Giáo án dạy Tuần 8 Lớp 4

Giáo án dạy Tuần 8 Lớp 4

Tập đọc

 Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ

I. Mục đích, yêu cầu

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ

- Biết đọc diên cảm bài thơ đúng với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mở của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt hơn.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài

III. Lên lớp

A. Bài cũ (5)

 - Yêu cầu HS đọc phân vai bài: Vương quốc Tương Lai.

 

doc 53 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 8 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
NS: 8/10/2010
NG: 11-15/10/2010
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích, yêu cầu
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
- Biết đọc diên cảm bài thơ đúng với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mở của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài
III. Lên lớp
A. Bài cũ (5’)
	- Yêu cầu HS đọc phân vai bài: Vương quốc Tương Lai.
	+ Nhóm 1: 8 HS đọc màn 1
	+ Nhóm 2: 6 HS đọc màn 2
 - Gọi 2 HS đọc màn 1,2 và trả lời câu hỏi: Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
 - GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
- GV treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Những mơ ước đó thể hiện khát vọng gì?
- Vở kịch ở vương quốc tương lai, những cậu bé đã mơ ước cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.Còn bài thơ hôm nay các bạn nhỏ của chúng ta mơ ước về điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
- Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng múa hát và mơ ước đến những cánh chim hoà bình, những trái cây thơm ngon và những chiếc kẹo ngọt ngào.
2. Luyện đọc (11’)
- GV cho HS đọc nối tiếp khổ thơ (2 lần)
+ Sửa từ, câu HS đọc sai
+ Giải nghĩa từ khó
+ GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt/ thành cây đầy quả
Tha hồ / hái chén ngọt lành
- GV đọc mẫu
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn (2 lần)
+ Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ từ, câu sai cho HS
+ Lần 2: HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- 1 em đọc toàn bài
3. Tìm hiểu bài: 10p
- 1 em đọc toàn bài- lớp đọc thầm 
+ Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi SGK
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước đấy là gì?
? Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của khổ 3,4
? Cho HS nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.
- Em hiểu câu thơ mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
- Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
? Em thích ước mơ nào? Vì sao?
? Nêu ý chính của bài thơ ?
- GV ghi bảng.
- Nếu chúng mình có phép lạ
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi 1 thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
- K1: ước muốn cho cây mau lớn để cho quả.
- K2: ước muốn trẻ con trở thành người lớn ngay để làm việc.
- K3: ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo bi.
- Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về mơ ước của các bạn nhỏ muốn phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
- Các bạn thiếu nhi mong ước không còn chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- 2HS nhắc lại ý chính.
4. Luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ : 5p
- Gv hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ 2,3 .
- GV nhận xét ghi điểm.
- 4 HS đọc nối tiếp bài thơ
- Nêu giọng đọc toàn bài
- HS thi đọc
- Học sinh nhẩm HTL bài thơ.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
III. Củng cố dặn dò: 3p
	+ Nêu ý nghĩa của bài thơ?
 + Nếu có phép lạ , em sẽ ước mơ gì ? Vì sao?
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà HTL bài thơ.
Toán
Tiết 36: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
- Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
II. Hoạt động dạy học
A. bài cũ: (5p)
? Nêu lại tính chất kết hợp và giao hoán của phép cộng?
B. Bài mới: (27p)
1. Giới thiệu bài: 2p
Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về kỹ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên và áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kếp hợp của phép cộng để tính nhanh.
2. Thực hành: 27p
* Bài 1: Đặt tính rồi tính: 8p
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở soát bài.
a) 2 814 3 925
 + 1 429 + 618 
 3 046 535
 7 289 5 078
b) 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934 
 9 210 7 652
 49 672 123 879
* Gv chốt: Cách đặt tính và thực hiện phép tính của nhiều số hạng
* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 6p
