Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 20 - Nguyễn Phước Quyến - Trường tiểu học Thạnh Hoà 1

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 20 - Nguyễn Phước Quyến - Trường tiểu học Thạnh Hoà 1

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, HS có khả năng.

1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - SGK đạo đức

 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai

 

doc 38 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1726Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 20 - Nguyễn Phước Quyến - Trường tiểu học Thạnh Hoà 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
 KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
	 Học xong bài này, HS có khả năng.
1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- SGK đạo đức
	- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận lớp
Mục tiêu : Thấy lợi ích của lao động
(Truyện buổi học đầu tiên SGK)
- GV đọc truyện.
- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù những người lao động bình thường nhất.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm, đội:
Mục tiêu : Có lòng tôn trọng người lao động
Bài tập 1: SGK
- GV kết luận:
Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kỹ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động ( trí óc hoặc chân tay).
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
* Bài tập 2: SGk
Gv chi nhóm giao việc mỗi nhóm thảo luận một tranh.
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
- GV kết luận
Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- GV nêu yêu cầu.
GV kết luận
Các việc làm (a) (c) (d) (đ) (e) (g) là thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động.
- Các việc (b) (h) là thiếu kính trọng người lao động.
- GV mời 1, 2, HS đọc ghi nhớ
* Kết luận chung: Cơm ăn, áo mặc, người lao động.
Hoạt động nối tiếp: thực hiện kính trọng, biết ơn người lao động.
4. Củng cố: 
- Em ứng xử như thế nào là đúng ?
Nhận xét tiết học
- HS thảo luận câu hỏi SGK
1/ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ mình
2/ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà em sẽ làm gì trong tìn huống đó? Vì sao?
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm làm việc
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Bài tập 3
- HS làm bài tập
- HS trình bày ý kiến.
- Cả lớp trao đổi.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Cả lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU:
1/ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện; hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi khoai thai ở lời kết.
2/ Hiểu các từ mới: núc nác, núng thế.
	Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu
2/Bài mới: 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
Mục tiêu :HS đọc lưu loát 
- GV chia đoạn
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: còn lại
-GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS hiểu các từ mới được giải nghĩa sau bài (núc mác, núng thế).
GV đọc diễn cảm toàn bài 
-Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm; vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên, nổi ầm ầm, tối sầm, nư mưa be bờ, tát nước ầm ầm, khoét.
b)Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Mục tiêu :HS hiểu nội dung bài
GV chia 3 nhóm
Nhóm 1: trả lời câu hỏi:
H: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
H: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
Nhóm 2: Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây chống lại yêu tinh
 Nhóm 3
H: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
H: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
c) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Mục tiêu : Thể hiện giọng đúng
GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn.
Gv hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trích thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh.
-GV đọc mẫu.
4/ Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện bốn anh tài cho người thân.
-HS đsọc tiếp nối nhau từng đoạn
-HS luyện (tập) đọc theo cặp
-Một đến hai HS đọc cả bài.
-Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
-Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả đồng ruộng làng mạc.
-HS thuật lại: VD: Yêu tinh trở về nhà đập cửa ầm ầm. Bốn anh em đã chờ sẵn Cẩu Khây hé cửa yêu tinh thò đầu.quy hàng).
-Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
-Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh tần đoàn kết, hiệp lực chiến dấu quy phục yêu tinh cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
-2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn.
-HS đọc lại
-HS thi đọc đoạn.
 RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
	*Giúp HS:
	+ Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
	+ Biết đọc viết phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Các mô hình hoặc hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu
2/ Bài cũ;
3/Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giới thiêïu phân số.
Mục tiêu : Nhận biết phân số
-GV đưa hình
H: Hình tròn chia làm mấy phần?
H: Người ta đã tô màu mấy phần?
GV: chia hình tròn 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
-GV hướng dẫn cách viết.
. Năm phần sáu viết thành 5/6 (viết số 5 viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5).
GV chỉ 5/6 cho HS đọc:
-Ta gọi 5/6 là phân số:
Trong phân số 5/6 có tử là 5, mẫu số là 6.
