Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 năm học 2011

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 năm học 2011

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - Hiếu ý nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý; trả lời được các câu hỏi SGK.

 - Giáo dục HS biết cách trao đổi ý kiến với người thân.

II. ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. Phương pháp: Động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 09
 Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ 
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.. 
 - Hiếu ý nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý; trả lời được các câu hỏi SGK.
 - Giáo dục HS biết cách trao đổi ý kiến với người thân.
II. ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Phương pháp: Động não, thực hành, thảo luận nhóm.
IV. Hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HoĐ của HS
Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh”, trả lời câu hỏi SGK. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc:
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- Y/c 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài: 3 lượt.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, ngắt giọng cho HS , giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Lắng nghe 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm. 
- HS đọc nối tiếp theo trình tự
- HS tập phát âm đúng, ngắt giọng đúng, hiểu nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
+ Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì?
- Chốt ý đúng.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm bốn các câu hỏi: 
+ Mẹ Cương đã nêu lí do phẩn đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, rút từ thưa
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV nhận xét, rút từ kiếm sống, đầy tớ..
 - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung bài.
- Chốy ý đúng.
- 1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến: Thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống và đỡ đần cho mẹ.
- Lắng nghe.
- Cả lớp ĐT đoạn 2 và thảo luận N4 và trả lời:
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương không cho làm thợ rèn vì sợ mất thể diện.
+ Nắm tay mẹ nói với mẹ những lưòi thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có trộm cắp, ăn bám người khác mới đáng coi thường.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.
- HS nêu nhận xét: Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, lễ phép, kính trọng; mẹ Cượng xưng mẹ, gọi con rất dịu dàng, âu yếm, ; Cử chỉ trong khi trò chuyện: thân mật, tình cảm: mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương rất thưong mẹ; Mẹ nêu lí do phẩn đối: Cương nắm tay mẹ thiết tha, 
- Lắng nghe
- HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Nối tiếp nhắc lại.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 3HS đọc toàn truyện theo cách phân vai. 
- Yêu cầu HS nêu đoạn mình thích nhất và giải thích vì sao thích.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Cương thấy nghèn nghẹn . Như khi đốt cây bông”. 
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc cho đoạn vừa chọn.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc diễn cảm nhất.
- 2HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. 
- HS nêu đoạn mình thích nhất và giải thích vì sao thích.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu: lời Cương khẩn khoản, tha thiết; 3 dòng cuối đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên, 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lắng nghe.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài “Điều ước của vua Mi-đát”.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. Mục tiêu: 
 - HS nêu được một số việc nên làm và không nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 - GDHS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. ĐDDH: Các hình minh hoạ trang 36, 37 SGK, bảng phụ.
III. Phương pháp: Quan sát, động não, thảo luận.
IV. Hoạt động dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- Y/c HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài 16. Nhận xét, ghi điểm.
- 2HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Lớp nhận xét.
Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
HĐ1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: 
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- Lắng nghe 
- Tiến hành thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ2: Thảo luận một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi:
- GV tiến hành hoạt động theo nhóm 4. 
- Y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 37 SGK và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét,kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm bốn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ3: Trò chơi Đóng vai:
- GV chia lớp thành 3 đến 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để các em thảo luận và tập ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước (VD: bạn rủ em đi tắm sông, em sẽ làm gì? Đang chơi bên bờ sông, em thấy một người rơi xuống sông dang kêu cứu, em sẽ làm gì? )
- Cho các nhóm HS lên đóng vai.
- Nhận xét ý kiến của các nhóm HS.
- HS thảo luận, đóng vai trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác phóng vấn nhóm bạn.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết”.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3-4 HS đọc mục Bạn cần biết, lớp đọc thầm
Toán:	 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 	- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. 
 	- Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.
 	- GDHS tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐDDH: Thước thẳng, ê ke.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, động não.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: 
- GV vẽ 3 góc lên bảng yêu cầu 2HS dùng ê ke để kiểm tra và viết kết luận mỗi hình vẽ thuộc loại góc nào?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- 2HS lên bảng thực hiện theop yêu cầu của GV. HS khác nhận xét.
Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc: 
- GV vẽ HCN ABCD, cho HS đọc tên hình và cho biết hình gì ?
- GV kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành đường thẳng DM và BN được 2 đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C 
- Hãy cho biết các góc: BCD, DCN, NCM, BCM là các góc gì? Các góc này có chung đỉnh nào ?
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, chốt lại.
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau có chung đỉnh O.
+ Ta cần đồ dùng nào để kiểm tra hoặc vẽ 2 đường thẳng vuông góc?
- Cho HS liên hệ các đường thẳng chung quanh có biểu tượng hai đường thẳng vuông góc. 
A
B
C
D
M
N
- HS lắng nghe.
N
M
O
- HS quan sát, đọc tên hình và phát biểu.
- HS phát biểu ý kiến.
- 2HS nêu, HS khác nhận xét.
 HĐ2: Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm các BT 1, 2, 3a. Riêng HS khá, giỏi làm các BT 3b,4.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, n/x.
- HS làm các BT 1,2,3a. Riêng HS khá, giỏi làm các BT 3b,4.
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Dặn HS làm bài tập, tập vẽ 2 đường thẳng vuông góc cho thành thạo.
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Chính tả: THỢ RÈN
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả và trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng BT2a/b. 
- GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐDDH: Bảng con, bảng phụ.
III. Phương pháp: Hỏi đáp, động não, thực hành.
IV. Hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- Yêu cầu HS viết một số từ khó: yên ổn, khiêng vác, điện thoại... vào bảng con. GV nhận xét.
- HS thực hiện vào bảng con.
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi 1HS bài thơ Thợ rèn, lớp đọc thầm.
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: quai, bóng nhẫy, nghịch,  
- HD cách trình bày: Chữ cái đầu các câu phải viết hoa và cách lề 2 ô, cứ 4 dòng lại chừa ra 1 dòng không viết.
- Yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài lần cuối, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa bài, HS đổi vở soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 1HS bài thơ. Lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến: Bài thơ cho ta thấy sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai.
- HS lắng nghe.
- HS gấp SGK, viết vào vở theo lời đọc của GV.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
+ Hướng dẫn HS làm bài 2a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2a, lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. 
- Các nhóm thi làm bài vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
- 2HS đọc yêu cầu BT2a. Lớp đọc thầm.
- HS thi làm bài theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS làm bài tập còn lại và chuẩn bị cho bài sau.
- GV nhận xét giờ học 
- HS lắng nghe.
 Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Toán: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
- HS có biểu tượng về 2 đường thẳng song song.
- Biết được 2 đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- GDHS ham hiểu biết.
II. ĐDDH: Thước thẳng và ê ke.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, động não.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà.
- GV chữa bài, nhận xét . 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Giới thiệu 2 đường thẳng song song:
- GV vẽ lên bảng HCN : ABCD và y/c HS nêu tên hình. 
- GV dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và CD về hai phía ta được 2 đường thẳng song song. 
- GV y/c HS vẽ 2 đường thẳng song song vào bảng con.
- GV hỏi HS: Hai đường thẳng song song có cắt nhau không?
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- HS lắng nghe.
A
B
C
D
- HS quan sát và phát biểu ý kiến. ... m bài theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Dặn: thực hành vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
- GDHS tính mạnh dạn, ham học hỏi.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. Phương pháp: Thảo luận, thưck hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: Kể lại chuyện “Ở vương quốc Tương Lai” theo trình tự thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ BT1: Y/c 4 HS đọc văn bản kịch theo cách phân vai. GV đọc diễn cảm, hỏi HS:
- Cảnh 1 có những nhân vật nào?
- Cảnh 2 có những ai?
- Yết Kiêu, cha Yết Kiêu là người ntn?
- Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
+ BT2: Gọi Hs đọc y/c của BT2; treo bảng phụ đã viết 3 tiêu đề của 3 đoạn lên bảng, nêu câu hỏi:
- Câu chuyện “Yết Kiêu” kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
- Lưu ý cho HS: SGV trang 202.
