Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

I. CHỮA BÀI TẬP

II. CÁC KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ.

1.Trong dãy số tự nhiên liên tiếp, cú một số chẵn lại đến một số lẻ rồi lại đến một số chẵn Vì vậy:

+Dãy số bắt đầu từ số lẻ và kết thúc là số chẵn thì số lượng các số lẻ bằng số lượng các số chẵn.

+Dãy số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số lẻ thì số lượng các số lẻ bằng số lượng các số chẵn.

+Dãy số bắt đầu từ số lẻ và kết thúc là số lẻ thì số lượng các số lẻ hơn số lượng các số chẵn là 1 số.

+Dãy số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số chẵn thì số lượng các số chẵn hơn số lượng các số lẻ là 1 số.

2.a,Trong một dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1 thì số lượng các số trong dãy số chính bằng giá trị của số cuối cùng của dãy số ấy.

VD : Dãy số: 1; 2; 3; 4 2004; 2005; 2 006 có 2006 số tự nhiên

b,Trong một dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ một số lớn hơn 1 thì số lượng các số trong dãy số chính bằng hiệu giữa số cuối cùng với số đầu tiên của dãy số rồi cộng thêm 1

VD: Dãy số 1 567; 1 568; 1 569; 2004; 2005; 2 006 có:

( 2 006 – 1567) + 1 = 440 ( số tự nhiên)

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ Hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Toán 
Dạng 3: Viết số để được số lớn nhất số nhỏ nhất
( 2 tiết)
I. Mục tiêu
-HS viết được các số theo yêu cầu.
II, Chữa bài 
II. Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: a, Hãy viết số tự nhiên nhỏ nhất có tích các chữ số bằng 120.
b, Hãy viết số tự nhiên lớn nhất gồm các chữ số khác nhau và có tích các chữ số bằng 120.
* Định hướng cho học sinh cách giải:
+Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán yêu cầu gì ? 
 Giải
a, Để viết được số nhỏ nhất thì số đó phải:
 - Có số lượng chữ số ít nhất(có thể được)
-Có chữ số nhỏ nhất ở hàng cao nhất
Ta phân tích 120 thành tích các thừa số có một chữ số sao cho tích đó có ít thừa số nhất
120 = 8 x 5 x 3
Vậy, số tự nhiên nhỏ nhất có tích các chữ số bằng 120 là: 358
b, Để viết được số lớn nhất thì số đó phải:
 - Có số lượng chữ số nhiều nhất(có thể được)
-Có chữ số lớn nhất ở hàng cao nhất
Ta phân tích 120 thành tích các thừa số khác nhau có một chữ số sao cho tích đó có nhiều thừa số nhất
120 = 1 x 2 x 3 x 4 x 5
Vậy, số tự nhiên nhỏ nhất có tích các chữ số bằng 120 là: 54 321
Đáp số: a, 358 b, 54 321
Bài 2: a, Viết số tự nhiên lớn nhất có 10 chữ số khác nhau.
b, Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 10 chữ số khác nhau.
Trả lời
a, Số tự nhiên lớn nhất có 10 chữ số khác nhau là: 9 876 543 210
b, Số tự nhiên nhỏ nhất có 10 chữ số khác nhau là: 1 023 456 789
Bài 3: a,Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số mà tổng các chữ số bằng 40
b,Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 6 chữ số mà tổng các chữ số bằng 40
c,Viết số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số mà tổng các chữ số bằng 30
* Định hướng cho học sinh cách giải:
Giải
a, Ta có: 40 = 9 + 9 + 9 + 9 + 4
Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số mà tổng các chữ số bằng 40 là: 49 999
b, Ta có: 40 = 1 + 3 + 9 + 9 + 9 + 9 
Số tự nhiên nhỏ nhất có 6 chữ số mà tổng các chữ số bằng 40 là: 139 999
c, Để viết được số lớn nhất thì số đó phải có chữ số lớn nhất ( chữ số 9) ở hàng cao nhất
 Ta có: 30 = 9 + 9 + 9 + 3+ 0
Số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số mà tổng các chữ số bằng 30 là: 99 930
Đáp số: a, 49 999 b, 139 999 c, 99 930
Bài 4: Viết các số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất; Biết số đó gồm;
a, Ba chữ số lẻ khác nhau
b, nă m chữ số lẻ
c, năm chữ số lẻ khác nhau
d, đủ 5 chữ số khác nhau: 4, 7, 2, 6, 1
Bài tập về nhà:
Bài 1: Viết số tự nhiên lớn nhất, nhỏ nhất có 7 chữ số trong đó có ba chữ số và bốn chữ số 1.
Bài 2: a, Viết các số tự nhiên nhỏ nhất có tích các chữ số bằng 40
b, Viết các số tự nhiên lớn nhất có các chữ số khác nhau và có tích các chữ số bằng 40
*********************************
Thứ Tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Toán Dãy số tự nhiên 
Dạng 1: Tìm quy luật thành lập dãy số, điền thêm
số hạng vào dãy số ( 2 tiết)
I. Chữa bài tập
II. Các kiến thức cần ghi nhớ.
1.Trong dãy số tự nhiên liên tiếp, cú một số chẵn lại đến một số lẻ rồi lại đến một số chẵn Vì vậy:
+Dãy số bắt đầu từ số lẻ và kết thúc là số chẵn thì số lượng các số lẻ bằng số lượng các số chẵn.
+Dãy số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số lẻ thì số lượng các số lẻ bằng số lượng các số chẵn.
+Dãy số bắt đầu từ số lẻ và kết thúc là số lẻ thì số lượng các số lẻ hơn số lượng các số chẵn là 1 số..
+Dãy số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số chẵn thì số lượng các số chẵn hơn số lượng các số lẻ là 1 số..
2.a,Trong một dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1 thì số lượng các số trong dãy số chính bằng giá trị của số cuối cùng của dãy số ấy.
VD : Dãy số: 1; 2; 3; 42004; 2005; 2 006 có 2006 số tự nhiên
