Giáo án Lịch sử 4 tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Giáo án Lịch sử 4 tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

LỊCH SỬ:

Tiết 11 : NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể :

 - Nêu được lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

 - Vài nét về Lý Công Uẩn : Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Các hình minh họa trong SGK.

 - Tranh ảnh về kinh thành Thăng Long.

 - Bản đồ hành chính Việt Nam (loại cỡ to).

 - HS cả lớp tìm hiểu về các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

1. Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược ?

2. Dựa vào nội dung và hình 2 của bài, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ?

3. Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ?

B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Đây là ảnh chụp tượng vua Lý Công Uẩn, ông vua đầu tiên của nhà Lý. Nhà Lý đã ra đời như thế nào và có công lao gì đối với lịch sử dân tộc ta ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.

 

doc 2 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1227Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ:
Tiết 11 : NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể :
	- Nêu được lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
	- Vài nét về Lý Công Uẩn : Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Các hình minh họa trong SGK. 
	- Tranh ảnh về kinh thành Thăng Long.
	- Bản đồ hành chính Việt Nam (loại cỡ to).
	- HS cả lớp tìm hiểu về các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ: 
1. Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược ?
2. Dựa vào nội dung và hình 2 của bài, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ?
3. Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ?
B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Đây là ảnh chụp tượng vua Lý Công Uẩn, ông vua đầu tiên của nhà Lý. Nhà Lý đã ra đời như thế nào và có công lao gì đối với lịch sử dân tộc ta ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Nhà Lý - Sự tiếp nối của nhà Lê.
- Yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 2005 ... nhà Lý bắt đầu từ đây.
- 1 HS đọc.
- Hỏi : Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ntn ?
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất oán hận.
- Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
- Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
- Bắt đầu từ năm 1009.
- GV : Như vậy, năm 1009 nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý.
- 1 HS phát biểu trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
* Hoạt động 2 : Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long.
- Treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long - Hà Nội trên bản đồ.
- 2 HS lần lượt chỉ trên bảng, cả lớp theo dõi.
- Hỏi: Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ đâu về đâu ?
- Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
- So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước?
- Về vị trí địa lí thì vùng Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước, còn vùng Đại La lại là trung tâm của đất nước.
- Về địa hình, vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn vùng Đại La lại ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long ?
- Vua Lý Thái Tổ tin rắng muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
* GV chốt ý : Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi thuyền vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên Đại La là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó, năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt.
* Hoạt động 3 : Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.
- Yêu cầu HS quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK và những tranh ảnh tư liệu khác.
- HS quan sát hình.
- Hỏi: Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long ntn ?
* GV kết luận 
Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp tươi vui.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : Tổ chức cho HS thi kể các tên khác của kinh thành Thăng Long. Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu ghi vào giấy. (Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội).
 Bài sau : Chùa thời Lý.

Tài liệu đính kèm:

  • doclichsu11.doc