Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học Triệu Sơn - Tuần 16

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học Triệu Sơn - Tuần 16

1.Kiểm tra bài cũ:

*MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh. - GV gọi 2 em đọc TL bài “ Tuổi Ngựa ”, câu hỏi 2,3:

-Trưng bày tranh câu 5

- GV nhận xét và ghi điểm cho từng em.

2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.

HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc

*MT: HS đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài, đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.

*PP:thực hành,giải thích.

*ĐD: bảng phụ - GV chia đoạn và gọi HS đọc nối tiếp 2 – 3 lượt.

- GV kết hợp hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ( nhanh, tự nhiên ) trong câu sau: Hội thi làng Hữu Trấp.bên nữ thắng.Phát âm từ hs sai

-GV giúp HS hiểu từ : thượng võ, giáp,ganh đua,tục,

- HS luyện đọc theo cặp , 1 em đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng sôi nổi, hào hứng.

 

doc 22 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học Triệu Sơn - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Tập đọc: KÉO CO
 Các hoạt động
 Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh.
- GV gọi 2 em đọc TL bài “ Tuổi Ngựa ”, câu hỏi 2,3:
-Trưng bày tranh câu 5
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng em.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc
*MT: HS đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài, đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
*PP:thực hành,giải thích.
*ĐD: bảng phụ
- GV chia đoạn và gọi HS đọc nối tiếp 2 – 3 lượt.
- GV kết hợp hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ( nhanh, tự nhiên ) trong câu sau: Hội thi làng Hữu Trấp...bên nữ thắng.Phát âm từ hs sai
-GV giúp HS hiểu từ : thượng võ, giáp,ganh đua,tục,
- HS luyện đọc theo cặp , 1 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng sôi nổi, hào hứng.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
*MT: Hiểu các từ ngữ trong bài và hiểu các tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
*PP: Đàm thoại,miêu tả,quan sát.
*ĐD: tư liệu,tranh
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, trả lời:
Câu 1:Qua phần đầu đoạn văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?(gọi hs miêu tả trò chơi kéo co)
Câu 2: HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Câu 3: 1 em đọc đoạn 3, cả lớp theo dõi, trả lời câu hỏi:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
* Em hãy miêu tả trò chơi kéo co của địa phương mình? ( nhiều em nói) 
+Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
Câu 4:Ngoài kéo co,em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
(cho hs kể, ,gv kể thêm, có thể minh hoạ bằng tranh ảnh)
- 1 em đọc toàn bài
HĐ3. Đọc diễn cảm
*MT: Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
*PP: luyện tập,thực hành,mẫu
*ĐD: bảng phụ
- 3 em tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp.
- GV treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc để HS luyện đọc theo cặp: Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh...... hò reo khuyến khích của người xem hội.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn 
HĐ4:Củng cố - Dặn dò:
- Nội dung? Gdục hs theo nội dung,chú trọng trò chơi dân gian trong nhà trường
- GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau
Toán: LUYỆN TẬP
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ: (4p)
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Luyện tập (28p)
*MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và kĩ năng giải bài toán có liên quan.
*PP:thực hành.luyện tập,trò chơi
*ĐD: Bảng lớp, SGK.
Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
 Bài 1: -1 em đọc yêu cầu của bài tập, trả lời câu hỏi: 
-GV cho cả lớp tự làm bài vào vở sau đó gọi 4 em nêu cách tính của mình.
-GV nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
1a/4725:15=3141 1b/ 35136:18=1952
 4674:82=57 18408:52=354
Bài 2: -Cả lớp đọc thầm yêu cầu của đề
-Y/Chs tóm tắt đề vào nháp 
 25 viên: 1m