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn để tính bằng cách thuận tiện nhất. Chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn với nhau. 
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Em đã áp dụng tính chất nào để làm bài tập này?
? Khi kết hợp các số em cần chú ý gì?
- Nhận xét đúng sai.
- GV nêu biểu điểm, HS chấm bài chéo, báo cáo kết quả.
a) 96 + 78 +4 = ( 96 + 4 ) + 78 
 = 100 + 78 = 178
 67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 )
 = 67 + 100 = 167
 408 + 85 + 92 = ( 408 + 92 ) + 85 
 = 500 + 85 = 585
b) 789 + 285 + 15 = 789 +( 285 + 15 ) 
 = 789 + 300 = 1 089
 448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) + 594
 = 500 + 594 = 1 094
 677 + 969 + 123 = ( 677 + 123 ) + 969
 = 800 + 969 = 1 769
* Gv chốt: Củng cố cho HS cách áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
* Bài 3: 6p
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài, một HS lên bảng.
? Giải thích cách làm? 
? Muốn tìm số bị trừ, số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- Nhận xét đúng sai.
- GV nhận xét ghi điểm.
a) x- 306 = 504 
 x = 504 + 306 
 x = 810
b) x + 254 = 680
 x = 680 – 254 
 x = 426
* GV chốt bài: Củng cố cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
*Bài 4: 7p
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu cách giải khác?
- Một HS đọc bài, cả lớp soát bài.
Tóm tắt
- Có: 5 256 người 
- Sau một năm thêm: 79 người
- Sau một năm nữa thêm: 71 người
- Sau hai năm tăng thêm số . Người?
- Sau hai năm số dân của xã người?
Bài giải
a) Số dân tăng thêm sau 2 năm là:
 79 + 71 = 150 ( người )
b) Số dân của xã sau 2 năm là:
 5 256 + 150 = 5 406 ( người ) 
 Đáp số 5 406 người
* GV chốt: Cách giải toán có lời văn, chú ý cách trình bày cho HS.
* Bài 4: Viết vào ô trống theo mẫu: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở soát bài.
a) P = ( 16 + 12 ) x 2 = 56 ( cm ) 
b) P = ( 45 + 15 ) x 2 = 120 ( m )
* Gv chốt: HS làm quen với cách tính chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố: (3p)
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm. 
Lịch sử
Tiết 8: Ôn tập
I. Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này HS biết:
- Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử. Buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
- băng hình về trục thời gian
III. Lên lớp
A. Bài cũ (3p)
	? Vì sao có trận Bạch Đằng
	? Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng?
	? Nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng?
	- GV nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới (28p)
1. Giới thiệu bài (1’) Trong giờ học này các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5
2. Nội dung bài
 (GV treo băng thời gian lên bảng)
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
	- GV treo băng thời gian lên bảng.
	+ HS nêu yêu cầu
	+ Nêu cách tính thời gian trên trục thời gian
	+ Yêu cầu HS ghi nội dung vào mỗi giai đoạn
	- 1 em lên bảng gắn nội dung vào mỗi giai đoạn sao cho phù hợp
Buổi đầu dựng nước Hơn một nghìn năm giành lại độc lập
Khoảng 700 năm
Năm 179
CN
Năm 938
- GV gọi 1 HS lên điền tên các giai đoạn lịch sử đã học vào băng thời gian trên bảng.
? Chúng ta đã được học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu thời gian của từng giai đoạn.
- GV nhận xét và yêu cầu HS ghi nhớ 2 giai đoạn lịch sử trên.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp nhận xét.
- Giai đoạn thứ nhất là buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN; giai đoạn thứ 2 là hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độclập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
	- GV treo trục thời gian
	- yêu cầu các nhóm ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục.
	- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận
 Quân triệu Đà sang xâm chiếm nước Âu Lạc
Khoảng 700 năm
Năm 179
CN
Năm 938
Nước Văn Lang ra đời, nối tiếp Văn Lang là nước Âu Lạc
- GV kết luận bài làm đúng của HS.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
	- HS nêu yêu cầu bài 3(SGK)
? Hãy kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang?
? Hãy kể về cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng?
? Hãy kể về chiến thắng Bạch Đằng?
- Yêu cầu nhiều HS nói trước lớp
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm HS nói tốt.
- Dưới thời các vua Hùng, nghề chính của Lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi gói bánh chưng, làm bánh giày, làm mắm...Ngoài ra, người Lạc Việt còn biết trồng đay, gai, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải...
- Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. 2 Bà Trưng sớm có lòng căm thù giặc sâu sắc, Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà. Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng không đầy 1 tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
- Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân đi đánh để báo thù. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó, nhà Nam Hán đem quân sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938). Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoà ... Toán
Tiết 40: Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết đợc hai đờng thẳng vuông góc với nhau.
- Biết đợc hai đờng thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đờng thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy học
Ê ke, thớc thẳng.
III. Hoạt động dạy học
A. bài cũ: (5p)
? Nêu tên các góc đã học và đặc điểm của chúng?
- HS chữa bài SGK.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài:
Hai đờng thẳng vuông góc
2. Giới thiệu hai đờng thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD :
? Hãy cho biết hình trên bảng là hình gì? Đọc tên?
? Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật trên là góc gì?
- GV thực hiện thao tác vẽ và giảng: Cô kéo dài cạnh CD thành đờng thẳng DM, kéo dài BC thành BN. Khi đó ngời ta đợc hai đờng thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C
? Góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
? Các góc này có chung đỉnh nào?
- GV kết luận:Nh vậy hai đờng thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
- Yêu cầu 2 đến 3 HS nhắc lại
? Hãy tìm ví dụ trên thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
- GV hỡng dẫn HS vẽ hai đờng thẳng vuông góc bằng ê ke:
+ Vẽ đờng AB.
+ Đặt ê ke trùng với đường AB, vẽ đường CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đờng thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
- HS thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc. 1 HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.
- HS khác nhận xét và nêu cách vẽ hai đờng thẳng vuông góc với nhau. 
 A 	 B
D	 C	M
	N
- Hai đờng thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 C
3. Thực hành:
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Hai đường thẳng vuông góc với nhau có đặc điểm gì?
? Muốn kiểm tra hai đường thẳng vuông góc ta cần đo mấy góc?
? Vì sao em nói MP và MQ không vuông góc với nhau? HI và IK vuông góc với nhau?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
 Dùng ê ke để kiểm tra hai đờng thẳng có vuông góc với nhau không. 
	H	P
 	K M
I	 Q
 Hình 1 Hình 2 
* GV chốt: HS dùng ê ke để xác định đợc hai đường thẳng vuông góc với nhau.
* Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm trong nhóm bàn, một nhóm đại diện chữa bài bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
- Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau 
A B
D C
Các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD là: BC vuông góc với CD; CD vuông góc với DA; DA vuông góc với AB.
* GV chốt: HS nhận biết hình chữ nhật có 4 cặp đờng thẳng vuông góc với nhau.
* Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, một HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
Dùng ê ke để kiểm tra rồi viết tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong mỗi hình vẽ:
a) b) 
 B 	P Q
 A C	
 M	N
 E D R
- AE và ED, ED và DC.
- MN và NP, NP và PQ
* GV chốt: HS biết nhận ra các cặp đờng thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
* Bài 4::
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm trong nhóm bàn, một nhóm đại diện chữa bài bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Các cặp đờng thẳng nh thế nào là không vuông góc với nhau.
- Nhận xét đúng sai.
- HS đọc, cả lớp soát bài
a) Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau.
b) Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau. 
 C
 B
 D A
 a) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau có trong hình bên là: DC và CB; CB và BA
b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình bên là: BA và AD; AD và DC
4. Củng cố, dặn dò: (3p)
? Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc?
- GV chốt nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong sách bài tập
Tập làm văn
Tiết 16: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn hay trau chuốt, giầu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc Tương Lai
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (5p)
- Một HS lên bảng kể 1 câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian.
- Nhận xét.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- ? Hãy kể lại lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất?
- Nhận xét.
