Giáo án Chính tả 4 tiết 14 đến 31 – Trường tiểu học Lý Tự Trọng

Giáo án Chính tả 4 tiết 14 đến 31 – Trường tiểu học Lý Tự Trọng

Tuần 14 Chính tả ( Nghe - viết )

 Chiếc áo búp bê

I. Mục tiêu

- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn trong bài " chiếc áo búp bê"

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âc/ ât, tìm đúng các tù có vần âc/ ât

II.Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ, phấn màu.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 16 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 4 tiết 14 đến 31 – Trường tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Chính tả ( Nghe - viết )
 Chiếc áo búp bê
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn trong bài " chiếc áo búp bê"
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âc/ ât, tìm đúng các tù có vần âc/ ât
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : Tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo, chơi chuyền 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe- viết
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Bạn nhỏ khâu cho búp bê chiếc áo như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : búp bê, phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi điền từ tiếp sức.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
- Kết luận kết quả. Gọi HS đọc kq đúng.
- Gọi 1 số em đặt câu với một số từ vừa tìm được. 
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp
 - 2 em đọc các từ
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Chiếc áo rất đẹp...
+ Bạn rất yêu thương búp bê.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 1 
Đáp án : lất phất, đất nhấc, bật lên , rất nhiều, bậc tam cấp, nhấc bổng, bậc thềm
Bài 2 
- Chân thật, vất vả, tất tả, chật chội, chất phác, bất tài, ngất ngưởng, thất vọng
Chính tả ( Nghe - viết )
 Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn " Tuổi thơ của tôi....những vì sao sớm. "
- Tìm đúng các từ có chứa thanh ?/ ~ theo yêu cầu.
- Biết miêu tả một số đồ chơi, trò chơi.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : Vất vả, tất tả, ngất ngưởng, khật khưỡng. 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe- viết
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng, vì sao sớm.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày: 1 em đọc, 1 em viết bảng. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc lại kq.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
- 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Mềm mại như cánh bướm...
+ Các bạn hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời...
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 1 
- Đồ chơi: tàu hoả, tàu thuỷ, ngựa gỗ...
- Trò chơi : nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, dung dăng dung dẻ, diễn kịch...
Bài 2 
- Thảo luận cặp : lần lượt miêu tả bằng lời trò chơi em thích.
- Trình bày trước lớp
Chính tả ( Nghe - viết )
 Kéo co
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn "Hội làng Hữu Trấp....thành thắng. "
- Tìm và viết đúng các từ ngữ có âm đầu r/d/gi.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : trốn tìm, châu chấu, kĩ năng, ngật ngưỡng.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe- viết
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm vào VBT, 1 cặp làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc lại kq.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
- 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Cuộc thi diễn ra giữ nam và nữ, có năm bên nữ thắng...
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 2 
- Nhảy dây, múa rối, giao bóng...
- Hs trình bày vào VBT
Chính tả ( Nghe - viết )
 Mùa đông trên rẻo cao.
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn "Mùa đông trên rẻo cao. "
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ât/ âc.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : cái bấc, tất bật, lật đật, vật nhau.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe- viết
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về trên rẻo cao?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : Rẻo cao. Sườn núi, trườn xuống, quanh co, khua lao xao.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm vào VBT, 1 cặp làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc lại kq.
- Gọi hs nêu yêu cầu bài 3.
- Tổ chức cho hs thi làm bài hình thức tiếp sức giữa 2 nhóm, mỗi em chỉ gạch chân 1 từ.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
- 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Mây theo các sườn núi.....đã lìa cành.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 2 
- Giấc ngủ, đất trời, vất vả
- Hs trình bày vào VBT
Bài 3 
- Giấc mộng- làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo- cất tiếng- lên tiếng- nhấc chàng- đất- lảo đảo- thật dài- nắm tay
Chính tả ( Nhớ - viết )
Tiết 21: Chuyện cổ tích về loài người.
I. Mục tiêu
- HS nhớ - viết đúng, đẹp 4 khổ thơ trong bài " Chuyện cổ tích về loài người".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu thanh ?/ ~
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : truyền bóng, trung phong, tuốt lúa, cuộc chơi. 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nhớ- viết.
