Giáo án Kể chuyện khối 4 (cả năm)

Giáo án Kể chuyện khối 4 (cả năm)

KỂ CHUYỆN (Tiết 1)

SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Rèn kĩ năng nói :

 Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

2. Rèn kỹ năng nghe:

Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện.

Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể

II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)

- Tranh, ảnh về hồ Ba Bể ( nếu sưu tầm được).

 

doc 62 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện khối 4 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN (Tiết 1)
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
 Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
2. Rèn kỹ năng nghe:
Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
Tranh, ảnh về hồ Ba Bể ( nếu sưu tầm được).
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài:
Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
Goịng kể thong thả, rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội; chậm rãi ở đoạn kết. Chú ý nhấn giọng nhựng từ ngữ gợi tả, gợi cảm về hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin, sự xuất hiện của con giao long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà nông dân, nỗi kinh hoàng của mọi người khio đất dưới chân rung chuyển, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu của từng bài tập.
-Nhắc nhở hs trước khi kể:
+Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.
+Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs kể theo nhóm, cặp.
-Cho hs kể thi trước lớp.
-Tổ chức cho hs bình chọn bạn kể tốt.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 2)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã đọc.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ nhau.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
Tìm hiểu câu chuyện:
-Gv đọc diễn cảm bài thơ.
-Yêu cầu hs đọc ba đoạn thơ, sau đó 1 s đọc toàn bài.
-Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ, lần lựơt trả lời những câu hỏi : 
Đoạn 1:
+Bà lão làm nghề gì để sinh sống?
+Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
Đoạn 2:
+Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
Đoạn 3:
+Khi rình xem, bà lão nhìn thấy gì?
+Sau đó bà lão làm gì?
+Câu chuyện kết thúc như thế nào?
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a)Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện bằng lời của mình?
-Thế nào là kể bằng lời của mình?
-Viết các câu hỏi lên bảng. Mời 1 hs kể đoạn 1.
b)Hs kể chuyện theo cặp hoặc theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c)Hs kể nối tiếp nhau toàn bộ câu chuyện.
*Chốt ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện nói về lòng thương yêu lẫn nhau, giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc biến thành nàng tiên giúp đỡ bà. Câu chuyên cho ta ý nghĩa: Con người pải thương yêu nhau, ai nhân hậu thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
-Đọc ba đoạn thơ.
-Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-Mò cua bắt ốc.
-Thương và thả và chum.
-Nhà của sạch, lợn được cho ăn, vườn được nhặt sạch cỏ, cơm nước nấu sẵn
-Thấy một nàng tiên từ trong vỏ ốc.
-Đập vở vỏ ốc, ôm lấy nàng tiên.
-Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau.
-Tự kể theo trí nhớ bằng lời văn xuôi không theo phần thơ.
-Kể chuyện theo cặp.
-Kể nối tiếp và nói ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 3)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.
Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện).
Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhân xét đúng lời kể của bạn.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số truyện viết về lòng nhân hậu (GV và HS sưu tầm) : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cưới, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
Bảng lớp viết Đề bài.
Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài:
Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc lại đề và gạch dưới những từ quan trọng của đề.
-Yêu cầu hs đọc bốn gợi ý của bài
-Yêu cầu hs làm theo gợi ý, hs nên kể các câu chuyện ngoài dựa trên hiểu biết về biể hiện của lòng nhân hậu, hs cũng có thể kể các truyện trong sách. Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện của mình.
-Dán bảng dàn bài một câu chuyện và nhắc nhở hs khi kể cần:
+Giới thiệu câu chuyện.
+Kể phải có đầu có đuôi, có diễn biến ,có kết thúc.
-Với những chuyện dài hs chỉ cần kể vài đoạn.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho đại diện các nhóm lên thi kể.
-Các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm lên kể.
-Tổ chức cho hs bình chọn theo các tiêu chí GV nêu.
-Đọc và gạch dưới những từ quan trọng:Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
-Đọc:
+Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu.
+Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu?
+Kể chuyện-trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Giới thiệu về câu chuyện mình sắp kể.
-Kể chuyện theo cặp.
-Hỏi đáp trong hs.
-Binh chọn hs kể hay, kể truyền cảm, hấp dẫn
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 4)
 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Rèn kĩ năng nói: 
Dựa và lời kể của GV và tranh minh hoạ, Hs trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. 
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền).
Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ chuyện.
Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II – DỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 (a, b, c, d). 
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới 
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua và nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng.
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs nêu và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Chốt lại các ý đúng.
-Yêu cầu hs kể lại chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Chốt ý nghĩa câu chuyện.
-Tổ chức cho hs bình chọn hs kể tốt.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Nêu và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Kể chuyện theo nhóm và thi kể trước lớp.
-Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 5)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
Hiểu tr ... ng đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
-Đọc gợi ý.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 31)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà các em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối .
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
 2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan của lớp (nếu có).
Bảng lớp viết sẵn đề bài.
Viết sẵn gợi ý 2(dàn ý cho 2 cách kể)
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 2 s nối tiếp đọc các gợi ý.
-Lưu ý hs nếu chưa từng du lịch hay cắm trại cùng bạn bè người thân, các em có thể kể về một cuộc đi thăm ông, bà cô, bác hoặc một buổi đi chơi xa ở đâu đó. Kể chuyện phải có đầu cuối.
-Yêu cầu giới thiệu câu chuyện mình muốn kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
-Đọc gợi ý.
-Giới thiêu câu chuyện của mình.
-Kể theo cặp và trao đổi vê ấn tượng của buổi cắm trại, du lịch đó.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 32)
KHÁT VỌNG SỐNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện :Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
2. Rèn kỹ năng nghe:
Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs lể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả những gian khổ, nguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Kể theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 33)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
 2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số báo, truyện, sách viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời, có khiếu hài hước (sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi, truyên cười
Giấy khổ tó viết dàn ý KC.
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 2 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Nhắc hs:
+Qua gợi ý cho thấy: người lac quan yêu đời không nhất thiết phải là người gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không may. Đó có thể là một người biết sống khoẻ, sống vui-ham thích thể thao, văn nghệ, ưa hoạt động, ưa hài hước Vì thế các em có thể kể về các nghệ sĩ hài
+ Ngoài các nhân vật gợi ý sẵn trong SGK, cần khuyến khích hs chọn kể thêm về các nhân vật ở ngoài
-Yêu cầu hs nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Nên kết hợp kể theo lối mở rộng nói thêm về tính cách nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi. Có thể kể 1-2 đoạn thể hiện chi tiết lạc quan yêu đời cảu nhân vật mình kể.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
-Đọc gợi ý.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
KỂ CHUYỆN (Tiết 34)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện ) hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện) .
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
 2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng lớp viết sẵn đề bài.
Viết sẵn gợi ý 3(dàn ý cho 2 cách kể)
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 3 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Nhắc hs: 
+Nhân vật trong câu chuyện của em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
+Có thể kể theo hai hướng:
*Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó( kể không thành chuyện). Khi nhân vật là người thật, quen nê kể theo hướng này..
*Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc vể một người vui tính( kể thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em biết không nhiều.
-Yêu cầu hs nói giới thiệu nhân vật muốn kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc .
-Đọc gợi ý.
-Giới thiệu nhân vật muốn kể.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết 

Tài liệu đính kèm:

  • docKECHUYENCHITIET.doc