Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy

I/ MỤC TIÊU

1. HS nhận thức được:

- Cần phải trung thực trong học tập.

- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

2. Biết trung thực trong học tập.

3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Các tấm thẻ màu xanh, đỏ, trắng.

 

doc 80 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Đạo đức
Bài 1: Trung thực trong học tập (T1)
I/ Mục tiêu
HS nhận thức được:
Cần phải trung thực trong học tập.
Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
Biết trung thực trong học tập.
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy- học
- Các tấm thẻ màu xanh, đỏ, trắng.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Mở đầu
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: Xử lí tình huống
3.Hoạt động 2: Bài tập 1
4.Hoạt động 3: Bài tập 2
5.Hoạt động tiếp nối
-Gv giới thiệu môn đạo đức.
-GV giới thiệu bài.
-GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
-GV cho HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
-Gv tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:
a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
-GV cho HS trao đổi, thảo luận lí do chọn cách giải quyết của nhóm mình.
-GV kết luận: Cách giải quyết c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-> Trong học tập chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Cho HS làm việc cá nhân -> phát biểu.
-GV kết luận:
+ Việc c là trung thực trong học tập.
+ Việc a, b, d là thiếu trung thực trong học tập.
-GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm thẻ đỏ (tán thành), xanh (không tán thành), trắng (phân vân).
-GV yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn của mình.
-GV kết luận:
+ ý kiến b, c là đúng.
+ ý kiến a là sai.
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS xem tranh, đọc nội dung.
-HS liệt kê.
-HS trao đổi, nêu lí do.
-HS nghe.
-HS nghe.
-2,3 HS đọc.
-HS nghe.
-HS làm việc cá nhân -> phát biểu.
-HS nghe.
-HS giơ các tấm thẻ.
-HS giải thích.
-HS nghe.
-2, 3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Bài 1: Trung thực trong học tập (T2)
I/ Mục tiêu
HS nhận thức được:
Cần phải trung thực trong học tập.
Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
Biết trung thực trong học tập.
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy- học
Đồ dùng để đóng tiểu phẩm của các nhóm.
Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: Bài tập 3
3.Hoạt động 2: Bài tập 4
4.Hoạt động 3: Bài tập 5
5.Hoạt động tiếp nối
+ Tại sao phải trung thực trong học tập?
-Cho HS liên hệ BT6
-GV nhận xét.
-GV giới thiệu bài.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận.
-> GV kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống:
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
c) Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
-GV yêu cầu 1 vài HS trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
+ Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
-> GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
-Gv nêu yêu cầu, gọi 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
-Cho HS nhận xét về cách thể hiện vai, cách xử lí . 
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
-GV nhận xét chung.
+ Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
-2 Hs trả lời và liên hệ.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS thảo luận theo nhóm 4-> phát biểu.
-HS nghe.
-1 vài HS giới thiệu.
-Hs phát biểu.
-HS nghe.
-HS diễn tiểu phẩm.
-HS nhận xét.
-HS phát biểu.
-2, 3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Bài 2: Vượt khó trong học tập (T1)
I/ Mục tiêu
HS nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy- học
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Kể chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”
3. Thảo luận câu hỏi 1,2
4. Thảo luận câu hỏi 3
5.Bài tập 1
6.Hoạt động tiếp nối
+ Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
-GV nhận xét
-GV giới thiệu bài.
-GV kể chuyện
-GV mời 1,2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện.
-GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận câu hỏi 1,2
-GV nhận xét, kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 câu hỏi 3: Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
-Gv kết luận cách giải quyết tốt nhất.
+ Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì?
-> Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Cho HS làm việc cá nhân -> phát biểu (nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do).
-GV kết luận:
A, b, đ là những cách giải quyết tích cực.
+ Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài tập 3,4
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS nghe.
-1,2 Hs kể lại.
-Thảo luận nhóm -> phát biểu.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 2, phát biểu.
+ Hs phát biểu
-HS nghe.
-2,3 HS đọc.
-HS nghe.
-HS làm việc cá nhân -> phát biểu.
-HS nghe.
-2, 3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Bài 2: Vượt khó trong học tập (T2)
I/ Mục tiêu
HS nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy- học
Giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4
5.Hoạt động tiếp nối
+ Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
-GV nhận xét
-GV giới thiệu bài.
-GV chia lớp thành 6 nhóm, nêu yêu cầu thảo luận 
-GV nhận xét, khen ngợi những HS biết giúp đỡ bạn (đến giảng bài cho bạn, chép bài giúp bạn,..).
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 : trao đổi về việc em đã vượt khó trong học tập.