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
+ Hãy nêu ý nghĩa 4 khổ thơ trên?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : sáng rõ, lời ru, rộng...
- Nhắc nhở hs cách trình bày các khổ thơ.
- Cho HS viết bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 em làm bảng phụ
- Gọi hs chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi hs trình bày, bổ sung.
- Kết luận kết quả. Gọi HS đọc kq đúng.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Mọi vật trên trái đất này sinh ra vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Nhớ- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 1 
Đáp án : mỗi, mỏng manh, rtực rỡ, rải, thoảng, tản mát.
Bài 2 
- Đáp án: dáng, dần, điểm, rắn, thẫm, dài, rỡ, mẫn.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiết 22: Sầu riêng.
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn trong bài " Sầu riêng ".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ut/ ưt, l/n.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : rộng rãi, dở dang, giang sơn, vất vả, ngỡ ngàng. 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe - viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
 " Hoa sầu riêng ...tháng năm ta."
+ Đoạn văn miêu tả bộ phận nào của cây sầu riêng?
+ Hoa sầu riêng được tác giả miêu tả ntn?
+ Quả sầu riêng được tác giả miêu tả ntn?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : trổ, lác đác, li ti, lủng lẳng.
- Nhắc nhở hs cách trình bày đoạn văn.
- G đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 em làm bảng phụ
- Gọi hs chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Cho hs chơi trò chơi tiếp sức.
- Kết luận kết quả. Gọi HS đọc kq đúng.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Tả hoa, quả sầu riêng?
+ Hoa đậu từng chùm...
+ Quả trông giống như tổ kiến.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Nghe - Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở soát lỗi.
Bài 1 
Đáp án : Nên bé nào biết đau
 Bé oà lên nức nở
Bài 2 
- Đáp án: nắng- trúc xanh- cúc- lóng lánh- nên- vút- náo nức.
Chính tả ( Nhớ - viết )
Tiết 23: Chợ Tết.
I. Mục tiêu
- HS nhớ - viết đúng, đẹp 11 dòng thơ đầu trong bài " Chợ Tết ".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : lẫn lộn, lén lút, lúc nãy, bão lụt. Nóng nực. 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nhớ- viết.
- Gọi HS đọc đoạn thơ 11 dòng đầu.
+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh ntn?
+ Mỗi người đến chợ với dáng vẻ riêng ntn?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : ôm ấp, viền, mép, lon xon, yếm thắm, ngộ nghĩnh.
- Nhắc nhở hs cách trình bày thể thơ 8 chữ.
- Cho HS viết bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT theo cặp, 1 cặp làm bảng phụ.
- Gọi hs chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Mây trắng đỏ, sương hồng lam ôm ấp mép đồi xanh, ...
+ cụ già chống gậy lom khom, cô yếm thắm che môi cười....
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Nhớ- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 1 
Đáp án : 
- Hoạ sĩ, sung sướng, không hiểu sao
- nước Đức, bức tranh, bức tranh.
* Hoạ sĩ trẻ ngây thơtưởng rằng mình vẽ bức tranh cả ngày đã là công phu, không hiểu rằng hoạ sĩ Men- xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiết 24: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp bài " Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân ".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu ?/ ~
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe - viết.
- Gọi HS đọc bài viết.
 + Qua đoạn văn, em biết gì về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
- Gọi hs đọc và giải nghĩa từ: dân công, hoả tuyến.
- Hướng dẫn HS viết từ khó : Tô Ngọc Vân, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, Cách mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ.
- Nhắc nhở hs cách trình bày đoạn văn.
- G đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 2 em làm bảng phụ
- Gọi hs chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
* G phân biệt khi viết chuyện( chuỗi sự việc diễn ra có đầu, cuối, có thật hoặc tưởng tượng) và truyện ( tác phẩm văn học được in hoặc viết ra thành chữ)
- Gọi HS nêu yêu cầu, đọc câu đố.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi hs nêu đáp án.
- Kết luận kết quả. 
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến.
- hs đọc chú giải và nêu nghĩa từ:
+ Hoả tuyến: nơi diễn ra các trận đánh trong chiến tranh.
+ Dân công: người làm nghĩa vụ lao động trong thời gian nhất định.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Nghe - Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở soát lỗi.
Bài 1 
Đáp án : 
Kể chuyện phải trung tành với truyện, phải kể đúng với các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
Bài 2 
- Đáp án: 
a. nho- nhỏ- nhọ
b. chi- chỉ- chì- chị
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiết 29: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4...?
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp bài " Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4...?".
- Viết đúng tên riêng nước ngoài.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt êt/êch