- Y/c 1 HS làm mẫu, chuyển lời thoại kịch sang lời kể
- Lưu ý về cách kể: SGV trang 203
- Y/c HS thực hành kể theo N2.
- T/c cho HS thi kể trước lớp.
- T/c cho HS bình chọn bạn kể hay.
- Lắng nghe.
- 4 HS đọc theo yêu cầu.
- Người cha và Yết Kiêu
- Nhà vua và Yết Kiêu
- Căm thù bọn xâm lược, quyết chí giết giặc; cha Yết Kiêu là người yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc.
- Theo trình tự thời gian, sự việc diễn ra trước thì kể trước, .
- Đọc yêu cầu của BT2.
- Theo trình tự không gian: Sự việc diễn ra ở kinh đo Thăng Long diễn ra sau thì kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu.
- Lắng nghe.
- 1HS thực hành kể theo yêu cầu.
- Theo dõi trên bảng phụ
- Lắng nghe.
- Thực hành kể theo N2
- Kể trước lớp.
- Bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về tập kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
 - HS nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Tây Nguyên
 - Nêu được vai trò của rừng đối với s/xuất và đời sống; biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng; mô tả được sơ lược đặc điểm của sông ở TN; mô tả sơ lược rừng rậm nhiệt đới.
 - GDHS ham hiểu biết, có ý thức bảo vệ rừng.
II. ĐDDH: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời, HS nhận xét. 
Bài mới: Giới thiệu bài: 
3. Khai thác sức nước:
HĐ1: Làm việc theo nhóm 4
- Y/c HS qu/sát lược đồ lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên?
+ Tạo sao các sông ở Tây nguyên lắm thác ghềnh?
+ Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS quan sát lược đồ, thảo luận theo nhóm 4.
+ Sông Đồng Nai, sông Ba, sông Xê Xan 
+ Sông chảy qua nhiều vùng có độc cao khác nhau nên tạo ra thác, ghềnh.
+ HS chỉ theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nh/xét.
- Lắng nghe.
4. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên:
HĐ2: Làm việc cả lớp:
 - GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 6, 7 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Tây nguyên có những loại rừng nào?
+ Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
+ Dựa vào tranh ảnh, mô tả rừng nhiệt đới và rừng khộp? Lập 2 bảng so sánh 2 loại rừng ở TN? Chốt ý: SGV
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Rừng nhiệt đới và rừng khộp.
+ Do khí hậu của mỗi nơi khác nhau: nơi thì mưa nhiều thì rừng nhiệt đới phát triển; nơi mùa khô kéo dài thì rừng khộp xuất hiện.
+ HS trả lời theo hiểu biết của các em.
+ Lập bảng theo N4.
- Lắng nghe.
HĐ3: Làm việc cả lớp: 
- Quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? Gỗ được dùng làm gì? Chúng ta cần gì để bảo vệ rừng?
- Liên hệ về hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi và những chủ trương của Đảng và Chính phủ để bảo vệ rừng.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- Rừng ở Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, kền kền, cần khai thác hợp lí, trồng thêm rừng, chống nạn cháy rừng, 
- Lắng nghe.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Gọi HS đọc kết luận SGK.
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà học bài.
- 3HS đọc kết luận, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe, ghi đầu bài.
Toán: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ đúng HCN và HV
- GDHS tính chính xác.
II. ĐDDH: Thước thẳng và ê ke, bảng con.
III. Phương pháp: Quan sát, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ:
- GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm: 
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm vào bảng con.
- Tiếp tục vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = cdm.
- Vẽ đường thắng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = cdm.
- Nối A với B. Ta được hình chữ nhật ABCD.
- GV thao tác sau HS lên bảng.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
C
D
B
A
- HS thực hành vẽ vào bảng con theo yêu cầu của GV.
 - HS quan sát.
HĐ2: Hướng dẫn vẽ hình vuông có cạnh 3cm: 
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng DC = 3cm vào bảng con.
- Vẽ dường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 cm.
- Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3cm.
- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
- GV thao tác sau HS lên bảng.
- GV nhận xét.
C
D
B
A
- HS thực hành vẽ vào bảng con theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát.
