Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hải Đông

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hải Đông

Tiết 1: Cậu bé thông minh

 ( Truyện cổ Việt Nam)

I. Mục đích yêu cầu

A/ Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải ở trong bài

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé

 

doc 166 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hải Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TuÇn 1
 Ngày soạn: 13/8/2013
Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 8 năm 2013
Tập đọc - kể chuỵên
Tiết 1: Cậu bé thông minh
 ( Truyện cổ Việt Nam)
I. Mục đích yêu cầu
A/ Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải ở trong bài
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé
B/ Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng câu chuyện
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt: Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tư duy sáng tạo. Ra quyết định. Giải quyết vấn đề
III. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
IV. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc: 
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Nhận xét
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK- Tập I
- HS đọc 8 chủ điểm đó lên(CN)
- GV giải thích từng chủ điểm. VD:
+ Măng non: Thiếu nhi
+ Mái ấm: Gia đình
+ Tới trường: Nhà trường
+ Cộng đồng: Xã hội...
2. Dạy bài mới Tiết 1:
a/ Giới thiệu: HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm măng non, tranh minh hoạ truyện mở đầu chủ điểm: “Cậu bé thông minh”. Sau đó, GV giới thiệu đây là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ.
b/Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm 
- HD đọc
 + Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở phần mở đầu. Thể hiện sự lo lắng trước y/c oái oăm của nhà vua; khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé qua được thử thách...
 + Giọng cậu bé: lễ phép, bĩnh tĩnh...
 + Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức quát...
* Đọc từng câu:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Bài có 22 câu. Ai đọc câu đầu sẽ đọc đầu bài
- GV nhận xét
- GV đưa tiếng khó lên bảng
- Gọi HS đọc cá nhân
- GV nhận xét
* Đọc đoạn:
- Bài này gồm mấy đoạn? ( GV chia đoạn. )
- Gọi HS đọc đoạn 1
- GT: kinh đô -> 1 HS chú giải 
- GV ghi từ lên bảng
- GV đưa câu: Ngày xưa, có ông vua lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con...đẻ trứng, nếu không có/ thì cả làng phải chịu tội.(Gọi HS Nêu cách đọc, cách ngắt nghỉ?)
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Đưa từ “om sòm” gọi HS nêu chú giải 
+ Đọan 2 có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
- Lời của mỗi nhân vật thể hiện như thế nào?
* Gọi HS đọc đoạn 3
- GV nêu: Trọng thưởng: Gọi HS giải nghĩa 
- Gọi 3 HS đọc lại đoạn nối tiếp
- Bạn thứ nhất đọc đoạn 1- 3 + Bạn thứ hai đọc đoạn 2 và đổi lại
* Đọc đoạn theo cặp (nhóm 2)
* Đọc đồng thanh đoạn, bài
- GV cho 3 tổ đọc đồng thanh, mỗi tổ 1 đoạn
- Nhận xét
- Lớp đồng thanh cả bài
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài
- GV nhận xét và cho điểm
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Chúng ta đã đi đọc bài rồi bây giờ ta tìm hiểu cái hay của bài
+ Bài có mấy nhân vật?
Bây giờ chúng ta tìm hiểu đoạn 1
+ Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua có mong muốn gì?
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
=> Tiểu kết- chuyển ý: Nhà vua đã đề ra yêu cầu thật không thể xảy ra. Vậy dân làng có ai giải quyết được lệnh vua không. Cô mời lớp đọc thầm đoạn 2. Trước khi đọc thầm cả lớp chú ý để trả lời câu hỏi 3
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 2 
+ Cậu bé đã làm ntn để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
- GV gọi HS trả lời câu hỏi 
=>Tiểu kết- chuyển ý: Nhà vua đã tìm được cậu bé thông minh nhưng nhà vua đã tin cậu bé ngay chưa? Đó là nội dung của câu hỏi 4. Mời 1 em đọc câu hỏi 4 và đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi 4
- GV gọi HS đọc thầm đoạn 3 
+ Để muốn thử tài cậu bé một lần nữa nhà vua đã làm gì?
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé lại yêu cầu như vậy?
+ Cậu bé trong bài là người như thế nào?
+ Câu chuyện này nói lên điều gì? 
