Giáo án Khoa học 4 tuần 14 tiết 28: Bảo vệ nguồn nước

Giáo án Khoa học 4 tuần 14 tiết 28: Bảo vệ nguồn nước

KHOA HỌC :

Tiết 28 : BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:

+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.

+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.

+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,

- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các hình minh họa SGK/58,59.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

HS1: Nêu một số cách làm sạch nước ?

HS2: Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?

* Nhận xét, ghi điểm HS.

B. BÀI MỚI:

* Giới thiệu bài : Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 tuần 14 tiết 28: Bảo vệ nguồn nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC :
Tiết 28 : BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa SGK/58,59.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
BÀI CŨ:
HS1: Nêu một số cách làm sạch nước ?
HS2: Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
* Nhận xét, ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI: 
* Giới thiệu bài : Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Yêu cầu các nhóm quan sát hình.
- Tiến hành thảo luận và trình bày trong nhóm.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
2. Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
H1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc đó nên làm. Vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.
H2: Vẽ hai người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc đó không nên làm vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức kỏe con người, động vật sống ở đó.
H3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc đó nên làm vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi qui định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất bẩn ngấm xuống đất ô nhiễm nguồn nước.
H4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc đó nên làm vì sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm.
H5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc đó nên làm vì không để rác hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
H6: Vẽ các cô, chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc đó nên làm vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn gây bệnh.. gây ô nhiễm nguồn nước.
* Hoạt động 2 : Liên hệ.
- Giới thiệu : Xây dựng nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa ... là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. 
Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
Chúng ta bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường xung quanh nguồn nước.
- Lắng nghe.
- Ví dụ về câu trả lời.
Em thường xuyên quét dọn sân giếng.
Nếu đi đường thấy vỏ chai thuốc trừ sâu em nhặt gọn một chỗ rồi đem chôn.
Em không vứt rác xuống sông.
Em không đục phá hay làm hư hại đường ống dẫn nước.
* Hoạt động 3 : Cuộc thi: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
Chia lớp thành các nhóm. Tự đưa ra tình huống và đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
Các nhóm đưa ra tình huống và đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước
Nhận xét tuyên dương.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
Bài sau : Tiết kiệm nước.
********************************************************************
ÂM NHẠC: 
HỌC BÀI HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:
VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
I. MỤC TIÊU : 
- Biết hát giai điệu và đúng lời ca.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Nhạc cụ quen thuộc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
BÀI CŨ:
YC HS lần lượt hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em.
Nhận xét đánh giá.
BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: 
YC cả lớp hát đồng thanh
cả lớp hát đồng thanh
Tổ chức cho lớp hát theo nhóm
hát theo nhóm
Tổ chức cho lớp hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
lớp hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
Tổ chức hát đồng thanh và hát theo nhóm
hát đồng thanh và hát theo nhóm
Tổ chức cho lớp hát kết hợp với các động tác phụ họa
Thực hiện cả lớp và theo nhóm.
hát kết hợp với các động tác phụ họa
Thực hiện cả lớp và theo nhóm.
Hoạt động 2: Ôn bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.
YC cả lớp hát đồng thanh
cả lớp hát đồng thanh
Tổ chức cho lớp hát theo nhóm
hát theo nhóm
Tổ chức cho lớp hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
lớp hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
Tổ chức hát đồng thanh và hát theo nhóm
hát đồng thanh và hát theo nhóm
Tổ chức cho lớp hát kết hợp với các động tác phụ họa
Thực hiện cả lớp và theo nhóm.
hát kết hợp với các động tác phụ họa
Thực hiện cả lớp và theo nhóm.
YC cá nhân HS hát và kết hợp vận động phụ họa
Từng cá nhân HS hát và kết hợp vận động phụ họa
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: YC cả lớp hát lại lần lượt hai bài hát trên.
Nhận xét đánh giá tiết học.
Bài sau: Dành cho địa phương
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoahoc28.doc