 1050 viên: .m?
- HS tự làm bài vào vở
- GV theo dõi HS làm bài, gọi HS đọc bài làm,chữa sai.
 Bài 3: (K,G) HS đọc đề bài. GV hỏi: 
-Nhận dạng đề? (tìm số TB cộng)
+Muốn tìm tổng ta tìm ntn?(3 tháng cả 25 người làm bao nhiêu sản phẩm)
+ Thực hiện y/c của bài toán ntn?(lấy tổng chia cho 25 người)
- Gọi 1 em đọc bài giải đúng cho cả lớp cùng biết và làm theo. Giải
 Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm )
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 ( sản phẩm )
 Đáp số: 125 sản phẩm.
Bài 4: (K.G) Trò chơi AI NHANH HƠN
Nhóm4 hs nhanh chóng tìm ra sai ở đâu
-Nhận xét thi đua
HĐ3. Củng cố - dặn dò(3p)
*MT: Củng cố nội dung tiết học
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà.
Chính tả: (nghv) KÉO CO
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc luyện viết chính tả của HS.
- GV gọi 3 em lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào vở nháp:tàu thu,ỷ thả diều, nhảy dây, ngã ngửa, ngất ngưỡng, kĩ năng...
- GV nhận xét ,ghi điểm
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả.
*MT: HS nắm được đoạn văn cần viết và nội dung đoạn văn đó.
*PP: Thực hành,luyện tập
*ĐD: Bảng nhóm
- Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học 
Bước 1: Trao đổi về nội dung đoạn văn
-1 em đọc đoạn văn trang 155 / sgk,Lớp đọc thầm
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó.
-GV yêu cầu HS tìm trừ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết bảng nhóm: 
Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng...
Bước 3: Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại cho HS soát bài.
- GV chấm, sửa lỗi cho HS.
HĐ3: Bài tập
*MT: Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu r/ d/ gi hoặc vần ât/ âc.
*PP: Đàm thoại, thực hành.
*ĐD: Bút dạ khổ to
GV lựa chọn câu a.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV phát bút dạ cho một số cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ. ( 2 em ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu )
- GV gọi 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ tìm được, những HS khác bổ sung, sửa.
Đáp án:
nhảy dây, múa rối, giao bóng.
-Hsghi bài đúng vào vở
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được ở bài tập 2
Thứ ba ngày tháng năm 20
Toán: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
MT:Kiểm tra bài tập ở nhà.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
HĐ2: Phép chia 9450 : 35 
(Trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương )
MT: HS biết thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương.
PP: Thực hành,hướng dẫn
ĐD: Bảng A3 
Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học. - GV viết lên bảng phép chia 9450 : 35
-Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
-Cả lớp làm bài vào phiếu A3 sau đó trình bày và nêu cách tính.
- GV hướng dẫn lại cho HS cách đặt tính như nội dung SGK. 9450 35 - Chia theo thứ tụ từ trái sang 
 245 270 phải ( như SGK ).
 000
Phép chia 9450:35 là phép chia hết hay phép chia có dư?
GV nhấn mạnh: lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7.
HĐ3: Phép chia 2448 : 24 
(Trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương )
MT: Biết thực hiện cácphép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở hang chục của thương.
PP:Thực hành cá nhân .hdẫn
ĐD:Bảng lớp.bảng con
-GV viết lên bảng phép chia 2448 : 24 
Gọi 1 em lên bảng, cả lớp đặt tính vào nháp.
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại cách đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 2448 24 
 0048 102
 00
Phép chia2448:24 là phép chia hết hay phép chia có dư?
GV nhấn mạnh: lần chia thứ hai 4 chia 24 được 0 viết vào thương ở bên phải của 1.
HĐ4. Thực hành:
MT: Thực hành chia
PP:T/H
ĐD:Vở,bảngA3
- Bài tập 1:a/8750:35=250 b/2996:28=107
 23520:56=420 2420:12=201(dư8)
-GV theo dõi, hướng dẫn, chấm, chữa.
-Bài 2,3: GVhướng dẫn,hs làm theo nhóm 4
2/ Đổi 1giờ 12phút =?phút rồi tính
3/Nhận dạng?(tổng- hiệu)từ đó có cách tìm chiều dài,chiều rộng->P=?->S=?