-> GV y/c hs thảo luận nhóm
- GVnhận xét, chốt lại ghi bảng
d/ Luyện đọc lại ( tiết 2)
- GVđọc mẫu lại đoạn 2
- GV tổ chức đọc truyện theo vai
- GV nhận xét
e/Kể chuyện (20’) 
- GV giao nhiệm vụ: 
 Dựa tranh các em quan sát và bài tập kể lại từng đoạn của câu chuyện
- GV hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh
- Nếu HS lúng túng, GVđặt câu hỏi gợi ý cho từng tranh
 Tranh 1:? Quân lính đang làm gì? 
- Thái độ của dân làng?
 Tranh 2: ? Trước mặt vua cậu bé đang làm gì?
- Thái độ của nhà vua?
 Tranh 3: ? Cậu bé y/c sứ giả điều gì?
- Thái độ nhà vua thay đổi ra sao?
- GV nhận xét, khen ngợi những HS biết sáng tạo
3. Củng cố, dặn dò: (Tập đọc, kể chuyện)
+ Trong câu chuyện này, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
+ GV khen ngợi, động viên những ưu điểm
- Về nhà kể lại chuyện cho người khác nghe
- Chuẩn bị bài: “Hai bàn tay em”
- Mở sách, mục lục SGK, 1 HS đọc tên 8 chủ điểm.
- Hs lắng nghe
- HS theo dõi, nhẩm theo 
- HS theo dõi
- HS đọc tiếp nối từng câu
- HS đọc thầm: hạ lệnh, làng, vùng nọ, lo sợ, 
- HS đọc cá nhân
- Nhận xét
- Đọc nối tiếp mỗi HS 2 câu
- 3 HS nối tiếp 3 đoạn của bài
- 3 đoạn - 3 HS đọc nối tiếp (2 lần)
- 2 HS đọc đoạn 1
- HS đọc chú giải từ kinh đô: nơi vua và triều đình đóng
- 1 HS nhắc lại
- HS đọc thầm ( Giọng chậm rãi ) và nhận xét
- HS đọc đoạn 2 (2 em)
- HS nêu chú giải: om sòm: ầm ĩ, gây náo động
- Hai nhân vật: vua và cậu bé
+ Vua: oai nghiêm, bực tức
+ Cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin
- Đọc lại lời nhân vật
- HS đọc đoạn 3
- Trọng thưởng: Tặng cho phần thưởng lớn ( 1 HS nêu chú giải )
- 2 cặp HS đọc
- HS đọc đồng thanh đoạn nối tiếp.
- HS đồng thanh cả bài
- 1 HS khá đọc toàn bài
- Vua, người dẫn chuyện, cậu bé
- Mong muốn của nhà vua là tim người tài
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng
- Vì gà trống không đẻ trứng được
- HS đọc thầm đoạn 2 
- 1 HS đọc câu hỏi 3:Cậu bé đã làm ntn để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
- HS trả lời: Cậu nói câu chuyện khiến vua cho là vô lý bố đẻ em bé từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh ngài cũng vô lý
- 1 HS đọc câu hỏi 4
- HS đọc thầm đoạn 3
- Lệnh cho người mang một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu làm ba mâm cỗ.
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để sẻ thịt chim. Y/c 1 việc mà vua không thể làm nổi để không thực hiện lệnh vua
- HS thảo luận nhóm (nhóm 4) + Thông minh
- Đại diện nhóm trả lời: 
 Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé
 - Nhận xét
- 1 HS đọc đoạn 2 cho cả lớp nghe
 Nhận xét
- HS thảo luận nhóm cử đại diện của nhóm mình
- Các nhóm đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
- HS đọc lại nhiệm vụ
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn và nhẩm kể chuyện
- 3 HS nối tiếp quan sát tranh và kể lại 3 đoạn
- Lính đang đọc lệnh vua. Mỗi làng phải nộp...
- Lo sợ
- Khóc ầm ĩ và bảo: Bố câu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không được nên bị bố đuổi đi
- Nhà vua giận giữ quát vì cho cậu bé là láo, dám đùa với vua
-Về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để mổ thịt chim làm cỗ
- Vua biết đã tìm được người tài nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để cậu bé rèn luyện
- HS kể theo đoạn
 Nhận xét: Nội dung, diễn đạt, cách thể hiện
- HS phát biểu: em thích nhân vật cậu bé thông minh làm cho nhà vua phải thán phục...
