Giáo án Đạo đức lớp 4, kì II

Giáo án Đạo đức lớp 4, kì II

I.Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng v biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thnh quả lao động của họ

- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 4, kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Bài 9
ĐẠO DỨC
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 1	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu giá trị của lao động?
 +Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Kính trọng, biết ơn người lao động”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”
 -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
 -GV kết luận:
 Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
a. Nông dân
b. Bác sĩ
c. Người giúp việc trong (nhà) gia đình
d. Lái xe ôm
đ. Giám đốc công ty
e. Nhà khoa học
g. Người đạp xích lô
h. Giáo viên
i. Người buôn bán ma túy
k. Kẻ trộm
l. Người ăn xin
m. Kĩ sư tin học
n. Nhà văn, nhà thơ
 -GV kết luận:
 +Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
 +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGJ/29- 30)
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
Em hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đem lại lợi ích gì cho xã hội?
 Ø Nhóm 1 :Tranh 1
Ø Nhóm 2 : Tranh 2
Ø Nhóm 3 : Tranh 3
Ø Nhóm 4 : Tranh 4
Ø Nhóm 5 : Tranh 5
Ø Nhóm 6 : Tranh 6
 -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
 STT Người lao động Ích lợi mang lại 
 cho xã hội
-GV kết luận:
 +Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30) 
 -GV nêu yêu cầu bài tập 3:
 + Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động;
a. Chào hỏi lễ phép
b. Nói trống không
c. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
d. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ. Học tập gương những người lao động
e. Quý trọng sản phẩm lao động
g. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h. Coi thường người lao động nghèo, người lao động chân tay
 -GV kết luận:
 +Các việc làm a,c, d, đ, e,g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
 +Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30
-4 HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại.
-1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận.
-Đại diện HS trình bày kết quả.
-Các nhóm thảo luận.
-Cả lớp trao đổi và tranh luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
+ Người lao động là: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
+ Vì họ đều là những người làm việc có ích cho xã hội, cho gia đình và bản thân.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-HS làm bài tập
-HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.
-Cả lớp thực hiện.
 Tuần 20
 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( tiết 2 ).
Mục tiêu :
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ 
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK đạo đức 4. 
 Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. 
Hs : 	SGK đạo đức 4, giấy viết, vẽ.
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
Ø Nhóm 1 : Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
Ø Nhóm 2 : Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
 -GV phỏng vấn các HS đóng vai.
 -GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
*Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6- SGK/30)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6.
 Bài tập 5 : Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện  nói về người lao động.
 Bài tập 6 : Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
 -GV nhận xét chung.
v Kết luận chung:
 -GV mời HS đọc to phần “Ghi nhớ” trong SGK/28.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
 -Về nhà làm đúng như những gì đã học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận:
+Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS trình bày sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân)
-Cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc.
-HS cả lớp thực hiện.
Bài 10
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I.Mục tiêu:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK đạo đức 4
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nhắc lại phần ghi nhớ của bài “Kính trọng, biết ơn người lao động”
 +Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Lịch sự với mọi người”
b.Nội dung: 
ØHoạt động 1: Thảo luận lớp: “Chuyện ở tiệm may” (SGK/31- 32)
 -GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện (hoặc xem tiểu phẩm dựa theo nội dung câu chuyện) rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2- SGK/32.
 +Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?
 +Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
 -GV kết luận:
 +Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may 
 +Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
 +Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
ØHoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/32)
 -GV chia 5 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
 Những hành vi, việc làm nào sau là đúng? Vì sao?
ØNhóm 1 :
b. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
ØNhóm 2 :
c. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
ØNhóm 3 :
d. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.
ØNhóm 4 :
đ. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
 -GV kết luận:
 +Các hành vi, việc làm b, d là đúng.
 +Các hành vi, việc làm, c, đ là sai.
 Ø Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/33)
 -GV chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi 
 -GV kết luận:
 Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
 ØNói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy 
 ØBiết lắng nghe khi người khác đang nói.
 ØChào hỏi khi gặp gỡ.
 ØCảm ơn khi được giúp đỡ.
 ØXin lỗi khi làm phiền người khác.
 ØĂn uống từ tốn, không rơi vãi, Không vừa nhai, vừa nói.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
 -Về nhà chuẩn bị bài tiết sau.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm HS làm việc.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
 Tuần 22 - Thứ hai,ngày25 tháng 01 năm 2010
 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- SGK .
- Mỗi em có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .
- Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ØHoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33)
  ... giúp các em hiểu rõ về vấn đề này cô cùng các em tìm hiểu một số việc làm giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ở địa phương mình.
b.Hướng dẫn tìm hiểu 
 + Theo em những nơi nào được gọi là nơi công cộng?