- Gv treo bảng phụ cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Gv treo tranh minh hoạ: ở vương quốc Tương Lai.và yêu cầu HS kể trong nhóm 4 HS theo trình tự thời gian.
- Nhận xét cho điểm cho HS.
- Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- Một hôm, Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. 2 bạn thấy 1 em bé đang mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
- HS nối tiếp đọc cách chuyển trên bảng phụ.
- HS quan sát tranh, kể và sửa cho nhau nghe trong nhóm 4 HS.
- 5 HS thi kể từng màn.
* Bài 2: 
? Trong chuyện: ở vương quốc Tương Lai, hai bạn Tin – tin và Mi – tin có đi thăm cùng nhau không?
? Họ đi nơi nào trước? Nơi nào sau?
- GV hướng dẫn HS kể theo yêu cầu bài.
+ Các em đã kể lại câu truyện theo trình tự thời gian là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Bây giờ các em hãy kể :2 bạn Mi-tin và Tin-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh và Tin-tin thăm khu vườn kỳ diệu và ngược lại. 
- HS đọc yêu cầu.
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu thăm sau.
 - HS kể cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- Thi kể.
Nhận xét
* Bài 3:
- GV treo bảng phụ.
? Hãy nêu về trình tự sắp xếp?
? Nêu về từ ngữ nối hai đoạn?
- HS đọc và trao đổi trả lời câu hỏi:
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
- Được thay đổi bằng các từ ngữ kể địa điểm.
3. Củng cố: (2p)
? Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau?
Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
Địa lý
Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở 
Tây Nguyên
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày một số hoạt động sản xuất tiêu biểu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
- Rèn kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê.
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học
-Bản đồ, tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (5p)
? nêu một số dặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài:
 - Trong 2 bài 7 và 8 chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
2. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan:
* Hoạt động 1: 
- Yêu cầu HS quan sát H1.
? Chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và giải thích lí do?
- Hãy quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp và cho biết:
? Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
? Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV kết luận: Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
- HS lên bảng vừa chỉ bản đồ vừa trả lời.
- Cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là: Cà phê, cao su, hồ tiêu. Vì các cây đó phù hợp với đất đỏ ba dan, tơi xốp phì nhiêu.
- Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là: cà phê ở Buôn Ma Thuột.
+ HS chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, thông qua việc xuất khẩu.
3. Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ:
* Hoạt động 2: 
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi:
? Chỉ trên bản đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
? Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
? Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
- Yêu cầu Hs sơ đồ hoá kiến thức vừa học.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bò, trâu, voi.
- Bò là vật nuôi có số lượng nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có nhiều đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc.
- Còn nuôi voi để chuyên chở và phụ vụ du lịch.
- Hai HS trình bày nét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
4. Củng cố: (3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
Sinh hoạt tuần 8
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
- HS biết sd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua.
 3/Lớp trưởng nhận xét chung:
-chuyên cân : 100%
- Đồng phục tương đối đầy đủ , thực hiện tốt.
- Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở.
- Về nhà vẫn còn lười học bài cũ.
- Đồ dùng học tập chưa chuẩn bị đầy đủ: Hậu ,Hiếu, Tuấn, 
4 /Giáo viên nhận xét,đánh giá.
- Như ý kiến lớp trưởng.
- Lớp cần rèn ý thức tự quản cho tốt hơn.
-Tuyên dương tổ 3 đã đạt nhiều hoa điểm 10 nhất.
5 /Phương hướng tuần tới:
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần .
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.Mặc đồng phục đúng nội quy 
- Học và làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.
-Thi đua dành nhiều hoa điểm 10 kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11
-Đăng kí ngày học tốt ,giờ học tốt.
- Chuẩn bị tốt cho cuộc thi: Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
 6/ Văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc