Giáo án Kể chuyện 4, học kì II

Giáo án Kể chuyện 4, học kì II

Kể chuyện

BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN

I.MỤC TIÊU:

 -Dựa theo lời kể của Gv, nói được lời thuyết minh cho từng trang minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).

 -Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- 5 băng giấy để HS viết lời minh họa cho 5 tranh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện 4, học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN 
I.MỤC TIÊU:
 -Dựa theo lời kể của Gv, nói được lời thuyết minh cho từng trang minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
 -Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
5 băng giấy để HS viết lời minh họa cho 5 tranh. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể chậm rãi ở đoạn đầu (bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo); nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau (cuộc đối thoại giữa bác đánh cá & gã hung thần); hào hứng ở đoạn cuối (đáng đời kẻ vô ơn). Kể phân biệt lời các nhân vật: lời gã hung thần (hung dữ, độc ác); lời bác đánh cá (bình tĩnh, thông minh).
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
Hoạt động 3: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập
Bài tập 1: Tìm lời thuyết minh cho 
mỗi tranh bằng 1, 2 câu 
GV mời HS đọc yêu cầu của BT1
GV dán bảng 5 tranh minh họa phóng to, nhắc nhở HS chú ý tìm cho mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn.
GV phát 5 băng giấy cho 5 HS, yêu cầu mỗi em viết lời thuyết minh cho 1 tranh
GV yêu cầu HS lên bảng để gắn lời thuyết minh dưới mỗi tranh.
GV gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng. 
Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to. 
Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền. 
Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ.
Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu..
Bài tập 2,3 : Kể từng đoạn & toàn 
bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV mời HS đọc yêu cầu của BT2, 3
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện nhập vai giỏi nhất. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc 
HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS xem 5 tranh minh hoạ 
Từng cặp HS trao đổi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
5 HS viết lời thuyết minh vào băng giấy
5 HS gắn 5 lời thuyết minh dưới mỗi tranh
Cả lớp phát biểu ý kiến 
1 HS đọc lại 5 lời thuyết minh 5 tranh (dựa vào đó HS kể lại toàn truyện) 
Bài tập 2,3
HS đọc yêu cầu của bài
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên đã kịp nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ, cứu bản thân mình thoát chết. 
Cả lớp nhận xét. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC TIÊU:
-Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về những người có tài: truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi; có thể tìm các truyện này trong sách báo cho thiếu nhi, sách Truyện đọc 4.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
 a/ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV lưu ý HS:
+ Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở mặt nào đó (trí tuệ, sức khỏe)
+ Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết qua các bài học trong SGK. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài SGK, em có thể chọn kể về một trong những nhân vật ấy. Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn chịu đọc, chịu nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hoặc ai đó kể lại) nên tự tìm được câu chuyện ngoài SGK. 
b/ HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
c/ Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học .
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia 
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu. 
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Đạo đức
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 2)
(xem bài đã sọn ở tiết 1 – tuần 19)
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC TIÊU:
-Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 *GD KNS: giao tiếp, thể hiện sự tự tin, ra quyết định, tư duy sáng tạo.
II.CHUẨN BỊ:
-Giấy khổ to viết tắt gợi ý 3 (dàn ý cho 2 cách kể) 
-Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:
	+ Nội dung (Kể có phù hợp với đề bài không?)
	+ Cách kể (Có mạch lạc, rõ ràng không?)
	+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tài. 
GV nhận xét & chấm điểm
2/ Bài mới: 
a/ Khám phá:
Trong tiết kể chuyện hôm nay, cô sẽ tạo điều kiện cho các em được kể chuyện về một người có tài mà chính các em đã biết trong cuộc sống. Đây là yêu cầu kể chuyện khó hơn, đòi hỏi các em phải chịu nghe, chịu nhìn mới biết về những người xung quanh để kể về họ. 
Cô đã yêu cầu các em đọc trước nội dung bài kể chuyện, suy nghĩ về câu chuyện mình sẽ kể. Các em đã chuẩn bị để học tốt giờ kể chuyện hôm nay như thế nào? 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp.
b/ Kết nối:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức mạnh đặc biệt mà em biết.
GV dán lên bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3.
Sau khi đã chọn phương án, GV yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho bài kể. Đồng thời GV khen ngợi những HS đã chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể chuyện trước khi đến lớp. 
GV nhắc HS: Kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). Còn nếu kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy. 
c/ Thực hành:
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
d/ Vận dụng:
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Con vịt xấu xí.
HS kể 
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
HS đọc đề bài & gợi ý 1
HS cùng GV phân tích đề bài
HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện & hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HS đọc gợi ý, suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo 1 trong 2 phương án đã nêu. 
Sau khi chọn phương án, HS lập nhanh dàn ý cho bài kể chuyện. 
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu c ... ận xét
HS giới thiệu nhanh những tấm ảnh mà các em mang theo.
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài
HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong, cùng các bạn trong lớp trao đổi về ấn tượng của cuộc du lịch, cắm trại.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
Kể chuyện
 KHÁT VỌNG SỐNG 
(Tích hợp: GD BVMT)
 I. MỤC TIÊU :
-Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sông rõ ràng, đủ ý (BT1) ; bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
	*GD KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân; tư duy sáng tạo: bình luận, nhận 
xét; làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.
 -Rèn kĩ năng kể chuyện.
	 *GD BVMT: Giáo dục HS có ý chí vượt mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại trong 
 môi trường thiên nhiên.
 II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: 
Yêu cầu 1 – 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
GV nhận xét, chấm điểm.
Bài mới: 
a) Khám phá: 
	- Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được nghe kể một trích đoạn từ truyện Khát vọng sống rất nổi tiếng của nhà văn người Mĩ tên là Giắc Lơn-đơn . Truyện sẽ giúp các em biết : Khát vọng sống mãnh liệt giúp con người chiến thắng đói khát , thú dữ , cái chết như thế nào . 
	- HS quan sát tranh minh họa SGK ; đọc thầm nhiệm vụ bài KC .
 b) Kết nối::
Hoạt động 1: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả gian khổ, nguy hiểm trên đường đk, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
c/ Thực hành:
Hoạt động 2: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất.
Vận dụng:
- Giáo dục HS có ý chí vượt mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường 
 thiên nhiên.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu & gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 33 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
HS kể 
HS nhận xét
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Cả lớp nhận xét về khả năng nhớ, hiểu truyện, về lời kể của mỗi bạn.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC TIÊU:
-Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời, có khiếu hài hước: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý KC.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Khát vọng sống 
Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện , nêu ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu 
cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời..
GV nhắc HS:
+ Qua gợi ý 1, có thể thấy người lạc quan, yêu đời không nhất thiết phải là người gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không may. Đó có thể là một người biết sống vui, sống khỏe – ham thích thể thao, văn nghệ, ưa hoạt động, ưa hài hước. Phạm vi đề tài vì vậy rất rộng. Các em có thể kể về các nghệ sĩ hài như vua hề Sác-lô, Trạng Quỳnh, những nhà thể thao
+ Hai nhân vật được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1, 2 đều là những nhân vật trong SGK. Các em có thể kể về các nhân vật đó. Nhưng rất đáng khen nếu các em tìm được chuyện kể ngoài SGK. 
Bước 2: HS thực hành kể chuyện, 
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
- Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện (đã dán trên bảng); nhắc HS: các em nên kết chuyện theo lối mở rộng (nói thêm về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện) để các bạn cùng trao đổi. Có thể chỉ kể 1, 2 đoạn của câu chuyện. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia 
HS kể & nêu ý nghĩa câu chuyện 
HS nhận xét
Bước 1
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2.
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể.
Bước 2
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
b) Kể chuyện trước lớp 
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, kể chuyện lôi cuốn nhất 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU
-Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính ; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại âấntượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
-Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
Bảng phụ viết gợi ý 3.
Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:
	+ Nội dung (Kể có phù hợp với đề bài không?)
	+ Cách kể (Có mạch lạc, rõ ràng không?)
	+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa của chuyện. 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV nhắc HS: 
+ Nhân vật trong câu chuyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống thường ngày.
+ Có thể kể chuyện theo 2 hướng:
Giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách đó (kể không thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen thân. 
Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính (kể thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em không biết nhiều. 
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Ôn tập 
HS kể 
HS nhận xét
HS đọc đề bài 
HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2.
HS tiếp nối nhau nói nhân vật mình chọn kể.
Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN LOP 4 HKII.doc