Giáo án Chính tả 4: Nghe-Viết: Cháu nghe câu chuyện của bà (tiết 3)

Giáo án Chính tả 4: Nghe-Viết: Cháu nghe câu chuyện của bà (tiết 3)

CHÍNH TẢ:

NGHE-VIẾT: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ (Tiết 3)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Nghe-viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.

2. Làm đúng các bài tập 2 b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ có ghi sẵn bài tập 2b chưa điền.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 4: Nghe-Viết: Cháu nghe câu chuyện của bà (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ:
NGHE-VIẾT: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ (Tiết 3)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Nghe-viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
2. Làm đúng các bài tập 2 b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ có ghi sẵn bài tập 2b chưa điền.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : YC 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: GV đọc các từ: sẵn sàng, chặng đường, rặng tre, xung phong.
Nhận xét ghi điểm.
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài: ghi đề lên bảng
1. Hướng dẫn chính tả 
-HS thực hiện yêu cầu
- GV đọc bài thơ.
- HS theo dõi SGK, 1 em đọc lại bài thơ
- Hỏi : Nội dung bài thơ nói gì ?
 nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Hướng dẫn HS phát hiện những hiện tượng chính tả trong bài dễ viết sai như : trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng, mỏi, gặp, lạc, dẫn, bỗng.
- Cả lớp đọc thầm SGK để phát hiện.
- Hướng dẫn HS viết từ khó, từ dễ lẫn trong bài viết.
- HS viết bảng con : chiều, trước, sau, chân, cháu, chuyện, rưng rưng, dẫn, 
- Hỏi : Bài thơ lục bát được trình bày như thế nào ?
- Câu 6 lùi vào 1 ô, câu 8 viết sát lề đỏ. Hết 1 khổ thơ phải chừa trống 1 dòng.
2. Viết chính tả 
- GV đọc lại toàn bài thơ.
- HS đóng SGK lại và nghe GV đọc.
- Đọc từng câu chậm, rõ ràng cho HS viết.
- HS nghe và viết bài vào vở 
- Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút và giúp đỡ HS yếu kém.
- Đọc chậm toàn bài cho HS soát lại.
- HS soát lại bài viết.
3. Chấm, chữa bài 
- GV chấm 8-10 bài để nhận xét rút kinh nghiệm.
- HS nghe để rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn HS tự đổi vở chấm bài.
- HS tự đổi vở chấm bằng bút chì theo sự hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi hướng dẫn HS ghi lỗi và ghi chữ sai.
- Đổi vở soát lại.
- Trả vở bạn.
- HS tự soát lại bài lần cuối và viết lại từ sai.
4. Hướng dẫn làm bài 
* Bài tập 2b : 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập 2b nhưng chưa điền.
- HS trao đổi nhóm đôi để tìm điền đúng vào bài tập.
- Lời giải đúng : 
triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh, vẽ cảnh, khẳng địmh, bởi vì, sĩ vẽ, ở cạnh, chẳng bao giờ.
YC HS đọc lại toàn bộ mẫu chuyện
Nêu ý nghĩa của mẫu chuyện ?
HS đọc toàn mẫu chuyện
Tính khôi hài: người xem tranh được hỏikhông cần suy nghĩ nói luôn bức tranh, tất nhiên vẽ cảnh hoàng hôn. Vì ông biết rõ họa sĩ vẽ bức tranh này không bao giờ tjức dậy trước bình minh.
- Hướng dẫn chữa bài tập và nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: Về nhà tìm và ghi lại những từ ngữ chỉ đồ đạc trong gia đình có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Bài sau: Nhớ- viết: Truyện cổ nước mình.
- HS làm bài vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docchinhta3.doc