Giáo án các môn Tuần 1 - Lớp 4

Giáo án các môn Tuần 1 - Lớp 4

ĐẠO ĐỨC: TS 1

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

I . MỤC TIÊU :

 Học xong bài này HS có khả năng :

- Nhận thức được cần phải trung thực trong học tập .

- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng .

- Biết trung thực trong học tập .

- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập .

II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

 Tranh minh hoạ truyện Một học sinh nghèo vượt khó.

 Các mẩu truyện, tấm gương vượt khó trong học tập .

 Giấy khổ to .

 

doc 26 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 1 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 18/8/2008
Ngày day:Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008
đạo đức: TS 1
Trung thực trong học tập
I . mục tiêu :
 Học xong bài này HS có khả năng : 
- Nhận thức được cần phải trung thực trong học tập .
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng .
- Biết trung thực trong học tập .
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
Ii . đồ dùng dạy- học :
 Tranh minh hoạ truyện Một học sinh nghèo vượt khó.
 Các mẩu truyện, tấm gương vượt khó trong học tập .
 Giấy khổ to .
Iii . Các hoạt động dạy- học :
Tiết 1
1 . ổn định tổ chức: (1’)
2 . Dạy bài mới : (30’)
- HS quan sát tranh SGK- đọc nội dung tình huống.
H? Theo em bạn long có những cách giải quyết nào?
- Gọi HS liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn long
- GV tóm tắt một số cách giải quyết chính
Nếu em là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao?
- Gọi HS trả lời - cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Cách giải quyết C là phù hợp thể hiện tính trung thực.
- HS đọc y/c bài tập 1SGK - làm bài.
- Gọi HS đọc và nêu ý kiến
- GV kết luận: Việc C là trung thực trong học tập.
HS đọc y/c BT 2
- HS giơ thẻ bày tỏ ý kiến - nhận xét bổ sung
- GV kết luận: ý b, c là đúng, ý a là sai.
H? Qua bài hôm nay em ghi nhớ điều gì
- Goi HS đọc ghi nhớ- GV ghi bảng
4/ Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài tiết 2.
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
a/ Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem
b/ Nói dối là đã quên ở nhà
c/ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ nộp sau
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
Tập đọc: ( Tiết 1)
dế mèn bênh vực kẻ yếu
	 	(Tô hoài)
I . mục đích - yêu cầu :
1. Đọc: Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2. Hiểu các từ ngữ : Ngắn chùn chùn , thui thủi, và các từ ngữ trong chú thích.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu. Xoá bỏ áp bức bất công.
 II . đồ dùng dạy- học:
 Tranh minh hoạ trong SGK, truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Băng giấy viêt sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
 III . các hoạt động dạy- học:
A . Mở đầu : (5’)GV giới thiệu năm chủ điểm của sách Tiếng Việt tập I . 
B . Dạy bài mới: (30’)
 GT bài.(Ghi bảng)
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài lần1(GV kết hợp khen những HS đọc đúng) - 4 HS đọc nối tiếp
 . Đoạn 1 : Hai dòng đầu ( vào câu chuyện )
 . Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò )
 . Đoạn 3 :Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò ) 
 . Đoạn 4 : Phần còn lại ( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn ) 
- HS đọc nối tiếp lần hai kết hợp giải nghĩa một số từ trong phần chú thích .
- HS luyện đọc theo nhóm đôi .
- HS đọc nối tiếp lại bài
- GVđọc diễn cảm cả bài .
-HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh
 nào?
? Đoạn 1 nói lên ý gì?
- HS đọc to đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thâý chị Nhà Trò
 rất yếu ớt ?
? Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào?
? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
? Đoạn này nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Nhà Trò bị bọn Nhện đe doạ, ức hiếp như thế nào ? 
? Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp?
? Qua lời kể của nhà trò chúng ta thấy được điều gì?
? Trước cảnh đáng thương của Nhà Trò Dế Mèn đã làm gì?
?Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
? Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì?
? Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích và cho biết vì sao em thích ? 
 Hoạt động 4 :Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi 3 Hs đọc nối tiếp 3 đoạn
- GV hỏi HS nhận xét cách đọc .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn : Năm trước .không thể ăn hiếp kẻ yếu .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu .
 Hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa truyện ? Qua câu truyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? ( ND bài)
5 : Củng cố - dặn dò: (5)
 H? Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
Nhận xét hoạt động trên lớp .
 - Về đọc diễn cảm và chuẩn bị bài “ Mẹ ốm” 
1.Luyện đọc .
2 : Tìm hiểu bài . 
1.Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò.
Ngồi gục đầu bên tảng đá cuội 
2.Hình dáng yếu ớt của chi Nhà Trò.
Người bự những phấn
Cánh ngắn chùn chùn
3. Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
toán: (Tiết 1+2+3)
ôn tập các số đến 100 000
I . mục tiêu :
 *Giúp HS ôn tập về : - Cách đọc , viết các số đến 100 000 . 
 - Phân tích cấu tạo số .
 - Tính nhẩm .
 - Tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân , chia các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số.
 - So sánh các số đến 100 000.
 - Đọc bảng thống kê và tính toán , rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê 
 - Luyện tính, tính giá trị của biểu thức .
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính .
 - Luyện giảI bài toán có lời văn .
II . đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1 : Ôn lại cách đọc số,viết số và các hàng .
- GV viết số: 83251 yêu cầu HSđọc số ,nêu rõ chữ số hàng đơn vị,chữ số hàng trăm,chữ số hàng nghìn ,chữ số hàng chục nghìn của số .
 HS đọc số và nêu giá trị của tong chữ số trong số
- GV hướng dẫn tương tự như trên với các số :83001; 80201; 80001.
- GV cho HS nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền nhau ( 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? 1trăm bằng mấy chục ?  ) 
- Gọi HS nêu các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn , tròn chục nghìn .
Hoạt động 2 : Luyện tập .
1 a . GV kẻ sẵn tia số trên bảng 1HS nêu và làm trên bảng . HS tự làm vào vở .
Hướng dẫn HS nhận xét,tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này:
? Các tia số trên được gọi là những số gì? (số tròn chục nghìn)
 1b. Cho HS làm tương tự .
? Các số trong dãy số này gọi những số tròn gì? ( tròn nghìn)
? Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (1000 đơn vị)
Cho HS tự phân tích mẫu và tự làm .
Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Gọi 3 HS lên bảng làm: HS1 đọc số, HS2 viết số, HS3 phân tích số.
 Chú ý : số 70008 đọc là bảy mười nghìn không trăm linh tám .
? Bài Y/c gì?
Cho HS nêu bài mẫu các bài còn lại làm vào vở
Gọi 2 HS lên bảng làm
HS dưới lớp nêu bài làm - đổi vở để kiểm tra.
Hs cả lớp NX bài trên bảng
GV vẽ hình lên bảng gọi HS nêu cách làm gọi 3 HS lên bảng làm .NX và chữa bài
? Muốn tính chu vi của một hình tứ giác ta làm ntn?
? Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm ntn?