Toán
Tiết 1 : Đọc, viết so sánh số có ba chữ số 
I. Mục tiêu 
 Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập có ý thức chuẩn bị bài ở nhà
II . Đồ dùng dạy học
 - Vở ô li làm bài tập
III. Các HĐ dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số )
B. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nêu mục tiêu môn học và một số quy định trong giờ học toán
C. Bài mới 
1.Đọc, viết các số có ba chữ số
 Bài 1 (trang 3)
- GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- GV phát phiếu BT
- Gọi hs trình bày bài của mình
Bài 2(trang 3) 
- GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- Phần a các số được viết theo thứ tự nào ?
Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319 xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trƯớc nó cộng thêm 1.
- Phần b các số được viết theo thứ tự nào ?
 Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trớc nó trừ đi 1.
2. So sánh các số có ba chữ số
 Bài 3( trang 3)
- Yêu cầu HS mở SGK, đọc yêu cầu BT
- Gọi HS nhận xét
? Tại sao con lại điền 303 < 330?
- Vì sao 199 < 200
- Gọi HS nhận xét HS
Vì sao 30 + 100 < 131
- Gọi HS nhận xét
- GV chốt lại. Vì 30 + 100 = 130 mà hàng trăm đều bằng 1, hàng trục đều bằng 3, hàng đơn vị 0 bé hơn 1 nên 30 + 100 < 131
 Bài 4( trang 3) Dành cho hs khá
- Đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài của mình.
- Gọi 1 số HS đứng lên trả lời
Trả lời
? Số lớn nhất trong dãy số là số nào?
? Vì sao nói số 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?
?Số nào là số bé nhất trong các số trên?
? Vì sao 142 là số bé nhất?
- Yêu cầu HS trao đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV nhận xét.
 Bài 5( trang 3) 
- Đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS nhận xét bài lên bảng.
+ Vì sao số 162 con lại viết đầu tiên?
+ Số 830 con lại viết cuối cùng vì sao?
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- Qua bài học ngày hôm nay các em được ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS hát
- HS nghe 
+ Viết ( theo mẫu )
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm phiếu
Đọc số
Viết số
Một trăm sáu mươi
160
Một trăm sáu mươi mốt
161
Ba trăm năm mươi tư
354
Ba trăm linh bảy
307
Năm trăm năm mươi lăm
555
Sáu trăm linh một
601
Chín trăm
900
Chín trăm hai mươi hai
922
Chín trăm linh chín
909
Bảy trăm bảy mươi bảy
777
Ba trăm sáu mươi lăm
365
Một trăm mười một
111
- Đổi phiếu, nhận xét bài làm của bạn
- 1 vài HS đọc kết quả ( cả lớp theo dõi tự chữa bài )
* Viết số thích hợp vào ô trống
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét bài làm của bạn
a) 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317,  ... hợp hàng ngang để làm mẫu
- Chia tổ tập luyện
- HS chơi trò chơi
+ HS tập theo tổ 
+ Đứng vỗ tay và hát
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................................
	.....
 -------------------------------  & œ ---------------------------------
 Ngày soạn: 20/9/2013 
Ngày giảng: Thứ bảy ngày 21 tháng 9 năm 2013
Mĩ thuật
Tiết 5: Tập nặn tạo dáng tự do:
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả
 Giáo viên chuyên soạn + giảng
----------------------  & œ --------------------------
Toán
Tiết 25: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.ứng dụng giải bài toán có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán
- GD HS chăm học toán.
II - Đồ dùng dạy học : 
- GV : 12 cái kẹo - Bảng phụ.
- HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 6?
- KT VBT của HS
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
a) HĐ 1: HD tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số:
- Nêu bài toán ( Như SGK)
- Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
- Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
- 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng nhau. Mỗi phần đó là 1/? số kẹo.
- Muốn biết 1/3 số kẹo bằng bao nhiêu cái kẹo ta có thể giải bài toán dựa theo t2 sau:
12 c¸i kẹo
 ?m
 - Muốn biết chị cho em 1/3 của 12 cái kẹo ta làm ntn?
- Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo.
- Nếu chị cho em 1/4 số kẹo thì em được mấy cái kẹo.
- Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn?
b) HĐ 2: Thực hành:
 Bài 1: Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 2:
- Gọi h/s đọc đề bài.
- Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
- Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ta làm ntn?
- Y/c h/s làm bài.
- G/v theo dõi h/s làm bài, kèm h/s yếu.
- Chữa bài, cho điểm h/s.
3.Củng cố
- Hôm nay học bài gì?
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- 3 HS đọc
- HS để vở choGV kiểm tra.
- HS chú ý lắng nghe
- H/s đọc lại đề toán.
- Chị có tất cả 12 cái kẹo..
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
- H/s nêu nhận xét: 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau mỗi phần đó là 1/3 số kẹo.