-Gv nhận xét, khen ngợi những HS đã biết vượt khó khăn trong học tập.
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Cho HS làm việc cá nhân -> phát biểu, 3 HS làm phiếu. 
-GV nhận xét, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra đê học tốt.
-> Kết luận:
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
+ Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm -> phát biểu.
-HS nhận xét.
-Thảo luận nhóm 2, phát biểu.
-HS nghe.
-HS làm việc cá nhân , 3 Hs làm phiếu -> dán kết quả lên bảng.
-HS nghe.
-2, 3 HS đọc.
-HS nghe.
Đạo đức
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (T1)
I/ Mục tiêu
HS nhận thức được: các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II/ Đồ dùng dạy- học
Một số bức tranh phục vụ trò chơi.
3 tấm thẻ màu xanh, đỏ , trắng.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Trò chơi: “Diễn tả”
3. Thảo luận câu hỏi 1,2 trang 9
4.Bài tập 1
5.Bài tập 2
6.Hoạt động tiếp nối
+ Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
-GV nhận xét
-GV giới thiệu bài.
-GV chia lớp thành 6 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh, yêu cầu từng người trong nhóm nêu nhận xét về bức tranh đó.
+ ý kiến của cả nhóm về bức tranh đó có giống nhau không?
-GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 câu hỏi 1,2: 
-Gv kết luận cách giải quyết tốt nhất.
1. Em sẽ gặp cô giáo và xin cô giao cho việc khác phù hợp với sức khỏê và sở thích.
2. Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm.
3. Em nói với bố mẹ sở thích của mình.
4. Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đén bản thân em và lớp em?
->Kết luận: Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu em.
Mỗi người, mỗi tre em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Cho HS làm việc nhóm 2-> phát biểu 
-GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng, Khánh là không đúng.
-GV lần lượt nêu từng ý kiến để HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm thẻ như đã quy ước ở các tiết trước.
-> GV kết luận: ý kiến a,b,c,d là đúng; ý kiến đ là sai.
+ Đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn 1 số HS tập tiểu phẩm: “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
-Yêu cầu HS thực hiện c ... của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
-GV nhận xét
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
2.Xử lí tình huống
-GV nêu tình huống.
-Cho HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra
-GV cho HS thảo luận về các cách ứng xử.
-> GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
3.Bài tập 1
-GV nêu yêu cầu của bài tập.
-Cho HS trao đổi trong nhóm 2, chỉ ra những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-GV kết luận:
+ Tranh 1,2,4 thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
4.Bài tập 2
- GV chia HS làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên 1 việc làm trong BT2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo và tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm a,b,d,đ,e,g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo
-Cho HS đọc ghi nhớ.
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
5.Hoạt động tiếp nối
 -GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK; chuẩn bị BT 4,5.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS nghe.
-Dự đoán các tình huống có thể xảy ra (trình bày lí do lựa chọn).
-HS thảo luận trước lớp.
-HS nghe.
-HS nghe.
-Hs trao đổi trong nhóm -> phát biểu.
-HS nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu:
+ Thảo luận và ghi những việc nên làm vào tờ giấy nhỏ -> phát biểu.
+ Dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “không biết ơn” trên bảng.
-HS nghe.
-2,3 HS đọc.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Tiết15: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T2)
I/ Mục tiêu
HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh; HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II/ Đồ dùng dạy- học
HS sưu tầm ca dao, tục ngữ,..vẽ tranh, viét bài,.. thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
-GV nhận xét
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
 2. Bài tập 1
-GV cho HS trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS chuẩn bị tốt, trình bày hay.
3. Bài tập 4,5
-GV nêu yêu cầu 
-Cho HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ (làm cá nhân).
-GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
-GV kết luận chung:
+ Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
+ Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
4. Hoạt động tiếp nối
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
5. Củng cố-dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS trình bày theo nhóm 6 -> trình bày trước lớp.
-HS nghe.
-HS nghe.
-Hs làm bưu thiếp.
-HS nghe.
-HS nghe.
-2,3 HS đọc.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Tiết16: Yêu lao động (T1)
I/ Mục tiêu
HS bước đầu biết được giá trị của lao động.
Tích cực tham gia các công việc lao động ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
-GV nhận xét
B. Bài mới
1.Giới thiệu bà
-GV giới thiệu bài.
2.Truyện “Một ngày của Pê-chi-a”
-GV đọc truyện.
-Gọi HS đọc lại lần thứ hai.
-Cho HS thảo luận nhóm 6 ba câu hỏi trong SGK.
-> GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
+ Trong bài thơ “Làm việc thật là vui” (SGK lớp 3), em thấy mọi người làm việc như thế nào?
-> Trong cuộc sống, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động phù hợp với khả năng của mình.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