? Muốn tính chu vi của một hình vuông ta làm ntn?
*HSG làm bài 2 / 2 SBT và NC
 Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò :
HSY viết các số : 45056 ; 60080 .
Nhận xét tiết học .
1 : Ôn lại cách đọc số,viết số và các hàng
83001
80201
 80001.
2 : Luyện tập .
Bài 1 : 
Bài 2 :
Bài 3 :
Bài 4 :
Ngày dạy:Thứ ba, ngày 19 tháng 8 năm 2008
toán : (Tiết 2)
ôn tập các số đến 100 000
I . mục tiêu :
 *Giúp HS ôn tập về : - Cách đọc , viết các số đến 100 000 . 
 - Phân tích cấu tạo số .
 - Tính nhẩm .
 - Tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân , chia các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số.
 - So sánh các số đến 100 000.
 - Đọc bảng thống kê và tính toán , rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê 
 - Luyện tính, tính giá trị của biểu thức .
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính .
 - Luyện giảI bài toán có lời văn .
II . đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy- học :
1 . ổn định tổ chức: (1)
2 . Kiểm tra bài cũ : (2) 
 Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài 
 Viết mỗi số sau thành tổng : 7425 ; 6050.
 3 . Dạy bài mới : (30’)
Hoạt động 1: Luỵên tính nhẩm
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Tính nhẩm truyền “
GV phổ biến luật chơi : GV đọc một phép tính rồi chỉ 1 HS đọc kết quả . Sau đó GV đọc tiếp 1 phép tính va chỉ 1 HS khác trả lời ..
GV đọc : 4000: 2 = 
 Cho HS chơi khoảng 3 đến 4 lần 
Nhận xét kết quả của HS
 Hoạt động 2: thực hành
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 
Cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở 
Yêu cầu HS đọc bài 2
Gọi lần lượt HS lên bảng làm. Cả lớp l àm bảng con .
GVvà HS kiểm tra lại kết quả của những HS làm trên bảng 
GV nhận xét và sửa sai .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
- Gọi HS nêu lại cách so sánh 2 số 5870 và 5890 
- GV nhắc lại cách so sánh : 
+ 2 số này cùng có 4 chữ số 
+ Các chữ số ở hàng nghìn , hàng trăm giống nhau 
+ ở hàng chục co 7<9 nên 5870 <5890
Vậy viết 5870 <5890 
- GV cho HS làm các bài còn lại và gọi HS lên bảng làm 
- GV nhận xét và sửa sai
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 4 . 
- Cho HS tự làm . 
- Cho HS đọc kết quả 
- GV nhận xét , sửa sai . 
a. Cho HS đọc và hướng dẫn cách làm, yêu cầu HS tính rồi viết các câu trả lời 
b. HS tính rồi viết câu trả lời .
c. HS thực hiện phép trừ rồi viết câu trả lời . 
GV yêu cầu HS trình bày kết quả . 
GV nhận xét , sửa sai .
*HSG làm bài 3, 4 /3 SBT và NC
3 Củng cố , dặn dò (5’)
- GV nhận xét tiết học .
- HSY về nhà làm lại bài
- Chuẩn bị bài tiết sau
Ví dụ : 7000 - 3000 = 
2: thực hành
* Bài 1 
*Bài 2 
*Bài 3
5870 <5890
*Bài 4
*Bài 5
. 
Luyện từ và câu : (Tiết1)
cấu tạo của tiếng
I . mục đích - yêu cầu :
- Nắm được cấu tạo cơ bản ( gồm 3 bộ phận ) của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt 
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có kháI niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng .
Ii . đồ dùng dạy - học :
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .
Bộ chữ cái ghép tiếng .
Iii . các hoạt động dạy - học :
 1 . ổn định tổ chức: (1’)
 2 .Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (5’)
 3. Dạy bài mới: (30’)
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Phần nhận xét .
 + Yêu cầu 1 : HS đếm số tiếng trong câu tục ngữ .
- HS đếm thầm .
- Nêu số tiếng : Dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng . 
+ Yêu cầu 2 : Đánh vần tiếng bầu . HS đánh vần thầm, 1HS làm mẫu đánh vần thành tiếng
GV ghi lại kết quả đánh vần của HS lên bảng . Dùng phấn màu tô : bờ ( phấn xanh ) ,âu (phấn đỏ ), huyền (phấn vàng ).
