Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình học kỳ I - Tạ Ngọc Hậu

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình học kỳ I - Tạ Ngọc Hậu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Trong việc htập có rất nhiều khó khăn, ta cần biết kh/phục khó khăn, cố gắng học tốt.

- Khi gặp khó khăn & biết khác phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý. Nếu chịu bó tay trước khó khăn, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.

- Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết, khắc phục & cùng đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.

2. Thái độ:

- Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình & giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.

3. Hành vi:

- Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

1) KTBC(5’)

- GV: Y/c HS nêu ndung ghi nhớ SGK.

2) Dạy-học bài mới(28’)

* G/thiệu bài

* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện

- GV (hoặc 1HS): Đọc câu chuyện kể: “Một học sinh nghèo vượt khó”.

- GV: Y/c HS th/luận nhóm đôi theo câu hỏi sau:

+ Thảo gặp những khó khăn gì?

+ Thảo đã khắc phục như thế nào?

+ Kết quả học tập của bạn ra sao?

- HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét

- GV chốt lại: Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường nhưng Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.

- Hỏi: + Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?

+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra?

+ Vậy, trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập, chúng ta nên làm gì?

+ Khắc phục khó khăn trong học tập có t/dụng gì?

- GV: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình học kỳ I - Tạ Ngọc Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
Tiết: 01
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Giúp HS biết: Cần phải trung thực trong học tập.Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin. Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, ktra.
Thái độ: Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập & thành thật trong học tập. Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
Hành vi: Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Giới thiệu bài
Dạy - học bài mới(30’)
Hoạt động 1: Xử lý tình huống. H S xem tranh trong SGK, thảo luận nhóm đôi :
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế? 
- GV: HS trao đổi cả lớp & y/c HS trình bày ý kiến .Hỏi:
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
+ Trong học tập, chúng ta có cần phải trung thực không?
- GV kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi & sửa lỗi.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
 + Trong học tập vì sao phải trung thực? Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
- GV giảng & kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Y/c các nhóm nhận bảng câu hỏi & giấy màu đỏ, xanh cho thành viên mỗi nhóm. 
Nội dung:Câu 1: Trong giờ học, Minh là bạn thân của em, vì bạn không thuộc bài nên em nhắc bài cho bạn. 
Câu 2: Em quên chưa làm bài tập, em nghĩ ra lí do để quên vở ở nhà.
Câu 3: Em nhắc bạn không được giở sách vở trong giờ kiểm tra.
Câu 4: Giảng bài cho Minh nếu Minh không hiểu.
Câu 5: Em mượn vở của Minh và chép một số bài tập khó Minh đã làm.
Câu 6: Em không chép bài của bạn khi kiểm tra dù mình không làm được.
Câu 7: Em đọc sai điểm kiểm tra cho thầy giáo viết vào sổ.
- GV Y/c các nhóm thảo luận. trình bày kết quả .HS nhận xét. GV kết luận.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân.
- Hỏi: + Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
+ Tại sao cần phải trung thực trong học tập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì?
- GV chốt lại bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ & được mọi người yêu quý, tôn trọng.
 “Không ngoan chẳng lọ thật thà
 Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay”
Củng cố, dặn dò(5’) Y/c HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực & 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
Đạo đức ( tiếp)
Trung thực trong học tập
I. MỤC TIÊU: : Giúp HS biết: Cần phải trung thực trong học tập : Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập & thành thật trong học tập. Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
 - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài
 2 .Dạy - học bài mới(30’)
Hoạt động 1: Kể tên những việc làm đúng – sai
- GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Y/c các HS trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực, 3 hành động không trung thực & liệt kê:
Trung thực
 (Kể tên các hành động không trung thực)
Không trung thực
(Kể tên các hành động không trung thực)
- GV: Y/c các nhóm dán kết quả th/luận lên bảng & y/c đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ & được mọi người yêu quý.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV: Tổ chức cho HS làm việc nhóm: 
+ Đưa 3 tình huống (BT3-SGK) .
+ Y/c các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí mỗi tình huống & giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó.
- GV: Mời đ/diện 3 nhóm trả lời 3 tình huống & y/c HS nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Cách xử lí của nhóm thể hiện sự trung thực hay không?
- GV: Nhận xét, khen ngợi các nhóm.
Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống
- GV: Tổ chức cho HS làm việc nhóm:
+ Y/c các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3, rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống & cách xử lí tình huống.
+ Chọn 5 HS làm giám khảo.
+ Mời từng nhóm lên thể hiện & y/c HS nhận xét.
- Hỏi: Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
- GV kết luận: Việc học tập sẽ thực sự tiến bộ nếu em trung thực.
Hoạt động 4: Tấm gương trung thực
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Hãy kể 1 tấm gương trung thực mà em biết (hoặc của chính em).
3. Củng cố – dặn dò(5’)
- Hỏi: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
- Dặn HS về nhà học bài & chuẩn bị bài sau.
+ Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
Tiết: 01
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Trong việc htập có rất nhiều khó khăn, ta cần biết kh/phục khó khăn, cố gắng học tốt.
- Khi gặp khó khăn & biết khác phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý. Nếu chịu bó tay trước khó khăn, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.
- Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết, khắc phục & cùng đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
Thái độ: 
- Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình & giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
Hành vi: 
- Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
KTBC(5’)
- GV: Y/c HS nêu ndung ghi nhớ SGK.
Dạy-học bài mới(28’)
* G/thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
- GV (hoặc 1HS): Đọc câu chuyện kể: “Một học sinh nghèo vượt khó”.
- GV: Y/c HS th/luận nhóm đôi theo câu hỏi sau:
+ Thảo gặp những khó khăn gì?
+ Thảo đã khắc phục như thế nào?
+ Kết quả học tập của bạn ra sao?
- HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét 
- GV chốt lại: Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường nhưng Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.
- Hỏi: + Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?
+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra?
+ Vậy, trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập, chúng ta nên làm gì?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có t/dụng gì?
- GV: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”
Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
- GV: Cho HS th/luận theo nhóm bài tập sau:
 Bài tập: Khi gặp khó khăn, theo em, cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào là chưa tốt? (Đánh dấu (+) vào cách giải quyết tốt, dấu (-) vào cách giải quyết chưa tốt). Với những cách giải quyết chưa tốt hãy giải thích.
a) ( Nhờ bạn giảng bài hộ em g) ( Nhờ bố mẹ, cô giáo, người lớn hướng dẫn
b) ( Chép bài giải của bạn h) ( Xem cách giải trong sách rồi tự giải bài
c) ( Tự tìm hiểu, đọc thêm sách tham khảo để làm i) ( Để lại, chờ cô giáo chữa
d) ( Xem sách giải & chép bài giải k) ( Dành thêm thời gian đe ålàm
e) ( Nhờ người khác giải hộ
- GV: Cho HS thảo luận, sau đó y/c HS trả lời. Cả lớp nxét & bổ sung.
- GV: Y/c các nhóm g/thích các cách g/quyết không tốt. 
- GV: Nxét & động viên kết quả làm việc của HS.
- Hỏi: Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
- GV: Cho HS làm việc nhóm đôi: 
+ Mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình & cách g/quyết cho bạn nghe. (Nếu khó khăn đó chưa tự khắc phục được thì cùng suy nghĩ tìm cách g/quyết).
- GV: Y/c 1 vài HS nêu khó khăn & cách g/quyết, sau đó y/c HS khác góp ý cho cách g/quyết (nếu có).
- Hỏi: Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
- GV kết luận: Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng q/tâm thì sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè x/quanh vượt khó khăn.
HS: Đọc ndung ghi nhớ SGK.
Củng cố dặn dò(2’)
Y/c HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn HS & tìm hiểu x/quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết.
Đạo đức
 Bài 2 : Vượt khó trong học tập (Tiêp)
I. MỤC TIÊU: Như tiết 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Giới thiệu bài
Dạy - học bài mới(30’)
Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó
- GV: Y/c HS kể một số tấm gương vượt khó trong học tập ở xung quanh hoặc những câu chuyện về gương sáng trong học tập mà em biết.
- Hỏi: + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? 
+ Thế nào là vượt khó trong học tập?
+ Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
GV: Cho HS th/luận nhóm các tình huống sau:
