Giáo án Địa lí 4 tuần 3: Trung du bắc bộ (tiết 3)

Giáo án Địa lí 4 tuần 3: Trung du bắc bộ (tiết 3)

ĐỊA LÍ :

 TRUNG DU BẮC BỘ (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Biết được thế nào là vùng trung du.

 - Biết và chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam (Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang).

 - Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ : là vùng vừa có dấu hiệu của đồng bằng, vừa có dấu hiệu của miền núi, thích hợp phát triển nhiều loai cây ăn quả và cây công nghiệp (nhất là chè).

 - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê

 - Nêu được qui trình chế biến chè.

 - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 - Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 833Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 tuần 3: Trung du bắc bộ (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ :
 TRUNG DU BẮC BỘ (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
	- Biết được thế nào là vùng trung du.
	- Biết và chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam (Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang).
	- Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ : là vùng vừa có dấu hiệu của đồng bằng, vừa có dấu hiệu của miền núi, thích hợp phát triển nhiều loai cây ăn quả và cây công nghiệp (nhất là chè).
	- Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê 
	- Nêu được qui trình chế biến chè.
	- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ :
C. BÀI MỚI :
* Giới thiệu vào bài :
* Hoạt động 1 : Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về vùng trung du và trả lời câu hỏi :
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
1. Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ?
 vùng đồi.
2. Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung du ?
 có đỉnh tròn, sườn thoải và các đồi xếp nối liền nhau.
3. Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn ?
 dãy Hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận : Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả hai vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.
- Lắng nghe.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ các tỉnh có vùng trung du.
- 3-4 em lên bảng chỉ.
- GV nhận xét.
- Lớp quan sát.
* Hoạt động 2 : Chè và cây ăn quả ở trung du.
- Hỏi : Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào ?
- HS trao đổi và trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
* GV kết luận :.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1,2 và làm theo các yêu cầu sau :
- Thảo luận cả lớp và trả lời.
1. Hãy nói tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng và chỉ vị trí 2 tỉnh trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, thảo luận cặp đôi và nói cho nhau nghe về qui trình chế biến chè.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 : Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
- Hỏi : Hiện nay ở các vùng núi và trung du đang có hiện tượng gì xảy ra ?
- Hiện tượng khai thác gỗ bừa bãi, làm đất trống, đồi trọc.
- Hỏi : Theo em, hiện tượng đất trống, đồi trọc sẽ gây ra hậu quả ntn ?
 lũ lụt, đất đai cằn cỗi, kéo theo sự thiệt hại lớn về người và của.
- GV kết luận : 
- 1 HS đọc bảng số liệu.
- Hỏi : Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và nêu ý nghĩa của những số liệu đó ?
- HS trả lời.
- GV kết luận : Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất trống đồi trọc, người dân ở vùng trung du đang phải từng bước trồng cây xanh.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết bài học bằng sơ đồ.
- 2-3 HS lên bảng chỉ sơ đồ
* Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docdiali3.doc