+ Yêu cầu 3 : Phân tích cấu tạo của tiếng bầu .
 HS thảo luận nhóm đôi về cấu tạo của tiếng bầu.
 HS trình bày ,GV ghi kết quả .
+ Yêu cầu 4 : Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại và rút ra ghi nhớ .
- HS thảo luận nhóm .
 . Nhóm 1 : Phân tích cấu tạo của tiếng : ơi , thương , lấy .
 . Nhóm 2 : Phân tích cấu tạo của tiếng : bí , cùng .
 . Nhóm 3 : Phân tích cấu tạo của tiếng : tuy , rằng .
 . Nhóm 4 : Phân tích cấu tạo của tiếng : k ... nh. HS
 pha được màu theo HD.
- HS ham thích màu sắc và ham thích vẽ.
Ii . đồ dùng dạy- học :
 GV bảng pha màu
 HS vở thực hành, màu
Iii . các hoạt động dạy- học:
1 . ổn định lớp : (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 . Dạy bài mới : (30’)
GTB: (ghi bảng)
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
*GV giới thiệu cách pha màu
? HS nêu lại tên 3 màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh lam)
GV giới thiệu H2/3 SGK và giải thích cách pha màu từ 3 màu cơ bản để có được các màu da cam, xanh lục, tím
+Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam.
+ Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục.
+ Màu đỏ pha với màu xanh lam được màu tím.
 * GV giới thiệu các cặp màu bổ túc
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại
+ Lam bổ túc cho da cam và ngược lại
+ Vàng bổ túc cho tím và ngược lại
HS quan sát h3 / 4 SGK để các em nhận ra các cặp màu bổ túc.
* GV giới thiệu màu nóng lạnh
- HS quan sát tiếp màu ở 4,5 SGK 
? Màu nóng là những màu gây cảm giác ntn? 
? Màu lạnh là những màu gây cảm giác ntn? 
? Em hãy kể tên 1 số đồ vật, cây, hoa, quả,Cho biết chúng cómàu gì? Là màu nóng hay màu lạnh
Hoạt động 2: Cách pha màu
GV làm mẫu cách pha màu vừa thao tác pha vừa giải thích về cách pha để HS nắm được.
Hoạt động 3: Thực hành
HS tập pha màu
GV quan sát và HD trực tiếp để HS biết sử dụng
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV và HS chọn một số nhận xét xêp loại.
- Khen ngợi những em vẽ màu đúng và đẹp.
4 . Củng cố- Dặn dò: (5’)
NX nội dung bài
Chuận bị bài tiết sau
Ngày soạn: 17 / 8/ 2008
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 8năm 2008
Toán: (Tiết 5)
luyện tập
I . mục tiêu : 
 Giúp HS :
- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ .
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
Ii . Đồ dùng dạy học :
Iii . các hoạt động dạy - học :
 1 . ổn định lớp : (1’)
 2 . Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Gọi 3 HS lên bảng làm 3 bài tính giá trị của biểu thức 123 + b với b = 145; 
b = 561; b = 30 .
GV chữa bài , nhận xét và cho điểm .
3 . Dạy bài mới : (30’) GV giới thiệu :
 Bài 1: 
GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
GV treo bảng phụ đã chép sẵn 4 ý của bài tập 1 trên bảng yêu cầu HS đọc đề
 bài .
Hướng dẫn HS một bài mẫu, cả lớp thống nhất cách làm và kết quả, gọi 4 HS lên bảng làm ,cả lớp làm vào vở ( yêu cầu mỗi dãy bàn làm một bài).
 Bài 2 : GV yêu cầu HS đọc đề bài , sau đó nhắc HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính , có dấu ngoặc vì thế sau khi thay số bằng chữ chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự 
HS tự làm vào vở, sau đó thống nhất kết quả .
GV nhận xét và cho điểm HS .
 Bài 3 : GV treo bảng số như phần bài tập ở SGK , sau đó yêu cầu HS đọc bảng số và cho biết cột thứ 3 trong bảng cho biết gì ?
- Biểu thức đầu tiên trong bài là gì ?
- Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 x c là bao nhiêu ?
-Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng với 8 x c lại là 40? 
 GV yêu cầu HS làm bài .
 GV nhận xét và cho điểm HS .
 Bài 4 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông .
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi bằng bao nhiêu ?
- GV giới thiệu : Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có : P = a x 4 .
 -Yêu cầu HS đọc đề bài tập 4 , sau đó làm bài .
GV nhận xét ghi điểm .
HSG làm bài tập : Tìm a để giá trị của biểu thức 54 x a là :
 a. 255 b. 450 c. 90 
 4 . Củng cố- Dặn dò : (5’)
 Nhận xét tiết học .
 HSY về làm lại bài
 Chuẩn bị bài tiết sau
Khoa hoc:(Tiết 2)
trao đổi chất ở người
I . mục tiêu : 
 Sau bài học HS biết :
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống .
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất .
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môI trường . 
Ii . đồ dùng dạy- học :
- Hình 6 , 7 SGK .
- Giấy khổ A4 ; bút vẽ .
Iii . các hoạt động dạy- học :
1 . ổn định lớp : (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ : (5’) 
GV hỏi : - Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống ?
- Kể những thứ em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống ? 
3 . Dạy bài mới : (30’)
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người .
 * Cách tiến hành :
 Bước 1 : HS quan sát và trả lời câu hỏi :
? Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6 SGK ?
? Những thứ nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình vẽ ?
? Ngoài những yếu tố cần cho sự sống của con người được thể hiện qua hình vẽ , con người còn cần những yếu tố nào khác ? 
? Vậy cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình ?
 Bước 2 : Yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi :
? Trao đổi chất là gì ?
? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật ?
 Rút ra kết luận : 
Hoạt động 2 : Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường .
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4.
Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở người theo trí tưởng tượng . HS hiểu sơ đồ hình 2 SGK chỉ là sự gợi ý . Các em có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh .
Gv phát giấy khổ A4 cho các nhóm , các nhóm cùng bàn cách thể hiện , tất cả
 HS trong nhóm cùng tham gia vẽ theo sự phân công của nhóm trưởng .
Bước 2 : Trình bày sản phẩm 
GV yêu cầu đại diện các nhóm đính các hình vẽ của nhóm lên bảng và trình bày ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua hình vẽ 
HS nhận xét các sản phẩm để chọn ra hai sản phẩm đẹp nhất để khen hai nhóm .
4. Củng cố- Dặn dò : (5’)
? Trao đổi chất là gì ?
 Nhận xét tiết học .
Tập làm văn: (Tiết2)
nhân vật trong chuyện
I . Mục đích- yêu cầu :
 1 . HS biết : Văn kể chuyện phải có nhân vật . Nhân vật trong truyện là người, là con vật , đồ vật, cây cối, được nhân hoá .
 2 . Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói , suy nghĩ của nhân vật 
 3 . Bước đầu biết xây dung nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
Ii . đồ dùng dạy- học :
Bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loai theo yêu cầu bài tập 1 (phần nhận xét )
Iii . các hoạt động dạy- học :
 1 . ổn định lớp : (1’)
 2 . Kiểm tra bài cũ : (5’) 
 GV nêu câu hỏi , HS trả lời .
 H? Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? 
3 . Dạy bài mới : (30’)
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhận xét .
 Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
. Trong tuần, em đã được học những truyện nào? 
Yêu cầu HS làm bài tâp vào vở . GVdán 4 tờ giấy khổ to lên bảng ,gọi 4 HS đại diện 4 dãy bàn lên bảng làm bài .
 Hướng dẫn HS nhận xét .Rút ra lời giải đúng .
+ Nhân vật là người : - hai mẹ con bà nông dân , bà cụ ăn xin , những người dự lễ hội.
+ Nhân vật là vật : Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, giao long).
