-KL: +a) Có thể đẩy xe lăn giúp bạn, quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  )
 + b) Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
3/Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm(10’)
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 5.
KL : Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
C. Củng Cố - Dặn Dò (1’)
- 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ”.
-GV nhận xét tiết học.
-HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận.
-Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
-Các nhóm báo cáo kết quả điều tra của nhóm mình theo phiếu điều tra mẫu ở bài tập 5.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
-HS lắng nghe.
-3 HS đọc ghi nhớ.
 __________________________________________
TIẾT2: TẬP ĐỌC
BÀI : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngòai; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
 *Kĩ năng xác định giá trị.Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Ảnh chân dung Cô-péc-ních và Ga-li-l
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-HS đọc và TLCH bài: Ga-vrốt ngồi chiến lũy.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài: (1’) 
 1/Hoạt động 1: Luyện đọc(12’) 
-Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn 
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, đọc từ khó , giải nghĩa từ.
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc tòan bài.
- GV đọc bài: Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
 2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10’)
- Cho HS đọc thầm đoạn 1:
 Nêu câu hỏi 1 SGK
+ Vì sao phát hiện của Cô-pác-ních lại bị coi là tà thuyết?
- Gọi HS đọc thầm đoạn 2.
+Nêu câu hỏi 2 SGK
- Cho HS đọc thầm đoạn 3:
 +Nêu câu hỏi 3 SGK.
- Nhận xét, chốt nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
3/Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (8’)
- Yêu cầu 3 HS đọc bài 
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 - 
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét, tuyên dương.
4/ Củng cố -Dặn dò : (2’) 
- Hệ thống nội dung bài đọc.
- Nhận xét tiết học
-2HS đọc - Lớp nhận xét.
- 1HS đọc tòan bài .
- 3 HS đọc tiếp nối.(3 lượt)
- 1 HS đọc ch giải
-HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc tòan bài.
- Cả lớp theo dõi.
- 1HS đọc đoạn 1.
- Vài em trả lời- Lớp nhận xét.
- 1HS (K) giải thích.
- 2HS đọc đoạn 2.
- Thảo luận nhóm đôi.
 - Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc thầm và trả lời.
* 2 HS yếu nhắc lại.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- HS luyện đọc theo cặp
-3 HS tham gia thi đọc
- Cả lớp theo dõi.
 ______________________________________________
TIẾT 3: TÓAN
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu. Giúp HS :
- Rút gọn phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải tóan có lời văn liên quan đến phân số.
 * HS yếu rút gọn được phân số đơn giản, giải được một bài tóan liên quan đến phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-Nêu cách rút gọn phân số, quy đồng phân số .
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(1’)
 1/ Hoạt động 1: Rút gọn và so sánh phân số bằng nhau. ( 12’)
 a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau
 (Giúp HS yếu rút gọn và so sánh)
-Nhận xét ,chữa bài.
=>Chốt: Rút gọn phân số, phân số bằng nhau
b/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn lập phân số rồi tìm phân số của một số.
- Nhận xét, chữa bài.
2/Hoạt động 2:Giải tóan có lời văn ( 18’)
a/Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Hướng dẫn phân tích và tìm các bước giải:
 + Tìm độ dài đường đã đi.
 + Tìm độ dài đường còn lại.
 (Giúp đỡ HS yếu giải tóan.)
 -GV chấm, nhận xét một số bài
b/Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Cho HS đọc đề, tự giải vào vở(Nếu còn thời gian)
 3/ Củng cố -Dặn dò: (2) 
- Hệ thống nội dung luyện tập.
- Nhận xté tiết học.
- 2HS nêu lần lượt.
 - Lớp nhận xét.
-1HS nêu yêu cầu.
- 2HS nêu cách rút gọn.
- Lớp làm vào vở, 2 HS chữa bài .
- Từng cặp đổi vở kiểm tra.
Rút gọn: 
Các phân số bằng nhau:
- Vài em nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài.
-1HS lên bảng- Lớp làm bài giấy nháp.
 3 tổ chiếm số HS cả lớp 
 3 tổ có24 HS 
-1 HS đọc yêu cầu bài
- Cả lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở
- 1HS chữa bài.
-1 HS đọc yêu cầu bài
- HS(K) giải.
- Cả lớp theo dõi.
