Giáo án Khối 5 - Tuần 20

Giáo án Khối 5 - Tuần 20

Toán

Tiết 98 . luyện tập

I/ Mục tiêu:

 - Biết tính diện tích hình tròn khi biết :

 + Bán kính của hình tròn.

 + Chu vi của hình tròn.

* Vận dụng linh hoạt vào thực tế.

II/ Đồ dùng dạy học

 Gv : Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ bài 3

 Hs: Sách vở

III/ Hoạt động dạy - học

1.Kiểm tra bài cũ:

+ Nêu cách tính diện tích hình tròn

- Yêu cầu viết công thức tính diện tích hình tròn vào bảng con.

2. Dạy bài mới:

a/- Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

b/ Hướng dẫn HS làm bài tập :

Bài 1

- cho HS làm bài vào bảng phụ và nháp, hướng dẫn chữa bài .

- Củng cố cách tính diện tích hình tròn.

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
	Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
	Toán 	
Tiết 98 . luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 - Biết tính diện tích hình tròn khi biết :
 + Bán kính của hình tròn. 
 + Chu vi của hình tròn.
* Vận dụng linh hoạt vào thực tế. 
II/ Đồ dùng dạy học
 Gv : Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ bài 3
 Hs: Sách vở
III/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cách tính diện tích hình tròn 
- Yêu cầu viết công thức tính diện tích hình tròn vào bảng con.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1
- cho HS làm bài vào bảng phụ và nháp, hướng dẫn chữa bài .
- Củng cố cách tính diện tích hình tròn.
Bài 2 
 - Gọi 1 HS đọc đề toán và yêu cầu HS tự làm bài vào vở và bảng phụ. 
 - chấm một số bài chữa và nhận xét.
- Yêu cầu nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi của đường tròn đó.
Bài 3 .( Dành cho HS khá giỏi)
- cho HS quan sát hình vẽ rồi hướng dẫn phân tích bài toán
- gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải
- Hướng dẫn chữa bài .
3. Củng cố - Dặn dò.
+ Nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết Bán kính hoặc Chu vi của hình tròn.
-Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
-2 HS 
- cả lớp viết
- làm bài vào bảng phụ và nháp, hướng dẫn chữa bài .
a, Diện tích của hình tròn là:
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là:
0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2)
-1HS làm bài vào bảng phụ, HS khác làm bài vào vở. Bài giải
Đường kính của hình tròn là:
6,28 : 3,14 = 2 (cm)
Bán kính của hình tròn là:
2 : 2 = 1 (cm)
Diện tích của hình tròn là:
1 x 3,14 = 3,14 (cm2)
 Đáp số: 3,14 cm2
Bài giải
Diện tích của hình tròn nhỏ (miệng giếng) là: 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386 (m2)
Bán kính của hình tròn lớn là:
0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích của hình tròn lớn là;
1 x 1 x 3,14 = 3,14 (m2)
Diện tích của thành giếng là:
3,14 - 1,5386 = 1,6014 (m2)
Đáp số: 1,6014 m2
____________________________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : công dân.
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT 1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng hợp với văn cảnh (BT3, BT4) .
*Vận dụng tốt một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân khi viết hoặc nói về chủ đề.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: BT4, bảng phụ.
- Học sinh: từ điển, SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- yêu cầu đọc đoạn văn viết về tả ngoại hình của người bạn và tìm câu ghép trong đoạn văn+ tìm từ nối.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1:
cho HS nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm bài, giúp đỡ HS yếu.
gọi trình bày, nhận xét và kết luận.
Gọi nhắc lại nghĩa của từ công dân
Bài 2: 
- Tiến hành tương tự.
H: Tại sao em xếp từ công cộng vào cột thứ nhất ?
- GV hỏi tương tự với một số câu hỏi khác.
- GV động viên khuyến khích HS.
Bài 3: 
- cho HS làm theo cặp.
- Gọi HS phát biểu , bổ sung.
+ Em hiểu thế nào là nhân dân? Đặt câu với từ đó.
+Dân chúng có nghĩa là gì? Đặt câu với từ đó.
Bài 4.( Hướng dẫn học sinh khá giỏi làm bài và giải thích lí do tại sao không thay thế được từ khác).
- Nhắc học sinh chú ý sử dụng từ ngữ cho hợp văn cảnh .
3. Củng cố – Dặn dò:
+ Em hiểu công dân nghĩa là gì? Nêu một số từ đồng nghĩa với từ công dân.
- Gv nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- 2 HS 
Bài 1: 
HS làm việc theo cặp. 
HS trả lời :
b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Bài 2:
- HS làm việc trong nhóm.
- nối tiếp nhau trả lời.
a) Công có nghĩa là “ của nhà nước, của chung”: công cộng, công dân, công chúng. 
b) Công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” : công nghiệp, công nhân.
Bài 3: 
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài.
- nối tiếp nhau phát biểu : các từ đồng nghĩa với công dân là nhân dân, dân chúng, dân. 
+Nhân dân: đông đảo người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí.
+ Dân chúng: đông đảo người dân thường, quần chúng nhân dân.
Bài 4: 
-HS khá giỏi trao đổi làm bài. 
- nối tiếp nhau phát biểu.
+ Trong các câu đã nêu không thể thay từ công dân bằng từ đồng nghĩa với nó vì công dân có hàm ý.“ người dân trong một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý của từ công dân trái nghĩa với từ nô lệ.
- trình bày : 2-3 học sinh
- nhắc lại
- nghe
___________________________________________________
Âm nhạc 
Ôn tập: Hát mừng - Tập đọc nhạc: TĐN số 5.
 (GV chuyên soạn giảng) 
________________________________________________________
Kỹ thuật 
CHĂM SểC GÀ.
I.Mục tiờu : 
- Nờu được mục đớch, tỏc dụng của việc chăm súc gà.
- Biết cỏch chăm súc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm súc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
I. Đồ dựng dạy học : Tranh SGK, 
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Kiểm tra bài cũ : 
2. Dạy bài mới : ( 37 phỳt )
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Tỡm hiểu mục đớch, tỏc dụng của việc chăm súc gà .
- Hướng dẫn HS hiểu thế nào là chăm súc gà 
* GV nhận xột và túm tắt nội dung.
Hoạt động 2. Tỡm hiểu cỏch chăm súc gà.
a.Sưởi ấm cho gà con.
+ Vỡ sao phải sưởi ấm cho gà con ?
- GV nhận xột và chốt ý đỳng.
b.Chống núng, chống rột, phũng ấm cho gà.
 + Nờu những dụng cụ sưởi ấm cho gà con ?
+ Vỡ sao chống núng, rột, phũng ấm cho gà ? 
+ Nờu cỏch chống núng, rột, phũng ẩm cho gà ?
* GV nhận xột và chốt ý.
c.Phũng ngộ độc thức ăn cho gà. 
- Nờu tờn những thức ăn khụng được cho gà ăn ? 
- GV nhận xột và chốt ý. 
 Hoạt động 3. Đỏnh giỏ kết quả học tập.
- Tại sao phải sưởi ấm, chống núng, chống rột cho gà ?
- Em hóy nờu cỏch phũng ngộ độc thức ăn cho gà ? 
3. Củng cố - Dặn dò.
- Hướng dẫn HS đọc bài Vệ sinh phũng dịch cho gà.
. Em hóy nờu cỏch nuụi dưỡng gà ?
- HS đọc mục 1 và nờu mục đớch, tỏc dụng của việc chăm súc gà ? 
+ Ngoài việc cho gà ăn cũn phải che chắn chuồng, sưởi ấm cho gà con mới nở,
* HS đọc SGK mục 2 và trả lời.
+ Gà con khụng chịu được rột 
b. HS đọc mục 2b SGK
+ Búng đốn 
+ Gà khụng chịu được núng quỏ,...
- chuồng cao rỏo, thoỏng,... 
c. HS đọc nội dung mục 2c- SGK
HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- liên hệ.
- HĐ cả lớp : HS trả lời câu hỏi. 
+ Thức ăn vị mốc, cú vị mặn
_________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010 
Toán
Tiết 99. luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Biết tính chu vi , diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.
* Vận dụng linh hoạt vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học
 Gv: Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ các bài tập
III/ Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 - nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1
cho HS tự làm và chữa bài 
yêu cầu nêu cách tính chu vi hình tròn.
Nhắc học sinh vận dụng linh hoạt vào thực tế.
Bài 2 
 - Gọi 1 HS đọc đề toán và yêu cầu HS tự làm bài 
- chấm một số bài , chữa và nhận xét.
- Củng cố cách tính chu vi
Bài 3
- cho HS quan sát hình vẽ rồi phân tích bài toán
- gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải
- Củng cố cách tính diện tích hình tròn
Bài 4. (Dành cho học sinh khá giỏi)
- yêu cầu HS nêu kết quả và giải thích cách làm 
3. Củng cố - Dặn dò.
+ Nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS 