HĐ5. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm phần bài tập ở nhà. Xem trước bài chia cho số có ba chữ số.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh.
- GV gọi 3 em đặt câu hỏi:
+ Một câu với người trên.
+ Một câu với bạn.
+ Một câu với người ít tuổi hơn mình.
- Lớp nhận xét xem bạn đã đặt câu có đạt mục đích không? Có giữ phép lịch sự khi hỏi không? GV chốt câu đúng và ghi điểm cho từng HS.
HĐ2: Bài tập1
*MT: HS nêu được một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
*PP: Thảo luận.
*ĐD: Phiếu học tập và bút dạ
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. Bài1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV (HS cả lớp) nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết: Ô Ăn quan; lò cò; xếp hình...
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh 
kéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo 
nhảy dây,lò cò, đá cầu
Trò chơi rèn luyện trí tuệ 
ô ăn quan,cờ tướng, xếp hình.
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân loại từ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,ghivở 
. HĐ3: Bài tập 2
*MT: Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm.
*PP: luyện tập,thảo luận
*ĐD:6phiếu Ao để các nhóm thi làm bài.
-1 em đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm
-Giúp hs hiểu thành ngữ em chưa hiểu
-Thảo luận N4 ghi phiếu
-Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Vài em đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- HS nhẩm HTL, thi HTL các thành ngữ, tục ngữ.
-Làm vào vở
HĐ4. Bài tập 3
*MT: Biết sử dụng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2 trong những tình huống cụ thể.
*PP:thảo luận,sắm vai
*ĐD: SGK, vở bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn.N2 sắm vai
-GV nhắc hs:+Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.
+ Có tình huống có thể dùng 1,2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
- Hs trình bày nói lời khuyên bạn. nhận xét.ghi điểm
- HS viết vào vở bài tập câu trả lời đầy đủ.
HĐ5: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về HTL 4 thành ngữ, tục ngữ trong bài.CBB sau
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶCTHAM GIA
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS kể câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích đề
*MT: HS nắm được mục tiêu của đề yêu cầu.
*PP:đàm thoại.
*ĐD:Bảng lớp , SGK. 
- GV giới thiệu bài nêu mục tiêu cần đạt của tiết học. 
- 1 em đọc đề trong SGK.
-GV gắn bảng phụ ghi đề ,giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài,gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, 
Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
GV nhắc HS: Câu chuyện của mỗi em phải là câu chuyện có thực, nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè. Lời kể giản dị, tự nhiên.
HĐ3: Gợi ý kể chuỵên.
 ... ày hôm qua, nhiều bạn trong lớp ...
HĐ2: Phân tích truyện “ Một ngày của Pê – chi – a ”.
*MT: Hiểu được ý nghĩa của lao động: Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.
*PP: Thảo luận.
*ĐD: SGK.
- GV đọc một lần câu chuyện “ Một ngày của Pê – chi – a ”
- 1 em đọc lại câu chuyện.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, HS tiến hành thảo luận theo nội dung câu hỏi trong SGK:
+ Hãy so sánh một ngày của Pê – chi – a với những người khác trong truyện.
+ Theo em, Pê – chi – a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
+ Nếu là Pê – chi – a, em có làm như bạn không? Vì sao?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no,...
- 1 em đọc bài Làm việc thật là vui.
- GV hỏi: Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào?
GV tiểu kết: Trong cuộc sống và xã hội mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động.
HĐ3. Bày tỏ ý kiến.
*MT: HS biết yêu lao động, yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động. 
*PP: Thảo luận, toàn lớp.
*ĐD: Các tình huống.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống 1, 2, 3, 4 mà GV đã chuẩn bị.
- Đại diện các nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV kết luận: Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân.
Địa lí Luyện Toán: LUYỆN THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