GV nêu: Mẫu số viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0.
. Tử số viết trên gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.
-GV đưa ra 1 số phân số:
½; ¾; 4/7; 5/6; ½; ¾; 4/7
Hoạt động 2 : Thực hành
Mục tiêu :Hoàn thành các bài tập
Bài 1: Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình.
Bài 2
Phân số
Tử số
Mẫu số
Phân số
Tử số
Mẫu số
6/11
6
11
3/8
3
8
8/10
8
10
18/25
18
25
5/12
5
12
12/55
12
55
Bài 3: Viết các phân số
GV cho HS ghi lại cách đọc
5/9; 8/17; 3/27; 19/33; 80/100
4. Củng cố :
Nhận xét tiết học
-HS quan sát
-Chia 6 phần
-Được tô màu 5 phần
-HS lặp lại
-5/6 đọc năm phần sáu
-Vài HS đọc lại
-5/6 là phân số ( vài HS nhắc lại)
-HS: tử số là 5, mẫu số là 6.
-HS đọc các phân số
Hình 1: 2/5 đọc là “ hai phần năm”, mẫu số là 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau
Hình 2 3/8 ; hình 5: 3/6
Hình 3: 1/3 ; hình 6: 3/7
Hình 4: 3/10
-2/5, 11/12, 4/9, 9/10, 52/84
-Năm phần chín.
-Tám phần mười bảy
-Ba phần hai mươi bảy.
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: CHÍNH TẢ
NGHE –VIẾT: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
	-Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
	-Phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: ch/tr; uốc/uốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a (hay 2b) 3a hay 3b.
	-Tranh minh hoạ hai truyện ở bài tập 3 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài
*Hoạt đọng 1:Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu :HS viết đúng chính tả
-GV đọc toàn bài chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
H: nội dung bài viết nói lên điều gì?
.GV nhắc HS cách trình bày viết nhanh ra nháp những từ danh từ riêng, những số (XIX, 1880).
-Những từ dễ viết sai:
-GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết 
. Mỗi câu đọc 2 lượt
-GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
-GV chấm chữa 7 -> 10 bài.
-GV nêu nhận xét chung.
b)Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Mục tiêu : Hoàn thành các bài tập
Bài tập 2 (lựa chọn)
GV nêu yêu cầu của bài chọn cho HS lớp mình làm bài tập 2a hay 2b.
Điền tr/ch hoặc uôt/uôc vào chỗ trống.
-GV dán 3-4 tờ phiếu lên bảng.
Bài tập 3:
-GV nêu yêu cầu của bài.
-GV treo tranh minh hoạ
-GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức trên các tờ phiếu.
Đoạn a: Đãng trí bạc học
Đoạn b: Vị thuốc quý
-HS theo dõi SGK
-HS đọc thầm đoạn văn
-HS nêu
-Đân –lớp, nước Anh
-(XIX, 1880)
-Nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm
-HS gấp SGK
-HS soát lại bài.
-Từng HS đổi vở soát cho nhau.
-HS đọc thầm khổ thơ
-HS làm vào vở
-HS lên điền
Đoạn a) 
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười.
Đoạn b)
Mua dây buộc mình
Thuốc hay tay đảm
Chuột gặm chân mèo
-HS quan sát tranh
Đãng trí: chẳng thấy – xuất trình – thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngài, thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngài. Tính khôi hài của truyện: nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vá đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào. Nhà thơ nổi tiếng Hai –nơ nhân tưởng những quả táo là vị thuốc chữa bệnh cho mình. Không biết rằng những cuộc đi bộ mới  ... ường tăng gấp rưỡi so với số HS năm học trước. 
- Giới thiệu chung về nơi em sinh sống ( tên, đặc điểm chung).
- Giới thiệu những đổi mới về địa phương.
- Nêu kết quả đổi mới của địa phương , cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
-Hs xác định yêu cầu của đề.
-Hs thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương .
- Thực hành giới thiệu trong nhóm.
- Thi giới thiệu trước lớp.
VD: Gia đình tôi sống ở ấp..
RÚT KINH NGHIỆM
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG 
I. MỤC TIÊU:
	- Sau bài học, HS biết:
	+ Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
	+ Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn.
	+ Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong các trận đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang trong SGKphóng to ( nếu có điều kiện ) .
Phiếu bài tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Ổn định :
2/ Bài cũ: 
3/Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
-Mục tiêu: HS biết trình bày bối cảnh trận Chi Lăng. 
GV nêu
Cuối năm 1406 quân minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn bộ dân nên cuộc kháng chiến thất bại.( 1407) dưới ách đô hộ của nhà Minh nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng . Năm 1418 từ núi Lam Sơn( Thanh Hoá) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426 quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long ) .
- Vương Thông tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt kinh hoàng mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trong sách giáo khoa và đọc các thông tin trong bài để thấy rõ khung cảnh của Chi Lăng.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: Biết kết quả của trận đánh
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng kị quân ta đã hành động như thế nào?
H: Kị quân của nhà Minh đã thua trận ra sao?
H: Bộ binh của nhà minh bị thua như thế nào?
H: Trong trận Chi Lăng nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?
H: Sau trận Chi Lăng thái độ của quân Minh ra sao ?
_ GV kết luận như SGK.
Củng cố – dặn dò: 
HS nhắc lại bài 
Dặn các em về chuẩn bị bài sau.
Hát 
HS nghe
HS quan sát lược đồ.