 - HS làm bài cá nhân sau chữa bài
Bài giải
Chu vi của hình tròn bé là:
7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm)
Chu vi hình tròn lớn là;
10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
Độ dài của dây thép là:
7 + 43,96 + 62,8 + 10 = 123,76(cm)
Đáp số : 123,76 cm
-HS đọc và quan sát hình trong SGK và làm bài vào vở
Bài giải
Bán kính của hình tròn lớn là:
60 + 15 = 75 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471 (cm)
Chu vi của hình tròn bé là:
60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn hơn chu vi hình tròn bé là:
471 - 376,8 = 94,2 (cm)
 Đáp số: 94,2 cm.
- HS quan sát hình SGK rồi thảo luận cặp đôi về cách làm bài
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
7 x 2 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
14 x 10 = 140 (cm2)
Diện tích của hai nửa hình tròn là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích của hình đã cho là:
140 + 153,86 = 293,86 (cm2)
Đáp số : 293,86 cm2
Khoanh vào A
+ Để tính được diện tích phần hình vuông được tô màu ta tính diện tích hình vuông, diện tích hình tròn rồi lấy diện tích hình vuông trừ đi diện tích hình tròn
- 2 Hs nhắc lại
- nghe
_________________________________________________
Luyện từ và câu
 nối các vế câu của Câu ghép bằng quan hệ từ.
I/ Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT 1), biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT 3).
* Vận dụng linh hoạt khi viết văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ ghi sẵn 2 câu ghép ở BT2 và bài 3
 - Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu nghĩa của từ công dân.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài: 
 + Có những cách nào để nối các vế câu ghép ?
b/ Tìm hiểu ví dụ:
Bài tập 1
- Cho HS nêu yêu cầu và yêu cầu HS làm BT. 
 - gọi HS phát biểu gv ghi nhanh lên bảng, nhận xét. 
Bài tập 2 : 
- gọi HS nêu yêu cầu.
- yêu cầu HS tự làm bài; nhắc HS dùng gạch chéo(/) tách vế câu ghép, khoanh vào các từ, dấu câu nối các vế câu.
Bài tập 3: 
H: Cách nối vế câu trong câu ghép trên có gì khác nhau. Các vế câu ghép nối với nhau bằng từ nào?
Kết luận: các vế trong câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
* Hướng dẫn rút ghi nhớ
c/ Hướng dẫn Luyện tập: 
Bài 1: 
GV yêu cầu HS tự làm bài.
 gọi trình bày + HD nhận xét câu bạn làm trên bảng.
 - củng cố cách sử dụng quan hệ từ khi nối các vế câu ghép.
Bài 2: 
- gọi HS nêu yêu cầu bài tập
+ Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn trên là câu nào?
- yêu cầu HS tự làm bài , trình bày và nhận xét.
+ (HS khá giỏi): Vì sao tác giả lại lược bớt được các từ đó? 
Bài 3: 
- gọi HS nêu yêu cầu
- yêu ... u viết công thức tính.
- Nhận xét 
2.Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập
	*Cả lớp
Bài 1. Cho hình tròn có bán kính 0,3 cm.Tính:
Chu vi hình tròn đó.
Diện tích hình tròn đó.
Bài 2 . Tính diện tích phần gạch chéo ở hình vẽ :
 6 cm
 O
 A B
 E
 D C
Bài 3. Một hình tròn có chu vi 141,3 cm. Tính diện tích hình tròn đó.
*HS khá giỏi
Bài 4. Cho hai hình tròn tâm O và tâm M không đồng tâm(hình vẽ) , tạo thành hình vòng khuyên(giống hình cái khuyên tai). Bán kính hình tròn tâm O là 3cm, bán kính hình tròn tâm M là 2 cm. Tính diện tích và chu vi hình vành khuyên đó.
+ O
 + M
3. Củng cố -Dặn dò
-Củng cố cách tính diện tích của hình tròn.
 -Nhận xét giờ học.Dặn làm lại( nếu sai)
-2 hs 
- cả lớp
-làm bài cá nhân và chữa bài
_________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
Địa lí
Châu á 
(tiếp theo).
I/ Mục tiêu.
Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu á .
+ Có số dân đông nhất.
+ Phần lớn dân cư châu á là người da vàng. 
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu á.
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á 
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. 
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. 
 - Sử dụng tranh ảnh, bản đồ ,lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu á.
 * 