- H/s quan sát.
- Ta lấy 12 cái kẹo chia đều cho 3 phần thì sẽ tìm được số kẹo của 1 phần chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
- 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải.
Chị cho em số kẹo là.
 12 : 3 = 4 (cái kẹo)
 Đáp số: 4 cái kẹo.
- Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo).
- Nếu chị cho em 1/4 số kẹo thì em nhận được là 12 : 4 = 3 (cái kẹo).
* Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Vài h/s nhắc lại kl.
- Đọc đề
- Nhẩm miệng- Nêu KQ
1/2 của 8 kg là 4kg
1/5 của 35 m là 7m
1/4 của 24l là 6l
 1/6 của 54 phút là 9 phút
- 2 h/s đọc.
- Cửa hàng có 40 một vải.
- Đó bán được 1/5 số vải đó.
- Số mét vải mà cửa hàng đó bán được.
- Ta tìm 1/5 của 40 mét vải.
- 1 h/s lên bảng t2, 1 h/s giải, lớp làm vào vở.
?m
40 m
Tóm tắt.
Bài giải.
Số mét vải cửa hàng đó bán được là:
40 : 5 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm.
- HS nhắc lại nội dung bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:..............................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
Tiếng Anh 
GV chuyên dạy 
----------------------  & œ --------------------------
Chính tả ( tập chép )
 Tiết 10: Mùa thu của em
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác bài thơ mùa thu của em
- Từ bài chép, củng cố cách trình bày bài thơ thể 4 chữ: Chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô li
- Ôn luyện vần khó - vần oan. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần, âm dễ lẫn: l/n hoặc en/eng
II. Đồ dùng dạy - học:
- G: Chép sẵn lên bảng lớp bài thơ Mùa thu của em
- H: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv đọc 1 số từ:
- Gv nhận xét đánh giá
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng
2. HD hs tập chép
a. HD chuẩn bị
- Gv đọc bài thơ trên bảng
- HD nhận xét: 
- Mùa thu thường gắn với những gì?
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- Những chữ nào trong bài đươc viết hoa?
- Các chữ đầu câu cần viết như thế nào?
- Gv kẻ gạch chân các từ khó trong bài thơ.
- Gv nhận xét.
b. Hs chép bài vào vở
- GV đọc bài cho HS nghe
- Cho HS viết bài
- Kt uốn nắn hs viết
c. Chấm chữa bài
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
2. HD làm BT
 Bài tập 2: Tìm tiếng có vần oam thích hợp vào ô trống.
- HD HS làm bài 
- Cho HS lên bảng thi điền nối tiếp từ vào chỗ chấm.
- GV chữa bài và giải nghĩa một số từ.
 Bài (3) a: Tìm từ chưa tiếng bắt đầu bằng l/n?
- Thảo luận nhóm 2
- Gv và cả lớp nhận xét
- GV cho HS tìm và đọc lại các từ đã chữa
4. Củng cố dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
- Khi viét đọc văn cần lưu ý điều gì? Vì sao?
- GV chốt lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
- 3 hs lên bảng viết , lớp viết b/c : Khoát tay, Quả quyết.
 - 2 hs đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học
- Hs nhận xét
- Hs nhắc lại đầu bài.
- HS nghe và 2 hs đọc lại
- Mùa thu gắn vơi shoa cúc với cốm mới, rằm Trung thu và các ban HS đến trường
- Thơ 4 chữ
- Viết giữa trang vở
- Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng - Chị Hằng
- Viết lùi vào 2 ô so với lề vở
- Hs tập viết vào giấy nháp: nghìn, gợi. lá sen, rước đèn, lật trang vở.
- Hs ngồi ngay ngắn nhìn SGK chép bài vào vở
- Hs đọc thầm lại bài, tự soát lỗi, chữa lỗi.
- HS nghe và rút kinh nghiệm chung
* 1 hs đọc y/c của bài
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 hs lên bảng chữa bài
- Cả lớp và Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng:
a, Sóng vỗ oàm oạp
b, Mèo ngoạm miếng thịt
c, Đừng nhai nhồm nhoàm
* 1 hs đoc y/c
- Các nhóm thảo luận, đại diện 2 nhóm lên bảng trinh bày kết quả
- Giữ chặt trong lòng bàn tay : nắm
- Rất nhiều: lắm
- Loại gạo thường dùng để thổi xôi làm bánh: gạo nếp.
