Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Hộ Độ

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Hộ Độ

I. MỤC TIÊU:

- thực hiện được phép chia phép chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số

- Giải bài toán có lời văn

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài tập luyện thêm

- GV nhận xét - ghi điểm

B. Dạy học bài mới

*HĐ1: Giới thiệu bài

*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập

- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4

Bài 1: Đặt tính rồi tính

 109408: 526 =208 658585 : 349 =

 

doc 16 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Hộ Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ 2 ngày 217 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- thực hiện được phép chia phép chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số
- Giải bài toán có lời văn
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài tập luyện thêm
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 109408: 526 =208 658585 : 349 = 
Bài 2: Tìm x ( HS khá giỏi )
- Gọi HS lên bảng làm
517 x X = 151481 195906 : X = 634
 X = 151481 : 517 X = 195906 : 634
 X = 293 X = 309
Bài 3: Phân xưởng B dệt được là: 144 x 84 = 12096 (cái áo)
 Trung bình mỗi người ở xưởng B dệt được là: 12096 : 112 = 108 (cái áo)
 ĐS: 108 cái áo
*HĐ3: Củng cố, dặn dò:Về nhà làm bài tập luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi nhấn giọng ở những từ thể hiện sự bất lực của các vịt quan, sự buồn bực của nhà vua.
- Đọc đúng các từ: Vương quốc, xinh xinh, lại là, miễn là, chủ nhỏ, cửa sổ, giường bệnh. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: vời
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 163 sgk. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phân vai truyện “Trong quán ăn “Ba cá bống” và em thích hình ảnh nào chi tiết trong chuyện.
B. Dạy học bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GVnhận xét, chữa đoạn cho bài: 4 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn
- GVnhận xét cách đọc và HD HS đọc
* Vời có ý nghĩa là gì? ( Vời có nghĩa là cho mời người chức quyền)
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Đoạn 1 nói lên điều gì? (- Đoạn1: Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết làm cách nào để tìm được mặt trăng cho công chúa.)
- Gọi HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi
- Đoạn 2 nói lên điều gì? (Nói về mặt trăng của nàng công chúa )
- Gọi HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi
- Đoạn 3 nói lên điều gì? (- Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “mặt trăng” như cô mong muốn.)
- Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì? (- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn)
c. Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc phân vai- thi đọc phân vai đoạn văn 
*HĐ3:Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét - ghi điểm
- Gọi học sinh đọc toàn bài (cả lớp đọc thầm và nhận xét)
- Khi đọc truyện em thích nhân vật nào trong trong truyện? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học - về nhà đọc lại truyện.
------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập chia cho số có 3 chữ số
I. mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có 3 chữ số
- Giải toán về phép nhân , chia
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: HS làm các bài tập sau vào vở
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
A. 12340 : 500 = 24 dư 34 B. 12340 : 500 = 240 dư 34
C. 12340 : 500 = 24 dư 340 D. 12340 : 500 = 240 dư 340
Bài 2: Tính
33592 : 247 80080 : 157 51685 : 253
Bài 3:( khá , giỏi ) : Tìm một số tự nhiên biết rằng nếu viết thêm 1 chữ số 6 vào bên phải nó thì số đó tăng 3228 đơn vị
 Giải:
 Khi viết thêm chữ số 6 vào bên phải số đó thì số đó được gấp lên 10 lần và thêm 6 đơn vị
Số cũ: ?
Số mới:	 6
 3228
Số đó là: ( 3228 – 6 ) : ( 10 – 1 ) = 358
	Đáp số : 358
*Hoạt động 3: GV chữa bài và nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2010
Khoa học
Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
- Củng cố: + Tháp dinh dưỡng cân đối
	+ Tính chất của nước
	+ T/c thành phần của không khí
	+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
	+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng: Nêu không khí gồm những thành phần nào?
B. Dạy học bài mới
*Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất
- Yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu
- GV thu bài - chấm
*Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt
- HS thảo luận, thảo luận nêu câu hỏi (không khí - nước)
- Các nhóm thảo luận và các nhóm nêu câu hỏi lẫn nhau
* Hoạt động 3: Cuộc thi tuyên truyền viên xuất sắc
- Yêu cầu HS giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta ngày càng bị tàn phá
+ Bảo vệ nguồn nước
+ Bảo vệ môi trường, không khí.
- GV cho HS vẽ tranh.
C. Củng cố- dặn dò
- Ôn lại những kiến thức đã học và chuẩn vị cho bài kiểm tra học kỳ I.
------------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, chia với số có nhiều chữ số.
- Tìm các thành phần chia hết của phép nhân, phép chia
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ.
II. Hoạt động dạy - học:
A-Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm
- GV nhận xét - ghi điểm.
B. Dạy học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4
- GV giúp đỡ HS yếu và chấm 1số bài
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống
- Yêu câu HS kẻ 2 bảng như ở SGK vào vở sau đó tìm và điền số vào những ô chưa biết.
- GV giúp đỡ học sinh yếu.
Bài 2 ( HS khá giỏi) Đặt tính rồi tính
- HS tự làm bài vào vở.
Bài 3: ( HS khá giỏi) Giải
 Số bô đồ dùng nhận về là: 40 x 468 = 18720 (kg)
Mỗi trường nhận được số bộ đồ dùng là: 18720 : 156 = 120 ( bộ)
 ĐS: 120 bộ 
Bài 4: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và làm vào vở 
- Chữa bài:
*HĐ3:Củng cố - dặn dò:
Về nhà làm bài tập luỵên thêm ở phần luyện tập chung tiếp theo.
----------------------------------------
Đạo đức
Yêu lao động (T2)
I. Mục tiêu: 
 (Đã soạn T1)
III. Hoạt động dạy - học:
*Hoạt động 1: Kể chuyện tấm gương yêu lao động
+ Yêu cầu HS kể các tấm gương lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động hoặc các bạn trong lớp
- Những biểu hiện yêu lao động là gì? (Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối... đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập )
*Hoạt động 2: Trò chơi “hãy nghe và đoán”
- GV phổ biến trò chơi - phân chia nhóm
- GV nêu câo ca dao - HS nêu ý nghĩa
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- Hãy viết 1 đoạn văn hay vẽ kể về công việc trong tương lai mà em yêu thích.
- Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Luyện từ và câu
Câu kể ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể ai làm gì?
- Tìm đươc bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể ai làm gì
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể ai àm gì? Khi nói hoặc viết văn bản
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 1 1uyện tập
- Giấy bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc bài tập, 0
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
*HĐ1:Giới thiệu bài
*HĐ2: Tìm hiểu ví dụ:
Bài tập: 1,2
- Gọi HS đọc nội dung của BT 1,2,
- Yêu cầu viết câu: Người lớn đánh trâu ra cày;
- Đây là từ chỉ hoạt động của ai.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài tập.
Câu: Các cụ già nhặt cỏ đốt rác, (từ chỉ hoạt động: nhặt cỏ, đốt rác(từ chỉ người họat động của cụ già)
+ Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô
Từ chỉ HĐ: Bắc bếp thổi cơm
Người HĐ: Mấy chú bé
Từ chỉ HĐ tra ngô - người HĐ là các bà mẹ.
+ Trên nương mỗi người một việc ( Đây là câu không có từ chỉ HĐ vị ngữ là 1 cụm danh từ.)
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Câu hỏi cho từ chỉ hoạt động là gì? ( Người lớn làm gì?)
-Muốn hỏi cho từ chỉ hoạt động của người ta đặt câu hỏi như thế nào? (Ai đánh trâu ra cày?)
- Yêu cầu HS dựa vào bài tập 1,2 và nêu câu hỏi
- Các câu hỏi trên thuộc kiểu câu kể gì?
- Có 2 bộ phận, bộ phận trả lời câu hỏi ai (cái gì, con gì) gọi là chủ ngữ. Bộphận trả lời câu hỏi làm gì? Gọi là vị ngữ
- Yêu cầu HS nhắc lại.
*HĐ3:Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Gọi 1 số em đặt câu kể theo kiểu ai làm gì?
*HĐ4:Luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3
- GV giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài
- Chữa bài
Bài 1,2: các câu kể ai làm gì? Chủ ngữ - vị ngữ
- Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân
- Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau.
- Chị tôi đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
- GV cho HS tìm câu, sau đó tìm chủ ngữ - vị ngữ
Bài 3: Viết 1 đoạn văn kể công việc trong buổi sáng của em.
C. Củng cố, dặn dò:
- Câu kể là gì? Có những bộ phận nào? Cho ví dụ.
- Về nhà làm lại bài tập 3- chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------
Luyện toán
ôn tập chia cho số có ba chữ số
I. mục tiêu:
- Giúp HS thực hiện chia cho số có 2, 3 chữ số thành thạo
- Giải toán có liên quan
II. hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1: Yêu cầu HS làm các bài tập sau
Bài 1: đặt tính rồi tính
13104 : 56 25500 : 72 60780 : 135 48450 : 234
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
 a, 34 : 5 + 66 :5 b, 3500 : 123 + 2035 : 123
 = ( 34 + 66 ) : 5 = ( 3500 + 2035 ) : 123
 = 100 : 5 = 20 = 5535 : 123 = 45
Bài 3: Tính bằng 2 cách
 a, ( 5544 + 3780 ) : 252 b, 2555 : 365 + 1825 : 365
Bài 4: Một phân xưởng làm 23 ngày 10350 cáI áo . Hỏi trung bình mỗi ngày phân xưởng làm được bao nhiêu cái áo?
* Hoạt động 2: Chấm, chữa bài
- GV chấm một số vở
- Gọi HS lên bảng làm, GV nhận xét.
------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Câu kể