1) Bố hứa với em nếu em được điểm 10 em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng trong bài kiểm tra có bài 5 khó quá em không thể làm được. Em sẽ làm gì?
2) Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở và đồ dùng học tập, em sẽ làm gì?
3) Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
4) Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môn Toán học kì, em sẽ làm gì?
5) Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa là xong bài tập. Em sẽ làm gì?
GV: Y/c các nhóm trình bày, nhận xét và giải thích cách xử lí.
- GV chốt lại: Với mỗi khó khăn, các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì & đạt kết quả tốt. Điều đó rất đáng hoan nghênh.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng – sai” GV: Dán băng giấy có các tình huống lên bảng
CÁC TÌNH HUỐNG
1) Giờ học vẽ, Nam không có bút màu, Nam lấy bút của Mai để dùng.
2) Không có sách tham khảo, em tranh thủ ra hiệu sách để đọc nhờ.
3) Hôm nay em xin nghỉ học để làm cho xong một số bài tập.
4) Mẹ bị ốm, em bỏ học ở nhà chăm sóc mẹ.
5) Em xem kĩ những bài toán khó và ghi lại cách làm hay thay cho tài liệu tham khảo mà em không mua được,
6) Em làm bài toán dễ trước, bài khó làm sau, bài khó quá thì bỏ lại không làm.
7) Em thấy trời rét, buồn ngủ quá nhưng em vẫn cố gắng dậy đi học.
- Y/c HS điền chữ Đ vào trước ý đúng, chữ S vào trước ý sai  ... ười chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
3. Hành vi :
- Thực hiện và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Một số biển báo giao thông cơ bản.
III. CÁC HOẠT ĐỌÂNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển báo giao thông
- GV chuẩn bị một số biển báo giao thông như sau : Biển báo đường 1 chiều. Biển báo có học sinh đi qua. Biển báo có đường sắt. Biển báo cấm đỗ xe. Biển báo cấm dùng còi trong thành phố.
- GV lần lượt giơ biển và đốù HS. HS trả lời, GV nhận xét và giúp HS nhận biết về ý nghĩa của các loại biển báo giao thông.
+ Biển báo đường 1 chiều : các xe chỉ được đi đương đó theo 1 chiều (xuôi hoăïc ngược).
+ Biển báo có học sinh đi qua : Báo hiệu gần đó có trường, đông HS. Do đó các phương tiện đi lại cần chú ý, giảm tốc độ để tránh HS qua đường.
+ Biển báo có đường sắt : báo hiệu có đường sắt, tàu hỏa. Do đó các phương tiện qua lại cần lưu ý để tránh khi tàu hỏa đi qua.
+ Biển báo cấm đỗ xe : báo hiệu không được đỗ xe ở vị trí này.
+ Biển báo cấm dùng còi trong thành phố : báo hiệu không được dùng còi ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân sống ở phố đó.
- Kết luận : Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông là phải tuân theo và làm đúng mọi biển báo giao thông.
Hoạt động 2: Thảo luận hóm (bài tập 3, SGK)
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống và tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm bào cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận.
Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (bài tập 4, SGK)
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và kết luận: Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông.
Củng cố dặn dò: HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài.
ĐẠO ĐỨC
Bảo vệ môi trường (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
2. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường : không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Hành vi :
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, ở lớp, gia đình và cộng đồng nơi sinh sống.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Các tấm bìa xanh, đỏ, vàng. Phiếu giao việc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: Trao đổi ý kiến
- GV nêu câu hỏi: Em đã nhận được gì từ môi trường?
- Mỗi HS trả llời 1 ý, không được trùng lặp.
- GV kết luận: Môi trường rất càn thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin trang 43,44, SGK)
- Yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK.
- Đại diện HS trình bày. HS kết luận:
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dẫn đến đói nghèo.
+ Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trũ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (bài tập 1, SGK)
- Yêu cầu HS làm BT 1 trong SGK. Sau đó cho HS bày tỏ ý kiến đánh giá.
- Mời 1 số HS giải thích. GV kết luận:
+ Các việc làm bảo vệ môi trường: b,c,đ,g.
+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).
+ Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường, khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước: d,e,b.
Củng cố dặn dò: GV củng cố bài học và dặn HS về tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
ĐẠO ĐỨC
Bảo vệ môi trường (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Như tiết 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Các tấm bìa xanh, đỏ, vàng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Thảo luận tình huống (Bài tập 2)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng:
a) Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
b) Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
c) Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ...
d) Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn).
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 3, SGK)
- HS làm việc theo nhóm đôi. GV mời một số HS trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận về đáp án đúng:
Không tán thành: a,b
Tán thành: c,d,g
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK)
Yêu cầu từng nhóm thảo luận và tìm cách xử lí từng tình huống.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét và đưa ra những cách xử lí có thể là:
a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
Hoạt động 4 : Vẽ tranh bảo vệ môi trường 
-GV yêu cầu mỗi HS vẽ 1 bức tranh có nội dung về bảo vệ môi trường.
-HS tiến hành vẽ.
-HS trình bày ý tưởng và ý nghĩa của các bức vẽ của mình (3-4 HS)
-HS dưới lớp nhận xét.
-GV nhận xét, khen ngợi các HS vẽ chính xác, hợp lý, khuyến khích những HS khác.
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học và dặn HS tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương.
ĐẠO ĐỨC
Bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ các công trình công cộng.
2. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ các công trình công cộng.
- Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ các công trình công cộng.
3. Hành vi :
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ các công trình công cộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau:
+ Thảo luận về các biện pháp bảo vệ nhà văn hóa thôn.
+ Nêu những việc các em đã làm để bảo vệ nhà văn hóa thôn.
- HS thảo luận. Sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV cùng cả lớp nhận xét thống nhất ý kiến.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Gv nêu tình huống: Quân rủ Toàn khắc tên lên tường của nhà văn hóa thôn.
- Yêu cầu HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
GV kết luận: Nhà văn hóa thôn là một công trình công cộng, vì vậy các em cần phải tham gia bảo vệ.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả điều tra
Gv yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra việc bảo vệ các nhà văn hóa thôn ở địa phương.
GV căn cứ vào kết quả điều tra của HS để nhận xét rồi giáo dục HS cần nâng cao ý thức việc bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.
Hoạt động 4: Họat động nối tiếp
GV dặn HS: Thực hiện các việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng ở xóm, xã em.
ĐẠO ĐỨC
Tìm hiểu về việc thực hiện an toàn giao thông ở địa phương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện an toàn giao thông.
2. Thái độ :
Chấp hành tốt việc thực hiện an toàn giao thông.
3. Hành vi :
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng an toàn giao thông ở địa phương
Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau:
+ Kể tên các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở địa phương mà em biết.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, nơi xảy ra tai nạn.
- HS thảo luận. Sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV chốt lại các nguyên nhân chính và chỉ ra các đoạn đường nguy hiểm để HS phòng tránh khi tham gia giao thông.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Gv nêu tình huống: Trên đường đi học, qua các ngã ba, ngã tư, em đã làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
- Yêu cầu các nhóm đóng vai tình huống trên.
- Một vài nhóm lên trình bày. Gv cùng cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Lập kế hoạch và viết cam kết thực hiện an toàn giao thông
Yêu cầu HS làm việc cá nhân:
- Lập kế hoạch thực hiện an toàn giao thông: Khi đi bộ, đi xe đạp, khi đi ở các lối rẽ, ngã ba ngã tư.
- Viết cam kết thực hiện.
Hoạt động 4: Họat động nối tiếp
GV dặn HS: Chấp hành nghiêm chỉnh việc thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.
ĐẠO ĐỨC
Môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm, tác hại và cách khắc phục.
2. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Hành vi :
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương
Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu tình trạng ô nhiễm môi trường (nước, không khí) ở thôn.
- HS thảo luận. Sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV kết luận: Thực trạng chung của môi trường xã nhà. Điểm nóng và điểm sáng tiêu biểu về môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại
Yêu cầu HS thảo luận:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm.
+ Tác hại.
+ Cách khắc phục.
HS trình bày, GV kết luận.
Hoạt động 3: Tham quan "điểm nóng" và "điểm sáng" của xã
Cho HS tham quan và tìm hiểu hai khu: Lòng sông nông giang và UB nhân dân xã.
Nhận xét về tình trạng môi trường. Đề xuất cách khắc phục vối thôn, xã.
Gv kết luận, chốt cách làm đúng, hợp lí.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Dặn HS:
Cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dao duc lop 4.doc