 Bài 2 : Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật .
HS thảo luận nhóm đôi và nêu nhận xét .
+ Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, 
+ Trong Sự tích Hồ Ba Bể : Mẹ con bà nông dân giàu lòng thương người . Căn cứ nêu nhận xét :cho 
bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt .
 Hoạt động 3 : Rút ra ghi nhớ .
Gọi 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK . Cả lớp theo dõi. 
Hoạt động 4 : Luyện tập 
 Bài tập 1 : 
 Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm nội dung bài tập ( đọc cả câu chuyện Ba anh em và từ được giải nghĩa ).
 HS trao đổi và trả lời các câu hỏi .
 ? Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào ?
 ? Bà có nhận xét như vậy là nhờ là nhờ vào đặc điểm nào của mỗi cháu của mỗi cháu)
Bài tập 2 : Gọi HS đọc nội dung bài tập .
HS thảo luận nhóm về các hướng sự việc có thể xảy ra, để đi tới kết luận : 
 + Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác bạn sẽ chạy lại, nân gem bé dậy , phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc
 + Nếu bạn nhỏ không quan tâm đến người khác , bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa , mặc em bé khóc .
- HS đại diện các nhóm lên thi kể .
- Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng em, kết luận bạn kể hay nhất .
4 . Củng cố- Dặn dò : (5’)
 Nhận xét tiết học. Học thuộc nội dung ghi nhớ.
 Chuẩn bị bài giờ sau : Kể lại hành động của nhân vật .
Thể dục: (Tiết 2)
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng
nghiêm, đứng nghỉ - trò chơi “ chạy tiếp sức”
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điẻm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, động tác điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dứt khoát đúng khẩu lệnh hô của GV.
- Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
* Địa điểm: Sân trường đã được vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
* Phương tiện: Giáo viên chuẩn bị một còi, cờ, kẻ sân:
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu:
ổn định tổ chức:
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học, nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ , trang phục. 
Theo đội hình hàng ngang.
Khởi động:
Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”.
Tại chỗ vỗ tay hát.
Phần cơ bản:
1.Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điẻm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. 
- GV nhắc lại cách thực hiện động tác.
GV gọi 1-2 em lên thực hiện động tác.
GV cùng HS quan sát và nhận xét.
Lần 1-2: GV điều khiển, xen kẽ GV sửa sai và nhận xét.
Lần 3-4: Chia tổ tập luyện, GV quan sát nhận xét và sửa sai cho HS.
Lần 5-6: Tập cả lớp, Gv điều khiển
2. Chơi trò chơi: “ Chạy tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi.
GV phân tích và làm mẫu trò chơi.
GV tổ chức cho HS chơi thử.
GV tổ chức cho HS chơi.
Tổ nào thắng GV tuyên dương.
Phần kết thúc
Hồi tĩnh: đứng vỗ tay và hát.
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò: Ôn các động tác của bài thể dục.
Giáo viên điều khiển và cho học sinh xuống lớp
Sinh hoạt lớp
I). Lớp trưởng nhận xét mọi hoạt động trong tuần và xếp loại từng tổ.
II) GV đánh giá, nhận xét mọi sinh hoạt trong tuần và đề ra phương pháp tuần tới:
1. Đạo đức:
- ệu ủieồm:	
- Nhửụùc ủieồm:	
2.Học tập:
- ệu ủieồm:	
- Nhửụùc ủieồm:	
 3.Các hoạt động khác-Tỉ lệ chuyên cần đạt:	
-Vệ sinh :	
-Truy bài :	
-Thể dục :	
4. Phương hướng tuần tới
Duy trì mọi hoạt động, khắc phục mặt còn hạn chế
Chuẩn bị đầy đủ sách vở sách vở 
 Đôn đốc h/s thu các khoản tiền theo qui định.
Phần ký duyệt của BGH
Ngày ... tháng ... năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T1.doc