I- mục tiêu:
 Giúp HS cũng cố kiến thức, kĩ năng về câu kể và tác dụng của câu kể.
II- hoạt động dạy học:
1- GV ghi các bài tập lên bảng:
Bài 1: Tìm câu kể trong đọan văn dưới đây, nói rõ tác dụng của các câu kể tìm được.
 Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ  ... m nghĩ về đồ chơi như về các con vật có thật trong cuộc sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác với người lớn. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 168 sgk. 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn truyện và trả lời câu hỏi
B. Dạy học bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
a. Luyện đọc
- Gọi HS đọc, GV đọc nối tiếp đoạn, HS đọc toàn bài
- GV nhận xét - ghi điểm
- GV HD luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Yêu cầu 1 em đọc to đoạn 1- cả lớp đọc thầm.
- Nhà vua mừng vì con gái khỏi bệnh, nhưng ngài lo lắng về điều gì?
- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? 
- HS nêu nội dung đoạn 1
Đoạn 2: HS đọc thầm đoạn 2
- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
- Gọi một em đọc to câu hỏi 4 – Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
 - Nêu nội dung của bài?
c. Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc phân vai
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Thi đọc phân vai
- GV nhận xét ghi điểm
*HĐ3: Củng cố ,dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Em thích nhân vật nào trong trong truyện? Vì sao
---------------------------------------
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Mục tiêu:
- HS biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5
- áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố dấu hiệu chia hết ho 2, kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
II. Hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng nêu dấu hiệu chia hếtcho 2 và làm bài tập.
- GV nhận xét - Ghi điểm.
- GV nhận xét - Ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Các số chia hết cho 5.
- Yêu cầu HS tìm các số chia hết cho 5 (dựa vào dấu hiệu để tìm)
- HS tìm các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5.
+ GV ghi các ý kiến của HS thành 2 cột - gọi HS nhận xét
- Học sinh tìm được các số tận cùng là 0 hoặc 5 đều chia hết cho 5.
2. Dấu hiệu chia hết cho 5
- Học sinh rút ra dấu hiệu chia hết cho 5
3. Luyện tập, thực hành
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 4 HS khá giỏi làm thêm bài 2, 3
- GV chấm một số bài
- Chữa bài 
Bài 1: Các số chia hết cho 5: 540, 3625, 10950
Bài 2: Các số không chia hết cho 5 : 612, 7363, 421161
Bài 3: Điền các số thích hợp vào 
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 : 472, 604, 3146, 8316
C. Củng cố - dặn dò 
- Yêu cầu học sinh nêu dấu hiệu chia hết cho 2 - yêu cầu học sinh làm bài luyện tập thêm.
---------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể ai làm gì?
- Hiểu đượcvị ngữ trong câu kể ai làm gì? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm
- Sử dụng câu kể ai làm gì? một cách linh hoạt, sáng tạo khi nói hoặc viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt câu kể theo kiểu ai là gì?
- Câu kể ai làm gì thường có những bộ phận nào?
B. Dạy bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài 1 và trả lời câu hỏi
Bài 2: Các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn là
- Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
- Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
- Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng.
- Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
- Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
- Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng.
Bài 3: Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?
- Vị ngữ trong câu nêu lên hoạt động của người, vật trong câu được nhân hoá.
Bài 4: Vị ngữ trong câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
- Vị ngữ trong câu trên do động từ hoặc động từ kèm theo một số từ phụ thuộc gọi là cụm từ.
*HĐ3: Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi kể ai làm gì
*HĐ4: Luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2, 3
- GV chấm 1 số bài
- Chữa bài
*HĐ5:Củng cố, dặn dò
- Trong câu kể ai làm gì? Vị ngữ do loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa như thế nào?
- Về nhà viết lại bài tả chiếc cặp sách của em.
------------------------------------------
Kể chuyện
Một phát minh nho nhỏ
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên. HS kể lại được câu chuyện. 
- Hiểu được nội dung truyện: Cô bé Ma Ra A ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ sgk trang 167
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS kể chuyện luiên quan đến trò chơi
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
- Tranh minh hoạ sgk trang 167
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Giáo viên kể (thong thả, chậm rãi, phân biệt được lời nhân vật)