b,Trong một dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ một số lớn hơn 1 thì số lượng các số trong dãy số chính bằng hiệu giữa số cuối cùng với số đầu tiên của dãy số rồi cộng thêm 1
VD: Dãy số 1 567; 1 568; 1 569; 2004; 2005; 2 006 có:
( 2 006 – 1567) + 1 = 440 ( số tự nhiên)
III. Một số dạng bài tập và cách giải
Bài 1 Tìm quy luật thành lập và điến tiếp thêm 3 số hạng nữa vào dãy số 0; 1; 1; 2; 3; 5; 8;.
 - HDHS Cách giải: - Trước hết cần xác định quy luật của dãy số
	- Tìm các số hạng cần điền thêm.
 Giải
 Ta nhận thấy: 1 = 0 + 1
2 = 1 + 1
3 = 1 + 2
5 = 2 + 3
8 = 3 + 5
 ..
Vậy dãy số đã cho được thành lập the quy luật: Kể từ số hạng thứ ba trở đi, mỗi số hạng đều bằng tổng hai số hạng liên tiếp ngay trước nó.
Ta có 3 số hạng tiếp theo của dãy số là :
5 + 8 = 13
8 +13 = 21
13 + 21 = 34
Ta có dãy số 0; 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34 .
 Bài 2: Tìm quy luật thành lập của các dãy số sau và điền tiếp thêm 3 số hạng nữa vào dãy số :
a, 1 ; 4 ; 7 ; 10 ;.
b, 5 ; 7 ; 12 ; 19 ; 31 ; 50 ;
c, 5 ; 8 ; 11 ; 24 ; 43 ; 78 ;
d, 1 ; 4 ; 9 ; 16 ; 25 ;
e, 1 ; 2 ; 6 ; 24 ; 120 ;
g, 2 ; 20 ; 56 ; 110 ; 182 ;.
Giải
a , Các số cách nhau 3 đơn vị. Hay: Kể từ số hạng thứ hai, số đứng sau bằng số đứng liền trước cộng thêm 3 đơn vị.
Ta có dãy số 1 ; 4 ; 7 ; 10 ;13, 16, 19.
b, Kể từ số hạng thứ ba, số đứng sau bằng tổng của hai số đứng liền trước nó
Ta có dãy số 5 ; 7 ; 12 ; 19 ; 31 ; 50 ; 81; 131; 212
c, Kể từ số hạng thứ tư , số đứng sau bằng tổng của ba số đứng liền trước nó
Ta có dãy số 5 ; 8 ; 11 ; 24 ; 43 ; 78 ; 145, 266 ; 489 
d, Mỗi số hạng bằng số thứ tự của nó nhân với số thứ tự của nó.
Ta có dãy số 1 ; 4 ; 9 ; 16 ; 25 ; 36, 49, 64 
e, Mỗi số hạng bằng số liền trước nó nhân với số thứ tự của nó trong dãy số.
Ta có dãy số 1 ; 2 ; 6 ; 24 ; 120 ; 720 ; 5040 ; 40 320 
g, Kể từ số hạng thứ hai trở đi mỗi số hạng bằng số đứng liền trước nó cọng với tích của 18 với số thứ tự của nó trừ đi 1 
Số hạng thứ nhất: 2
Số hạng thứ hai: 2 + 18 x ( 2- 1) = 20
Số hạng thứ ba: 20 + 18 x ( 3 - 1) = 56
..
Bài 3: Điền thêm 6 số hạng nữa vào tổng sau:
9 + + 16 = 100
Giải:
Từ số 9 đến 16 có 9 đơn vị( 16 – 9). Theo đề bài: Tổng 9 + + 16 có 8 số hạng. 
Từ số 9 đến 16 có 7 khoảng cách, mỗi khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp nhau là 1
Vậy 6 số hạng phải điền thêm là: 10, 11; 12; 13; 14; 15.
Bài 4: Tìm 3 số hạng đầu của các dãy số sau: Biết mỗi dãy số có 10 số hạng.
., 64, 81, 100
. 15, 17, 19.
* Hướng dẫn học sinh giải:
a. Nhận xét: 	- Số hạng thứ 10 là 100 = 10 x 10
	- Số hạng thứ 9 là 81 = 9 x 9
	- Số hạng thứ 8 là 64 = 8 x 8
- Vậy quy luật của dãy số là mỗi số hạng bằng số thứ tự, nhân với số thứ tự.
Vậy 3 số hạng đầu tiên là:
	- Số hạng thứ nhất là: 1 x 1 = 1
	- Số hạng thứ hai là : 2 x 2 = 4
	- Số hạng thứ ba là : 3 x 3 = 9
Bài tập về nhà
Bài 1: Nêu quy luật rồi viết tiếp 5 số hạng của dãy số sau:
3, 6, 9, 12, 15
 11, 22, 33, 44, 55.
Bài 2: Tìm 2 số hạng đầu của mỗi dãy số sau. Biết mỗi dãy có 15 số hạng.
., 39, 42, 45
., 25, 27, 29
********************************************
Thứ Năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
Luyện từ và câu
Ôn tập Mở rộng vốn từ:
Trung thực- tự trọng
(2 tiết)
I. Mục tiêu: 
 HS nắm chắc các từ ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – tự trọng
 áp dụng để làm bài tập về tìm từ, dùng từ đặt câu.
II. Hướng dẫn luyện tập: 
1.Bài 1
 Tìm các từ ngữ thuộc chủ đề : Trung thực- nhân hậu 
 - HS đọc kĩ đề bài
 - HS tự làm bài rồi chữa bài.
 - GV nhận xét và kết luận.
a, Có tiếng “thật” đứng trước hoặc sau: thật thà, chân thật, thật lòng, thật tình, thật tâm, thật bụng, thành thật, ngay thật.
b, Có tiếng “thẳng” đứng trước: thẳng thắn, thẳng tính, thẳng băng, thẳng như ruột ngựa.
2.Bài 2 
 Tìm từ ghép có tiếng “tự” nói về tính cách con người rồi chia làm hai nhóm.
Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1
a, Chỉ phẩm chất tốt đẹp:
 tự trọng, tự tin, tự lập, tự lực, tự chủ.
b, Chỉ tính xấu:
 tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tự cao, tự ái, tự ti,.
3.Bài 3 
 “Thẳng như ruột ngựa” nghĩa là tính tình có sao nói vậy, không giấu giếm kiêng nể.
 Em hãy đặt câu với thành ngữ trên.
HS tự suy nghĩ làm bài
GV nhận xét chữa bài.
Vd: Anh ấy tính tình cứ thẳng như ruột ngựa.
4.Bài 3 
a) Xếp các từ ghép đã cho dưới đây thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng “trung”: trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm:
 Nhóm 1: Trung có nghĩa là “ở giữa” -> trung bình, trung thu, trung tâm.
 Nhóm 2: Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” -> trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, kiên trung.
HS tự làm bài rồi chữa.
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
 - HS đặt câu, nêu câu văn đã đặt được.
 - GV nhận xét, chữa bài:
 + Nhờ chăm chỉ học tập mà nhiều bạn lớp em từ học lực trung bình đã vươn lên trở thành học sinh khá, học sinh giỏi.
 + Lòng trung thành với Tổ quốc là phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
 + Anh Hoàng Văn Thụ là một chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng.
 + Bác Hồ đã tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
 + Người chiến sĩ trung nghĩa sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
 + Có trung thực trong học tập mới tiến bộ.
 + Trăng trung thu là trăng đẹp nhấ, sáng nhất. 
* GV cho HS tìm thêm những từ có tiếng “trung” ở ngoài BT và cũng có nghĩa như các từ ở 2 nhóm trên
 a. bậc trung, hạng trung, trung du, trung điểm, trung hoà, trung gian, trung niên, trung lập, trung tuần.
 b. trung dũng, trung hậu, trung với nước hiếu với dân, trung hiếu, trung kiên, trung nghĩa, trung trinh, trung trực, kiên trung.
 5. Bài 5 
 Chọn từ thích hợp trong các từ sau để diền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản.
 a. Tưởng mình giỏi nên sinh ra tự kiêu.
 b. Buổi lao động do học sinh tự quản.
 c. Lòng tự hào dân tộc.
 d. Mới đùa một tí đã tự ái.
 e. Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống tự lập.
6.Bài 6 
 Chọn từ thích hợp trong các từ sau để diền vào chỗ trống: trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực.
 a. Trung thành với Tổ quốc.
 b. Khí tiết của một chiến sĩ trung kiên.
 c. Họ là những người con trung hiếu của dân tộc.
 d. Tôi xin báo cáo trung thực sự việc xảy ra.
 e. Chị ấy là người phụ nữ trung hậu.
7.Bài 7 
 Hoàn chỉnh các thành ngữ sau để nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đã hoàn chỉnh.
 a. Thẳng như ruột ngựa. (kẻ chỉ)
 b. Thật như đếm.
 c. Ruột để ngoài da.
 d. Cây ngay không sợ chết đứng.
*Đặt câu:
 - Nó rất bộc tuệch “ruột để ngoài da” không phải là người nham hiểm.
 - Cô ấy rất thật thà, đúng là “thật như đếm”.
 - Anh ấy hay thẳng thắn nói lên sự thật vì anh ấy nghĩ rằng “cây ngay không sợ chết đứng”.
8.Bài 8
 a) Những từ nào cùng nghĩa với từ trung thực?
 a. ngay thẳng b. bình tĩnh c. thật thà d. chân thành
 e. thành thực g. tự tin h. chân thực i. nhân đức
 b)Những từ nào trái nghĩa với từ trung thực?
 a. độc ác b. gian dối c. lừa đảo d. thô bạo
 e. tò mò g. nóng nảy h. dối trá i. xảo quyệt
*Đáp án
 a) a, c, d, e, h
 b) b, c, h, i.
9.Bài 9
 Viết các thành ngữ, tục ngữ sau vào cột thích hợp.
 a.Đói cho sạch, rách cho thơm
 c.Thật thà là cha quỷ quái
 e.Thẳng như ruột ngựa
 h. Khom lưng uốn gối 
b. cây ngay không sợ chết đứng
d. Giấy rách phải giữ lấy lề
g. Ăn ngay ở thẳng
i. Vào luồn ra cúi 
A
B
Thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực
Thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng
Thật thà là cha quỷ quái
Cây ngay không sợ chết đứng
Thẳng như ruột ngựa