A.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Bài tâp 1
*MT: HS biết thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0.
*PP: Đàm thoại, toàn lớp
*ĐD: Bảng lớp, vở.
- GV viết lên bảng 
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
10278 : 94 36570 : 49 22622 : 58
GV yêu cầu vài em đọc yêu cầu của đề.
HS làm bài vào vở
GV theo dõi, chấm, chữa.
HĐ2: Bài tập 2
*MT: Biết giải bài toán có liên quan đến chia cho số có hai chữ số có thương ở chữ số 0.
*PP: Đàm thoại, động não.
*ĐD: Bảng lớp. 
- GV ra đề toán trên bảng:
 Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 248m, chiều dài hơn chiều rộng là 14m. Người ta chia khu đất thành hai phần, một phần sáu diện tích để đào ao thả cá, phần còn lại trồng cây ăn quả. Tính diện tích của mỗi phần.
- Vài em đọc đề
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính diện tích của mỗi phần ta phải làm gì?
- HS giải bài toán vào vở.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài
: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
 CÁC HOẠT ĐỘNG 
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Vị trí của Thủ đô Hà Nội - Đầu mối giao thông quan trọng
*MT: Nêu và chỉ được vị trí của Hà Nội trên bản đồ Việt Nam và nắm được vì sao Hà Nội được coi là đầu mối... 
*PP: Quan sát, thảo luận.
*ĐD: Bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ Hà Nội.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ Thủ đô Hà Nội, yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào?
+ Từ Hà Nội có thể đi đến các tỉnh và các nơi khác bằng những phương tiện gì?
- GV mời 1- 2 em lên bảng chỉ vị trí của Hà Nội trên bản đồ Việt Nam và lược đồ Hà Nội.
- GV chỉ trên lược đồ và chốt: Thủ đô HN nằm ở trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi để thông thương với các vùng. Từ HN có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau... 
HĐ2: Hà Nội – Thành phố đang phát triển
*MT: HS nắm được thành phố HN là một thành phố đang ngày càng phát triển.
*PP: Đàm thoại, thảo luận.
*ĐD: Phiếu khổ to cho HS thảo luận theo nhóm.
- HS đọc thầm thông tin SGK, thảo luận theo cặp:
+ HN được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
+ Lúc đó HN có tên là gì?
- GV cung cấp thêm thông tin về HN cho HS.
- HS tiếp tục làm việc theo nhóm 4 với nội dung GV đã chuẩn bị ở phiếu.
- Đại diện 2 nhóm làm xong trước lên trình bày.
GV mở rộng: HN có nhiều đường phố đẹp, hiện đại...
HĐ3: HN trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
*MT: HS nắm được HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, khoa học hàng đầu nước ta.
* PP: Quan sát
- HS quan sát hình 5, 6, 7, 8 và bằng những hiểu biết của mình, hãy tìm dẫn chứng thể hiện HN là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hoá khoa học theo nhóm 4.
- Các nhóm thi nhau trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng nhóm.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Thi giới thiệu về thủ đô HN và củng cố nội dung bài .
- HS thi hát những bài hát về thủ đô HN.
- GV nhận xét tiết học.
- HS Chuẩn bị để tiết sau ôn tập.
Luyện Tiếng Việt: MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là miêu tả?
+ Để miêu tả được một vật chúng ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét và chốt lại.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề
*MT: HS nắm được đối tượng đề bài yêu cầu miêu tả là gì?
*PP: Đàm thoại.
*ĐD: Bảng lớp.
- GV viết đề bài lên bảng:
Đề bài: Hãy tả cặp sách ( hoặc túi đựng sách ) của em.
- GV gọi vài em đọc đề bài
- GV gạch dưới những từ quan trọng theo các câu trả lời của HS:
+ Đề bài yêu cầu tả gì?
+ Tả chiếc cặp sách của ai?
HĐ2: Lập dàn ý
*MT: HS lập được một dàn ý chi tiết cho đề văn trên.
*PP: Thảo luận, toàn lớp.
*ĐD: Phiếu khổ to ghi sẵn dàn ý chung của các đề văn miêu tả đồ vật.
- GV yêu cầu HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
- Vài em nêu.
- GV đính dàn ý mà GV đã chuẩn bị trước lên bảng và yêu cầu vài em đọc lại.
- GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên để lập dàn ý riêng cho đề bài trên theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, góp ý cho HS về dàn ý các em vừa lập.
- GV khen những nhóm lập được những ý hay.
HĐ3. Trình bày văn miệng trước lớp.
*MT: Từ dàn ý vừa lập HS có thể trình bày thành một bài văn nói trước lớp.
*PP: Trình bày
*ĐD: Sách tham khảo
- HS dựa vào dàn ý vừa lập theo nhóm vừa rồi để phát triển thành một bài văn nói của riêng mình.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em phát triển ý.
- Vài em xung phong trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng em.
GV lưu ý HS: Để viết được một bài văn miêu tả được hay thì các em phải chú ý ngoài việc quan sát thật kĩ đồ vật định tả thì các em phải sử dụng một số nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh,... dùng một số từ ngữ gợi tả. VD: Hằng ngày cặp cùng em đến trường, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với em trong học tập. Cặp giúp em rất nhiều việc như che mưa, che nắng.....
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
- 1 em đọc phần tóm tắt nội dung bài miêu tả đồ vật trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
 SINH HOẠT LỚP
 Các hoạt động 
 Hoạt động cụ thể
HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 16
*MT: 
-Đánh giá hoạt động, tổng kết điểm thi đua của tuần 16
*PP: Kiểm tra, đánh giá
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Tổ trưởng lên thông báo điểm của từng thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng tổng kết điểm của 3 tổ xem 3 bạn nào có số điểm cao nhất để biểu đương 
HĐ2.Kế hoạch hoạt động tuần 17
*MT:
-HS đề ra được kế hoạch hoạt động và giải pháp cho tuần 17
*PP: Toàn lớp
 -Kế hoạch hoạt động:
 +Duy trì sĩ số 100%
 +Ôn tập chuẩn bị thi học kì
 +Bồi dưỡng học sinh giỏi chuẩn bị cuối tháng 12 thi 
 ( mỗi lớp 4 em )
 +Tiếp tục nộp các khoản tiền mà các em còn thiếu.
 +Tiếp tục bao bọc sách vở và đổi mới không gian lớp học.
-Giải pháp thực hiện:
+Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+Lớp trưởng tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
+Các bạn luôn đoàn kết, bạn học khá giúp đỡ bạn yếu.
HĐ3. Văn nghệ:
*MT: 
-Các em hát những bài hát, đọc những bài thơ mà các em thích.
-Các em thấy thoải mái sau giờ sinh hoạt.
*PP: Toàn lớp
-Lớp phó văn thể điều khiển các bạn hát những bài hát mà các em yêu thích
-Tuyên dương những bạn có ý thức tham gia góp vui văn nghệ.
HĐ4. Ý kiến đề xuất
*MT: 
-HS đề xuất những ý kiến của mình
-Lớp trưởng điều khiển các bạn đề xuất ý kiến
-Lớp trưởng chốt lại các ý kiến đề xuất của các bạn và kết thúc buổi sinh hoạt lớp
Luyện Toán: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc thực hiện chia cho số có ba chữ số của HS
-HS nêu cách chia cho số có ba chữ số và thưch hiện phép chia sau:
 1944 : 162 = ?
- Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Củng cố và luyện tập về chia cho số có ba chữ số
*MT: HS luyện tập về cavhs đặt tính và thực hiện tính chia cho số có ba chữ số.
*PP: Thực hành
*ĐD: Bảng lớp, vở.
Bước 1: 
GV nêu lại các bước chia cho số có ba chữ số
+ Đặt tính.
+ Thực hiện chia từ trái sang phải.
Bước 2:
HS làm vào vở các bài tập sau theo các bước trên
Bài 1. Đặt tính rồi tính
 2120 : 424 6420 : 321
 1935 : 354 4957 : 165
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, nhận xét.
HĐ2: Bài toán
*MT: HS giải được bài toán có liên quan đến việc chia cho số có ba chữ số
*PP: Thực hành, phân tích.
*ĐD: Vở.
Bước 1:
- GV ghi đề toán lên bảng:
Người ta phải dùng 264 chuyến xe để chở hết 924 tấn hàng. Hỏi trung bình mỗi chuyến xe chở được bao nhiêu tạ hàng?
Bước 2: 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và cách giải bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết trung bình mỗi chuyến xe chở được bao nhiêu tạ hàng ta làm như thế nào?
- HS giải bài toán vào vở.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Củng cố lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân, hoặc viết vào vở câu chuyện các em đã kể miệng ở lớp.
- Dặn HS xem trước bài kể chuyện Một phát minh nho nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN T16.doc