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : biển, hiểu, buổi, nguâỷ, diếm, diễn, miễn.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe - viết.
- Đọc bài văn.
- Gọi HS đọc bài viết.
 + Đầu tiên người ta nghĩ rằng ai phát minh ra các chữ số?
+ Ai là người nghĩ ra các chữ số?
+ Mẩu chuyện có nội dung là gì?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : ả Rập, Bát- đa, ấn Độ, dâng tặng, truyền bá rộng rãi.
- Nhắc nhở hs cách trình bày đoạn văn.
- G đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 em làm bảng phụ
- Gọi hs chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
- yêu cầu hs đặt câu với 1 trong các từ trên.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi hs trình bày.
- Kết luận kết quả. 
- Yêu cầu hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Truyện đáng cười ở chỗ nào?
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- Theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ ...Người ả Rập.
+ Một nhà htiên văn học người ấn Độ.
+ Giải thích về người thực sự đã nghĩ ra các chữ số.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó.
- Nghe - Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở soát lỗi.
Bài 1b 
Đáp án : 
Bết, bệt bệch
Chết chếch, chệch
Dết, dệt hếch
Hết, hệt kếch( xù), kệch( cỡm)
Kết tếch
Tết 
Bài 2 
- Làm việc theo nhóm.
- 1 nhóm dọc câu chuyện đã hoàn chỉnh, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đáp án: 
Nghếch mắt- châu Mĩ- kết thúc- nghệt mặt- trầm trồ- trí nhớ.
+ ở sự ngây thơ của Sơn, tưởng chị có thể sống lâu đến 500 năm và kể lại chuyện theo trí nhớ của mình.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả ( Nhớ - viết )
Tiết 30: Đường đi Sa Pa.
I. Mục tiêu
- HS nhớ - viết đúng, đẹp đoạn " Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa...đất nước ta ".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/ gi.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : lếch thếch, nết na, chênh chếch, sống chết, trắng bệch, dính bết. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nhớ- viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi ntn?
+ Vì sao Sa Pa được coi là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : Thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì.
- Cho HS viết bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT theo nhóm 4, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Gọi hs chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
- Yêu cầu hs đặt câu với 1 trong những từ tìm được.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 em làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc các câu văn đã hoàn thành.
- Nhận xét , chữa lỗi.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ ...thay đổi theo thời gian trong một ngày, thay đổi mùa liên tục trong ngày...
+ Vì có phong cảnh đẹp, có sự thay đổi mùa trong ngày rất lạ lùng, hiếm có.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Nhớ- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
Bài 1a 
Đáp án : 
a
ong
ông
ưa
r
ra lệnh, ra vào, rà mìn, rà soát, cây rạ, đói rã...
Rong chơi, ròng ròng, rong biển, bán hàng rong...
Nhà rông, rộng, 
rống lên...
Rửa, rữa, rựa...
d
Da thịt, da trời, giả da...
Cây dong, dòng nước, dong dỏng.
Cơn dông
Dưa, dừa, dứa...
gi
Gia đình, tham gia, già, 
giá bát, giá đỗ, giã giò, giả dối...
giongbuồm,
gióng hàng,
giọng nói,
giỏng tai, giong trâu,
trống giong cờ mở...
Cơngiông, giống, 
nòi giống ....
ở giữa, giữa chừng
...
Bài 2a 
Đáp án: 
Thế giới- rộng- biên giới- dài.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiết 31: Nghe lời chim nói.
I. Mục tiêu
- HS nghe - viết đúng, đẹp bài thơ " Nghe lời chim nói ".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l / n.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs viết 5 từ đã tìm được ở BT1 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe - viết.
- Đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc bài viết.
 + Loài chim nói về điều gì ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết...
- Nhắc nhở hs cách trình bày đoạn văn.
- G đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT theo nhóm 4, 1nhóm làm bảng phụ.
- Gọi hs trình bày bài, bổ sung.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
- yêu cầu hs học thuộc các từ trên.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi hs trình bày.
- Kết luận kết quả, gọi hs đọc kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
- 3 em viết bảng, lớp viết nháp.
 - 2 em đọc các từ.
- Theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện. 
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó.
- Nghe - Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở soát lỗi.
Bài 1a 
* Trường hợp chỉ viết l không viết n:
Là, lạch, lãi, làm, lảm, lãm, lảng, lãng, lảnh, lãnh, làu, lạu, lẳng. lặp, lâm, lấm, lẫm, lẩn, lật, lất, lận, lầu, lầy, lẽ, lèm, lẻm, lẹm....(SGV/375)
 * Trường hợp chỉ viết n không viết l:
này, nãy, nằm, nắn nậm, nẫng, nấu, nẫu, néo, nêm, nếm nệm, nến, nện, nỉ, niễng, nín, nịt, nỏ, noãn, nơm, nuột, nước, nượp...
Bài 2a 
Đáp án:
Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 3100 km vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc2.CHINH TA.doc