+ GV vừa chỉ tranh vừa kể
b. Học sinh kể
- HS kể trong nhóm
- HS thi kể trước lớp
- 1HS khá giỏi kể
+HS nêu câu hoỉ, các bạn vừa kể
- GV nhận xét kể chuyện - trả lời - ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 31 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. mục tiêu:
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dấu hiệu mở đầu doạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật
II. hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
 - Gọi HS nhắc lại kiến thức trong bài : đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: a, Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
- Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài
b, xác định nội dung miêu tả của từng đoạn
- Đoạn 1: tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
- Đoạn 2:Tả quai đeo và dây đeo
- Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp
c, Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
- Đoạn1 :Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi
Đoạn2 : quai cặp làm bằng.
Đoạn 3: mở cặp ra em thấy.
Bài 2: HS dựa vào gợi ý a, b ,c để viết đoạn văn tả cái cặp của em không giống với cặp của bạn khác
Bài 3: GV hướng dẫn tương tự
- HS viết đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của mình 
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------
Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung các bài lịch sử từ bài 1 -> bài 14 và 3 bài chung.
- HS nêu được diễn biến, ý nghĩa, kết quả của các cuộc kháng chiến.
- Sử dụng được bản đồ, lược đồ.
II. Ôn tập:
	1. GV nêu nội dung của tiết học
	- Bắt thăm trả lời câu hỏi từ bài 1-> bài 14 và 3 bài chung
	2. Yêu cầu HS nêu tên các bài học, thảo luận nhóm
	- Trả lời câu hỏi theo thăm. GV thăm hỏi - nhận xét
 3. Củng cố - dặn dò:
 Về nhà học toàn bộ nội dung trên và chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
---------------------------------------
Toán 
luyện tập
I. mục tiêu:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0
II. hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: 
HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
Lấy ví dụ minh hoạ
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: HS tự làm vào vở
- Gọi HS nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn số đó?
Bài 2:HS làm bài sau đó HS kiểm tra chéo nhau
Bài 3: GV chú ý yêu cầu HS nêu lí do chọn các số trong từng phần
VD : Các số chia hết cho 5 có tận cùng là 0; 5
 Các số chia hết cho 2 có tận cùng là 0 ; 2 ; 4; 6 ; 8
Bài 4: Từ kết quả bài 3a cho HS nêu : số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
Bài 5 HS thảo luận theo cặp và nêu kết luận: Loan có 10 quả táo
*Hoạt động 3: GV nhận xét giờ học
---------------------------------------
Khoa học
ôn tập và Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu:
- Củng cố: + Tháp dinh dưỡng cân đối
	+ Tính chất của nước
	+ T/c thành phần của không khí
	+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
	+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng: Nêu không khí gồm những thành phần nào?
- GV nhận xét - ghi điểm.
B. Dạy học bài mới
*Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất
- Yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu.
- GV thu bài - chấm
*Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt
- HS thảo luận, thảo luận nêu câu hỏi (không khí - nước)
* Hoạt động 3: Cuộc thi tuyên truyền viên xuất sắc
- Yêu cầu HS giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta ngày càng bị tàn phá.
+ Bảo vệ nguồn nước
+ Bảo vệ môi trường, không khí
- GV cho HS vẽ tranh
C. Củng cố- dặn dò:
- Ôn lại những kiến thức đã học và chuẩn vị cho bài kiểm tra học kỳ I.
--------------------------------------------
Luyện viết:
Kéo co
 I- Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng kích thớc, cỡ chữ, trình bày đúng đẹp. Viết đúng các tiếng, từ khó .
- Có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sách vở .
II. hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn viết từ khó .
- Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ khó .
- GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp : thượng võ, Hữu Trấp...
 2. HS viết bài .
- GV đọc cho HS viết bài ...
- GV theo dõi , uốn nắn tư thế ngồi cho HS
- Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khảo bài .
 3. Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét chung giờ học. Dặn HS về nhà luyện viết thêm .
----------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu 
- Học sinh đánh giá kết quả đạt được trong tuần , ưu, nhược điểm chính xác công bằng
II- Tiến hành
1- Ban cán sự lớp đánh giá kết quả trong tuần
2- Bình bầu các bạn tiêu biểu tuyên dương trước cờ
3- Các bạn bị phê bình trong tuần
4- Biện pháp khắc phục tuần 18

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 Tuan 17 Nam hoc 20102011.doc