+ Điều gì sẽ xảy ra, nếu ta làm mất trật tự ở những nơi đó?
-Gv: Nếu ta không biết giữ trật, tự vệ sinh nơi công cộng thì sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình.
-Gv kể nhanh câu chuyện : “Lê-nin trong hiệu cắt tóc”
+ Lê Nin đã có thái độ thế nào khi có người nhường chỗ cho Lê Nin cắt trước?
+ Thái độ đó của Lê Nin nói lên điều gì?
-Cho Hs đọc bài thơ “Em Mai”
+Em Mai tuy bé nhưng đã có thái độ như thế nào khi đến cửa hàng mua kẹo?
+Thái độ đó của em Mai nói lên điều gì?
-Gv Lê nin, em Mai là những tấm gương sáng trong việc thực hiện nếp sống giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng mà ta cần noi theo. Vậy còn các em đã biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng chưa, hãy bày tỏ trước lớp qua các tình huống sau.
-Gv nêu tình huống 
+Đến lớp em xé giấy vất bừa bãi trong lớp học.
+Khi ăn quà bánh em vất bao bọc ngay trên mặt đường.
+Nhà em ở ngay khu tập thể, đã 10 giờ đêm em liền vặn ti vi nhỏ lại. 
+Em và các bạn em tổ chức đá bóng ở mặt đường.
+Khi thấy ông bà, cha mẹ nghỉ trưa, em và bạn em liền nói chuyện nhỏ và đi lại rất nhẹ nhàng.
+Qua những biểu hiện trên, em rút ra bài học gì?
 4. Củng cố, dặn dò
-Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Đường đi, ttrường học, công viên, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, thư viện,
+Sẽ làm phiền đến người khác, sẽ gây ô nhiễm môi trường, nếu ta xả rác, khạc nhổ bừa bãi.hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe
+Lê Nin nói đến lượt ai thì người đó cắt, phải theo thứ tự chứ rồi Lê Nin ngồi chờ đến lượt mình.
+Cho biết Lê Nin đã giữ đúng trật tự nơi công cộng, mặc dù ông là một vị chủ tịch nước.
- Lớp chú ý lắng nghe
+Em không chen lấn vào mua mà nép vào một bên chờ. Có người nhường cho em mua trước nhưng em nói chưa đến lượt, rồi em kiên trì chờ đến lượt mình.
+Em Mai biết giữ trật tự nơi đông người, không chen lấn vào mua trước.
- Hs lắng nghe
-Hs nêu cách giải quyết.
+Sai, vì làm như thế sẽ mất vệ sinh lớp học, làm bẩn phòng học.
+Sai, vì làm bẩn đường, làm mất vẻ đẹp của mặt đường. 
+Đúng, vì không gây mất trật tự, không gây tiếng ồn, trong lúc mọi người đang nghỉ ngơi.
+Sai, vì làm như vậy dễ gây tai nạn cho mình và cho người đi đường.
+Đúng, vì em biết tôn trọng giờ nghỉ trưa của mọi người.
+Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi cộng cộng là ta đã thực hiện nếp sống mới, nếp sống của một xã hội văn minh.
Tiết 2 THAM QUAN – DU LỊCH
I.Mục tiêu
-HS cần biết khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
II.Hoatï động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
 2. KTBC 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng”
-Gv nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu về chủ đề tham quan - du lịch.
-Gv ghi tựa
b.Hướng dẫn 
+Ơû địa phương ta có những địa điểm tham du lịch?
+Các em đã đến những nơi này bao giờ chưa?
+Đến tham quan cảnh biển Hồ Cốc em thấy những gì?
+Khi đi tham quan cảnh biển Hồ Cốc em phải chuẩn bị những gì?
-Gv: Khi đi tham quan du lịch mà nhất là tham quan cảnh biển, ta cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, nước uống và quần áo để tắm.
+Khi tắm biển ta cần chú ý điều gì?
+Khi tổ chức ăn uống ở những bãi biển, ta cần chú ý điều gì?
+Ngoài những điều cần lưu ý trên, ta còn phải làm gì khi đi lại trên bãi biển?
-Gv: Khi đi tham quan, du lịch trên bãi biển, không những ta chuẩn bị chu đáo các đồ ăn, thức uống cần thiết cho bản thân mà ta cần phải tránh không đùa nghịch, chơi các trò chơi nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh.
4.Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà xem lại bài và áp dụng những điều vào thực tế.
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Bãi biển Hồ Cốc và suối nước nóng Bình Châu.
-Hs tự do phát biểu 
+Khi đi ra đến biển em cảm thấy thoải mái; có gió biển thổi rất mát, có sóng biển nhấp nhô.