HĐ2: Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 SGK trang 54, bài 1 trang 55. Riêng HS khá, giỏi làm thêm bài 3 trang 55
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- HS làm các bài tập 1 SGK trang 54, bài 1 trang 55. Riêng HS khá, giỏi làm thêm bài 3 trang 55.
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt được mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lưòi lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- GDHS tính mạnh dạn, ham học hỏi, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. Phương pháp: Thảo luận, thưck hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài cũ: Đọc lại bài văn đwocj chuyển thể từ trích đoạn vở kịch “Yết Kiêu” 
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
* Phân tích đề bài:
- Y/c HS đọc đề bài trên bảng, tìm những từ nêu trọng tâm của đề. GV gạch chân.
* Xác định MĐ trao đổi, ND trao đổi:
- Y/c HS đọc gợi ý 1, 2, 3.
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau là ai?
+ Mục đích trao đổi là để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này ntn?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi ?
* Y/c trao đổi theo cặp theo hình thức sắm vai
* T/c cho HS trình bày trước lớp.
- Y/c lớp đánh giá theo tiêu chí: ND trao đổi có đúng đề tài không? Cuộc trao đổi có đạt mục đích không? Lời lẽ, cử chỉ có phù hợp và tự nhiên không, cò giàu tính thuyết phục không?
- Y/c HS bình chọn cho cặp trao đổi thuyết phục nhất.
- GV nhận xét, chốt lại
- Lắng nghe.
- Đọc đề bài theo yêu cầu.
- Nối tiếp đọc gợi ý, thảo luận theo N2.
+ Trao đổi về muốn học thêm môn năng khiếu của em.
+ Anh hoặc chị của em.
+ Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những thắc mắc, khó khăn anh, chị đặt ra để họ ủng hộ em.
+ Em và bạn trao đổi theo cách đóng vai
+ Trả lời theo ý thích của mình.
- Làm theo yêu cầu.
- Lắng nghe, đọc thầm các tiêu chí.
- Bình chọn cặp đôi trao đổi hay nhất.	
- Lắng nghe.	
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ND ghi nhớ khi cần trao đổi 
- Viết lại bài vào vở; nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Sinh hoạt: LỚP
I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua và phương hướng tuần tới.
- Biết đưa ra ý kiến của mình để bổ sung hoặc nhận định về những đánh giá của lớp trưởng và cco giáo chủ nhiệm
- GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như tu dưỡng bản thân,
II.Chuẩn bị: - HS: Bản nhận xét của lớp trưởng.
 - Cô giáo CN: Những ý kiến bổ sung và phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
III. Các hoạt động dạy và học.	
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua của lớp trưởng:
- Y/c lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua của lớp.
- T/c cho HS nhận xét về đánh giá của lớp trưởng.
- Những cá nhân bị phê bình phát biểu suy nghĩ về thiếu sót của mình.
- Ý kiến bổ sung của cô giáo CN:
+ Nhất trí với ý kiến của lớp trưởng.
+ Tuyên dương lớp đã có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, cụ thể là trong việc đọc bài, trình bày vở, ... đặc biệt 1 số bạn có ý thức học tập tốt: Hoàng Kim, Minh Phương, Hải, Luân, Huyền, .... và phê bình một số bạn chưa có cố gắng trong học tập như viết chữ xấu, trình bày vở bẩn: Nhật, Phần, Ánh, ...
- Lớp trưởng đánh giá h/động của lớpvề:
+ Ý thức chấp hành nội quy, nề nếp của trường, của lớp.
+ Ý thức h/tập: Ở lớp, học bài cũ,
 + Công tác vệ sinh.
- Lớp nhận xét, bổ sung:
- Cá nhân bị phê bình phát biểu ý kiến trước lớp
- Lắng nghe.
HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại. cụ thể: 
+ Xây dựng không gian lớp học.
+ Mọi hoạt động để xây dựng lớp học thân thiện, HS tích cực góp phần xây dựng trường học thân thiện.
- Làm VS khu vực đã được phân công, trồng hoa ở các bồn được phân công.
- Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát.
- Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Lớp sinh hoạt VN theo hướng dẫn,
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGALOP 4 TUAN 9 CKTKN GIAM TAI.doc