3.Bài tập 
-GV nêu yêu cầu, chia nhóm 4 để HS thảo luận tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động.
-GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động và lười lao động mà HS nêu.
4.Bài tập 2
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
-GV cho lớp thảo luận:
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
-GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
a) Hồng nói cho Nhàn thấy công việc này làm cho trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn.Nếu Nhàn không đi là lười lao động, không có tinh thần đóng góp chung cùng tập thể.
b) Lương nên làm xong công việc, không nên bỏ dở giữa chừng.
5.Hoạt động tiếp nối
+ Vì sao phải yêu lao động?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự yêu lao động của mình?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK; chuẩn bị trước các BT 3,4,5,6.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-Thảo luận nhóm 6 -> phát biểu.
-HS nghe.
+ Mọi người ai ai cũng làm việc bận rộn.
-HS nghe.
-HS đọc.
-HS thảo luận nhóm 4 -> phát biểu.
-HS nghe.
-HS thảo luận, đóng vai
-1 số nhóm lên đóng vai.
-HS thảo luận.
-HS nghe.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Tiết17: Yêu lao động (T2)
I/ Mục tiêu
HS bước đầu biết được giá trị của lao động.
Tích cực tham gia các công việc lao động ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ Đồ dùng dạy- học
HS sưu tầm các tấm gương, ca dao, tục ngữ,..viết, vẽ về chủ đề yêu lao động.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao phải yêu lao động?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự yêu lao động của mình?
-GV nhận xét
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
2.Bài tập 3,4 
-GV cho HS kể về các tấm gương yêu lao động, đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về tác dụng của lao động.
+ Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không?
+ Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì?
-> Kết luận: Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuốiĐó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập.
3.Bài tập 5
-GV nêu yêu cầu, cho HS làm việc nhóm 2.
-GV cho lớp nhận xét.
-GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
4.Bài tập
-Gv cho HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ về một công việc mà các em yêu thích.
-GV nhận xét và khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
-> Kết luận chung:
+ Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
5.Hoạt động tiếp nối
+ Vì sao phải yêu lao động?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự yêu lao động của mình?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-1 vài HS kể, đọc.
+ Tự làm lấy công việc của mình; làm việc từ đầu đến cuối;
-HS nghe.
-HS làm việc nhóm 2
-Vài HS trình bày trước lớp.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS trình bày, giới thiệu
-HS đọc.
-HS nghe.
-HS nghe.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Đạo đức
Tiết18: Thực hành kĩ năng cuối học kì I
I/ Mục tiêu
Kiểm tra học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ của các hành vi đạo đức mà các em đã học trong học kì I.
Các em biết thực hiện những chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày.
II/ Đồ dùng dạy- học
Phiếu học tập
Giấy A4, bút màu.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
2.Làm phiếu học tập
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm.
-GV chốt kết quả đúng, cho HS đọc câu đã hoàn chỉnh.
-Yêu cầu HS giải thích .
-GV kết luận:
+ BT1: 
A,b: Sai, vì bố vừa đi làm về mết Hoàng phải để cho bố nghỉ ngơi, rót nước cho bố uống,Vân phải giúp mẹ công việc gia đình.
C: đúng, vì Lan đã biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
+ BT2: khoang vào ý a, c, d, g
3.Đóng vai
-GV đưa tình huống, yêu cầu HS đóng vai và giải quyết tình huống:
“ Nam đang học bài ở nhà thì mẹ đi chợ về. Trông mẹ mệt mỏi, tay xách hai chiếc túi cồng kềnh, mồ hôi lấm tấm trên trán
- Hãy đóng vai và cho biết: Nam sẽ làm gì lúc đó.
-> GV kết luận: Nam phải chạy ra đỡ túi cho mẹ, lấy khăn cho mẹ lau mặt, lấy nước cho mẹ uống
-4.Vẽ tranh
GV yêu cầu các nhóm vẽ 1 bức tranh theo chủ đề: “Yêu lao động”
-GV nhận xét, khen nhóm vẽ đẹp, đúng chủ đề.
5.Hoạt động tiếp nối
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS thực hiện tốt các phần thực hành trong SGK.
-HS nghe.
-HS làm phiếu-> chữa (giải thích).
-HS đọc câu hoàn chỉnh.
-Vài HS giải thích.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 6 -> đóng vai.
-Vẽ theo nhóm 6 -> trình bày nội dung bức tranh.
Phiếu học tập
1/ Cách ứng xử của các bạn trong những tình huống dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S). Vì sao?
a)Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “ Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
b)Vân đang nhặt rau giúp mẹ thì Lan sang rủ đi chơi. thấy vậy, Vân để rau lại cho mẹ nhặt nốt và chạy đi chơi cùng bạn.
c)Lan cùng các bạn đang chơi ở sân trường thì thấy cô Hà - giáo viên lớp 2 đi qua. Lan bèn dừng lại và khoanh tay chào cô.
2/ Khoanh vào ý em cho là đúng:
Những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo là:
a)Chăm chỉ học tập.
b)Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
c)Lễ phép với thầy cô giáo.
d)tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
e)Chỉ chào thầy, cô chủ nhiệm lớp mình.
g)Giúp đỡ các thầy, cô giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docKỲ 1.doc