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- 1, 2 học sinh dựa vào dàn ý trên để thụat lại diễn biến chính của trận Chi Lăng.
- HS thảo luận thống nhất ý kiến của các bạn.
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
PHÂN SỐ BẰNG NHAU 
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh:
+ Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
+ Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số. 
II.CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các băng giấy hoặc các hình vẽ sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định 
2.Kiểm bài cũ :
3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn hoạt động để nhận biết 3/4 =6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số.
Mục tiêu: HS nhận biết 3/4 =6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số.
- Gv hướng dẫn học sinh quan sát 2 băng giấy.
H: Hai băng giấy này như thế nào?
H: Băng giấy thứ nhất được mấy phần bằng nhau?
H: đã tô màu mấy phần?
Vậy đã tô màu ba phần mấy?
- GV viết lên bảng 3/4
H: Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần?
H: Đã tô màu mấy phần.
H: Tìm phân số đã tô màu?
Ta thấy: ¾ băng giấy bằng 6/8 băng giấy.
 Như vậy ¾ = 6/8 
Gv hướng dẫn học sinh viết được:
¾ = 3 x 2= 6 và 6 = 6 : 2 = 3 
 4x2 8 8 8 : 2 4
H: Làm thế nào để từ phân số ¾ có phân số : ( 6/8 ?)
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Hoàn thành các bài tập
* Bài tập :
1. Viết số thích hợp vào ô trống
a. 2= 2x3= 6
 5 5 x3 15
4=4x2= 8
7 7x2 14
..
2 = 4 
3 6 
Bài 2 : 
- GV gọi học sinh nhận xét.
* Bài tập 3 : Viết sô thích hợp vào ô trống.
- GV có thể hướng dẫn học sinh.
 50 : 5 = 10 : 5 = 2
 70 : 5 15 : 5 3
4/ Củng cố: 
* Nhận xét đánh tiết học 
- Học sinh tự đánh giá.
- Hai băng giấy này như nhau.
- Chia làm 4 phần bằng nhau.
- Đã tô màu ¾ 
_ HS quan sát băng giấy thứ hai.
- Được chia thành 8 phần bằng nhau.
- đã tô 6 phần.
- 6/8
- HS nhận ra ¾ và 6/8 là hai phân số = nhau.
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số. Của một phân số với cùng một sốt tự nhiên khác không thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác không thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. 
HS tính rồi so sánh kết quả
18 : 3 và ( 18 x 4 ) : ( 3 x 4 )
6 và 72 : 12 = 6 
 b. 81 : 9 và ( 81 : 3 ) , ( 9 : 3 ) 
 9 và 27 : 3 = 9 
- Nếu nhân ( hoặc chia) Số bị chia và số chia với ( cho) cùng một số tự nhiên khác không thay đổi.
a.: 50 = 10 = 2 
 70 15 3 
b. 3 = 6 = 9 = 12
 5 10 15 20
RÚT KINH NGHIỆM
Địa lý 
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết 
Nhà ở & làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Một số trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
2.Kĩ năng:
HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
Biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: Nhận biết vị trí địa lý
GV treo bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
Mục tiêu : Biết đặc điểm của người dân nam bộ
GV yêu cầu các nhóm làm bài tập “quan sát hình 1” trong SGK.
GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới, kiểu kiên cố , khang trang, được xây bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây.
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận dựa theo gợi ý sau: 
- Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
- Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường có những hoạt động nào? 
* Giáo dục BV MT : 
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
Nét đẹp cơ bản của người dân Nam bộ là gì ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4. Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào SGK, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời.
Các nhóm thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
HS xem tranh ảnh
HS trao đổi kết quả trước lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN : KĨ THUẬT 
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU , HOA
A. MỤC TIÊU :
HS biết đặc điểm , tác dụng của các vật liệu , dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau , hoa 
 HS biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau , hoa đơn giản 
HS có ý thức giữ gìn bảo quản và đảm bảo an toàn LĐ khi sử dụng dụng cụ gieo trồng . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Mẫu hạt giống , một số loại phân hoá học , phân vi sinh , cuốc , cào, đầm xới , bình có vòi hoa sen , bình xịt nước .
Học sinh :
Một số vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Những loại rau và hoa nào em biết? Rau và hoa có lợi ích như thế nào?
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Giới thiệu bài:
Bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa 
-Yêu cầu hs đọc mục I trong SGK.
-Khi trồng hoa ta cần có những vật liệu dụng cụ gì?
-Nhận xét bổ sung:
+Ta cần có hạt giống, hoặc cây giống.
+Phân bón.
+Đất trồng
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa 
-Yêu cầu hs đọc mục 2 trong SGK.
-Yêu cầu hs mô tả cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ trồng trọt.
-Chú ý không đứng hoặc ngồi trước người đang cuốc, không đùa nghịch với các dụng cụ và vệ sinh bảo quản sau khi dùng.
-Đọc SGK.
-Nêu tên các dụng cụ mà hs biết.
-Hs đọc mục 2.
-Mô tả cấu tạo cách sử dụng các dụng cụ.
+Cuốc; có hai bộ phận là lưỡi cuốc và cán cuốc; một tay cầm cuối cán một tay cầm gần giữa.
+Một số dụng cụ khác như: cày, bừa, máy bơm, xẻng, ..
IV.Củng cố:
Ghi nhớ.
V.Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
...
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc