Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2006-2007

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2006-2007

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 1. Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.

 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niền khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

 Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 

doc 42 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
THỨ
MÔN
 TÊN BÀI
HAI
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm thời giờ
TẬP ĐỌC
Thưa chuyện với mẹ
TOÁN
Hai đường thẳng vuông góc
CHÍNH TẢ
Thợ rèn
KHOA HỌC
Phòng tránh tai nạn đuối nước
BA
THỂ DỤC
Bài 15
LT VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ : Ước mơ
TOÁN 
Hai đường thẳng song song
K.CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
KỸ THUẬT
Cắt khâu túi rút dây
TƯ
TẬP ĐỌC
Điều ước của vua Mi- đát
T. L. VĂN
Luyện tập phát triển câu chuyện
TOÁN
Vẽ hai đường thẳng song song
ĐỊA LÝ 
Hoạt động sản xuất của người dân ở ..
MỸ THUẬT
Bài 9
NĂM
THỂ DỤC
Bài 16
LT VÀ CÂU
Động từ
TOÁN
Thực hành vẽ hình chữ nhật
KHOA HỌC
Ôn tập : Con người và sức khỏe
KỸ THUẬT
Cắt khâu túi rút day ( tt )
SÁU
T. L. VĂN
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
LỊCH SỬ
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
TOÁN
Thực hành vẽ hình vuông
ÂM NHẠC
Học hát :Bài 9
SHTT
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2005.
 Đạo đức :
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA. ( Tiết 2)
 ( Đã soạn ở tuần 7).
 TẬP ĐỌC :
 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
 	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niền khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1. Khởi động: Hát vui. 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra 2 nhóm.
- Nhóm 1: Đọc phân vai màn một của vở kịch Vương quốc Tương lai và trả lời câu hỏi.
- Nhóm 2: Đọc phân vai màn hai và trả lời câu hỏi.
 GV nhận xét + cho điểm.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
 a. Luyện đọc:
 - Cho HS đọc nối tiếp
 - Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: Giống, phép, xuống, sao, trời.
 - Hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.
 - Cho HS luyện đọc theo cặp.
 - Cho HS đọc cả bài trước lớp.
 - HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa từ.
 - GV đọc diễn cảm cả bài.
- Cho HS đọc thành tiếng bài thơ.
 b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
( Câu thơ : Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.)
- Cho HS đọc thầm lại cả bài thơ.
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
( Khổ 1: ước muốn cây mau lớn đẻ cho quả; Khổ 2: ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc; Khổ 3: ước trái đất không còn mùa đông; Khổ 4: ước trái đất không còn bơm đạn, những trái bơm biến thành trái ngon chứ toàn kẹo với bi tròn.)
- HS đọc khổ 3 và khổ 4
+ Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
Ước “ không còn mùa đông”. Ước “ Hoá trái bơm thành trái ngon”?
( Là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai; ước thế giới hoà bình, không còn bơm đạn chiến tranh.)
+ Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
( Là những giấc mơ cao đẹp: ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình).
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao thích?
 GV nhận xét + khen những ý kiến hay.
c/ Luyện đọc diễn cảm: 
- Cho HS đọc nối tiếp bài thơ ( GV hướng dẫn HS có giọng đúng, hay.)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2,3 khổ thơ.
- Cho HS nhẩm HTL bài thơ
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
4. Củng cố – dặn dò:
Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ?
( Nói về các bạn nhỏ có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- Chuẩn bị bài “ Đôi giày ba ta màu xanh” 
HS đọc lại tựa bài.
 4 HS đọc 5 khổ thơ. (mỗi HS đocï 1 khổ thơ.)
Mỗi em đọc 1 khổ nối tiếp nhau hết bài
2 HS đọc cả bài.
1- 2 em giải nghĩa từ.
HS đọc cả bài.
HS đọc thầm.
HS trả lời – nhận xét – ý kiến.
HS đọc thầm.
HS trả lời câu hỏi – cả lớp nhận xét – bổ sung.
HS đọc và trả lời câu hỏi- ý kiến.
HS phát biểu tự do .
4 HS nối tiếp đọc bài thơ.
Cả lớp nhẩm HTL
4 HS thi đọc
Lớp nhận xét.
HS trả lời – cả lớp bổ sung.
 TOÁN : LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU : 
 Giúp HS củng cố về:
Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên. 
Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép tính cộng để tính nhanh.
Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Khởi động : Hát vui.
2. Kiểm tra:Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Tính bằng cách thuận tiên nhất.
 1245+ 7897+ 8755+2103
 3215+ 2135+ 7865+ 6785
 6547+ 4567+ 3453+ 5433
GV chữa bài , nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 1.
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng các số.
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
( Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau).
 2814 3925 26387 54293
 1429 618 14075 61934
 3046 535 9210 7652
7289 5078 49672 123879
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện.
GV hướng dẫn: ( Có thể làm mẫu 1 biểu thức.) 
a/ 96+ 78+ 4 = ( 96 + 4 ) +78
 = 100 + 78 = 178
 67 + 21 +79 = 67 + (21 + 79 )
 = 67 + 100 = 167
408 + 85 + 92 = ( 408 + 92 ) + 85
 = 500 + 85 = 585 
b/ HS làm tương tự như câu a
GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
Bài 3: Tìm x:
 x – 306 = 504 x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426
GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 Giải
 Số dân tăng thêm sau hai năm: 
 79 + 71 = 150 ( người)
 Số dân của xã sau hai năm:
 5256 + 150 = 5400 ( người)
 Đáp số: 150 người ; 5400 người .
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 5: 
- GV hỏi:
 Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật 
ta làm như thế nào?
(Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng được bao nhiêu nhân tiếp cho 2).
- Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a,
 chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì?
( Chu vi của hình chữ nhật là: ( a + b ) x 2 
- Gọi chu vi hình chữ nhật là P. ta có:
 P =( a + b) x 2
Đây là công thức tổng quát để tính chu vi củahình chữ nhật.
- GV hỏi : Phần b của bài yêu cầu chú ta điều gì? ( Tính chu vi của hình chữ nhật khi biết các
cạnh )
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
a/ P = (16 + 12 ) x 2 = 56 cm.
b/ P = 9 45 + 15 ) x 2 = 120 m. 
- GV chấm vở HS.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
3 HS lên bảng làm bài
cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
HS nghe GV giới thiệu bài.
HS trả lời – Cả lớp nhận xét.
HS cả lớp làm vào bảng con. Lần lượt HS lên bảng làm.
HS nghe giảng.Sau đó 2 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm bài vào vở.
2 HS lên bảng làm thi đua. Cả lớp cổ vũ.
Nhận xét.
2 HS đọc đề bài.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
HS trả lời.
HS lặp lại.
HS trả lời.
HS làm bài vào vở.
1 HS lên bảng sửa bài.
 CHÍNH TẢ : TRUNG THU ĐỘC LẬP.
 PHÂN BIỆT: r, d, gi, iên / yên / iêng.
 	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r, d, gi( hoặc có vần iên / yên / iêng.) để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b.
- Bảng lớp viết nội dung B 3a hoặc 3b , một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Khởi động: Hát vui.
 2/ Kiểm tra:
Gọi HS lên bảng viết – cả lớp viết vào bảng con.
GV đọc các từ ngữ sau cho các em viết: khai trường, sương gió, thịnh vượng.
GV nhận xét + cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
-GV đọc một lượt toàn bài chính tả.
- Hướng dẫn HS viết vào bảng con các từ ngữ khó hay viết sai: trăng, khiến, xuống, sẽ soi sáng
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV hướng dẫn HS chấm chữa lỗi.
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Luyện tập:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ và làm bài vào VBT điền những tiếng đúng vào chỗ trống.
- HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lai lời giải đúng.
2b/ ( Chú dế sau lò sưởi) : yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn.
- GV hỏi HS nội dung đoạn văn. ( Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu béMô- da ao ước trở thành nhạc sĩ.Về sau Mô- da trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành viên.)
- HS đọc yêu cầu BT3.
- GV chọn bài cho HS
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: thi tìm từ nhanh.( GV nêu cách chơi).
3a/ Các từ có tiếng mở đầu bằng r, d. gi: rẻ, danh nhân, giường.
GV và HS nhận xét khen ngợi.
4/ Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã luyện tập.
2 HS lên bảng viết
 Cả lớp viết vào bảng con.
HS lắng nghe.
HS viết v ... ận xét – ý kiến.
HS quan sát và đọc thầm.
2 HS đọc, mỗi HS đọc 1 vai nhân vật.
HS trả lời.
Các nhóm trưởng báo cáo.
HS đọc thầm.
Các nhóm thực hành.
Cử 1 đại diện nhóm lên thực hiện.
Cả lớp nhận xét.
HS lắng nghe và suy nghĩ.
HS thảo luận nhóm
Đai diện vài nhóm trình diễn.
HS nhận xét.
 KĨ THUẬT : CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY ( TIẾT 2, 3)
I/ Mục tiêu:
 Như bài: Cắt, khâu túi rút dây ở tiết 1.
II/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động: Hát vui.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới: 
 HS thực hành ( tiếp theo tiết 1)
- GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây.
- Hướng dẫn những thao tác khó. Chú ý nhắc HS khâu vòng 2 – 3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi. GV quan sát, uốn nắn hoặc chỉ bảo thêm cho HS còn lúng túng.
Hoạt động4: Đánh giá kết quả học tập HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường cắt vải thẳng, phẳng.
+ Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kĩ thuật.
+ Mũi khâu tương đối đều. Đường khâu không bị dúm, không bị tuột chỉ.
+ Túi sử dụng được.
+ Hoàn thành sản đúng thời gian qui định.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Vận dụng điều đã học về nhà khâu cái túi để đựng đồ dùng.
- Nhận xét tiết học.
HS nhắc lại .
HS khác bổ sung.
HS thực hành.
HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét.
 Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2005
 TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I / Mục tiêu:
 - Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Một tờ giấy khổ to để ghi VD ở BT1.
 - Một tờ giấy khổ to để ghi bảng so sánh.
 	III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động: Hát vui.
2/ Kiểm tra:
- Hãy kể lai câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước.
- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? ( Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.)
- GV nhận xét + cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giớiù thiệu bài: Trong tiết tập làm văn trước, các em đã hiểu cách thức chung để phát triển câu chuyện và sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian. Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Các em đọc lại trích đoạn kịch Ở vương quốc Tương Lai và kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Cho HS trình bày.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét + khen những HS chuyển thể lời thoại trong kịch bằng lời kể.
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
-BT đưa ra tình huốnglà trong cùng thời gian banh Tin Tin thăm một nơi, bạn Mi Tin thăm một nơi. Em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày .
- GV nhận xét+ khen những em kể hay.
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu BT3.
- Trong bài tập này, các em có nhiệm vụ so sánh cách kể chuyện trong BT2 có gì khác với cách kể chuyện ở BT1.
- Cho HS làm bài. GV dán tờ giấy ghi bảng so sánh hai cách kể chuyên trong hai đoạn lên bảng.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi
4/ Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: kể chuyện theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian.
- Viết lại vào vở 1 hoặc 2 đoạn văn hoàn chỉnh. 
- Nhận xét tiết học.
HS lên bảng kể chuyện.
1 HS trả lời.
HS lắng nghe.
1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
1 số HS trình bày.
Lớp nhận xét.
2 HS thi kể.
1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
HS kể theo cặp.
1 vài HS thi kể.
Lớp nhận xét.
HS nhìn lên bảng so sánh phát biểu ý kiến.
HS nhận xét – bổ sung.
HS lắng nghe.
 LỊCH SỬ : ÔN TẬP
 	I/ Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết:
- Từ bài 1 đến bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì rồi thể hiện nó trên trục thời gian.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trục thời gian.
- Một số tranh, ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động : Hát vui.
2/ Kiểm tra :
- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh quân Nam Hán? Kết quả ra sao?
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài: Đầu năm đến bây giờ chúng ta đã học về hai giai đoạn lịch sử đó là hai giai đoạn nào? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ ôn lại hai giai đoạn lịch sử đó qua bài ôn tập.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV treo băng thời gian ( theo SGK) lên bảng và yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn.
- GV gọi HS lên bảng ghi nội dung, cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét và viết lại cho đúng từng giai đoạn lịch sử.
Hoạt động 2: Làm theo nhóm.
- GV treo trục thời gian ( như SGK) lên bảng, phát phiếu cho mỗi nhóm và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938.
- GV cho các nhóm thảo luận, thời gian 5 phút.
- Các nhóm báo cáo; 1 HS lên bảng ghi.
- GV nhận xét ghi lại mốc thời gian và sự kiện cho đúng.
 Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi bài 3 và trả lời câu hỏi:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang như thế nào? ( như: sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội)
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa.
+ Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
GV nhận xét và kết luận .
4/ Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
2 HS trả lời.
1 HS lên bảng thực hiện.
Cả lớp nhận xét.
HS xem kĩ trục thời gian, sau đó thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo; cả lớp nhận xét.
HS trả lời .
HS nhận xét và bổ sung.
 TOÁN : GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
 	I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê- ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng, ê ke.( Dùng cho GV và HS).
 	III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động: Hát vui.
2/ Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện tính nhanh, mỗi em một bài.
4578 +7895 +5422 + 2105
5462 + 3012 + 6988 + 5538
4 + 8 + 12 + 16+ 20 + 24 + 28 + 32 + 36
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học góc gì? Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
a/ Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như SGK
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. ( Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.)
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
- Gọi HS nêu : Góc nhọn AOB.
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
( Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.)
- GV nêu góc nhọn bé hơn góc vuông.
b/ Giới thiệu góc tù:
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh,và các cạnh của góc. ( Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.)
-GV giới thiệu: Góc này là góc tù.
- GV : Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. ( góc tù lớn hơn góc vuông.)
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
C/ Giới thiệu góc bẹt:
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc. ( Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD.)
- GV vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- GV hỏi : Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau? ( thẳn hàng với nhau.)
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.( góc bẹt bằng hai góc vuông)
*Luyện tập:
Bài 1: HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc gì? ( Các góc nhọn: MAN, UDV; các góc vuông: ICK; các góc tù: PBQ, GOH; các góc bẹt :XEY.)
GV nhận xét.
Bài 2: GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. ( Hình tam giác ABC có ba góc nhọn; hình tam giác DEG có một góc vuông; hình tam giácMNP có một góc tù.)
GV nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Xem lại bài.
-Nhâïn xét tiết học.
3 HS lên bảng làm.
Cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
HS lắng nghe và trả lời.
HS quan sát hình.
HS đọc.
HS nêu.
1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi và trả lời.
HS quan sát hình.
HS đọc.
1 HS lên bảng kiểm tra , cả lớp theo dõi và trả lời.
HS quan sát và đọc 
HS quan theo dõi thao tác của GV.
HS trả lời.
1 HS lên bảng kiểm tra và trả lời.
HS quan sát và trả lời.
HS kiểm tra góc và báo cáo kết quả.
HS nhận xét.
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT8.doc