Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu học “C” Long Giang

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu học “C” Long Giang

Thứ hai, ngày 09 tháng 9 năm 2013.

Môn: TOÁN

Tiết 16 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I/ Mục tiêu:

 Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

 

doc 43 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu học “C” Long Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 4
Ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
02/9/2013
Tốn
Tập đọc
Đạo đức
Lịch sử
SHĐT 
16
07
04
04
04
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
Một người chính trực
Vượt khĩ trong học tập (Tiết 2)
Nước Âu Lạc
Chào cờ
Thứ ba
03/9/2013
Chính tả
Anh văn
Thể dục
Tốn
LT&câu
Khoa học
04
07
07
17
07
07
Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình
Luyện tập
Từ ghép và từ láy
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Thứ tư
04/9/2013
Tốn
Âm nhạc
Tập đọc
Anh văn
Kể chuyện
Địa lí
18
04
08
08
04
08
Yến , tạ, tấn
Tre Việt Nam
Một thơ chân chính
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hồng Liên Sơn
Thứ năm
05/9/2013
Tốn
LT&câu
TLV
Khoa học
Kĩ thuật
19
08
 07
08
04
Bảng đơn vị đo khối lượng 
Luyện tập về Từ ghép và từ láy 
Cốt truyện
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Khâu thường
Thứ sáu
06/9/2013
TLV
Tốn
SHL 
MĨ thuật
Thể dục
08
20
04
04
08
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Giây, thế kỉ
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 09 tháng 9 năm 2013.
Môn: TOÁN 
Tiết 16 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
I/ Mục tiêu: 
 Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Viết STN trong hệ thập phân
- Gọi hs lên bảng viết số
+ Cho các chữ số 2,4,8,3. Hãy viết 5 STN đều có 4 chữ số trên
+ Cho các chữ số: 9,0,5,3,2,1. hãy viết 5 STN đều có 6 chữ số trên.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Chỉ có 4 chữ số ta viết được rất nhiều STN khác nhau. Khi nhìn vào các em rất dễ lẫn. Vậy muốn so sánh và xếp thứ tự các STN ta làm sao? Các em biết điều đó qua bài học hôm nay.
2/ Bài mới:
* Ta luôn thực hiện được phép so sánh với hai STN bất kì:
- Nêu từng cặp số: 100 và 88, 567 và 675, 345 và 3456. Y/c hs so sánh 
- Với hai STN bất kì ta luôn xác định được điều gì?
Kết luận: Với 2 STN bất kì bao giờ ta cũng so sánh được.
* Cách so sánh 2 STN bất kì:
- Ghi bảng 100 và 99. Y/c hs so sánh
- Số 99 có mấy chữ số?
- Số 100 có mấy chữ số?
- Số 99 và số 100 số nào ít chữ số hơn, số nào nhiều chữ số hơn?
- Khi so sánh hai STN với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- Ghi bảng: 123 và 456; 7 891 và 7 578. Y/c hs so sánh.
- Các em có nhận xét gì về số các chữ số trong mỗi cặp số trên?
- Muốn so sánh 2 số có cùng số chữ số em làm thế nào?
- Hãy nêu cách so sánh 2 số 123 và 456?
- Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau?
- Vậy muốn so sánh 2 STN ta làm sao?
* So sánh hai số trong dãy STN và trên tia số.
- Hãy nêu dãy STN?
- Hãy so sánh 5 và 6
- 5 và 6 số nào đứng sau, số nào đứng trước?
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- GV vẽ tia số biểu diễn STN
- Hãy so sánh 5 và 9
- Trên tia số , 5 và 9 số nào gần gốc hơn, số nào xa gốc hơn?
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- Nêu ví dụ 1 cặp số nữa trên tia số?
* Xếp thứ tự các STN
- Ghi bảng: 7 698; 7 968; 7 896; 7 869. Y/c hs lên bảng xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Với một nhóm các STN, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bè đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao?
3/ Luyện tập:
Bài 1: GV ghi từng cặp số lên bảng, gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK.
- GV chữa bài. Sau đó gọi 1 em nêu cách so sánh
Bài 2: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Y/c hs làm bài
- Y/c hs giải thích cách sắp xếp của mình.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 1
- Y/c hs tự làm bài
3/ Củng cố, dặn dò:
- Với 2 STN bao giờ ta cũng xác định được điều gì?
- Về nhà xem lại bài. 
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học
- 2 hs lên bảng viết:
+ 2 483, 2 834, 2 384, 4 832, 4 382
+ 905 321, 950 521, 930 521, 902 531, 903521
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời: 100 lớn hơn 88, 88 bé hơn 100; 567 bé hơn 675, 675 lớn hơn 567; 345 bé hơn 3456,...
- Luôn xác định số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
- HS trả lời: 100>99 hay 99<100
- Số 99 có 2 chữ số
- Số 100 có 3 chữ số
- Số 99 ít chữ số hơn, số 100 nhiều chữ số hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- 123 7 578
- Đều có số chữ số bằng nhau.
- So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số đó bé hơn.
- So sánh hàng trăm: 1 < 4 nên 123 < 456 
- Thì hai số đó bằng nhau
- Ta xem số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải
- Nếu ta thấy hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì ta xác định hai số đó bằng nhau.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, ...
- 5 5
- 6 đứng sau số 5, 5 đứng trước số 6.
- Trong dãy STN số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- 5 5
- số 5 gần gốc hơn, số 9 xa gốc hơn
- Trên tia số, số ở gần gốc hơn là số bé hơn, số ở xa gốc hơn là số lớn hơn.
- 3 3
- 2 hs lên bảng:
+ Từ lớn đến bé: 7 968; 7 896; 7 869; 7 698.
+ Từ bé đến lớn: 7 698; 7 869; 7 896; 7 968.
- Vì ta có thể so sánh các STN nên có thể xếp thứ tự các STN từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào SGK: 1 234 > 999; 8 754 < 87 540