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bản đồ tự nhiên châu á,.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu và chỉ vị trí giới hạn của châu á.
+ Nêu đặc điểm về khí hậu và địa hình của châu á
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn các nhoạt động học tập :
3/ Dân cư châu á.
 Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
* Bước 1:
- yêu cầu HS quan sát hình 1 – SGK trang 105 và đọc bảng số liệu SGK trang 103, so sánh dân số của châu á với các châu lục khác + nêu đặc điểm về dân cư châu á.
* Bước 2:
- gọi trình bày trước lớp + nhận xét và kết luận câu trả đúng.
* Bước 3: Giới thiệu thêm: 
+ Người dân châu á chủ yếu là người da vàng nhưng họ sống ở những đới khí hậu khác nhau nên màu da của họ có sự khác biệt : người dân ở vùng có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng hơn (Nhật bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc,), người dân ở vùng có khí hậu nhiệt đới, nóng hơn có màu da sẫm hơn(ấn Độ, Ma-lay-si-a, I rắc,)
+ Người Việt Nam cũng có màu da vàng, thuộc chủng tộc Mông – gô -lô- ít . 
* Liên hệ và giáo dục : không phân biệt màu da, hữu nghị, hoà bình,
- Kết luận: Châu á có số dân đông nhất thế giới,. Phần lớn dân cư châu á là người da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
* Hỏi (HS khá giỏi ): Giải thích tại sao dân cư châu á lại tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ ?
4/ Hoạt động kinh tế.
 Hoạt động 2: ( làm việc theo cặp) 
* Bước 1: yêu cầu quan sát hình 5 + đọc bảng chú giải và nêu một số hoạt động sản xuất của người dân châu á.
* Bước 2: Gọi HS trình bày trước lớp.
* giảng thêm: các nước chủ yếu làm nông nghiệp: trồng lúa gạo(Trung Quốc, các nước Đông Nam á, ấn Độ), lúa mì,bông (), chăn nuôi bò ở Trung Quốc , ấn độ,; khai thác dầu mỏ ở các nước thuộc Tây Nam á, Đông Nam á; công nghiệp phát triển ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, 
 Kết luận: Người dân châu á chủ yếu làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, trứng, thịt, sữa,Một số nước phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, xe máy, thiết bị điện dân dụng,
5/ Khu vực Đông Nam á.
 Hoạt động 3: (làm việc cá nhân)
* Bước 1: 
- HD quan sát hình 3(trang 104) và hình 5(trang)+ đọc các thôpng tin, vốn hiểu hiểu biết
+ Xác định vị trí khu vực Đông Nam á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
 + Nêu đặc điểm của khu vực Đông Nam á 
* Bước 2: 
- Gọi HS trả lời, nhận xét và kết luận.
Kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm.Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
- yêu cầu (HS khá giỏi ): 
+ Dựa vào lược đồ xác định vị trí của khu vực Đông Nam á.
+ Vì sao Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
3. Củng cố -Dặn dò
+ Nêu một số đặc điểm về dân cư của châu á .
 Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu á.
 Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á.
- Gọi HS đọc nội dung tóm tắt bài.
- Nhận xét giờ học và nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 4 HS trình bày và chỉ bản đồ
- nghe
* HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình 1 – SGK trang 105 và đọc bảng số liệu SGK trang 103, so sánh dân số của châu á với các châu lục khác + nêu đặc điểm về dân cư châu á.
- Các nhóm trình bày trước lớp + Nhận xét, bổ sung.
 * Đặc điểm về dân cư của châu á :
- Có số dân đông nhất.
- Phần lớn dân cư châu á là người da vàng. 
-Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng 
- nghe
+ Do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp 
* Các nhóm quan sát, trao đổi nhận biết một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu á
- Trình bày trước lớp, em khác nhận xét, bổ sung.
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
- nghe
* HS quan sát kết hợp chú giải để nhận biết khu vực Đông Nam á , đọc tên các nước và nhận biết một số đặc điểm về khí hậu, sản xuất của khu vực .
 + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. 
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. 
- HS trình bày trước lớp 
-nghe
- HS khá giỏi xác định vị trí của khu vực Đông Nam á / lược đồ.