+Cần chuẩn bị lều trại, đồ ăn, nước uống, quần áo bơi, quần áo TDTT và các đồ dùng chơi TDTT.
+Chỉ tắm khi có người lớn tắm cùng, tắm đúng nơi quy định. Không được tự ý vượt ra khỏi vùng qui định.
+Khi ăn uống , ta không được xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+Không được chen lấn nơi đông người; Không nên bốc cát trên bãi biển ném vào nhau, vì làm như thế cát sẽ văng vào mắt gây ra nguy hiểm cho bản thân. 
-Hs lắng nghe
Tiết 3 THAM QUAN – DU LỊCH (tiếp theo)
 I.Mục tiêu
-HS cần biết khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
II.Hoatï động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
 2. KTBC 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Tham quan biển Hồ Cốc”
-Gv nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Để giúp các em nắm vững những việc cần làm khi đi chơi xa, hôm nay cô tiếp tục hướng dẫn các em về chủ đề “Tham quan du lịch”
-Gv ghi tựa
 b.Hướng dẫn 
+Ơû xã Bình Châu có địa điểm du lịch nào?
+Tại sao gọi là “Suối nước nóng”?
+Em có nhận xét gì về khu du lịch này?
Khi đi tham quan nơi này em cần chuẩn bị những gì?
-Gv: Khi đi tham quan cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên ta cần chuẩn bị đồ ăn,thức uống. Ngoài ra ta cần giữ vệ sinh chung, giữ gìn khung cảnh thiên nhiên hiếm có.
4.Củng cố dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài học
-Về nhà áp dụng những điều đã học và chuẩn bị tiết sau “Ôn tập”
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Suối nước nóng 
+Vì nơi này có những hồ nước nóng tự nhiên, nguồn nước nóng từ dưới lòng đất.
+Ơû đây khí hậu dễ chịu, có rừng cây bạt ngàn, có những con thú quí hiếm lạ.
+Cần giữ vệ sinh chung, không được nghịch phá cây cối, không được đánh phá các con vật nuôi.
-Hs lắng nghe
-Hs cả lớp.
Tuần 35
THỰC HÀNH KĨ NĂNG 
CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM.
I.Mục tiêu 
-Giúp Hs nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II.Đồ dùng dạy học 
-Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Một số tình huống cho Hs thực hành.
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
 2. KTBC 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Tham quan du lịch”
+Khi đi tham quan du lịch, ta cần chuẩn bị những gì?
+Khi đi tham quan du lịch ta cần chú ý điều gì?
-Gv nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a.Giới thiệu: Hôm nay cô hướng dẫn các em về một số kĩ năng đã học qua bài “Thực hành kĩ năng học kì II và cuối năm’.
-Gv ghi tựa
b.Hướng dẫn
Ø Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
+Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa kì II đến cuối năm.
+Ta cần làm những gì để tham gia các hoạt động nhân đạo?
+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
+Hãy kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết?
-Gv cho Hs tự bốc thăm biển báo và nói ý nghĩa của biển báo đó.
+Theo em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
+Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
Ø Bày tỏ ý kiến 
+Hiến máu tại các bệnh viện là việc làm đúng hay sai? Vì sao?
+Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo là đúng hay sai? Vì sao?
+Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt là đúng hay sai? Vì sao?
+Vứt xác xúc vật ra đường là đúng hay sai? Vì sao?
+Làm ruộng bậc thang có lợi gì?
+Em có nhận xét gì về việc trồng cây gây rừng?
 4.Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
-Về nhà xem lại các bài đã học 
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Các bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, Tôn trọng luật giao thông, Bảo vệ môi trường.
+Em sẽ góp tiền để ủng hộ người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt, những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
+Vì còn có người không chấp hành luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
+Biển báo đường một chiều, biển báo có Hs đi qua,biển báo có đường sắt, biển báo cấm dừng xe. 
+Không xả rác bừa bãi, không khạc nhổ bậy, không vất xác súc vật chết ra đường, phải bảo vệ cây xanh.
+Đó là ý thức trách nhiệm của mọi người, không trừ riêng ai.
+Đúng, vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu để giúp bệnh nhân khi cần thiết.
+Sai, vì không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân.
+Sai, vì sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh tật cho con người.
+Sai, vì xác súc vật sẽ bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
+Đúng, vì đó là tiết kiệm nước, đỡ tốn tiền, lãng phí nước.
+Trồng cây gây rừng là một việc làm đúng, vì cây xanh giúp cho không khí trong lành, giúp cho sức khoẻ con người càng tốt hơn.
 -Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 DAO DUC HKII NT2.doc