Ăn ngay ở thẳng
Đói cho sạch, rách cho thơm
Giấy rách phải giữ lấy lề
Khom lưng uốn gối 
Vào luồn ra cúi
10.Bài 10
 Gạch bỏ từ không cùng ngóm nghĩa với các từ còn lại trong những dãy từ sau.
 a) chân thật, chân thành, chân tình, chân lí, chân chất.
 b) thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật.
 c) thật thà, thật sự, thật lòng, thành thật, thật tình, thật tâm.
 d) bộc trực, chính trực, trực tính, trực ban, trung trực, cương trực.
* HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài.
 HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài.
 a) chân lí b) ngay ngắn c) thật sự d) trực ban
 ***********************************************
Thứ Sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Cảm thụ văn học
 Bài tập về tìm hiểu một số biện pháp tu từ 
 so sánh, nhân hoá (2 tiết)
 I. mục tiêu
Giúp HS nắm được các biện pháp tu từ(so sánh, nhân hoá) đã học.
HS phát hiện và nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Bồi dưỡng cho HS năng lực cảm thụ văn học.
 II. Các hoạt động dạy học
A. giới thiệu bài Tìm hiểu một số biện pháp tu từ(so sánh, nhân hoá)
B. Dạy bài mới
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
 1. Ôn tập kiến thức
? Thế nào là nhân hoá?VD? 
? Thế nào là so sánh? VD?
- Nhân hoá là cách lấy những từ ngữ chỉ thuộc tính hoạt đông của người để biểu thị những tình cảm, hoạt động của sự vật, con vật.VD: Cái võng thương bé 
 Thức hoài đu đưa.
- So sánh là hai sự vật, vật khác loại có 
 2. Thực hành
một nét gì đó giống nhau. 
- VD: Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 Bài 1:
 Đọc đoạn thơ sau:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh
 a. Hãy nhận xét: ở đoạn thơ trên, tác giả so sánh sự vật nào với sự vật nào? Cách so sánh như vậy giúp em cảm nhận được điều gì mới mẻ về sự vật? Có thể thay dấu gạch ngang bằng từ ngữ nào để chỉ sự so sánh?
b. Theo em phép nhân hoá được thể hiện trong những từ ngữ nào ở đoạn thơ trên? Phân tích cái hay của phép nhân hoá được sử dụng trong đoạn thơ
 HS đọc yêu cầu và đoạn thơ của bài
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
 Gọi đại diện nhóm trình bày
Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài
 GV đánh giá, ghi điểm
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung đoạn thơ của bài.
- HS thực hành, ghi bài vào giấy
- HS trình bày
a. + So sánh” quả dừa”- “đàn lợn con nằm trên cao”; “tàu dừa”- “chiếc lược chải vào mây xanh”.
 + Cảm nhận được: vẻ kì lạ, ngộ nghĩnh của những quả dừa; nét đẹp và lạ của tàu lá dừa trên cao. Cách so sánh này có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có sức gợi tả, gợi cảm cao.
 + Có thể thay dấu gạch ngang bằng một trong những từ ngữ sau: như, tựa như, giống như
b. Phép nhân hoá: dang tay đón gió; gật đầu gọi trăng. Tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người.Qua cách nói nhân hoá, cảnh vật trở nên sống động, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
- HS nhận xét, bổ sung.
 Bài 2: Bác Hồ kính yêu đã từng viết vầ các cháu thiếu nhi như sau:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Qua đó, em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao?
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung đoạn thơ của bài.
- HS thực hành, ghi bài vào giấy
- HS trình bày
 Cảm nhận được: Câu thơ của Bác Hồ cho thấy: Trẻ em thật trong sáng, ngây thơ và đáng yêu, giống như “búp trên cành” đang độ lớn lên đầy sức sống và hứa hẹn tương lai tươi sáng, đẹp đẽ. Vì vậy, trẻ em biết ăn, ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn. Câu thơ cho em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy yêu thương và quý mến.
 C. Củng cố – dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
***********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGABD Lop 4 Tuan 5 Hang.doc