+Do có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
- 3 học sinh trình bày
- đọc
_________________________________________________
Tiếng Việt *
Mở rộng vốn từ : công dân.
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ công dân ; xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập ; nắm được nghĩa của từ công phù hợp với văn cảnh .
*Vận dụng tốt một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân khi viết hoặc nói về chủ đề.
II/ Đồ dùng dạy học
 	- Nội dung các bài tập
III/ Hoạt động dạy -học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
+Thế nào là câu ghép? Các vế của câu ghép có quan hệ với nhau như thế nào? 
- Nhận xét và cho điểm.
2.Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập
*Cả lớp
Bài 1. Tìm những từ trong đó tiếng công có nghĩa là “thuộc về nhà nước, chung cho mọi người” trong các từ dưới đây.
 công chúng, công viên, công an, công cộng, công nghiệp, công nghệ, công quỹ, công sở, công ti, dân công, gia công, lao công.
Bài 2. Tìm những từ trong đó tiếng công có nghĩa là “không thiên vị” trong các từ dưới đây:
 công nhân, công cụ, công tác, công bằng, bất công, công lí, công nông, công minh, công nông, công phu, công trình, công tâm, công trường.
*Học sinh khá giỏi
Bài 3. Xác định nghĩa của từ công trong từng câu dưới đây:
Kẻ góp của, người góp công.
Một công đôi việc.
Của một đồng, công một nén.
Có công mài sắt có ngày nên kim. 
3. Củng cố -Dặn dò
-Nhận xét giờ học.Dặn làm lại( nếu sai)
- một số học sinh
-làm bài cá nhân 
______________________________________________
Toán*
 Luyện tập tổng hợp
I/ Mục tiêu: 
Luyện tập tính chu vi, diện tích của hình tròn và vận dụng giải toán có liên quan .
 * Vận dụng linh hoạt vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy -học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
+ Nêu cách tínhchu vi, diện tích của hình tròn.
 - Yêu cầu viết công thức tính.
- Nhận xét 
2.Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập
	*Cả lớp
Bài 1. 
Bài 2 . 
Bài 3. 
*HS khá giỏi
Bài 4. 
Bài 5. 
 Bài 6. 
3. Củng cố -Dặn dò
-Củng cố cách tính chu vi, diện tích của hình tròn.
 -Nhận xét giờ học.Dặn làm lại( nếu sai)
-2 hs 
- cả lớp
-làm bài cá nhân và chữa bài
_________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
Tiếng Anh 
(GV chuyên soạn giảng)
____________________________________________________
Thể dục. 
Tung và bắt bóng- Nhảy dây.
I/ Mục tiêu.
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
* Ham thích thể dục thể thao.
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, bằng một tay.
b/ Trò chơi: 
- HS tự chọn .
3/ Phần kết thúc.
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác : tung và bắt bóng bằng hai tay và một tay.
- GV làm mẫu lại các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
- Nêu lại nội dung giờ học.
______________________________________________
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương.
I/ Mục tiêu.
1- Tổ chức cho học sinh nghe nói chuyện, giao lưu, tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương.
2- Rèn thói quen tổ chức giao lưu, tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương. 
3- Giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy nghề truyền thống ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: Tìm hiểu các nghề truyền thống.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Chia tổ, phân công nhiệm vụ cho từng tổ: tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương.
2/ Hướng dẫn các tổ trưởng chỉ huy các thành viên trong tổ của mình xác định và giao nhiệm vụ cho từng thành viên.
3/ Gọi các tổ nêu một số nghề truyền thống ở địa phương mà các tổ sưu tầm được.
4/ Cho các tổ tiến hành thi đua kể các bước và kĩ thuật làm các nghề truyền thống ở địa phương đã chuẩn bị.
5/ Các tổ nhận xét đánh giá nội dung trình bày của từng tổ.
6/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở, tuyên bố hình thức tuyên dương những tổ có thành tích cao.
--------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 20.doc