Giáo án Địa lí 4 tiết 11: Ôn tập

Giáo án Địa lí 4 tiết 11: Ôn tập

 ĐỊA LÍ :

 Tiết 11 : ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Nêu một cách hệ thống những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

 - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ.

 - Có ý thức yêu quý, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ trống Việt Nam.

 - Giấy to, bảng phụ, sơ đồ, bút cho GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1135Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 tiết 11: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỊA LÍ :
 Tiết 11 : ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
	- Nêu một cách hệ thống những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
	- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
	- Có ý thức yêu quý, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ trống Việt Nam.
	- Giấy to, bảng phụ, sơ đồ, bút cho GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Kể tên một số địa danh nổi tiếng của Đà Lạt ?
- Khí hậu mát mẻ giúp Đà Lạt có thế mạnh gì về cây trồng ?
* GV nhận xét, cho điểm.
B. BÀI MỚI 
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã tìm hiểu về thiên nhiên, hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại.
* Hoạt động 1 : Vị trí miền núi và trung du.
- GV : Khi tìm hiểu về miền núi và trung du, chúng ta đã học về những vùng nào ?
- Dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu HS lên chỉ bản đồ.
- HS lên bảng chỉ. Lớp quan sát, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Phát cho HS lượt đồ trống Việt Nam. Yêu cầu HS điền tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- Hoạt động cá nhân.
- Kiểm tra 1 số HS, tuyên dương những bài làm tốt.
- HS quan sát.
* Hoạt động 2 : Đặc điểm thiên nhiên.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm thông tin điền vào bảng.
- 2 HS thảo luận hoàn thiện bảng.
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Địa hình
Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
Khí hậu
Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các thàng mùa đông có khi có tuyết rơi.
Có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
- Yêu cầu các nhóm HS trả lời
- Lần lượt 2 HS ở hai cặp khác nhau lên bảng, mỗi người nêu đặc điểm địa hình ở một vùng và chỉ vào vùng đó.
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung.
- Chuyển ý : Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến những khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
* Hoạt động 3 : Con người và hoạt động.
- Phát giấy kẻ sẵn khung cho các nhóm. Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 - hoàn thành bảng kiến thức.
- Các nhóm HS nhận giấy bút và làm việc nhóm.
Đặc điểm
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Con người và HĐ sinh hoạt.
Dân tộc
Dân tộc ít người : dân tộc Thái, Dao, Mông (H’Mông)
Dân tộc sống lâu đời Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng. Dân tộc từ nơi khác đến Kinh, Mông, Tày, Nùng ...
Trang phục
Tự may lấy, được thuê trang trí công phu, có màu sắc sặc sỡ. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng.
Nam : đóng khố
Nữ : quấn váy
Trang phục lễ hội có nhiều màu sắc hoa văn và mang trang sức kim loại.
Lễ hội thời gian
Mùa xuân
Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
Tên một số lễ hội
- Hội chơi núi mùa xuân
- Hội xuống đồng
- Tết nhảy.
- Hội cồng chiêng
- Hội đua voi
- Hội xuân
- Hội đâm trâu
- Hội ăm cơm mới.
Con người và hoạt động sản xuất
Hoạt động trong lễ hội
- Thi hát, múa sạp, ném còn.
- Nhảy múa hát
- Đánh cồng chiêng
- Uống rượu cần.
Trồng trọt
Trồng lúa, ngô, chè; rau, cây ăn quả xứ lạnh; lanh trên ruộng bậc thang, nương rẫy.
Trông cây công nghiệp : cà phê, cao su, hồ tiêu, chè trên đất đỏ badan.
Nghề thủ công
Dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc.
(Không nổi bật)
Chăn nuôi
Dê, bò.
- Trâu, bò
- Voi.
Khai thác khoáng sản
Apatít, đồng, chì, kẽm.
Khai thác sức nước
Gỗ và lâm sản khác
- Làm thủy điện
- Gỗ và các loại lâm sản.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- các nhóm trình bày, nhóm khác đối chiếu, so sánh, nhận xét và bổ sung.
* GV chốt : Cả hai vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên, con người với cách sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Sau đây chúng ta hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
* Hoạt động 4 : Vùng trung du Bắc Bộ.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi : Trung du Bắc Bộ có đặc điểm địa hình thế nào ?
... là vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi.
1. Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ ?
- Rừng ở vùng này bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng lên.
2. Những biện pháp để bảo vệ rừng ?
- Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Dừng hành vi phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi.
- GV chốt : Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên?
- Nhắc HS chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Đồng bằng Bắc Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docdiali11.doc