 _____________________________________________
TIẾT 4: CHÍNH TẢ (Nhớ- viết)
BÀI : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU: 
- HS nhớ - viết đúng, đẹp bài chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính;biết trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do à trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi, dấu ng- s/x
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/Bài cũ: (5’) 
-Đọc các từ: lẫn lộn, lòng lợn, con la, quả na, 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(1’) 
 1/ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết(20’)
-Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trong bài :Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
+ Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
- Hướng dẫn viết từ khó: xoa mắt đắng, xoa,, ướt áo, tiểu đội
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
- Hướng dẫn HS cách trình bày
-GV thu, chấm 1/3 số vở.
- Chữa lỗi, nhận xét 1 số bài
2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (10’)
 a/Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài
-GV dán 2 tờ giấy khổ to lên bảng
- Theo dõi HS thi làm bài
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
+Trường hợp chỉ viết s: sai, , sản, sạn ,
+Trường hợp chỉ viết x: xc, xa, xoăn, xoắn
b/Bài 3a: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo cặp
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hòan chỉnh.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng:sa mạc, xen kẽ
3/Củng cố -Dặn dò: (2’) 
- Hệ thống nội dung.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào giấy nháp.
-3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
 -Vài em trả lời - Lớp nhận xét.
- 2HS yếu đọc các từ.
- HS viết chính tả
-HS đổi vở, sốt lỗi 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở BT
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét, chữa bài.
-1 HS đọc thnh tiếng, lớp đọc thầm
- Trao đổi, dùng chì gạch chân những từ không thích hợp
-2 HS đọc lại đoạn văn đã hòan chỉnh
 _______________________________________________
 TIẾT 5: KỂ CHUYỆN
BÀI : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
- Chọn được câu chuyện tham gia(hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm theo gợi ý SGK.
- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 *HS yếu kể được câu chuyện nói về lòng dũng cảm theo gợi ý.
 *Kĩ năng giao tiếp ; Tự nhận thức đánh giá; Ra quyết định
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Đề bài viết sẵn trên bảng lớp, bảng phụ ghi gợi ý 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ (5’): 
-HS kể chuyện được nghe, được đọc về lòng dũng cảm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(1’) 
 1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài (12’)
- Đưa bảng phụ, gọi HS đọc đề.
- Hướng dẫn xác định yêu cẩu đề, gạch chân một số từ quan trọng: lòng dũng cảm, chứng kiến hoặc tham gia
- Cho HS đọc gợi ý SGK
- Gọi HS mô tả những gì diễn ra trong 2 bức tranh
- Treo bảng phụ ghi gợi ý 2
- Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
 2/Hoạt động 2:Thực hành kể chuyện (16’)
 - Yu cầu HS tập kể theo nhóm. 
 Theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
- Gợi ý cho HS các em tự hỏi nhau:
 +Bạn cảm thấy thế nào khi tận mắt chứng kiến việc làm ấy?
 +Việc làm ấy có ý nghĩa gì? 
- Tổ chức cho HS thi kS thi kể 
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét phần kể của bạn 
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố- Dặn dò (2’): 
- Hệ thống kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
-2HS kể chuyện - Lớp nhận xét.
- 2HS đọc đề.
- Tìm hiểu yêu cầu của đề. 
-Tiếp nối nhau đọc gợi ý SGK
- 2 HS mô tả bằng lời của mình
- 1 HS đọc .
- 3 HS giới thiệu câu chuyện
- 1 nhóm 4 HS tập kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 3HS thi kể, cả lớp theo dõi 
Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 ______________________________________________
 Thứ ba ngày 15 thng 3 năm 2011
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu. 
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận diện được câu khiến trong đoạn trích; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh, chị hoặc thầy cô.
* HS(K-G) tìm thêm được các câu khiến trong SGK, đặt được hai câu khiến với hai đối tượng khác nhau.
 * HS yếu nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến và bước đầu nhận diện câu khiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Giấy khổ to viết từng đoạn văn ở BT1 phần Luyện tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5) 
-Gọi HS đọc thuộc cc thnh ngữ ở chủ điểm Dũng cảm và giải thích 1 thành ngữ mà em thích.
 - Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
 1/Hoạt động 1: Hình thành kiến thức. (12’)
a/Bài 1, 2: - ... SGK
- Giấy kẻ ô li, kéo, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5) 
-Nêu đặc điểm của hình thoi.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
1/ Hoạt động 1: Hình thành kiến thức (12’)
- Đưa ra miếng bìa hình thoi, nêu : Hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi.
- Yêu cầu HS tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau sau đó ghép lại thành HCN
- Hướng dẫn HS so sánh diện tích hình thoi và diện tích HCN được cắt ghép từ các mảnh của hình thoi
- Yêu cầu HS đo các cạnh của HCN và so sánh chúng với đường chéo của hình thoi ban đầu
- Cho HS rút ra cách tính diện tích hình thoi từ diện tích của HCN
- Đưa ra công thức tính diện tích hình thoi
 S = 
- Nhận xét, kết luận (SGK)
2/ Hoạt động 2: Luyện tập(16’)
 a/Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Hướng dẫn áp dụng công thức làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình sau đó nhận xét .
b/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS tự làm bài .
 -GV chấm điểm, chữa bài.
c.Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS tính và đối chiếu kết quả.
- Nhận xét,đưa đáp án: câu a sai, câu b đúng.
3/Củng cố -Dặn dò : (2’) 
 + Nêu lại quy tắc tính diện tích hình thoi 
 - Nhận xét tiết học.
-2HS nêu - Lớp nhận xét.
-Vài HS nhắc lại.
- HS suy nghĩ, tìm cách cắt ghép hình, thống nhất cách cắt 2 đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC
- 2HS trả lời - Lớp nhận xét.
+Diện tích của 2 hình bằng nhau
Nêu: AC = m , AM = 
- Một số em trả lời.
 lấy tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2
- Vài em yếu nhắc lại.
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập .
- 1HS lên bảng - lớp bảng con.
Áp dụng công thức để tính diện tích
 S = 2
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập .
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- Vài HS(K-G) nêu kết quả.
- 2HS nêu qui tắc.
 ________________________________________________
 TIẾT 2: LỊCH SỬ
Bài: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I. Mục tiêu. 
 Học xong bài này, HS biết:
- Miêu tả những nét cụ thể , sinh động về ba thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI - để thấy rằng thương mại thời kì này rất phát triển ( cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,. . . )
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh ảnh về các thành thị này.
 *Kĩ năng lắng nghe ; Thể hiện và giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ Việt Nam. Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (5’) 
-Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại kết quả gì?
B/Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
1/Hoạt động 1(8’): Trung tâm kinh tế, văn hóa.
 + Trình bày khái niệm thành thị ?
- Treo bản đồ Việt Nam.
- Yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ
2/ Hoạt động 2(10’): Mô tả thành thị.
- Yêu cầu HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trong SGK để điền vào bảng thống kê
- Yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK dể mô tả lại các thành thị.
* Nhận xét, kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. . . .
3/ Hoạt động 3: (10’) Qui mô và hoạt động thành thị.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 :
+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII
+ Hoạt động buôn bán đó nói lên tình hình kinh tế thời đó ra sao?
 4/ Củng cố - Dặn dò : (2’) 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
-2Hs trả lời- Lớp nhận xét.
- Vài HS Nhận biết: thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, 
- Cả lớp quan sát.
- Vài HS lên xác định vị trí.
-2HS đọc -Lớp đọc thầm.
-Trao đổi nhóm đôi.
 Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
-2HS nêu bài học.
 ________________________________________________
 Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
Bài: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS yếu có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
* HS (K-G) biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ viết một số lỗi cần chữa chung cho cả lớp
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
 A.Bài cũ: (3’)
B.Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của HS (10’)
- Viết đề bài lên bảng.
- Nhận xét kết quả bài làm:
 + Ưu điểm: 
- Đa số HS hiểu đề, xác định đúng yêu cầu của đề bài
- Bố cục rõ ràng 
- Diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc
- Câu văn có hình ảnh: 
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp: 
Một số bài viết tốt: Thắng, Yến,Điền
 + Khuyết điểm:
- Bố cục chưa rõ 3 phần ;Chưa tập trung tả các bộ phận của cây, Chữ viết xấu ;Một số lỗi chính tả.
 2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa bài (12’)
- Phát bài cho HS.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.
- Theo dõi, giúp HS yếu chữa lỗi
3/ Hoạt động 3: Học tập những đoạn văn hay, bài viết tốt. ( 8’) 
- Gọi HS có đoạn văn hay đọc cho lớp nghe 
- Yêu cầu lớp tìm ra cái hay trong bài văn đó
- Nhận xét, giúp HS học tập đoạn văn hay.
4/ Củng cố - Dặn dò: (2’) 
- Khen ngợi những bạn có ý thức học tập tốt.
- Nhận xét tiết học. 
- 2HS nhắc lại đề.
- Cả lớp theo dõi.
- Nhận bài và đọc lời phê của cô.
- Tự chữa lỗi sai của mình.
- HS(K-G) sửa lỗi câu văn hay và sinh động.
- Cả lớp lắng nghe và học tập theo.
- Vài em phát biểu.
 ________________________________________________
TIẾT 2: TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi .
* HS yếu nhận biết được hình thoi và tính đúng diện tích.
* HS(K-G) biết xếp 4 hình tam giác thành hình thoi.
*Kĩ năng thể hiện sự tự tin ; Kĩ năng tự nhận thức.
II. Đồ dùng dạy học: 
- 4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong BT4.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ:(5’) 
-Nêu cách tính diện tích hình thoi.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
1/ Hoạt động 1: Diện tích hình thoi. (18’)
 a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn vận dụng công thức tính diện tích.
- Lưu ý: Đổi 7dm ra cm- Giúp đỡ HS yếu .
 - Nhận xét, chữa bài.
b/Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chấm điểm, nhận xét, chữa bài:
 c/Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Hướng dẫn HS thi xếp 4 hình tam giác thành hình thoi.
 -Nhận xét, tuyên dương.
2/Hoạt động 2: Thực hành cắt,gấp (12’)
a/Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu gấp và cắt hình thoi.
- Hướng dẫn thực hành gấp hình thoi.
- Yêu cầu kiểm tra các đặc điểm .
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
3/ Củng cố- Dặn dò: (2’) 
- Hệ thống nội dung luyện tập . 
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nêu- Lớp nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng- Lớp làm giấy nháp.
- 1HS đọc đề.
- HS tự làm bài vào vở.
 Diện tích tấm kính là: 
 (14 x 10 ) : 2 = 70 (cm2 )
 Đáp sô: 70 cm2
-1HS đọc đề.
- Cả lớp theo dõi.
- HS(K-G) xếp và tính diện .
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT .
- Cả lớp gấp và cắt hình thoi.
- Cả lớp thực hành gấp hình thoi.
- Vài HS trả lời- Lớp nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
 ________________________
 TIẾT 3: ĐỊA LÍ
Bài: NGƯƠI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNGBẰNG
 DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.
I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. 
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, 
* HS(K-G) : Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: Khí hậu nóng, có nguồn nước , ven biển.
 *Kĩ năng xác định giá trị ; Kĩ năng giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A/ Bài cũ: (4’) 
- Nêu đặc điểm của dải đồng bằng duyên hải miền Trung? 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/ Hoạt động 1: (12’) Dân cư tập trung khá đông đúc.
- Treo bản đồ, gợi ý HS quan sát, so sánh
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2, trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét, chốt nội dung.
2/Hoạt động 2: (15’) Hoạt động sản xuất của người dân.
- Yêu cầu HS quan sát + đọc phần ghi chú H3 đến H8
- Ghi 4 cột lên bảng, yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh đã quan sát
- Cho HS đọc kết quả, mở rộng
- Yêu cầu HS giải thích vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại có các hoạt động sản xuất đó.
- Nhận xét, chốt nội dung.
3/ Củng cố: (2’) 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trả lời- Lớp nhận xét.
-HS quan sát, nhận xét:
+Người sống ở ven biển nhiều hơn ở vùng núi
+Số người ở ven biển miền Trung ít hơn hai đồng bằng lớn
-HS quan sát hình + đọc SGK, nhận xét trang phục của người Kinh, người Chăm.
- Vài HS tiếp nối nhau đọc to trước lớp
- 4 HS lên bảng, mỗi HS điền vào 1 cột
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
Ngành khác
- Vài em nêu kết quả.
- Vài HS(K-G) giải thích.
- 2HS nêu bài học.
- Cả lớp theo dõi.
 ___________________________________________
TIẾT 4 : SINH HOẠT LỚP
 SINH HOẠT TUẦN 27.
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 27.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 26:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 26. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
 * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường, đã thực hiện công việc phụ trách sao, 
 * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, , nói chuyện trong lớp, )
 2) Kế hoạch tuần 27: 
 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
 - Thực hiện chương trình tuần 27.
 -Tiếp tục giúp đỡ HS yếu, HS rèn viết chữ, đóng các khoản tiền, 
 - Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, tiếp tục học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập, 
 -Chuẩn bị cho thi hội khỏe phù đổng.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.
 **************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 27.doc