- HS nêu theo ý hiểu
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:..............................................................................................
	.........
----------------------  & œ --------------------------
Tập làm văn
 Tiết 5: Kể về gia đình 
 ( Ôn bổ sung bài của tuần 3)
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
 2. Rèn kĩ năng viết: Bước đầu biết viết một bài văn kể về gia đình theo 3 phần cơ bản.
 II. Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ chép bài văn mẫu
- HS:Vở ô li.
 III. Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi HS kể lại bài văn của mình ở tiết trước
- Gọi 2 em kêt lại câu chuyện: Dại gì mà đổi và nêu ý nghĩa của câu chyện
- 2 HS đọc lại lá đơn xin nghỉ học.
- GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu giờ học.
- Hs nhắc lại tên bài học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Kể về gia đình
- HS đọc yêu cầu.
- GV: Bạn mới quen nên chỉ cần giới thiệu ngắn gọn đủ các ý chính không cần kể dài dòng.
VD: Gia đình bạn có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?
- Từng cặp kể cho nhau nghe.
- Một số HS kể trước lớp.
VD: Nhà tớ có 3 người. Bố tớ là bộ đội thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ tớ là giáo viên. Bố mẹ tớ rất nghiêm khắc nhưng lại rất vui tính. Cả gia đình tớ rất yêu thương nhau.
- Nhận xét.
- Nhận xét, chấm điểm.
* GV cho các em đọc thêm một số bài văn mẫu cho các em tham khảo 
* GV đọc thêm vài bài văn nữa trong SGK cảm thụ văn học 3 (Trang 27) và ở bài văn mẫu lớp 3.( trang 15,16)
Bài 2: Thực hành: Cho hs viết bài kể về gia đình theo 3 phần vừa kể.
- GV quan sát giúp đỡ các em còn yếu, hay sai chính tả.
- Thu Chấm và nhận xét đánh giá.
+ Tuyên dương HS viết tốt
+ Nhắc nhở các em còn yếu về viết lại.
3. Củng cố- Dặn dò.
- Hôm nay học bài gì?
- Con biết gì về gia đình bạn? Loan?
- GV KL khi nghe bạn kêt về gia đình sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về gia đình bạn và chúng biết quan tâm chia se với bạn và với người than trong gia đình mmình.
- Nhận xét giờ học. Nhắc HS về hoàn thành bài làm của mình.
VD: Gia đình em có 5 người: Ông nội, bố mẹ, anh Hải và em.
 Ông nội em năm nay 85 tuổi làm công nhân đã nghỉ hưu. Ông thích đọc báo uống 
trà và rất thương con cháu. Bố em là con trai út của ông, làm nghề sử chữa tại nhà. Mẹ 
em là thợ may. Anh em 13 tuổi, đang học lớp 7 Trường trung học cơ sở Hải Đông, là 9 
học sinh giỏi môn toán. Em là Đỗ Thị Trang con gái út của bố mẹ em, em đã tuổi là học sinh lớp 3C trường Tiểu học Hải Đông.
 Cả gia đìng em sống thật em đềm và hạnh 
phúc.
- HS viết ra vở ô li
- HS nghe và nhận xét cho nhau.
Rút kinh nghiệm.....................................................................................................................
.................................................................................................................................................
----------------------  & œ -------------------------
An toàn giao thông
Bài 3: Biển báo hiệu giáo thông đường bộ
Soạn quyển riêng
----------------------  & œ --------------------------
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 5
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được ưu nhược điểm trong tuần
- Đề ra phương hướng cho tuần sau
II. Lên lớp:
- Tổ trưởng các tổ nhận xét
- Lớp trưởng nhận xét
- GV nhận xét chung:
1. Nề nếp
- Lớp đi học đầy đủ, có kiểm tra 15 phút đầu giờ
2. Học tập
-Trong lớp các em hăng hái xây dựng bài. có chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài tốt
3. Vệ sinh:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh lớp học sạch sẽ
4. Đạo đức:
- Nhìn chung các em ngoan, vâng lời người lớn, đoàn kết với bạn bè
5. HĐGG
Tham gia đầy đủ nhưng chưa nghiêm túc
* Tuyên dương : .........................................................................................................................
* Phê bình: ..................................................................................................................................
II. Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy về nề nếp, vệ sinh, học tập
 - Khắc phục về hoạt động tập thể
- Tiếp tục thi đua đôi bạn cùng tiến, đôi bạn điểm 10.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12345 ....lop 3, dủ bài 2013-2014.doc