 39 680 = 39 680
- Y/c xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
a) 8 136, 8 316, 8 361
b) 5 724, 5 740, 5 742
c) 6 3 841, 64 813, 64 831
- 1 hs giải thích.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
a) 1 984, 1 978, 1 952, 1 942
- Bao giờ cũng xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 7 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*KNS: - Xác định giá trị.
	 - Tự nhận thức về bản thân.
	 - Tư duy phê phán.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Người ăn xin
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin.
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
+ cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "như vậy là cháu đã cho lão rồi.". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Chủ điểm của tuần này là gì?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Cho hs xem tranh chủ điểm và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực.Bài đầu tiên của chủ điểm này là 1 câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành - vị quan đứng đầu triều Lý. Ông là người như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Bài mới:
a, HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
*KNS: - Xác định giá trị.
	 - Tự nhận thức về bản thân.
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Luyện phát âm: Long Cán, Long Xưởng, Vũ Tán Đường,
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc trước lớp lượt 2
- Giảng nghĩa từ: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử.
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi 2 hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
*KNS: - Tư duy phê phán.
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người thế nào?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung tá thì sao?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Kết luận: Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.
b/ Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Đưa bảng giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
- Gv đọc mẫu đoạn luyện đọc
- Gọi 2 hs đọc lại
- Gọi hs thi đọc diễn cảm giữa các nhóm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Đỗ thái hậu, Tô Hiến Thành)
- Tuyên dương nhóm đọc hay
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nội dung chính của bài là gì?
- Cần học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chú ý đọc diễn cảm theo vai
- Bài sau: Tre Việt Nam
Nhận xét tiết học.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc bài + TLCH
+ Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đ ... Nhận xét tiết học.
Lắng nghe
 * HS giỏi : đặc điểm của đường khâu mũi thường (mặt trái và mặt phải).
* HS yếu : thế nào là khâu thường ?
- HS quan sát
+ Đường khâu ở mặt trái và mặt phải giống nhau
+ Mũi khâu ở mặt phải và mũi khâu ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt vải.
- HS quan sát hình SGk/11, 1 hs đọc phần a, b quan sát gv thực hiện, lắng nghe
- 1 hs lên thực hiện
- Hs nêu
- 1 hs lên thực hiện
- HS lên thực hiện
- HS quan sát hình và 3 hs đọc.
- Quan sát gv thực hiện.
- khâu lại mũi kết thúc đường khâu
+ lùi lại 1 mũi và xuống kim
+ lật vải sang trái, luồn kim qua mũi khâu và rút chỉ lên tạo thành vòng chỉ. 
+ Luồn kim qua vòng chỉ rút chặt , cắt chỉ
- HS quan sát 
- Giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 3 hs đọc
- HS tập khâu các mũi khâu thường.
-2 bước: vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu.
Thứ sáu , ngày 13 tháng 09 năm 2013
Môn : TẬP LÀM VĂN 
Tiết 8 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I/ Mục tiêu:
 Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vấn tắc câu chuyện đó.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý
- Giấy khổ to 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Cốt truyện
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
+ Gọi hs kể lại chuyện cây khế.
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện. Lớp mình sẽ thi xem ai có trí tưởng tượng phong phú và kể câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
2/ HD làm bài tập:
a. Tìm hiểu đề: 
- Gọi hs đọc đề bài
- Cùng hs phân tích đề, gạch chân: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý điều gì?
- Vì là xây dựng cốt truyện cho nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết.
b. Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện
- Y/c hs chọn chủ đề.
- Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau theo 2 chủ đề: sự hiếu thảo, tính trung thực.
- Gọi hs đọc phần gợi ý 1
- GV hỏi và ghi nhanh câu hỏi vào 1 bên bảng.
+ Người mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp những khó khăn gì?
+ Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
- Gọi hs đọc gợi ý 2
+ câu hỏi 1,2 giống như gợi ý 1
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
4. Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con.
5. Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
c. Kể chuyện:
- Y/c hs kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Tuyên dương bạn kể hấp dẫn, sinh động nhất.
- Y/c hs viết vắn tắt cốt truyện của mình vào vở.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu cách xây dựng cốt truyện?
- Về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe. Đọc trước các đề bài gợi ý ở tiết TLV tuần 5. Chuẩn bị giấy, viết, phong bì, tem thư, nghĩ 1 đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra viết thư.
Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng trả lời
+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 1 hs kể lại chuyện cây khế.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc đề bài
- Cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- Em chọn chủ đề sự hiếu thảo(hay tính trung thực.)
- 2 hs nối tiếp nhau đọc.
+ Người mẹ ốm rất nặng/ốm liệt giường/ốm khó mà qua khỏi
+ Người con chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm/ người con đỗ mẹ ăn từng thìa cháo/...
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con phải vào tận rừng sâu để tìm một loại thuốc quí/phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao/phải cho thần Đêm tối đôi mắt của mình/...
+ Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu/Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quí rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà/ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm tối trả lại đôi mắt cho cậu.
- Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc/ Nhà chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cho cậu.
- Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền/ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quí trong một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng/...
- Cậu bé thấy phía trước một bà cụ khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quí/...
- Bà mĩm cười nói với cậu bé: Con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con mới giả bộ đánh rơi túi tiền. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ con.
- Hs kể trong nhóm đôi, bạn này kể bạn kia nhận xét và ngược lại.
- 2 hs thi kể theo tình huống 1, 2 hs kể theo tình huống 2
- Tìm ra bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn
- Hs viết vào vở cốt truyện của mình
- Để xây dựng cốt truyện ta cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
________________________________________
Môn : TOÁN 
Tiết 20 GIÂY, THẾ KỈ
I/ Mục tiêu: Giụp hs:
- Biết đơn vị giây, thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, giữa thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
@ Giảm tải: Bài tập 1: Khơng làm 3 ý (7 phút =  giây; 9 thế kỉ =  năm; 1/5 thế kỉ =  năm).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Bảng đơn vị đo khối lượng
- Hãy nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Những đơn vị nào lớn hơn kg? nhỏ hơn kg?
- 3 hg = ? dag 5 kg = ? g
7 tạ = ? yến 2 kg 300g = ? g
Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với 2 đơn vị đo thời gian là giây, thế kỉ và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
2/ vào bài: 
a. Giới thiệu giây, thế kỉ:
* Giới thiệu giây
- Cho hs quan sát đồng hồ thật, gọi hs lên bảng chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
- Khoảng thời gian kim giờ đi từ số 1 đến liền ngay số 2 là bao nhiêu giờ?
- Thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
- 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
Ghi bảng: 1 giờ = 60 phút
- Chiếc kim thứ 3 trên mặt đồng hồ này là kim gì?
- Thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch liền sau là mấy giây?
- Y/c hs quan sát trên mặt đồng hồ và theo dõi xem kim phút đi từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- Vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được bao nhiêu?
Ghi bảng: 1 phút = 60 giây
* Giới thiệu thế kỉ:
- Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ. 1 thế kỉ dài bằng 100 năm
Ghi bảng: 1 thế kỉ = 100 năm
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một(TK I)
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ mấy?
- Hỏi tương tự .... thế kỉ XXI (SGK/25)
- Để ghi tên thế kỉ người ta dùng số La Mã
- Y/c hs ghi thế kỉ 19, 20, 21 bằng số La Mã
b/ Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- a) Y/c hs tự làm bài vào SGK
- Gọi lần lượt hs trả lời
- Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây?
b) Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi lần lượt hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
Hỏi lần lượt từng câu, gọi hs trả lời được câu a,b.
3/ Củng cố, dặn dò:
1 phút = ? giây , 1 giờ = ? phút, 1 TK=? năm
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
- Lớn hơn kg: Tấn, tạ, yến. Nhỏ hơn kg: hg, dag, g
3 hg = 30 dag 5 kg = 5000 g
7 tạ = 70 yến 2 kg 300 g = 2 300g
- lắng nghe
- HS quan sát và chỉ theo y/c
- Là 1 giờ
- Là 1 phút
- 1 giờ = 60 phút
- Kim giây
- là 1 giây
- kim giây chạy được đúng một vòng 
- Kim giây chạy 60 giây
- HS đọc: 1 phút bằng 60 giây.
- HS nhắc lại: 1 thế kỉ = 100 năm.
- Là thế kỉ thứ hai.
- HS trả lời theo y/c
- HS viết: XIX, XX, XXI
- HS đọc y/c
- Cả lớp làm bài
- HS lần lượt trả lời theo y/c
- Vì 1 phút = 60 giây, 1/3 phút = 60 : 3 = 20 giây.
- Lần lượt hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK
1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm
100 năm = 1 thế kỉ 9 thế kỉ = 900 năm
1/2 thế kỉ = 50 năm 1/5 thế kỉ = 20 năm
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- HS lần lượt trả lời:
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX
b) CM tháng 8 thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
- 1 phút = 60 giây, 1 giờ = 60 phút, 1 TK = 100 năm
_____________________________________________________
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP 
_______________________________________________
Mơn: MĨ THUẬT
______________________________________________________
MƠN: THỂ DỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 4NH 20132014(1).doc