Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 năm 2011 - 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 năm 2011 - 2012

I/ Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

*KNS: - Kĩ năng xác định của thời gian là vô giá.

 - Kĩ năng lặp kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.

@TTHCM: Cần, kiệm, liêm chính.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ .

- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 9
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
10/10/2011
Đạo đức
Tốn 
Tập đọc
Lịch sử
SHĐT
09
41
17
09
09
Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)
Hai đường thẳng vuơng gĩc
Thưa chuyện với mẹ
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Chào cờ
Thứ 3
11/10/2011
Tốn
Chính tả
Khoa học
LT&câu
Kĩ thuật
42
09
17
17
09
Hai đường thẳng song song 
Nghe – viết: Thợ rèn
Phịng tránh tai nạn đuối nước
Mở rộng vốn từ: Ước mơ
Khâu đột thưa (Tiết 2)
Thứ 4
12/10/2011
Mĩ thuật
Âm nhạc
Tốn
Tập đọc
Địa lí
09
09
43
18
09
Vẽ trang trí: vẽ đơn giản hoa, lá.
Vẽ hai đường thẳng vuơng gĩc
Điều ước của vua Mi-đát
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)
Thứ 5
13/10/11
Anh văn
Tốn
TLV
LT&câu
Khoa học
17
44
 17
18
18
Vẽ hai đường thẳng song song 
Luyện tập phát triển câu chuyện
Động từ
Ơn tập: Con người và sức khỏe
Thứ 6
14/10/11
Anh văn
TLV
Tốn 
Kể chuyện
SHL
18
18
45
09
09
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Thực hành vẽ hình chữ nhật, thực hành vẽ hình vuơng
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Sinh hoạt cuối tuần.
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết 9: CHÀO CỜ 
_______________________________________________
Đạo đức
Tiết 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết1)
I/ Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
*KNS: - Kĩ năng xác định của thời gian là vô giá.
	 - Kĩ năng lặp kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
@TTHCM: Cần, kiệm, liêm chính.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ .
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III/ Các hoạt động dạy-học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Hãy kể những việc em đã tiết kiệm tiền của? 
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều viêc có ích. Tiết học hôm nay sẽ cho các em biết cách tiết kiệm thời giờ, biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện "Một phút"
- GV kể chuyện "Một phút"
- Tổ chức cho hs đọc theo phân vai.
- Michia có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Michia?
+ Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Michia?
Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
*KNS: - Kĩ năng xác định của thời gian là vô giá.
* Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm
* Em hãy cho biết: chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
c) Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Thời giờ rất quý giá. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta sẽ làm được nhiều việc có ích. các em có biết câu thành ngữ nào nói về sự quí giá của thời giờ không?
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
Kết luận: Thời giờ rất quý giá như trong câu nói "Thời giờ là vàng ngọc". Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ vì "Thời giờ thấm thoắt đưa thoi/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai". Tiết kiệm thời giờ sẽ giúp ta làm nhiều việc có ích.
@TTHCM: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Gọi hs đọc (BT3 SGK/16)
- Sau mỗi ý kiến, nếu tán thành các em giơ thẻ xanh, phân vân không giơ thẻ, không tán thành giơ thẻ đỏ.
Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc.
*KNS: - Kĩ năng lặp kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/15
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân (BT4 SGK)
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân (BT6 SGK)
- Viết, vẽ sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (BT5 SGK)
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời]
+ Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm , không được sử dụng tiền của phung phí.
+ Giữ gìn sách vở, không vẽ bậy, bôi bẩn vào sách vở, giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 4 hs đọc theo cách phân vai.
- Michia thuờng chậm trễ hơn mọi người
- Michia bị thua cuộc thi trượt tuyết
- Michia hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trả lời
a) HS sẽ không được vào phòng thi
b) Khách bị lỡ chuyến tàu, mất thời gian và công việc
c) Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích.
- Thời giờ là vàng bạc 
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Giảm tải: Không yêu cầu HS chọn phương án phân vân trong các tình huống.
- 1 hs đọc
- Lắng nghe và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ, sau đó giải thích.
(d) - đúng, (a), (b), (c) sai
- Lắng nghe
- 3 hs đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 
__________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I/ Mục tiêu: 
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
 II/ Đồ dùng dạy-học: 
Thước kẻ và ê ke
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc và biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ lên bảng HCN ABCD 
- Em hãy đọc tên hình vừa vẽ và cho biết đó là hình gì?
- Em có nhận xét gì về các góc của hình chữ nhật ABCD?
- Vừa thực hiện thao tác vừa nói: Ta kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau .
- Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì?
- Góc này có đỉnh nào chung?
- Các em có kết luận gì về 2 đường thẳng DM và BN?
- Các em hãy quan sát ĐDHT của mình, quan sát xung quanh để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế.
* HD hs vẽ 2 đường thẳng vuông góc:
- Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. (vừa nói vừa vẽ) như sau: Dùng ê ke vẽ góc vuông MON (cạnh OM, ON) rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau
- Gọi hs nêu kết luận
- Y/c hs thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với PQ tại O
3. Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Vẽ lên bảng hai hình a,b như SGK/50
- Y/c cả lớp dùng ê ke để kiểm tra
- Gọi hs nêu ý kiến
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật như SGK
- Các em quan sát hình chữ nhật ABCD và suy nghĩ nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Giải thích: Trước hết các em dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó.
- Gọi lần lượt hs lên bảng chỉ vào hình và nêu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông?
- Về nhà tìm trong thực tế những ví dụ về hai đường thẳng vuông góc với nhau
- Bài sau: Hai đường thẳng song song.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- ABCD là hình chữ nhật
- Các góc của hình chữ nhật đều là góc vuông
- Lắng nghe
- Là các góc vuông
- Đỉnh C
- Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
- Cửa ra vào, 2 cạnh của bảng đen, 2 cạnh của cây thước, 2 đường mép liền nhau của quyển vơ,...
- Lắng nghe
- Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung định O
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát
- 1 hs lên bảng kiểm tra, hs còn lại kiểm tra trong SGK
- 2 đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát
+ AB và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ BA và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ CB và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ CD và DA là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe
- HS lên thực hiện:
a) Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. Ta có AE, ED; CD, DE là những cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Tạo thành 4 góc vuông
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn văn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. ( trả lời được các câu hỏi tronh SGK).
 *KNS: - Lắng nghe tích cực.
	 - Giao tiếp.
	 - Thuong lượng.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đôi giày ba ta màu xanh
- Gọi hs lên bảng nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những từ ngữ mô tả vẻ đẹp của đôi giày?
 ... ện ai trong lớp mình là người biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt múc đích trao đổi 
2. HD hs phân tích đề bài
- Gọi hs đọc đề bài
- GV gạch chân những từ ngữ: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi , anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
3. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có:
- Gọi hs đọc các gợi ý trong SGK
- Nội dung cần trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì? 
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
- Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
- Các em hạy đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
4. HS thực hành trao đổi theo cặp
- Các em hãy trao đổi với bạn cùng bàn, một em đóng vai anh hoặc chị sau đó đổi việc cho nhau.
- Quan sát, giúp đỡ hs các nhóm
5. Thi trình bày trước lớp
- Treo các tiêu chí đánh giá và gọi 1 hs đọc
- Gọi một vài cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp. 
- Tuyên dương cặp trao đổi hay
C. Củng cố, dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Về nhà viết lại bài vừa trao đổi ở lớp 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng kể 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- Theo dõi
- 3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Anh hoặc chị của em
- Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh, chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
+ Em muốn đi học vẽ vào các buổi tối.
+ Em muốn đi học võ ở Nhà văn hóa thiếu nhi
- HS đọc thầm và suy nghĩ câu trả lời
- HS thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài trao đổi
- 1 hs đọc các tiêu chí
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ lời lẽ, cử chỉ của hai bạn có phù hợp với đóng vai không, có giàu sức thuyết phục không?
- Bình chọn cặp trao đổi hay nhất
- Nắm vững mục đích trao đổi. Xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên.
- Lắng nghe, thực hiện 
________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT; 
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG 
I/ Mục tiêu:
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( Bằng thước kẻ và ê ke).
II/ Đồ dùng dạy-học: 
 Thước kẻ và ê ke
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Vẽ hai đường thẳng song song
- Gọi 2 hs lên bảng
+ HS 1: vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
+ HS 2: Vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC 
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
2. Vẽ hình chữ nhật có CD = 4 cm, CR = 2cm
- Vừa vẽ vừa hd:
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4dm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 2dm
+ vẽ đường thẳng vuông góc với Dc tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2 dm
+ Nối A với B. Ta được hình chữ nhật ABCD.
- Y/c hs vẽ vào vở nháp hình chữ nhật ABCD có DC = 4 cm, DA = 2 cm 
3. HD vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước
- Các cạnh của hình vuông như thế nào với nhau?
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
- Hãy vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm
- Ta có thể xem hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm. Dựa vào cách vẽ hình chữ nhật, bạn nào hãy nêu cách vẽ hình vuông 
4. Thực hành: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ, cả lớp thực hành vẽ vào vở nháp
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy vẽ đúng HCN có chiều dài AB = 4 cm, chiều rộng BC = 3 cm
- Gọi hs lên bảng dùng thước để đo độ dài của hai đường chéo và nêu kết luận 
Bài : trang 55: Gọi hs đọc y/c
- các em tự làm bài vào vở nháp 
- Gọi hs lên bảng kiểm tra.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c (Giảm tải TT5842)
- Y/c hs tự vẽ vào vở nháp
- Các em có nhận xét gì về hình vuông vừa vẽ?
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập vẽ hình chữ nhật với các số đo khác nhau
- Bài sau: Thực hành vẽ hình vuông
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện vẽ hình, cả lớp vẽ vào giấy nháp 
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hiện 
- Bằng nhau
- Là các góc vuông
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ:
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = cm, CB = 3 cm
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD 
- Cả lớp vẽ hình vuông vào vở nháp. 
- HS đọc y/c
- 1 hs vẽ và nêu các bước vẽ như SGK/54, cả lớp vẽ vào vở nháp
- HS vẽ hình, 1 hs lên bảng vẽ
- 2 hs nối tiếp nhau đọc
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp
- 1 hs đọc y/c
- HS làm bài cá nhân 
- Tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hình vuông là một hình vuông 
____________________________________________
Mơn: KỂ CHUYỆN
Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
 Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Viết sẵn đề bài
- Giấy khổ to viết vắn tắt: 
 * Ba hướng xây dựng cốt truyện:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
+ Những cố gắng để đạt ước mơ + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được
 * Dàn ý kể chuyện
 - Tên câu chuyện
+ Mở đầu:Giới thiệu ước mơ của em hoặc bạn bè, người thân. Vì sao em lại kể ước mơ đó.
+ Diễn biến + Kết thúc:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện.
 - Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân.
 - Thầy đã dặn các em chuẩn bị trước nội dung bài KC hôm nay, các em có chuẩn bị tốt không?
- Khen ngợi những hs chuẩn bị bài tốt
2. HD hs hiểu được y/c của đề bài:
- Gọi hs đọc đề bài và gợi ý 1
- Dùng phấn màu gạch chân: Ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân 
- Đề bài y/c kể chuyện về điều gì?
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Nhấn mạnh: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
3. Gợi ý kể chuyện:
a) Giúp hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện
- Gọi hs đọc gợi ý 2
- Dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, gọi hs đọc 
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b) Đặt tên cho câu chuyện:
- Gọi hs đọc gợi ý 3
- Các em hãy suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình
- Dán dàn ý kể chuyện lên bảng, gọi 1 hs đọc 
- Nhắc hs: Khi kể các em dựa vào dàn ý trên, kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em)
4. Thực hành kể chuyện:
- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện về mơ ước của mình.
- Đến từng nhóm, nghe hs kể, hướng dẫn, góp ý.
* Tổ chức cho hs thi kể chuyện
- Dán tiêu chuẩn đánh giá bài KC lên bảng,
gọi hs đọc 
- Các em hãy lắng nghe bạn kể để nhận xét theo các tiêu chuẩn trên
- Gọi hs lên thi kể
- Ghi nhanh: tên hs, tên câu chuyện, ước mơ trong truyện.
- Gợi ý để hs nghe hỏi bạn:
- Y/c cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và KC hay nhất 
- Tuyên dương bạn kể hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà các em kể lại câu chuyện về ước mơ của mình cho người thân nghe và viết vào VBT
- Bài sau: Bàn chân kì diệu
Nhận xét tiết học 
 - 1 hs lên bảng thực hiện y/c
- Lắng nghe
- Lớp trưởng báo cáo
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 
- Kể về ước mơ đẹp
- Là em hoặc bạn bè, người thân
- lắng nghe
*KNS: - Thể hiện sự tự tin.
	 - Lắng nghe tích cực.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- 1 hs đọc 
+ Em muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao em ước mơ trở thành cô giáo.
+ Em ước mơ trở thành một kĩ sư tin học giỏi vì em rất thích làm việc trên máy vi tính
+ Em kể câu chuyện bạn Nga bị khuyết tật đã cố gắng đi học vì bạn ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyết tật.
- 1 hs đọc 
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Tên câu chuyện của em là: Một mơ ước đẹp, một ước mơ nho nhỏ, Em muốn thành cô giáo,...
- 1 hs đọc dàn ý kể chuyện
- Lắng nghe, thực hiện
*KNS: - Thể hiện sự tự tin.
	 - Lắng nghe tích cực.
- HS kể trong nhóm đôi
- 1 hs đọc các tiêu chí:
+ Nội dung (kể có phù hợp với đề bài không)
+ Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không 
+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp
+ Khi nhận được giải thưởng, bạn nghĩ cần cảm ơn ai trước?
+ Bạn có nghĩ rằng nhất định bạn sẽ thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo không?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
________________________________________
Tiết 9: SINH HOẠT LỚP 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAlop 4tuan 9NH20112012.doc